7. Kết luẬn
7.3 Tổng hợp cách tiếp cận với cấu trúc vốn tối ưu
Dựa trên những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như kết quả thu được trong bài nghiên cứu này, cho thấy rằng cấu trúc vốn là một chủ đề phức tạp. Đã có nhiều các lý thuyết chỉ ra các tác động. Mô hình được đưa ra trong biểu đồ 10 bên dưới chỉ ra sự phức tạp cũng như khả năng tiếp cập tốt nhất để xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu.
Có thể thấy rằng các lý thuyết được miêu tả trong mô hình chưa thể hiện được hết các khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên trong bối cảnh của bài nghiên cứu này việc sử dụng chúng là phù hợp. Lưu ý rằng để đạt được một cấu trúc vốn tối ưu là điều hết sức khó khăn; do vậy sẽ thích hợp để thực hiện trong một khoảng thời gian hoặc phạm vi chấp nhận được (De Wet, 2006).
Đồ thị 10 cung cấp một cách tiếp cận tổng hợp tới cấu trúc vốn, nó đề cập tới một số các lý thuyết và tác động. Trong bài nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận được tiến hành như sau: doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược để tối đa hóa giá trị cho các cổ đông, khi cấu trúc vốn được sử dụng như một công cụ để hướng tới việc tối đa hóa giá trị, việc xem xét cần thực hiện theo lý thuyết trật tự phân hạng (Mayer and Majluf, 1894) sẽ giúp hiểu rõ cả thứ tự cũng như các nguồn tài trợ có thể cho doanh nghiệp. Lý thuyết đánh đổi (Mayers, 2001) cung cấp cách thức giảm thiểu chi phí vốn bằng cách sử dụng tấm chắn thuế; tuy nhiên cũng cần quan tâm đến những rủi ro trong việc gia tăng mức độ sử dụng nợ. Khi ban quản trị nắm được những thông tin mật về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp (Ross, 1977), mức độ nợ có thể tăng lên hoặc giảm xuống để phù hợp với kỳ vọng hoặc chống lại sự sụt giảm trong tương lai. Chứng cứ từ các lý thuyết cũng đưa ra lời khuyên rằng các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng cũng có ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc vốn (Bender và Ward, 1993), ví dụ như khi một doanh nghiệp trong giai đoạn tương đối bão hòa, mức tăng trưởng thấp nhưng có dòng tiền dự kiến trong tương lai nhiều thì việc sử dụng một tỷ lệ nợ cao có thể được cân nhắc tới, khi việc nắm giữ tiền mặt của các cổ đông đắt đỏ hơn chi phí vay nợ. Trên thực tế việc giảm thiểu chi phí đại diện (Jensen and
Meckling, 1976), các cổ đông có thể gia tăng việc vay nợ để bảo đảm cho việc gia tăng kiểm soát bởi các ngân hàng. Gia tăng mức độ nợ của doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường dấu hiệu của sự quản lý tin cậy trong triển vọng tương lai cũng như cam kết tăng mức độ bảo đảm của nợ được phát hành.
Dựa vào những lập luận trên cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về khoảng cấu trúc vốn tối ưu mà doanh nghiệp cần đạt tới (De Wet, 2006), nếu điều này không đạt được và những nỗ lực để điều chỉnh giá trị chỉ dựa vào những lý thuyết nếu trên, doanh nghiệp gặp phải rủi ro của việc giảm giá trị cổ đông thay vì tối đa hóa.
Ba ảnh hưởng bổ sung cần được đề cập đến; bao gồm đặc thù doanh nghiệp, tác động ngành và các tác động vĩ mô. Đầu tiên, đặc thù doanh nghiệp có thể vừa tác động và chịu tác động bởi quyết định về cấu trúc vốn (Margaritis, và Pssillaki, 2007) bao gồm, khả năng sinh lợi, tăng trưởng, cấu trúc tài sản, quy mô doanh nghiệp, rủi ro và thuế. Thứ hai, các ngành mà doanh nghiệp hoạt động tác động tới quyết định về cấu trúc vốn, trên thực tế để cạnh tranh, ban quản trị luôn cần hiểu rõ sự năng động trong ngành khi các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về khách hàng mà còn cả nguồn lực bao gồm nguồn vốn (Porter, 2004). Thứ ba, môi trường vĩ mô tác động, bao gồm sự thay đổi về lạm phát, tỷ giá hối đoái với các doanh nghiệp hoạt động toàn cầu cũng như nguồn tài trợ quốc tế. Một vấn đề chính trong phần này là lãi suất, những diễn biến gần đây trong thị trường nội địa cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho tác động của việc tăng lãi suất.
Những thảo luận trên cho thấy sự phức tạp trong quyết định về cấu trúc vốn. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi mối quan hệ bên trong của các nhân tố được đề cập nêu trên. Việc điều chỉnh cấu trúc vốn để mang lại lợi ích được cung cấp bởi một yếu tố có thể là nguyên nhân tác động tiêu cực do sự mất cân bằng gây nên bởi yếu tố thứ hai. Ví dụ, nếu những nhà quản trị nhận thức được các triển vọng lớn trong tương lai cho doanh nghiệp, và đang mong đợi đối với việc tăng độ tin cậy trên thị trường, việc tăng mức độ nợ có thể cung cấp một tín hiệu ra thị trường, tuy nhiên mức độ gia tăng của nợ cũng có thể dẫn đến sự di chuyển của cấu trúc vốn ra khỏi phạm vi tối ưu, do đó làm tăng khả năng phá sản, cũng như chi phí của vốn cổ phần, cổ đông phải gánh chịu rủi ro tăng lên này (Modigliani và Miller, 1963).