7. Kết luẬn
7.1 Cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp
Những kết quả của nghiên cứu này cho thấy cấu trúc vốn có tác động nghịch biến với giá trị doanh nghiệp và củng cố thêm những phát hiện của Rajan và Zingalets (1995) và Mayer (1984). Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đây về cấu trúc vốn lại chỉ ra rằng một sự gia tăng nợ trong cấu trúc vốn có tác động tỷ lệ thuận với giá trị doanh nghiệp (Ward and Price, 2006); Sharma, 2006; Firer et al., 2004). Hầu hết các nghiên cứu trước đây cung cấp mối tương quan tỷ lệ thuận đều được thực hiện tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Đây là những thị trường phát triển hơn so với Nam Phi. Hơn thế nữa, một trong những giả định cơ bản cho lý thuyết của Modigliani và Miller (1958) là doanh nghiệp hoạt động trong thị trường hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, JSE
có thể chưa đáp ứng được những điều kiện này. Điều này có thể giải thích tại sao nghiên cứu lại đưa đến mối tương quan nghịch biến của đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu đối với các ngành khác nhau cũng như cấu trúc vốn trung bình ngành cho thấy cấu trúc vốn sẽ khác nhau đối với các nghành khác nhau và điều này phù hợp với lý thuyết .
Tranh luận về cấu trúc vốn diễn ra trong nhiều thập kỷ đều đưa ra những lập luận hợp lý cho việc ủng hộ hay phản đối việc gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy sự phức tạp của cấu trúc vốn và những tác động của nó lên giá trị doanh nghiệp. Việc đưa vào một số lượng lớn các chỉ số để đại diện cho giá trị doanh nghiệp làm tăng sự phức tạp của nghiên cứu do các chỉ số có thể chứa đựng các yếu tố làm cho kết quả nghiên cứu không được chính xác. Điều này lý giải một cách rõ ràng tại sao Mayer, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, đã nhấn mạnh rằng sẽ không thể có một lý thuyết chung nào cho việc lựa chọn nợ - vốn cổ phần và không có lý do nào để chấp nhận một lý thuyết riêng biệt. Mayer cho rằng thật là ngạo mạn khi đưa ra lời khuyên cho một doanh nghiệp về cấu trúc vốn tối ưu của nó. Ông cũng lập luận thêm rằng các quyết định quản trị chịu tác động bởi nhiều yếu tố như thuế, chi phí đại diện và bất cân xứng thông tin (2004). Bên cạnh đó, điều này sẽ còn thực sự phức tạp hơn bởi các yếu tố vĩ mô vốn không thể bỏ qua.
Một lời khuyên được đưa ra cho những nhà quản trị thông qua báo cáo nghiên cứu này là hãy cân nhắc thật kỹ các khía cạnh có thể tác động của đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp biến động lãi suất ở Nam Phi, nhiều nhà quản trị dành quá nhiều thời gian để tập trung vào chi phí sử dụng nợ phải bỏ ra. Vì thế, họ cũng dành quá nhiều thời giờ cho việc tính toán các giá trị thay vì tìm ra cách tốt hơn để giải quyết vấn đề lãi suất. Hầu hết các nhà quản trị có xu hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, do bản chất phức tạp và tác động của đòn bẩy tài chính lên giá trị doanh nghiệp, quyết định được đưa ra dựa trên những đánh giá chưa đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cổ đông. Điều này hỗ trợ thêm cho lý thuyết chi phí đại diện (Fama and Miller 1972).
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ về tác động thực sự đối với thị trường trong tương lai của một doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng quốc tế, trong vài năm trước còn được đầu tư lớn tuy nhiên hiện nay đã tụt dốc mạnh hoặc một số trường hợp không còn tồn tại. Một điểm nhấn trong sự phức tạp của quản trị cấu trúc vốn là làm cách nào để phù hợp với doanh nghiệp một cách tốt nhất ngay cả trong trường hợp thị trường trở nên hỗn loạn.
Khó có thể thiết lập một cấu trúc vôn tối ưu. Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại một khoảng giá trị mà ở đó cấu trúc vốn tạo ra giá trị tối đa cho doanh nghiệp (De Wet, 2006). Do vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp nên có những hiểu biết nhất định về khoảng giá trị tồn tại này cũng như sự khác biệt của nó đối với từng ngành và lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng, các cổ đông cũng cần hiểu về khoảng giá trị này để tránh cái bẫy trong lý thuyết về chi phí đại diện. Một lời khuyên được đưa ra để giảm thiểu chi phí đại diện đó là việc đưa ra chương trình động viên nhà quản trị trong hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp (Data et al., 2005); đây thường là lỗ hổng trong mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Đặc biệt khi doanh nghiệp có những khoản nợ dài hạn.
Một vấn đề nữa đòi hỏi có sự hiểu biết đó là dự liệu phân tầng theo ngành dẫn đến việc giảm thích thước mẫu xuống 1 con số. Ngành dầu khí chỉ có một doanh nghiệp trong mẫu, mặc dù trên thực tế cũng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Những mẫu có kích thước nhỏ có thể tạo nên kết quả sai lệch thể hiện mối tương quan đồng biến.