Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thủy Lợi

MỤC LỤC

Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

Tuy có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đa số các sản phẩm là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng trong quá trình tiêu thụ nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu như bán trực tiếp, bán thông qua các công ty bán buôn của mình và các hãng bán buôn độc lập, sử dụng mạng lưới bán lẻ của hãng, bán qua các cửa hàng, các hãng bán lẻ độc lập hoặc bán hàng qua điện thoại, qua mạng. Việc lựa chọn và xây dựng kênh phân phối phải dựa trên các kết quả nghiên cứu các đặc điểm thị trường bao gồm đặc điểm của nhóm khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng,..), đặc tính sản phẩm (tính dễ hư. hỏng, tính thời vụ, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm,..), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, các ràng buộc pháp lý, điều kiện địa lý,..).

Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tố gắn trực tiếp với hàng hoá cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng trong ganh đua với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho chủ thể tham gia cạnh tranh. Một là: Khái niệm thương mại đã được mở rộng, không chỉ gồm thương mại các hàng hoá và dịch vụ thông thường mà còn bao gồm cả các lĩnh vực đầu tư bản quyền, tư vấn, sở hữu trí tuệ..Nói cách khác các hàng hoá được buôn bán hiện nay không chỉ bao gồm phần cứng mà còn cả phần mềm, trong đó phần mềm ngày càng quan trọng hơn.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketting Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một (hoặc một nhóm người) và phân biệt sản phẩm dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh” [2]. - Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, đòng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.

Chi phí sản xuất

Điều đó cho thấy, P/S có năng lực cạnh tranh cao và năng lực cạnh tranh đó giúp P/S chiếm được một thị phần đáng kể, nó thực sự trở thành tài sản và là thế mạnh của P/S. Để đạt được hiệu quả bền vững phải đảm bảo các mối quan hệ tốc độ tăng năng lực sản xuất luôn luôn lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu tư hoặc đảm bảo được mối tương quan mức biến động doanh thu phải luôn lớn hơn mức biến động chi phí.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Các nhân tố bên trong 1. Tài chính

Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có lớn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng… Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính làm tăng lợi nhuận. Làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghịêp khai thác được mọi tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự phát triển, sử dụng chi phí tiền lương một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn mọi sự di chuyển lao động ra khỏi doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy.

Các nhân tố bên ngoài

Thế mạnh của nhà cung cấp tăng lên nếu số lượng nhà cung cấp ít, không có hàng thay thế, doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp hoặc loại vật tư được cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để chống lại các đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp phải thường xuyên củng cố năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, bổ sung những đặc tính mới ưu việt hơn cho sản phẩm, luôn phấn đấu giảm chi phí để sẵn sàng tham gia các cuộc cạnh tranh về giá.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦATỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG

Kết cấu tài sản và nguồn vốn 1. Kết cấu tài sản

  • PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ LỢI
    • ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY LỢI VÀ

      Hiện nay lực lượng máy móc thiết bị thi công của Tổng Công ty tương đối hiện đại gồm các thiết bị thi công đất (446 thiết bị) như ô tô tự đổ, máy ủi, máy đào, san tự hành, đầm đất các loại,… Các thiết bị thi công bê tông (290 thiết bị) như máy trộn, các xe vận chuyển,… Các thiết bị khai thác đá (36 thiết bị) và thiết bị khác như nạo vét bùn, bơm các loại,… Phục vụ cho cơ khí thuỷ công Tổng Công ty còn có 360 máy móc thiết bị khác như ô tô vận tải, cẩu, máy vận thăng, cầu trục, thiết bị sửa chữa, đo kiểm chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng và các thiết bị thí nghiệm khác. Tổng Công ty đã cung cấp các sản phẩm cơ khí thuỷ công và tham gia thi công các công trình như đê lấn biển Kiên Giang, trạm bơm Vân Đình (Hà Tây), thuỷ điện Sông Ba Hạ, thuỷ điện Pley Krông, thuỷ điện Sơn La…Do yêu cầu về trang bị cơ khí hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã sản xuất ước đạt trên dưới 100 máy bơm cỡ lớn phục vụ thủy lợi, trên 300 hệ thống đóng mở các công trình thủy lợi, trên 1.000 tấn cửa van, gần 1.000 tấn đường ống thủy luân.

      TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG

      ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN

        Trong các cuộc cạnh tranh quốc tế Việt Nam ở vào thế bất lợi vì chúng ta không có được những ưu thế như các nước phát triển và các nước khác trong khu vực như trình độ phát triển kinh tế, khả năng cạnh tranh tốt, nắm giữ vốn, công nghệ, chất xám,… Tham gia hội nhập thì hàng hoá của Việt Nam có thêm cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới nhưng vì sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta rất kém (hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đa số là các sản phẩm thô, chất lượng trung bình, chậm cải tiến, giá thành cao, ít hàng hoá chứa hàm lượng trí tuệ cao…) nên các cơ hội đó mới ở dạng tiềm năng trong khi đó hàng nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện thâm nhập thị trường Việt Nam. Tổng Công ty dự kiến tập trung đầu tư để nâng cao năng lực chế tạo sản phẩm cơ khí, thiết bị mang tính chuyên ngành phục vụ chương trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như thiết bị chế biến nông sản hàng hoá, bơm nước cỡ lớn 36.000m3/h, xi lanh thuỷ lực, máy phát điện vừa và nhỏ và áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, tiến tới làm chủ trong chương trình sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được Nhà Nước giao, đặc biệt chủ động trong chương trình chế tạo sản phẩm cơ khí thuỷ công phục vụ các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện của Tổng Công ty.

        NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ

          Tuy các chính sách trả lương của Tổng Công ty chỉ có tính chất định hướng, quy định chung còn tiền lương thực tế trả cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị thành viên nhưng cũng cần có những quy định về mặt bằng tiền lương chung trong toàn Tổng Công ty, mức thu nhập trả cho người lao động không được quá chênh lệch giữa các đơn vị thành viên, từ đó thúc đẩy các đơn vị làm ăn kém hiệu quả phấn đấu tìm nhiều việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho người lao động. Nên có các biện pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu/tri thức là những kinh nghiệm đã được đúc rút từ hoạt động thực tế do người lao động đóng góp, bổ sung kiến thức cho người lao động thông qua việc đào tạo tại chỗ, tổ chức các hoạt động chia sẻ kiến thức như hội thảo nội bộ, thành lập nhóm hợp tác…Nỗ lực quản lý nhân lực - tri thức phải hướng vào mục tiêu cuối cùng là tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới hơn, hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh bằng việc giảm lãng phí do tri thức không được chia sẻ, các bài học thất bại không được rút kinh nghiệm, những lỗi bị lặp lại.

          MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

          Xây dựng hệ thống chính sách và các biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ở nước ngoài như khuyến khích doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài những đại lý phân phối hàng hóa, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày sản phẩm,… Nhà Nước có thể tổ chức nghiên cứu học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý của một số tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới để sắp xếp và hoàn thiện bộ máy của hệ thống xúc tiến thương mại ở Việt Nam. Với vai trò là người nhạc trưởng điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nếu Nhà Nước thiết lập được một hành lang phỏp lý rừ ràng, nhất quỏn, ổn định, tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, tiếp tục cải thiện chính sách đầu tư, đảm bảo tính minh bạch hiệu quả của hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp, mỗi thành viên của nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập một cách thuận lợi vào nền kinh tế khu vực và thế giới.