LỜI CẢM ƠN Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi muốn cảm ơn vợ tôi Preveni và con gái tôi Megan cho tình yêu, sự hỗ trợ, hy sinh và lòng kiên nhẫn của họ trong suốt hai năm qua. Tôi sẽ không thể hoàn thành nghiên cứu này mà không có tình yêu và sự đồng hành họ. Tôi cảm ơn Max Mackenzie người hướng dẫn tôi về những đóng góp, những lời khuyên và sự nhẫn nại vô giá của anh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình đáng kinh ngạc này. Với cương vị một người hướng dẫn, anh đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong việc hoàn thành công trình này. Cảm ơn Romalin Nagan, người bạn của tôi về sự hỗ trợ và giúp đỡ của anh trong suốt một năm qua. Cảm ơn Suren Kasil về việc hỗ trợ các dữ liệu của anh. Tôi xin cảm ơn các nhân viên tại trung tâm Thông tin, đặc biệt là Monica Sonqishe và Beulah Muller về sự hỗ trợ nhiệt tình của họ. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa và tất cả cán bộ công nhân viên tại GIBS, bao gồm cả các nhân viên tạp vụ và bảo vệ, về những gì họ đã làm. Tôi rất biết ơn và vinh dự vì sự đóng góp của họ. 1.ĐỊNH NGHĨA 1.1 Đề tài nghiên cứu Đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp 1.2 Vấn đề nghiên cứu Theo Ward and Price (2006), một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi sẽ đạt được lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) cao hơn khi gia tăng nợ vay. Họ cũng đưa ra lập luận về tác động của nợ hoặc đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp khi một doanh nghiệp có lợi nhuận thì có thể kiếm được nhiều tiền hơn số tiền mà họ phải trả cho các khoản vay. Những lập luận trên có thể dẫn đến giả định rằng tất cả các doanh nghiệp nên đảm bảo cấu trúc vốn được điều chỉnh theo hướng sử dụng nợ với tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên có một mức giới hạn nhất định đối với khoản nợ của mình (De Wet, 2004). Nợ và vốn cổ phần là nguồn tài trợ cơ bản cho hoạt động của một doanh nghiệp. Việc phân chia tỷ lệ của hai nguồn tài trợ này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp quyết định phân chia dòng tiền cho các bên ra sao: một phần cố định được trả cho các nghĩa vụ nợ và phần còn lại thuộc về các cổ đông. Vì vậy, đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (Sharma, 2006). Hãy xem bản tin sau đây từ tờ Business Day Nợ đánh vào doanh nghiệp bán lẻ phi lương thực lớn nhất của Nam Phi , Edgars Consolidated Stores , đã gây ra tình hình khó khăn với chi phí trị giá R2,5 tỷ và gây ra tổn thất lên đến R1,3 tỷ cho tập đoàn trong năm vì phải thanh toán các khoản nợ phải trả ” (Mawson, 2008, trang 13). Ví dụ này cho thấy một trường hợp tác động tiêu cực của tỷ lệ nợ cao lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái với bản tin này, nhiều doanh nghiệp vẫn xem nợ là một phần không thể tách rời trong chiến lược tăng trưởng của họ. Firer, Ross, Westerfield và Jordan (2004) cho rằng các nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận nhận được có thể bù đắp rủi ro mà họ phải gánh chịu trong giai đoạn nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, trong khi họ sẽ không phải chịu rủi ro khi nắm giữ trái phiếu chính phủ. Lợi nhuận nhận được này chính là các dòng cổ tức trong tương lai cũng như việc đánh giá cao vốn cổ phần (capital appreciation: A rise in the value of an asset based on a rise in market price việc tăng giá trị của một tài sản dựa trên sự gia tăng giá thị trường) được phản ánh bởi sự tăng giá cổ phiếu như mong đợi.
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Kuben Rayan 27526977 Công trình nghiên cứu đã trình Viện nghiên cứu Khoa học Kinh doanh Gordon, Đại học Pretoria để đáp ứng một phần các yêu cầu của cấp độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Ngày 13 Tháng 11, năm 2008 © Đại học Pretoria LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 1 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TÓM TẮT Cuộc tranh luận về cấu trúc vốn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ nay, với luận điểm chính của các nhà nghiên cứu là liệu cấu trúc vốn có tác động tích cực hay tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Phần lớn các lý thuyết nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này đều xuất phát từ các bài viết chuyên đề của Modigliani và Miller (1958) và Theorem of Irrevelance. Nhiều nhà nghiên cứu sau đó đã có những tranh cãi xung quanh vấn đề nghiên cứu của họ và chống lại quan điểm về cấu trúc vốn tối ưu. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá xem liệu trong bối cảnh ở Nam Phi việc gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, do thị trường lãi suất hiện hành đang ở mức cao và biến động, nên nghiên cứu này cũng xem xét sự biến động của lãi suất tác động như thế nào đến cấu trúc vốn. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ nguồn của McGregor BFA trong giai đoạn 1998-2007. Mẫu nghiên cứu bao gồm 113 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Johannesburg (JSE), phân chia theo lĩnh vực khác nhau để phân biệt tính năng động giữa các ngành. Phân tích hồi quy được thực hiện cho cả hai lần kiểm định. Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa việc gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu về tác động của lãi suất đến cấu trúc vốn vẫn chưa thể đưa ra kết luận. LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 2 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Công trình này đã trình Viện Nghiên cứu Khoa học Kinh doanh Gordon, Đại học Pretoria để đáp ứng một phần các yêu cầu của cấp độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Và nó chưa được công bố ở bất kỳ trường đại học nào trước đây. Tôi cam đoan rằng tôi đã được sự chấp thuận để thực hiện nghiên cứu này. Kuben Rayan 27526977 13 /11/ 2008 LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 3 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi muốn cảm ơn vợ tôi - Preveni và con gái tôi Megan cho tình yêu, sự hỗ trợ, hy sinh và lòng kiên nhẫn của họ trong suốt hai năm qua. Tôi sẽ không thể hoàn thành nghiên cứu này mà không có tình yêu và sự đồng hành họ. Tôi cảm ơn Max Mackenzie - người hướng dẫn tôi về những đóng góp, những lời khuyên và sự nhẫn nại vô giá của anh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình đáng kinh ngạc này. Với cương vị một người hướng dẫn, anh đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong việc hoàn thành công trình này. Cảm ơn Romalin Nagan, người bạn của tôi về sự hỗ trợ và giúp đỡ của anh trong suốt một năm qua. Cảm ơn Suren Kasil về việc hỗ trợ các dữ liệu của anh. Tôi xin cảm ơn các nhân viên tại trung tâm Thông tin, đặc biệt là Monica Sonqishe và Beulah Muller về sự hỗ trợ nhiệt tình của họ. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa và tất cả cán bộ công nhân viên tại GIBS, bao gồm cả các nhân viên tạp vụ và bảo vệ, về những gì họ đã làm. Tôi rất biết ơn và vinh dự vì sự đóng góp của họ. LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 4 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.ĐỊNH NGHĨA 1.1 Đề tài nghiên cứu Đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp 1.2 Vấn đề nghiên cứu Theo Ward and Price (2006), một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi sẽ đạt được lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) cao hơn khi gia tăng nợ vay. Họ cũng đưa ra lập luận về tác động của nợ hoặc đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp khi một doanh nghiệp có lợi nhuận thì có thể kiếm được nhiều tiền hơn số tiền mà họ phải trả cho các khoản vay. Những lập luận trên có thể dẫn đến giả định rằng tất cả các doanh nghiệp nên đảm bảo cấu trúc vốn được điều chỉnh theo hướng sử dụng nợ với tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên có một mức giới hạn nhất định đối với khoản nợ của mình (De Wet, 2004). Nợ và vốn cổ phần là nguồn tài trợ cơ bản cho hoạt động của một doanh nghiệp. Việc phân chia tỷ lệ của hai nguồn tài trợ này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp quyết định phân chia dòng tiền cho các bên ra sao: một phần cố định được trả cho các nghĩa vụ nợ và phần còn lại thuộc về các cổ đông. Vì vậy, đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (Sharma, 2006). Hãy xem bản tin sau đây từ tờ Business Day "Nợ đánh vào doanh nghiệp bán lẻ phi lương thực lớn nhất của Nam Phi , Edgars Consolidated Stores , đã gây ra tình hình khó khăn với chi phí trị giá R2,5 tỷ và gây ra tổn thất lên đến R1,3 tỷ cho tập đoàn trong năm vì phải thanh toán các khoản nợ phải trả ” (Mawson, 2008, trang 13). Ví dụ này cho thấy một trường hợp tác động tiêu cực của tỷ lệ nợ cao lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái với bản tin này, nhiều doanh nghiệp vẫn xem nợ là một phần không thể tách rời trong chiến lược tăng trưởng của họ. Firer, Ross, Westerfield và Jordan (2004) cho rằng các nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận nhận được có thể bù đắp rủi ro mà họ phải gánh chịu trong giai đoạn nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, trong khi họ sẽ không phải chịu rủi ro khi nắm giữ trái phiếu LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 5 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP chính phủ. Lợi nhuận nhận được này chính là các dòng cổ tức trong tương lai cũng như việc đánh giá cao vốn cổ phần (capital appreciation: A rise in the value of an asset based on a rise in market price - việc tăng giá trị của một tài sản dựa trên sự gia tăng giá thị trường) được phản ánh bởi sự tăng giá cổ phiếu như mong đợi. Do đó một trong những mục tiêu chính của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị cổ đông, và như vậy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề then chốt. Ngoài ra, lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro của nợ. Dưới đây là một trích đoạn từ Business Day chứng minh tác động của lãi suất. “Mức độ tăng trưởng sản lượng sản xuất của Nam phi đã giảm mạnh trong tháng 5, nguyên nhân là do sự gia tăng về lãi suất … Kể từ tháng 6 năm 2006, Ngân hàng Trung ương đã nâng lãi suất lên 5% để đối phó với lạm phát leo thang, và các nhà phân tích cho rằng chi phí nợ vay cao đang chiếm tỉ trọng đáng kể trong lĩnh vực sản xuất cũng như của toàn nền kinh tế.” (Mapenzauswa, 2008, trang 11). Trong khi không thiếu các thông tin về sự ảnh hưởng tích cực của tài trợ nợ và ảnh hưởng của nợ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp, các đoạn trích trên đây cho thấy dấu hiệu về tác động của lãi suất tăng không chỉ trong một ngành công nghiệp mà còn với cả nền kinh tế. Ward and Price (2006) cũng chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính rõ ràng phát huy hiệu quả, tuy nhiên điểm bất lợi của nó là lãi suất làm suy yếu tác dụng của đòn bẩy tài chính và đến một điểm nào đó nó sẽ có tác động tiêu cực. Thị trường lãi suất Nam Phi có nhiều sự biến động, được mô tả trong Hình 1. Do đó, sẽ rất thú vị khi đánh giá tác động của lãi suất lên cấu trúc vốn và giá trị của doanh nghiệp. Hình 1: Lãi suất cho vay thấu chi cơ bản ở Nam Phi LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 6 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Nguồn: Ngân hàng Trung ương Nam Phi, (2008) Vì vậy có nhiều câu hỏi đặt ra nhưng câu trả lời chỉ có một. Cấu trúc vốn tối ưu là gì? Ở mức độ nào thì lợi nhuận của một doanh nghiệp đạt mức tối đa và sau đó phải quản lý làm sao để đảm bảo rằng nó không có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp? Cuối cùng các ngành khác nhau có cấu trúc vốn tối ưu khác nhau hay không? Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của lãi suất, cụ thể ở đây là các biến động lãi suất ở Nam Phi. Ngoài ra, bài nghiên cứu này sẽ thực hiện so sánh về cấu trúc vốn của các ngành khác nhau ở Nam Phi để kiểm tra xem chúng có khác nhau hay không, và nếu có, chúng tác động vào giá trị doanh nghiệp ra sao. Cuối cùng, tìm hiểu xem cấu trúc vốn tác động tích cực hay tiêu cực lên giá trị doanh nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu xem có hay không một cấu trúc vốn tác động tích cực đến giá trị của doanh nghiệp. Đã có những nghiên cứu tương tự ở các nước khác. Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu của Sharma (2006) cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất ở Ấn Độ trong năm 2006. Phân tích này được tiến hành trên tất cả các doanh nghiệp được liệt kê trên JSE ngoại trừ các ngân hàng và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản giai đoạn từ 1997 đến 2007. Đầu tiên phải xác định mối tương quan trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, xác định mối tương quan trực tiếp giữa cấu trúc vốn LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 7 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP của doanh nghiệp và tỷ lệ lãi suất ở Nam Phi trong giai đoạn mười năm để tìm hiểu về tác động của chúng. Cuối cùng là tìm hiểu về cấu trúc vốn đã thay đổi như thế nào qua các giai đoạn trong các ngành công nghiệp khác nhau. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Đòn bẩy và cấu trúc vốn Theo Ward và Price (2006), đòn bẩy tài chính là phần vốn được tài trợ bởi nợ, chứ không phải vốn cổ phần. Vì vậy đòn bẩy càng cao, khoản nợ vay cũng càng cao. Firer, Ross, Westerfield và Jordan (2004) cũng cho rằng cấu trúc vốn đề cập đến các khoản nợ liên quan và vốn cổ phần mà một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. 2.2 Cấu trúc vốn tối ưu. Một tỷ lệ nợ / vốn cổ phần tối ưu chỉ đạt được khi giá trị của doanh nghiệp đạt tối đa trong khi chi phí sử dụng vốn ở mức tối thiểu (Firer et al., 2004 và Erhardt và Brigham, 2003). Ngược lại, Myers (1984) cho rằng các lý thuyết cấu trúc vốn khác nhau không giải thích cho các hành vi tài chính thực sự mà chỉ nhằm làm căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu. Tuy nhiên có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn tối ưu và giá trị tối đa của doanh nghiệp: Ward and Price (2006) chỉ ra rằng tỉ lệ nợ /vốn cổ phần tăng lên của một doanh nghiệp có lãi không chỉ làm tăng lợi nhuận của các cổ đông mà còn làm tăng nguy cơ rủi ro. Sharma (2006) kết luận rằng có một mối tương quan trực tiếp giữa đòn bẩy và giá trị doanh nghiệp. Lasher (2003) khẳng định mức độ gia tăng của nợ có thể làm gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). De Wet (2006) chứng minh rằng có thể đạt được sự gia tăng đáng kể về mặt giá trị khi doanh nghiệp tiến gần hơn đến mức độ tối ưu của đòn bẩy, Fama and French (2002) cũng kết luận có một mối tương quan tích cực giữa tỉ lệ nợ và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trái ngược với quan điểm này, Rajan và Zingales (1995) lại cho rằng có mối tương quan nghịch giữa nợ và khả năng sinh lợi. Beattie, Goodacre và Thomson (2006) đặt câu hỏi về nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn, các ông lập luận rằng các ứng dụng thực tế của lý thuyết cấu trúc vốn bị giới hạn. Margaritis và Psillaki (2007) cho rằng có mối quan hệ nhân quả ngược giữa hiệu suất LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 8 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP và đòn bẩy. Họ kết luận rằng ở mức đòn bẩy thấp đến trung bình tác động của nó là tích cực và ở mức đòn bẩy cao là tiêu cực. Cuối cùng, trong bài viết về cấu trúc vốn tối ưu vào năm 2001, Stewart Myers, kết luận, "không có lý thuyết chung cho sự lựa chọn nợ - vốn cổ phần và cũng không có lý do để mong đợi lý thuyết chung đó" (Myers, 2001, Trang 81). 2.3 Lý thuyết cấu trúc vốn Hầu hết các nhà nghiên cứu về cấu trúc vốn đều bắt đầu từ nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958), những người phát minh ra định đề “The Leverage Irrelevance Theorem” (tạm dịch định đề về sự độc lập của đòn bẩy), kết luận rằng cấu trúc vốn không tác động đến giá trị doanh nghiệp trong một thị trường hoàn hảo. Giả định của họ về một thị trường tài chính hoàn hảo loại trừ tác động của thuế, lạm phát và chi phí giao dịch. Lý thuyết này, được gọi là định đề 1 của MM (MM 1), tuy nhiên đã bị các đồng nghiệp chỉ trích, về tính hợp lệ của lý thuyết này, vì thực tế rằng doanh nghiệp luôn hoạt động trong một môi trường chịu tác động của chi phí thuế, lạm phát và phí giao dịch. Vì vậy, Modigliani và Miller (1963) đã điều chỉnh lại thuyết này, được gọi là định đề 2 của MM (MM 2). Họ vẫn cho rằng một sự thay đổi trong tỷ lệ nợ/vốn cổ phần không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên hai yếu tố về thuế và chi phí giao dịch cần phải được tính đến. Đầu tiên, chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm vì nó làm tăng nợ. Thứ hai, chi phí vốn cổ phần tăng vì nó làm tăng nợ khi các cổ đông phải chịu rủi ro kinh doanh cao hơn do tăng khả năng phá sản. Jou và Lee (2004) cho rằng trong khi định đề 1 của MM tuyên bố quyết định tài trợ của một doanh nghiệp được rút ra từ quyết định đầu tư theo điều kiện thị trường hoàn hảo, hai quyết định này được liên kết thông qua bốn nguồn bất hoàn hảo của thị trường: 1. Vốn có giá trị bán lại và tốn kém hơn khi mua sau này. 2. Nghĩa vụ nợ được khấu trừ bằng bù đắp tổn thất. LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 9 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 3. Xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ vượt quá khả năng ban đầu có thể phát sinh do cổ đông có trách nhiệm hữu hạn. 4. Có một số chi phí phát sinh trong trường hợp phá sản. Các lý thuyết cấu trúc vốn khác nhau đã được phát triển qua các thập kỷ. Những điểm nêu trên cũng sẽ được thảo luận chi tiết hơn. 2.3.1 Lý thuyết trật tự phân hạng Myers và Majluf (1984) cho rằng khuôn khổ "trật tự phân hạng" được dựa trên các thông tin bất cân xứng, khi các giám đốc có thông tin nội bộ về tiềm năng của doanh nghiệp và hành động vì lợi ích của cổ đông hiện hữu. Theo thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ (từ lợi nhuận giữ lại) hơn là tài trợ từ bên ngoài, và khi cần tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp lại thích nợ rồi mới đến vốn cổ phần. Myers (1984) làm dịu lý thuyết trật tự phân hạng cứng nhắc và đề nghị rằng các doanh nghiệp với nhiều cơ hội đầu tư có thể quyết định phát hành vốn cổ phần trước khi điều đó là hoàn toàn cần thiết. Các kết quả kiểm tra thực nghiệm về thuyết trật tự phân hạng cho thấy có sự pha trộn lẫn nhau. Shyam Sunder, và Myers (1999) dùng dữ liệu từ các Sở Giao dịch chứng khoán New York trong các lĩnh vực khác nhau, trong giai đoạn 1971 – 1989 để ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng. Frank và Goyal (2003) thì ít ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng, họ cũng sử dụng các doanh nghiệp đại chúng ở Mỹ cho giai đoạn 1971 đến 1998, và lập luận rằng vốn cổ phần liên quan chặt chẽ với thâm hụt tài chính hơn là các vấn đề về nợ ròng. Thuyết trật tự phân hạng có vẻ là áp dụng cho dữ liệu trước năm 1990 sau đó mới tới năm 1990. Fama và French (2005) xem xét các quyết định tài trợ của các doanh nghiệp nhiều thành viên và thấy rằng những quyết định này mâu thuẫn với thuyết trật tự phân hạng. Họ cũng phát hiện rằng trong khi vốn cổ phần được coi là lựa chọn tài trợ sau cùng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn phát hành một số loại cổ phiếu hàng năm. Seifert và Gonenc (2008) trong nghiên cứu của họ có tiêu đề “Các bằng chứng mang tầm quốc tế về thuyết trật tự phân hạng”, nêu rằng thuyết này không hỗ trợ nhiều cho trật tự phân hạng tại Mỹ, Anh và Đức trong giai đoạn 1980 đến 2004. Họ chỉ ra rằng điều này phần lớn là do sự bất cân xứng thông tin, các cổ đông nội bộ nắm rõ LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 10 [...]... rút ra kết luận từ dữ liệu có liên quan với giả thuyết đã đặt ra trước đó 5.2 Giả thuyết 1: Đòn bẩy Tài chính và Giá trị Doanh Nghiệp Những kết quả về tác động của đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp cung cấp bằng chứng chứng minh tồn tại mối quan hệ giữa chúng Các kết quả cũng hướng tới mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp Biến độc lập đòn bẩy tài chính, đại... TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP hưởng của tính thanh khoản, quản trị tài sản và nợ dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, tập trung vào lợi nhuận ròng cuối cùng - Hệ số đòn bẩy – hệ số đòn bẩy cung cấp một chỉ dẫn về cấu trúc vốn doanh nghiệp và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định tài trợ Mối quan hệ giữa vốn được cấp bởi những cổ đông và vốn được cung cấp bởi những người ngoài doanh nghiệp có một... tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu và cấu trúc vốn được cung cấp từ báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp từ hệ cơ sở dữ liệu trực tuyến McGregor BFA Phân tích nghiên cứu bị giới hạn trong những doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Johannesburg (JSE) LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 20 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 4.2 Đám đông và đơn... trên vốn cổ phần và thu nhập mỗi LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 33 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP cổ phần đối với ngành công nghiệp Price Earnings Ratio ( P/E) - Tỷ số giá thị trường trên thu nhập - Ở mức ý nghĩa α = 5% không có sự tương quan đáng kể nào giữa tỷ số nợ trên vốn cổ phần và tỷ số giá thị trường trên thu nhập đối với ngành công nghiệp Bảng 7 – D/E và Giá trị doanh nghiệp đối với... của doanh nghiệp Do LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 14 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP đó một sự gia tăng đòn bẩy sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp khi các nhà đầu tư cho rằng điều này sẽ là một tín hiệu tích cực về qui mô và sự ổn định của dòng tiền trong tương lai Fama và Pháp (1988) không đồng ý với quan điểm này, cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì xu hướng sẽ có tỷ lệ... một doanh nghiệp 2.6.3 Cơ cấu tài sản Cơ cấu tài sản là một yếu tố quyết định quan trọng của cấu trúc vốn của một doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp là hữu hình nên có giá trị thanh lý (Harris và Raviv, 1991) Các nghiên cứu trước đã chứng minh là đòn bẩy tích cực liên quan đến tài sản của một doanh nghiệp Đồng tình với phát hiện này, Myers (1977) cho rằng tài sản hữu hình có thể hỗ trợ đòn bẩy cao... bẩy cao hơn so với tài sản vô hình 2.6.4 Qui mô doanh nghiệp Titman và Wessels (1988) khẳng định rằng các doanh nghiệp lớn hơn dễ đa dạng hơn do đó ít bị phá sản hơn so với các doanh nghiệp nhỏ Rajan và Zingales (1995) cũng cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy 2.6.5 Rủi ro doanh nghiệp Chi phí đại diện và chi phí phá sản là những động cơ cho doanh nghiệp không sử dụng... đây dựa vào những nguyên lý và chỉ số kế toán được đưa ra bởi Firer et al (2004) 3.1 Giả thuyết 1: Giả thuyết H0 (the Null Hypothesis): cho rằng sự tăng lên trong đòn bẩy (chỉ số D/E) sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp Giả thuyết thay thế (the alternative hypothesis) - H1: phát biểu rằng sự thay đổi trong đòn bẩy (chỉ số D/E) sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp Đại diện cho giá trị doanh nghiệp chính là... hình của họ, sự đánh đổi giữa các lá chắn thuế và chi phí phá sản gắn với khoản nợ mang lại một cấu trúc vốn tối ưu Ju và Ou-Yang (2006) phát hiện rằng ý nghĩa trong dài hạn của lãi suất, các biến động của lãi suất và mối LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 16 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP tương quan giữa lãi suất và giá trị tài sản của một doanh nghiệp đóng vai trò nhỏ trong việc xác định cấu... phần và tỷ số giá thị trường trên thu nhập Một sự gia tăng trong tỷ số nợ trên vốn cổ phần liên LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 31 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP quan với sự sụt giảm trong hệ số lợi nhuận hoạt động biên Cuối cùng, 4.11% giá trị của tỷ số giá thị trường trên thu nhập có thể được giải thích bởi tỷ số nợ trên vốn cổ phần đối với ngành dịch vụ tiêu dùng Bảng 5 – D/E và Giá trị doanh . yêu cầu của cấp độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Ngày 13 Tháng 11, năm 2008 © Đại học Pretoria LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 1 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TÓM TẮT Cuộc tranh luận. nghiệp. Nghiên cứu về tác động của lãi suất đến cấu trúc vốn vẫn chưa thể đưa ra kết luận. LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 2 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam. rằng tôi đã được sự chấp thuận để thực hiện nghiên cứu này. Kuben Rayan 27526977 13 /11/ 2008 LỚP TCDN ĐÊM 1-K20-NHÓM 8 Trang 3 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Đầu tiên và quan