1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn đương đại trung quốc

90 919 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 489,5 KB

Nội dung

Bên cạnh đó còn đề cập đến văn học HồngKông, Đài Loan và Ma Cao khi Hồng Kông và Ma Cao đã trở về Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể chia cắt.Phần 2 là giới thiệu chân dung một

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn:

Ths PHÙNG HOÀI NGỌC

MỞ ĐẦU *

1 1 Lý do chọn đề tài

Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất lâu đời và phong phú Ngay từ trước Công nguyên, nền văn học Tiên Tần (thời cổđại) đã có những thành tựu rực rỡ như: Thần thoại, Kinh thi, văn xuôi triết học, Sở từ, Sử kí… Sang đến thời trung đại thìĐường thi, Tống từ và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành ba thành tựu văn học rực rỡ, chói lọi

Đến thời kì hiện đại, văn học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu nổi bật và ngày càng được khẳng định cả về số lượng lẫn chấtlượng, văn học thời kì mới này cũng đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống

Ngoài thể loại tiểu thuyết thì truyện ngắn là một thế mạnh của các tác giả trong thời kì mới trong việc ghi lại rõ nét hiện thựcđời sống Với những trang viết có giá trị, những nhà văn đương đại Trung Quốc đã phản ánh hiện thực một cách sinh động vàchân thực qua các tác phẩm truyện ngắn Từ những biến động phi thường của cả đất nước Trung Quốc vào những thập niêncuối thế kỉ XX đến những rung động nội tâm phong phú và phức tạp của con người đương thời đều được các tác giả bắt kịpthời để ghi lại trong tác phẩm của mình Đọc những tác phẩm này, chúng ta không những nắm bắt được những thăng trầm đổithay của thời đại mà còn thấy được một cách tương đối đầy đủ các khía cạnh đa dạng và phức tạp của cuộc sống và cả tâm tưtình cảm của con người Chúng ta dường như cảm nhận được hơi thở của thời đại mình đang sống, cảm thấy những sự kiện màcác nhà văn đề cập trên đất nuớc Trung Quốc rất gần gũi với nguời ViệtNam Chính vì lẽ đó mà những sáng tạo thời kì mới đã

Trang 2

đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, đằm sâu trong sự đồng cảm của những trái tim chân thành Gấp trang sách đang đọc lạichúng ta miên man suy ngẫm vấn đề cùng tác giả và khó có thể quên được những hình tượng nhân vật đã làm nên sức sống và

ý nghĩa cho tác phẩm

Những hình tượng nhân vật trong văn học đương đại rất đa dạng và đặc sắc Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao đẹpcủa sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đó là một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật và trân trọng cái đẹp đúng nghĩa, đó có thể làmột người nông dân thật thà chất phác sống chí tình chí nghĩa, hay đó chỉ là một ông lão bơ vơ lạc lõng giữa chốn đô thị xahoa hiện đại… Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực độc đáo Họ đãnhân danh cho tình người thiêng liêng và bao la để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người Họ đã làm sáng thêm ngọn lửanhân văn cao đẹp và giữ cho nó sáng mãi theo thời gian

Từ những điều trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đương đại Trung Quốc mà cụthể là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác là một vấn đề rất thúvị

Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa giáo dục tư tưởng của các tác phẩm đương đại,cũng như khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mới mẻ của các tác giả trong thời kì mới Hy vọng rằng đề tài này cũng sẽgiúp cho bạn đọc tiếp cận các tác phẩm một cách dễ dàng và tăng sự say mê hứng thú đối với văn học Trung Quốc đương đạihơn

Trang 3

- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này.

- Mặt khác, có thể vận dụng tìm hiểu, so sánh với văn học ViệtNamđương đại

1 3 Lịch sử vấn đề

Các truyện ngắn chúng tôi đề cập đến trong đề tài hầu hết đều là tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu vềchúng tương đối ít ỏi Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận từng tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanhcác yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa đọc thấy có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về các hình tượng nhân vật theo

hệ thống Điều này gây không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và tiếp cận vấn đề

3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Ở đây chúng tôi chủ yếu đề cập đến những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của chính các tác giả người

Trung Quốc Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học” của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới” của Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đỉnh Sinh (2001) Cả hai đều nghiên

cứu về tình hình văn học đương đại Trung Quốc với sự “nở rộ” và “cách tân đổi mới” của các thể loại văn học ở phương diện

cả nghệ thuật lẫn nội dung Họ khẳng định những thành tựu cũng như tiềm lực của văn học thời khì mới Và cả hai sự nghiêncứu này đều quan tâm nhiều đến tiểu thuyết, tản văn và thơ ca mà chưa chú ý nhiều đến truyện ngắn

3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu văn học Trung Quốc thời kì đổi mới ở Việt Nam thì người cần nói đến là PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp với các chuyên

luận và tiểu luận Chuyên luận và tiểu luận của ông là tập hợp các bài viết đã được đăng trên các báo, tạp chí thời gian qua

Trong “Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới” của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp (2003) gồm những bài viết nghiên cứu bao

quát văn học Trung Quốc thời kì mới gồm ba phần: Thời sự văn học, Thể loại văn học và tác giả văn học Ở phần Thể loại vănhọc, ông đã tìm hiểu một cách khái quát về tình hình phát triển và những đổi mới trong nội dung lẫn hình thức của các thể loạinhư tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và cả lí luận… Ngoài ra còn có phần “Niên biểu văn học thời kì mới” (1976 – 1996)

Trang 4

Tiểu luận gần đây của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp là “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” gồm hai phần: Phần 1 là Thời

sự văn học và phần 2 là Nhà văn và cuộc sống, các bài viết ở tiểu luận này đa dạng và cụ thể hơn, chủ yếu là những nét nổi bật

cũng như những suy nghĩ khi đọc những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại Bên cạnh đó còn đề cập đến văn học HồngKông, Đài Loan và Ma Cao khi Hồng Kông và Ma Cao đã trở về Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể chia cắt.Phần 2 là giới thiệu chân dung một số nhà văn Trung Quốc quen thuộc với độc giả Việt Nam như Trương Hiền Lượng, TrươngKhiết, Vệ Tuệ…

Trên đây là một số công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương đại của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam.Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhânvật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác trong các truyện ngắn Trung Quốc đương đại để làm sáng tỏ tính cách nhânvật và thấy được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của các nhà văn đương đại

Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ýkiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu các loại hình tượng nhân vật này trong một số truyện ngắn được tuyển chọn

theo chủ đề một cách cụ thể, có hệ thống

1 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại của nhiều tác giả khác nhau, nhưng trong đó đi sâu

vào các loại hình tượng là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện tìm đọc nhiều truyện ngắn Trung Quốc đương đại vì

số lượng tác phẩm rất đồ sộ Đề tài khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên các văn bản: Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc

“Thời đại ảo” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành năm 2003; “Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại”của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, ấn hành năm 2003; “Truyện ngắn Giả Bình Ao” của Nhà xuất bản Công an nhân dân, ấnhành năm 2003; Tuyển tập “Cao lương đỏ” của Nhà xuất bản Lao động, ấn hành năm 2007

1 5 Đóng góp của đề tài

Trang 5

Những truyện ngắn súc tích, dễ đọc dễ hiểu đã ngày càng tạo được ưu thế và hấp dẫn thế hệ độc giả ngày nay Những tài liệunghiên cứu về các tác phẩm truyện ngắn đương đại cũng khá nhiều nhưng chủ yếu là ở sự khái quát về thời sự văn học, các thểloại văn học và phong cách của một số tác giả của thời kì mới… mà chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệthuật xây dựng các loại hình tượng nhân vật trí thức, nhân vật nông dân và nhân vật lao động khác trong các sáng tác của thời

kì mới Do đó đến với đề tài này, trong một số truyện ngắn được tuyển chọn từ những tuyển tập truyện ngắn Trung Quốcđương đại, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu để làm sáng tỏ tính cách nhân vật, từ đó thấy được tài năng sáng tạo của cácnhà văn trong thời kì đổi mới cũng như hiểu được giá trị nhân văn sâu sắc và ý nghĩa giáo dục tích cực qua tác phẩm của họ

1 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp hệ thống

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn hai mươi truyện viết về các loại hình tượng nhân vật trí thức, nhân vật nôngdân và nhân vật lao động khác trong 04 tập truyện ngắn Trung Quốc đuơng đại như đã nêu ở phần đối tuợng, phạm vi nghiêncứu Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp chúng tôi hiểubao quát các tác phẩm để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các nhânvật

6.2 Phương pháp liệt kê

Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên

quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận

6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai Sau đó thâu tóm, khái quát chúnglại

1 7 Dàn ý của khóa luận

Đề tài: Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại.

Trang 6

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Dàn ý của khóa luận

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận

1 Nhân vật trong tác phẩm văn học

2 Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại

Chương 2: Vài nét về truyện ngắn Trung Quốc đương đại

1 Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn

1.1 Khái niệm

1.2 Nguồn gốc

1.2.1 Chí quái

1.2.2 Truyền kì

Trang 7

1.2.3 Tiểu thuyết

1 Truyện ngắn Trung Quốc giai đoạn hiện nay

2.2 Giai đoạn quá độ

2.2 Giai đoạn đột phá

2.2 Giai đoạn điều chỉnh từng bước

2.2 Giai đoạn phát triển sáng tạo mới

1 Những nội dung tiêu biểu được phản ánh trong truyện ngắn đương đại Trung Quốc

Chương 3: Tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn Trung Quốc đương đại

1 Hình tượng nhân vật trí thức

1.1 Những nhà giáo dục chân chính, hết lòng yêu nghề mến trẻ

1.2 Văn nghệ sĩ với tấm lòng trân trọng cái đẹp và hi sinh vì nghệ thuật

1 Hình tượng nhân vật nông dân

2.1 Người nông dân chân chất thật thà, có tấm lòng cao đẹp

2.2 Người nông dân vất vả gian nan nhưng biết khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu

1 Hình tượng nhân vật lao động khác

3.1 Những thanh niên trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Trang 8

3.2 Những người cao tuổi và sự chiêm nghiệm của họ về cuộc sống

1 1 NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của conngười trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thểhoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tácgiả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuậtcủa nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có đượctrong hệ thống một tác phẩm cụ thể

Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trườngphái hoặc dòng phong cách Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như :văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) …

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc cácloài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người Nhân vật ấy là đứa con tinh thần củanhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người.Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học Nhân vật văn học không hoàn toàn

Trang 9

giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phươngtiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật Đã

là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học

Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng Bản chất của văn học

là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếucuộc sống Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộcđời Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn Các nhân vật trong các tác phẩm cũngthực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiênmiêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn

Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trongmỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người

1 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI

Con người trong tác phẩm văn học là con người được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Một nhà văn khôngthể miêu tả hiện thực nếu không thông qua hình tượng nghệ thuật và không có quan niệm nghệ thuật của mình về con người

Theo GS Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục, 1998) thì Quan niệm nghệ thuật về con người

là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con

người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và conngười

Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Dù miêu tả thầnlinh, ma quỉ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người Mặt khác, người ta khôngthể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định Mặt thứ hai này tạothành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học

Trang 10

Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc,phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vậttrong đó.

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng cho người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyêntắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sảnphẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu

ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ

Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng

có sự khác nhau

Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với quan niệm về con người mới Quan niệm con người tạo thành cơ sở,thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật Quả là sự vận động của thực tế làmnảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm cho văn học đổi mới Đổi mới cách giải thích và cảmnhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vậttruyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới Cũng vẫn làcon người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn họcmới

Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quantrọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của văn học Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tưtưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chấtsáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ

Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước

hết ở nhân vật, bởi nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Nhân vật

biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và các đặc điểm mà anh ta lựa chọn Nhân vật vănhọc chính là mô hình về con người của tác giả Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểuhiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó

Trang 11

Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giớinhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của nó về thế giới và con người.

CHƯƠNG 2

VÀI NÉT VỀ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

1 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN

1.1 KHÁI NIỆM

Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức

truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn Nhưng thực ra không phải Nó gầnvới tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời Nội dung của thể loại truyện ngắn có thể rất khác

nhau : đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay một đoạn

đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện,

mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa Truyện ngắn hiệnđại khác hẳn Đó là một kiểu tư duy khá mới, vì vậy nói chung, truyện ngắn đích thực xuất hiện muộn trong trong lịch sử vănhọc Ở nhiều nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép dài Truyện ngắn nóichung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại Tác giả truyện ngắn thường hướng tớikhắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Chính vì vậytrong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếunhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới Truyện ngắnkhông nhằm hướng tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của conngười Mặt khác, do đó truyện ngắn lại mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn nhưchức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè,… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vậtphụ

Trang 12

Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì Cái

chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũivới đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống

Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạocho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sángtạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay

từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầmcủa thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại,khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như

: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm, Trăm năm cô đơn…Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh

và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giảđương đại

Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: “ngày nay tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn

và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn” Truyện ngắn gắn chặt với báo chí Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng

nổ với tốc độ chóng mặt Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ Hơn nữa, saunhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại Trong khi đótruyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng

1.2 NGUỒN GỐC

1.2.1 CHÍ QUÁI

Một thể loại văn xuôi tự sự trong văn học Trung Quốc, thường ghi chép những chuyện li kì quái đản, xuất hiện và phát triểndưới thời Lục Triều từ đầu thế kỉ III đến cuối thế kỉ VI Tiểu thuyết chí quái tiếp tục phát triển truyền thống của thần thoại, ngụ

Trang 13

ngôn, dã sử, tạp sử các thời đại trước nhưng có căn nguyên sâu xa trong điều kiện lịch sử thời Lục Triều (281 – 598), một giaiđoạn cực kì hỗn loạn, đầy rẫy những đau thương chết chóc, lan tràn rộng rãi đủ mọi thứ mê tín, tôn giáo.

Nội dung rất phức tạp, có loại ghi những chuyện kì lạ về các mặt địa lí, động vật thực vật như “Bác vật chí, Thần dị chí”, cóloại mang tính chất dã sử như “Hán Vũ Đế nội truyện, Thập dị kí”, có loại chuyên kể những chuyện thần quái như “Liệt dịtruyện, Oan hồn chí” … Gạt bỏ bộ áo hoang đường, loại nào cũng có những chuyện có giá trị hiện thực song song đáng chú ýhơn cả là những mẫu chuyện dân gian được cải biên ghi lại trong “Sưu thần kí” của Can Bảo Tiểu thuyết chí quái đã chuẩn bịcho sự ra đời của tiểu thuyết truyền kì đời Đường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với kịch, tiểu thuyết các thời đại sau

1.2.2 TRUYỀN KÌ

Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thànhvăn chương bác học, sử dụng những môtip kì quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý kiến trần thế, nhằm gợi hứngthú cho người đọc Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thyết truyền kì có dung lượng ngắn và kết cấu không theo kiểu truyện dài thungắn phần nào đã có dấp dáng của thể loại truyện ngắn cận hiện đại Sự tham gia yếu tố thần kì vào câu chuyện cũng khôngphải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hoá như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt,thần tiên … trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỉ, hồ li, vật hoángười …) Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức

“phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy; vì thế truyện truyền kì vẫnmang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc

1.2.3 TIỂU THUYẾT

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình

thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụthể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng

Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm, vào đời Nguỵ Tấn (thế kỉ III – IV) dưới dạng “chí quái”, “chínhân” Đến đời Đường, tiểu thuyết “truyền kì” đời Đường thể hiện những nhu cầu cho đời sống cá nhân, phê phán các thói tụcxấu xa hoặc sự bất bình đẳng xã hội, khẳng định các phẩm chất tính cách cá nhân tốt đẹp Tiểu thuyết “thoại bản” đời Tống

Trang 14

(thế kỉ XI – XIII) tiếp tục thể hiện vấn đề số phận và phẩm chất cá nhân trong đời sống Gần một vạn tiểu thuyết ngắn, vừa và

dài thời Minh – Thanh có thể chia ra các loại sau : tiểu thuyết đời Minh có bốn loại là giảng sử (bao gồm cả Thuỷ Hử), thần

ma, nhân tình thế thái và tiểu thuyết thị dân; tiểu thuyết đời Thanh có sáu loại là giảng sử, châm biếm, nhân tình, hiệp tà, hiệp

nghĩa, khiển trách Đó là cách chia của Lỗ Tấn trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược Còn V.I.Xêmanốp chia tiểu thuyết cổ

điển Trung Quốc ra làm hai loại là tiểu thuyết anh hùng và tiểu thuyết đời thường Tuy nhiên có thể chia tiểu thuyết cổ điển ra

làm năm loại dựa trên đề tài và chủ đề tư tưởng như sau : tiểu thuyết giảng sử, tiêu biểu là Tam Quốc diễn nghĩa, đây là loại tiểu thuyết lấy đề tài trong lịch sử rồi “diễn nghĩa” ra; tiểu thuyết hiệp nghĩa, tiêu biểu là Thuỷ Hử, tác phẩm viết về anh hùng hảo hán trọng nghĩa khinh tài; tiểu thuyết thần ma, tiêu biểu là Tây du kí, tiểu thuyết nói về đề tài trong thần thoại hoặc truyện tôn giáo; tiểu thuyết nhân tình thế thái, Hồng Lâu mộng là tiêu biểu, tác phẩm lấy đề tài từ đời thường nói về những số phận

con người bình thường và tình cảm bi, ai, hỉ, nộ thường nhật, loại cuối cùng là đoản thiên tiểu thuyết, đó là truyện ngắn Có

hàng ngàn tác phẩm, tiêu biểu hơn cả là Liêu trai chí dị – đây là bộ truyện ngắn văn ngôn kế thừa chí quái truyện thời Nguỵ

Tấn và truyền kì đời Đường cùng những sáng tạo mới

Theo Lí luận văn học của nhiều tác giả do Phương Lựu chủ biên (NXB Giáo Dục, 2004) thì tiểu thuyết có những đặc điểm nổi

bật sau :

Đặc điểm tiêu biểu thứ nhất làm cho tiểu thuyết khác biệt sử thi (anh hùng ca), ngụ ngôn là ở cái nhìn cuộc sống ở góc độ đời

tư Đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết.

Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thyết khác với truyện thơ, trường ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sốngkhông thi vị hoá, lãng mạn hoá, lí tưởng hoá

Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động

Thứ tư, ở tiểu thuyết cốt truyện không đóng vai trò chủ yếu Tiểu thuyết chứa bao nhiêu cái “thừa” so với truyện vừanhưng đó lại là cái chính yếu trong thành phần của thể loại tiểu thuyết: các suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, sựphân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết và quan hệ giữa người vớingười, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tại của con người

Trang 15

Thứ năm: Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như các hiện tại đương thời của người trần thuật.

Tiểu thuyết hấp thụ mọi lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đốithoại giữa các giọng khác nhau Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi Kết cấu của tiểu thuyết thường là kếtcấu để ngỏ

Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệthuật của các loại văn học khác

Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh đời sống nhiều mặt bậc nhất của các thểloại văn học

Chúng ta có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn họccận đại, hiện đại Nhưng lẽ dĩ nhiên, ta cũng không thể phủ nhận vai trò cũng như chức năng riêng của các thể loại khác Vàtruyện ngắn cũng vậy, nó là thể loại khá quan trọng trong thời đại ngày nay, khi mà ngày càng phát huy được khả năng phảnánh mau lẹ, kịp thời và sâu rộng hiện thực

1 2 TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trong sự phục hưng và phát triển của văn học trong thời kì mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn Thể loại văn họcnày có thành tựu chói sáng từ trước và sau “Ngũ tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn Có

thể nói truyện ngắn Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên, Cố hương là

những “phát đại bác” ầm vang mở dầu cho nền văn học hiện đại cách mạng Trung Quốc Trong văn học thời kì mới truyệnngắn là thể loại văn học “anh hùng”, “thủ công” Nó là những “quả lựu đạn”, những “quả bộc phá” làm nổ tung ngục tù chínhtrị và văn nghệ đen tối mười năm “cách mạng văn hoá” của tập đoàn Lâm Bưu và “bè lũ bốn tên”, mở ra một con đường mớicho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời kì cải cách, mở cửa

Nữ văn sĩ Vương An Ức – chủ tịch hội nhà văn Thượng Hải – sau khi đọc những tiểu thuyết hay và truyện ngắn hay nhất củacác năm gần đây đã nhận xét:

Trang 16

Cái mà tôi gọi là da thịt của cuộc sống trong các thiên truyện kia ngày một rắn chắc hơn Chúng tựa hồ như bước ra khỏi quan niệm phức tạp dị kì của những năm 1990, từ trong định nghĩa hư không mà tiến vào thế giới trải nghiệm vô danh mà sinh khí bừng bừng Tiểu thuyết Trung Quốc đã sống bao nhiêu năm, đã có bao nhiêu người cầm bút mà vẫn cứ xuất hiện bao nhiêu sáng tạo mới mẻ, bởi vì những kinh qua của cá nhân đã không hề trùng lặp Nó là một loại vật chất không có cách gì để quy nạp, trừu tượng hoá, cái này là cái này, cái kia là cái kia, là thực thể sống sinh tồn và phát triển theo lí do riêng lẻ Xã hội đang trong đà vươn tới hiện đại, dầu vậy vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau nếu xuất phát từ các góc độ khác nhau và tiểu thuyết của chúng ta đã phản ánh xu thế đó (Thái Nguyễn Bạch Liên, 2003)

Phát hiện của bà Vương An Ức tuy không phải là mới mẻ mà vẫn theo nguyên lí phổ biến của tiểu thuyết và truyện ngắn nói

riêng và văn học nói chung đều bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những trải nghiệm, giải thích của những người cầm bút;nhưng có điều ở Trung Quốc vào những thập niên cuối thế kỉ XX đã xảy ra bao nhiêu biến động phi thường, tiêu biểu nhưmười năm loạn lạc trong Đại Cách mạng văn hoá, như hơn hai mươi năm cải cách, mở cửa phát triển và nay đang tiến tới xãhội tiểu khang với cuộc sống sung túc, dư dật, khá giả Những biến động ấy buộc mỗi thành viên của cộng đồng một tỉ ba dânTrung Quốc phải có sự thay đổi căn bản mới tương thích nổi với cuộc sống thời đại Đấy chính là ngọn nguồn bất tận cho vôvàn các trang viết giá trị của các văn nghệ sĩ

Theo Tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp trong “Một số vấn đề Trung Quốc thời kì mới” (2003) thì sự phát triển của truyện ngắn Trung Quốc

trong văn học thời kì mới chia làm bốn giai đoạn sau đây:

2.1 GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ

Giai đoạn này bắt đầu từ khi đập tan tập đoàn “bè lũ bốn tên” đến năm 1977, khi tác phẩm Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ ra

đời

Văn đàn sau khi đập tan tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh đã tồn tại hai loại tác phẩm văn học: Một loại là “phê phán bè

lũ bốn tên”, ca ngợi tác phẩm của thời đại các nhà văn cách mạng vô sản tiền bối Phần lớn loại tác phẩm này là hồi ức, tản văn

và thơ ca Một loại tác phẩm khác có thể gọi là “thay đầu đối mặt” gồm truyện ngắn và tiểu thuyết Những tác phẩm này chỉ làvứt bỏ cái vỏ bề ngoài văn học của “bè lũ bốn tên” nhưng linh hồn của nó vẫn là chủ đề và xung đột cũ, chưa có gì thực sự đổimới về hình thức và nội dung

Trang 17

2.3 GIAI ĐOẠN ĐIỀU CHỈNH TỪNG BUỚC

Đầu năm 1980 giới sáng tác kịch bản toạ đàm hội thảo, thảo luận, phê phán khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật không đúngđắn, đồng thời nêu ra vấn đề lí luận của “hiệu quả xã hội”, gây nên sự chú ý của văn đàn Rất nhiều nhà văn có ý thức lấy tácphẩm làm “hồ sơ xã hội”, làm tấm gương soi đối với tư tưởng sáng tác và phương pháp nghệ thuật nhằm mục đích nhìn lại,tổng kết, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội và điều kiện đời sống Do đó, “văn học vết thương” dần dần đi đến vị trí

“chi lưu” Một trào lưu mới của văn học mạnh mẽ đi lên, bắt đầu thay thế vị trí của “văn học vết thương” và trở thành trào lưuchính của truyện ngắn trong thời kì mới Đó là hàng loạt tác phẩm văn học lấy việc “miêu tả trước mắt” làm đề tài chính Bắt

đầu từ truyện ngắn Kiều Xưởng trưởng nhậm chức sáng tác năm 1979 Tiếp theo là các truyện ngắn ưu tú khác xuất hiện cũng được người đọc đón nhận nồng nhiệt như Trần Hoán Sinh lên thành phố… Nhà văn đem ánh mắt từ “mười năm động loạn” để

nhìn cuộc sống hiện đại, biểu hiện một cách sinh động, chân thực cuộc sống mới, con người mới và vấn đề mới của thời kì mớisau cuộc “Cách mạng văn hoá”

2.4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO MỚI

Một mặt, do nhiệm vụ trọng tâm của đất nước đã chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống nhân dân đã đivào quỹ đạo chính Mặt khác, do sự phát triển thay đổi không ngừng của chính bản thân văn học, vì vậy từ năm 1981 trở điphần lớn tác phẩm miêu tả những vấn đề lớn lao của xã hội theo kiểu “tính bộc phá” giống như các giai đoạn trước đã dần dầngiảm bớt Về đề tài, truyện ngắn đã hướng đến lĩnh vực rộng lớn của đời sống, hướng đến sự phát triển “phóng đại” của đờisống Về mặt thủ pháp biểu hiện, truyện ngắn hướng đến những sự phát triển ngày càng tăng của tính đa dạng hoá

Trang 18

Qua sự phát triển trong sáu năm, sáng tác truyện ngắn đã có được những thành tựu nổi bật.

Trước hết, truyện ngắn đã phát huy đầy đủ ưu thế thể tài của mình: một mặt phản ánh một cách kịp thời hiện thực đời sốngđang phát triển nhanh chóng về mọi mặt, phản ánh một số mảng cuộc sống có ý nghĩa của những năm tháng quá khứ; mặtkhác, phản ánh chủ lưu hiện thực đời sống của thời kì mới, đồng thời cũng miêu tả bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ,rộng rãi bao la đang diễn ra

Những tác phẩm phản ánh mâu thuẫn và những xung đột trong hiện thực đời sống hiện tại chiếm vị trí chủ lưu mà Lưu Tâm

Vũ, Trương Khiết… là những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kì mới ở thể loại văn học này Họ đi lên từ việc viết về đề tài

“cách mạng văn hoá” Tiếp theo là những tác phẩm hồi tưởng lịch sử, tổng kết các lời giáo huấn lịch sử bị coi là tác phẩm của

“văn học phản tư”…Tiếp theo là những truyện ngắn miêu tả cản trở trong quá trình “bốn hiện đại hoá” và cuộc tranh đấu khắcphục trở ngại của cái gọi là “văn học cải cách”, những truyện ngắn này từ nhiều góc độ khác nhau đã phản ảnh những biến đổi

to lớn ở nông thôn hiện tại

Ngoài một số “chủ lưu” này, về đề tài truyện ngắn đang hình thành mấy xu hướng phổ biến sau đây :

Viết về cuộc sống thời cũ, cuộc sống quê hương và cuộc sống của thời kì thiếu niên, nhi đồng với số lượng không ít Nhà vănUông Tăng Kỳ lấy tình cảm con người và phong thổ quê hương Cao Bưu, thuộc tỉnh Giang Tô, quê hương của ông làm đề tài

Truyện ngắn Ngày hôm qua còn lại của Phùng Ký Tài đều là những truyện ngắn tiêu biểu về đề tài này.

Một số nhà văn khác chú ý lựa chọn đề tài góc cạnh, từ bề mặt, bối cảnh, hình ảnh của cuộc sống để biểu hiện bề mặt của đờisống xã hội mà mình đang sống Hơn nữa, các nhà văn có suy nghĩ, quan sát và phát hiện nhiều vấn đề rất có ý nghĩa đối vớicuộc sống Thành công của Lưu Tâm Vũ không chỉ là ở chỗ tác giả phát hiện sự huỷ hoại của “mười năm động loạn” đối vớicon người theo kiểu “tiểu lưu manh” như trường hợp của Tống Bảo Kỳ nhưng quan trọng là ở chỗ tác giả đã chỉ ra sự độc hạicủa cuộc “cách mạng văn hoá” đối với trường hợp “tiêu chuẩn học sinh tốt” qua nhân vật Tạ Huệ Mẫn…

Truyện ngắn của thời kì mới đã sáng tạo nhiều hình tượng nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn, có chiều sâu, gây chú ý nhất cho mọingười là sự xuất hiện hình tượng người lao động có tâm hồn cao đẹp Nhân vật Thiên Cẩu, Hắc thị trong hai truyện ngắn cùngtên của Giả Bình Ao đã biểu hiện một cách điển hình đức tính tốt đẹp của người nông dân bình thường Trung Quốc

Trang 19

Truyện ngắn thời kì mới còn sáng tạo hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa phong phú và đa dạng Đó là một người yêu

nước và vươn lên với lí tưởng cao đẹp như Trần Cảo trong truyện Mắt đêm của Vương Mông; hay đó là nhân vật “chị”- đại

diện của những con người mang nặng vết thương lòng do ảnh hưởng của “bè lũ bốn tên”, đắm chìm trong những nỗi đau đếncháy lòng nhưng chị đã biến đau thương thành sức mạnh để dùng hết sức lực của tuổi trẻ xây dựng quê hương ngày càng giàuđẹp…

Ngoài ra truyện ngắn thời kì mới đã sáng tạo hình tượng các nhân vật nhỏ bé và con người bình thường trong cuộc sống đờithường: Chương Hào, một thanh niên thời hiện đại trong sự mê muội những cái giả tạo, ảo ảnh hay ông lão Vương Hữu Phúcvới sự lạc lõng và bất cập trong một cuộc sống “thời thượng” đến xa lạ chóng mặt…

Truyện ngắn của thời kì mới về mặt thể loại, phương pháp biểu hiện đã đạt được sự rộng rãi bao la và tự do phát triển Thể tài,cách thức và phương pháp biểu hiện của truyền thống (thông qua tình tiết, bối cảnh, chi tiết sáng tạo nhân vật) vẫn chiếm địa vịchủ yếu, đồng thời xuất hiện nhiều phương pháp biểu hiện phong phú, đa dạng hơn thể loại truyện ngắn thời kì trước đó

- Truyện ngắn theo thể tản văn hoá hoặc thể tản văn : Đó là truyện ngắn của Uông Tằng Kỳ, truyện ngắn sáng tạo mớicủa Vương Mông, một số truyện ngắn của Phùng Ký Tài…

- Truyện ngắn sáng tác theo tâm thái tiểu thuyết, chẳng hạn như truyện Thiên Cẩu và Hắc thị của Giả Bình Ao…

- Truyện ngắn theo thể hí kịch hài hước

- Truyện ngắn theo thể công văn

Tuy có nhiều ưu điểm và đổi mới nhưng sáng tác truyện ngắn thời kì này còn tồn tại một số biểu hiện sau đây :

Trước hết, đó là tình trạng bắt chước lẫn nhau Rất nhiều tác giả truyện ngắn không nhận thức được rằng việc sáng tạo ra cáimới trong văn học là đáng quí Vì vậy, hễ có một truyện ngắn mới hay xuất hiện là lập tức nhiều tác giả khác mô phỏng theo.Tình trạng này dẫn đến việc trùng lắp đề tài, công thức hoá và khái niệm hoá mà sáng tác văn học nên tránh

Mang tiếng là truyện ngắn mà nội dung thì không ngắn, đó là vấn đề khá phổ biến Viết về nhân vật nhất định là viết

“truyện”, viết về sự kiện chắc chắn là viết “sử” Theo đuổi cái gọi là “hoàn chỉnh”, “phong phú” và “sâu sắc” dẫn đến kết quả

Trang 20

là “truyện ngắn” mà không ngắn Một vấn đề khác cũng quan trọng đó là những năm gần đây sức mạnh tư tưởng của truyệnngắn đã giảm sút Có một số nhà văn tự cảm thấy cần phải né tránh phản ánh những vấn đề gay gắt của cuộc sống, theo đuổicái gọi là “xa lánh chính trị, càng xa càng tốt” và “câu chuyện không có năm tháng” Điều này làm cho sức mạnh tư tưởng củatruyện ngắn mềm yếu Nếu không kịp thời khắc phục thì truyện ngắn của thời kì mới không đạt được kết quả cao như mọingười mong đợi…

1 3 NHỮNG NỘI DUNG TIÊU BIỂU ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI TRUNG QUỐC

Thứ nhất, đó là lên án những “vết thương” do ảnh hưởng của “Bè lũ bốn tên”, đề cập đến hoàn cảnh giáo dục và những quan niệm mới về con người Tiểu biểu cho nội dung này là truyện Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ Truyện nói lên sự ảnh hưởng

dai dẳng của độc tố mà “Bè lũ bốn tên” đã gieo vào tâm trí của thế hệ trẻ làm họ suy nghĩ lệch lạc và thậm chí tha hoá, đồngthời truyện cũng đề cao trách nhiệm của nhà giáo dục trong việc cải tạo tâm hồn, thanh lọc trí óc cho lớp thanh niên lệch lạc ấy

bằng một trách nhiệm lớn lao và tấm lòng cao cả Hay đó là truyện Vết thương của Lưu Tân Hoa, truyện đã nêu bật lên sự ảnh

hưởng nặng nề và sự phân biệt nghiệt ngã mà con người đã chịu từ nọc độc do “Bè lũ bốn tên” để lại Họ không thể chối bỏquá khứ, bị cho là phản bội (dù là nhiệm vụ hay bị hiểu lầm đi chăng nữa) và phải chịu sự khinh rẻ, đề phòng của mọi người

Hay đó là truyện Bảo vệ anh đào của Cừu Sơn Sơn nói về tấm lòng hi sinh cho sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu,

quyết không để sự bất công, dốt nát ảnh hưởng đến thế hệ sau Hay đó là sự chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn nặngnghiệp văn chương, muốn hết lòng thực hiện lý tưởng nhưng những quan niệm lỗi thời đã kìm hãm không cho những khátvọng nghệ thuật bay cao bay xa Nhưng chung nhất vẫn là sự ý thức mạnh mẽ trách nhiệm của bản thân cùng lòng yêu nướcthiết tha, muốn dùng hết sức lực và tài năng phục vụ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Thứ hai, đó là những truyện viết về những mối quan hệ của xã hội, cộng đồng, vấn đề cải tạo những mối quan hệ ấy theo

chiều hướng tốt đẹp, làm ngời sáng tình người với nhau Đồng thời cũng nêu lên được những giá trị truyền thống tốt đẹp cần

phải được gìn giữ Những truyện Chim phóng sinh của Hoàng Mỹ Hoa, Lá thư tình của Cố Công, Kính của Giả Bình Ao là

những suy ngẫm, trăn trở về giá trị truyền thống ngày càng bị mai một trong xã hội ngày nay Sự phóng túng của lớn thanhniên, thói đạo đức giả tạo được che đậy đến nực cười hay sự lạc lõng của lớp người đi trước giữa cảnh xa hoa dị thường của lốisống hiện đại hoá điện cuồng đã làm cho người đọc phải gấp trang sách lại để suy gẫm Đó như những tiếng chuông cảnh tỉnh

con người hãy quay về cội nguồn để gìn giữ những giá trị tốt đẹp vốn có Những truyện như Đinh hương tháng Mười của Vương Tùng, Song cầm tế của Lương Hiểu Thanh, Lá phong của Vương Mông thì cũng những vấn đề trên nhưng các tác giả

Trang 21

đề cập đến có phần thẳng thiết và da diết hơn bằng những triết lí sâu sắc lay động lòng người, kết hợp với bút pháp tượng trưngđầy ý nghĩa biểu cảm Đề tài những người nông dân cũng được đề cập đến một cách chân thật và đầy ý nghĩa giáo dục, sự cảmphục cùng lòng yêu quí đã trở thành điểm nhấn cho những tác phẩm này Chúng ta như được hiểu thêm về đời sống cơ cực củanhững người nông dân, hơn thế nữa còn thấy được ở họ vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng Những truyện ngắn về người nông

dân của Giả Bình Ao là những truyện như thế Hắc Thị, Thiên Cẩu, Triền núi hẹp đều là những thiên truyện cảm động về

những người lao động thật thà, mộc mạc nhưng thanh cao thuần khiết Trên nền phong cảnh hùng vĩ của núi non hay bạt ngàncủa đồng lúa xanh mơn mởn, chân dung của những người lao động vẫn hiện lên sừng sừng và tỏa sáng nơi tâm hồn trong trẻo,cao đẹp, soi rọi cho những ước mơ cháy bỏng, khát vọng tự do, được là chính mình, sống bằng năng lực và tình yêu của bảnthân mình

Thứ ba là những truyện có nội dung phản ánh cuộc sống và sự khát khao tình cảm của con người thời hiện đại Đây là những

câu truyện nhẹ nhàng, trầm lắng và sâu sắc Những câu chuyện rất đỗi đời thường, xảy ra hằng ngày trong đời sống Đó là

truyện Nhà văn và thiếu nữ của Triệu Quảng Tồn, Chào em, Tiểu Mai của Vương Quân, San San và Sa Sa của Nhiêu Kiến Trung, Đoá hồng cuối cùng của Từ Tuệ Phấn – những câu chuyện tưởng chừng bình thường nhưng đó lại hiện thực của cuộc

sống mà hằng ngày chúng ta vô tình hay hữu ý đã bỏ quên mất Những cảm xúc bình thường nhất cũng tạo nên những vẻ đẹp

tự nhiên nhất Những câu chuyện trên như những bài tình ca êm đềm, thơ mộng tạo sự đồng cảm với người đọc Thêm vàomảng nội dung này còn có những câu truyện về những thân phận của tình yêu Họ yêu nhau thật lòng nhưng vì nhiều lý do, mà

áp đảo nhất là sự môn đăng hộ đối – sự phân biệt nghiệt ngã giữa giàu và nghèo làm cho tình yêu của họ thật buồn và đầy bi

kịch Tiêu biểu cho những mối tình ngang trái ấy là truyện Hai vé xem phim của Khuyết Danh, Chuông gió của Lưu Quốc

Phương Nếu ở trên là những bản tình ca sâu lắng, lãng mạn của những chuyện hằng ngày trong cuộc sống bộn bề này thì cácthiên truyện ở dưới như những khoảng lặng buồn của bản tình ca trắc trở phân li làm cho chúng ta không khỏi bồi hồi xúc

động Còn truyện Thời đại ảo của Ngô Huyền như một tiếng chuông gióng lên cảnh báo con người trong thời đại khoa học kỹ

thuật Khi mà máy móc dần thay thế con người thì sự ảo ảnh mộng mị của thế giới ảo sẽ làm con người ta xa rời cuộc sống,biến ta thành môn đồ sùng tín đến mê muội không tìm ra lối thoát Chính vì thế ngày nay tâm thế và phương châm sống củacon người đã phần nào bị “ảo hoá” Trong cuộc sống, con người không thể chỉ chạy theo ảo tưởng mà quên đi hiện thực, phải

biết chọn lọc những tác động để không bị sa vào thời đại ảo một cách mù quáng, tỉnh táo và ý thức là luôn luôn cần thiết và

con người càng ngày càng phải thận trọng với những phát minh của mình

Trên đây là những nội dung tiêu biểu của một số truyện ngắn đương đại Trung Quốc Tuy chưa có điều kiện tìm đọc thêm và vì

tư liệu quá đồ sộ nên chúng tôi chỉ đi vào một số truyện tiêu biểu Nhưng thiết nghĩ qua những thiên truyện này chúng ta phần

Trang 22

nào thấy được xã hội Trung Quốc đương thời về bối cảnh cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm của con người Trung Quốc hiệnnay.

Ở đây chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thể loại truyện ngắn Trung Quốc đương đại với sự chọn lọc một số truyện tiêu biểu Nếunhư tiểu thuyết là mảnh đất có khả năng bao trùm cả cuộc đời số phận nhân vật một cách chi tiết tỉ mỉ nhất thì với đặc trưngthể loại – truyện ngắn chỉ là những lát cắt cuộc đời nhân vật, những khoảnh khắc của tâm hồn trước hiện thực nên dung lượngngắn gọn, hạn chế Cho nên, cái “hồn” của truyện ngắn hay sự bộc lộ tư tưởng của tác giả trước các hiện thực của cuộc sốngđược thể hiện chủ yếu qua các nhân vật Vì thế cách xây dựng hình tượng nhân vật để bộc lộ được cái nhìn của tác giả cũngnhư đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội đi liền với sự thành công của tác phẩm truyện ngắn Với một sự phản ánh hiện thựcmột cách kịp thời mà súc tích thì các hình tượng nhân vật trong các truyện ngắn Trung Quốc đương đại cũng rất đặc sắc, đâycũng là đề tài mà chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu qua các hình tượng nhân vật cụ thể Đó là hình tượng nhân vật trí thức, hìnhtượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác

LƯỢC ĐỒ TÁC PHẨM VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3

TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG

MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

Trang 23

hiện thực và tích cực tìm hướng cải tạo, khắc phục Có thể thấy được những nhà giáo dục chân chính, hết lòng yêu nghề mến

trẻ đó qua nhân vật thầy Trương Tuấn Thạch trong truyện Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ Thầy toả sáng trong tác phẩm với

tấm lòng cao đẹp, tất cả vì học sinh thân yêu và thầy cũng gây dựng nên niềm tin giáo dục, cải tạo con người thành công dântốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp Độc tố do ảnh hưởng của “bè lũ bốn tên” gây ra đã còn di chứng dai dẳng đến cảnhững thanh niên vốn là những mầm xanh của tương lai đất nước, đó là Tống Bảo Kì bị tha hoá đến côn đồ buông thả, hay đó

là Từ Huệ Mẫn nghiêm chỉnh, công tư phân minh đến mức cứng nhắc lệch lạc … Những “vết thương” nặng nề đó làm thầyTrương Tuấn Thạch vô cùng đau xót và hận bọn “Bè lũ bốn tên” biết bao nhiêu! Câu chuyện thật cảm động và đầy tình ngườitoát ra từ trái tim giàu yêu thương và sự ý thức nghề nghiệp một cách sâu sắc Hậu quả mà “Đại Cách mạng văn hoá” để lạithật là khủng khiếp, những ngừơi trẻ tuổi tương lai đã bị nhiễm độc khá nặng, nhưng nếu chung tay cải tạo họ bằng cả tấm lòngthì niềm tin chiến thắng của thầy Trương Tuấn Thạch là điều có thể hoàn toàn thành hiện thực Sức mạnh của con người đến từtrái tim nhân ái và cả lòng yêu tổ quốc thiết tha:

Anh thấy, anh yêu tổ quốc của chúng ta hơn bao giờ hết, nghĩ đến tương lai, tương lai rực rỡ của nó, nghĩ đến khi kết thúc thế

kỉ này và bắt đầu thế kỉ sau, cảnh giới mê người của qui mô “bốn hiện đại hoá”, anh nảy sinh một tình cảm mãnh liệt không cho phép bất cứ ai bóp chẹt tương lai của tổ quốc! Anh nghĩ đến chức trách của ḿnh – người giáo viên nhân dân, chủ nhiệm lớp, cái anh gây trồng không chỉ là một số học sinh, một số bông hoa, đó rõ ràng là tương lai của tổ quốc, đó chính là tương lai làm cho dân tộc Trung Hoa trên mảnh đất 960 vạn kílômét vuông này tiếp tục cường thịnh, phát triển, sừng sững đứng giữa rừng dân tộc thế giới Anh cảm thấy hơnlúc nào hết anh càng hận thù sâu sắc sự bán nước hại nòi của “Bè lũ bốn tên” họa nước ương dân này Không chỉ thấy nguy hại hữu hình về kinh tế quốc dân “bè lũ bốn tên” gây nên mà còn thấy sự ô uế

vô hình mà chúng gieo rắc lên ức vạn linh hồn nhân dân; không chỉ chú ý đến “Bè lũ bốn tên” gây nạn ra một loạt những xấu

xa kiểu Trương Thiết Sinh “đầu mọc sừng, thân đâm gai”, mà còn chú ý đến bao nhiêu “hình trạng không bình thường” như Tống Bảo Kì! Hơn nữa thậm chí trên người những đứa trẻ bản chất thuần hậu như Tạ Huệ Mẫn đều có dấu ấn đen của chính sách ngu dân tàn khốc của “Bè lũ bốn tên” chụp lên! “Bè lũ bốn tên” không chỉ chà đạp lên hiện tại của dân tộc Trung Hoa,

mà chúng còn giết hại tương lai của dân tộc Trung Hoa Càng hận thù với cái xấu xa càng tăng thêm tình yêu với nhân dân; càng yêu nhân dân lại càng thêm hận thù với cái xấu xa Khi yêu và ghét cùng đan xen, con người càng thêm dũng khí để đấu tranh vì chân lí và sẽ có sức mạnh vô song không sợ hi sinh để dành thắng lợi

Những lời tự nhủ của thầy Trương Tuấn Thạch cũng là thông điệp mà tác giả Lưu Tâm Vũ muốn gửi gắm đến người đọc hôm

nay Tác phẩm đã thể hiện được tiếng nói tố cáo đanh thép về hậu quả do “Bè lũ bốn tên” gây ra và cả lời kêu gọi trách nhiệmhành động ở những nhà giáo dục nói riêng và mọi người dân Trung Hoa nói chung Lưu Tâm Vũ đã bắn một phát súng lệnh

Trang 24

thức tỉnh mọi người đồng thời đó cũng là tiếng lòng da diết “Hãy cứu lấy những đứa trẻ đang bị “Bè lũ bốn tên” hủy hoại cảtương lai”.

Cảm nghĩ cũng như phương châm hành động vì mục đích cao cả là cải tạo – đào tạo những con người mới xây dựng đất nướcđẹp giàu của thầy Trương Tuấn Thạch thật đáng quí và cao đẹp biết bao, đó như tấm gương sáng tu dưỡng đạo đức và hết lòng

vì sự nghiệp trồng người mà mỗi người trong chúng ta phải ghi nhớ và phải thực hiện ở cả hiện tại và tương lai:

Hiện nay, chúng ta không chỉ tăng cường công tác dạy trên lớp để học sinh nắm vững được tri thức văn hoá khoa học, đạt được sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể; không chỉ cần tiếp tục công việc hướng dẫn chúng học công nông nghiệp, kết hợp

lý luận với thực tiễn mà hơn nữa còn hướng dẫn chúng chú ý đến thế giới rộng lớn, khiến chúng nảy sinh hứng thú đối với toàn bộ văn minh loài người, có năng lực phân tích tốt, từ đó hình thành lớp người có sức mạnh kế tiếp Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cùng thầy Trương Tuấn Thạch, chúng ta có quyền tin tưởng vào con đường phía trước nhất định thắng lợi, những con người

có tâm hồn đẹp sẽ làm nên một tương lai đẹp: “Lúc này, gió xuân mang theo hương hoa tỏa ngát, sao trời nhấp nhánh vui cười như khẳng định và khuyến khích cách nghĩ tốt đẹp của thầy Trương Tuấn Thạch”.

Truyện Bảo vệ Anh đào của Cừu Sơn Sơn thì đặt hoàn cảnh giáo dục ở một phương diện khác Sự giáo dục phải đấu tranh và

phủ định dốt nát, sự vô lí của những con người lạc hậu nghèo nàn Những người dân làng thất học thiếu hiểu biết đã hành động

vô lí, ngang nhiên hái trộm những quả anh đào ở trường tiểu học Dù biết chuyện nhưng vì phần lớn họ là cha mẹ học sinh nênthầy hiệu trưởng già đành nhắm mắt bỏ qua không muốn ảnh hưởng đến hoạt động của trường và cả danh hiệu lao động tiêntiến ngành giáo dục của ông nữa Nhưng mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi ông hiệu trưởng già về hưu và một cô hiệutrưởng trẻ được điều về thay thế Bằng sự nhiệt thành của tuổi trẻ, cô muốn cải cách toàn bộ nền nếp trường, trong đó có việcbảo vệ những quả anh đào ngon ngọt để làm quà phấn đấu cho học sinh của mình Nhưng đó chỉ là mơ hão khi mà hằng năm

cứ đến mùa là anh đào lại bị hái trộm Cô hiệu trưởng trẻ vô cùng bất bình đã cho xây tường cao để bảo vệ, nhưng vẫn vô hiệu,dân làng vẫn trèo vào hái trộm tan tành Thậm chí vô lí hơn, họ còn đến trường ăn vạ khi một người vì trèo tường hái trộm mà

té gãy chân Hoạt động của trường bị đảo lộn và cô hiệu trưởng trẻ rất đỗi thất vọng chán chường Cuối cùng cô bị áp lực sốđông và không ai giúp cô giành công bằng cả, tuy các lực lượng lãnh đạo như đồn trưởng đồn công an hay vị hiệu trưởng giàdày dặn kinh nghiệm đều thấu hiểu lí lẽ nhưng các vị này đều khuyên cô nên nhân nhượng vì cái trường này, vì học sinh của

cô Trong buổi tiệc rượu “tạ lỗi” với dân làng do trường xuất tiền chiêu đãi, cô hiệu trưởng trẻ suy nghĩ mọi chuyện và uống

Trang 25

rượu đến say khướt mà mắt thì đầm đìa nước Trong lúc mất định hướng cô đã tìm một chiếc rìu sắc và đến dưới các gốc anhđào điên cuồng hạ từng cây… Nhưng có một kết cục khác, đó là khi cô hiệu trưởng trẻ đến dưới những gốc anh đào với cây rìusắc thì những học sinh của cô đến đó nắm tay nhau kết thành hàng rào quanh gốc cây và quyết tâm bảo vệ những cây anh đào

đó, chúng hứa với cô sẽ thu hoạch được những quả anh đào vào năm sau với một quyết tâm mạnh mẽ và chân thành nhất Côhiệu trưởng đứng sững người và sau đó quăng rìu ôm lấy chúng… Đây mới là kết cục đúng đắn vì sau đó trước cổng trường đãtreo một tấm biển to: “ Trường tiểu học Anh đào” Tại sao chúng ta lại không tin tưởng kết cục này, tác giả Cừu Sơn Sơn qua

nhân vật “tôi” thì bảo rằng: “Dù thế nào thì tôi vẫn tin bởi người nói kết cục đó là một giáo viên Tôi nghĩ cô còn hiểu lũ trẻ hơn cả tôi” Tình thầy trò thật cảm động! Cô hiệu trưởng trẻ giờ đây chắc đang nở những nụ cười thật tươi đầy kiêu hãnh bên

cạnh lũ học trò đang vây quanh với những cặp mắt tròn xoe dễ thương cũng đang nhìn cô cười Thầy trò cô đang kể lại câuchuyện trên cho tác giả nghe đầy hứng khởi và tự tin

Nhân vật cô hiệu trưởng trẻ tuy không rõ tên tuổi nhưng cô đại diện cho những nhà giáo dục đầy nhiệt huyết trên cuộc đời này

Cô hành động vì lòng yêu nghề, yêu người sâu sắc Tình thầy trò thiêng liêng đã giúp cô vượt qua tất cả với những con tim bao

la tình yêu thương đã cùng chung một nhịp thương yêu Tình cảm đó sẽ xua tan mọi nghi ngờ, thậm chí có thể khắc phục đượcnhững khó khăn để tỏa sáng trong môi trường sư phạm Lòng yêu nghề, yêu người cùng đức tin bền vững sẽ giúp người giáoviên tạo dựng được những giá trị tâm hồn cao quí và ươm mầm những thế hệ tương lai trưởng thành lành mạnh Sự nghiệpgiáo dục, sự nghiệp “trồng người” cao quí vì lẽ đó Được giáo dục toàn diện con người sẽ phát triển đầy đủ cả thể chất lẫn tinhthần và sẽ trở thành người hữu ích cho xã hội Cũng như những học sinh ở trường tiểu học Anh đào với lòng đoàn kết quyếttâm, yêu quí thầy cô nhất định sẽ trở thành những công dân có ích, là lực lượng mới xây dựng xã hội hôm nay Đó là dấu hiệuđáng mừng, hoàn toàn trái ngược với cho mẹ chúng – những người dân quê dốt nát, cố chấp không học hành nên chẳng biếtnói gì đến lẽ phải cả Qua đó ta thấy được sự tin tưởng của tác giả đối với sự nghiệp giáo dục, cả lòng yêu mến kính phụcnhững người làm sự nghiệp “trồng người”cùng trái tim đẹp đẽ thanh cao của họ Tác giả Cừu Sơn Sơn cũng đã lên tiếng phêphán những kẻ quê mùa dốt đặc cán mai, không biết cầu thị, không được học hành đến nơi đến chốn và đã trở nên ngang tàng

vô lí Cuối cùng, tác giả khẳng định một lần nữa tấm lòng yêu nghề, hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu mà không hề màng giannan thử thách chắc chắn sẽ chiến thắng Những nhà giáo dục chân chính nói chung và cô hiệu trưởng trẻ nói riêng sẽ đào tạođược những thế hệ mai sau ưu tú để phục vụ đất nước, đồng thời tạo ra những giá trị tinh thần tốt đẹp đẩy lùi sự ngu dốt, umê… Tác giả tin thế và chúng ta cũng có quyền tin chắc chắn là như thế!

Hình tượng nhân vật trí thức là nhà giáo dục với nhân cách cao đẹp và lòng yêu thương con người qua tìm hiểu trên chúng ta

có thể nhận thấy họ được các tác giả xây dựng rất thành công và có sức cảm động sâu sắc đối với độc giả Hình tượng nhân vật

Trang 26

trí thức đều là những con người có thật ngoài cuộc sống nên rất hiện thực, họ đều có tấm lòng yêu thương con người dào dạt,hết lòng yêu quí quê hương đất nước của mình Hình tượng nhân vật trí thức là nhà giáo dục vì thế mang ý nghĩa nhân văn cao

cả và có sức lay động tâm hồn độc giả một cách sâu rộng

1.2 VĂN NGHỆ SĨ VỚI TẤM LÒNG TRÂN TRỌNG CÁI ĐẸP VÀ HI SINH VÌ NGHỆ THUẬT

Hình tượng nhân vật là văn nghệ sĩ cũng chiếm vị trí không ít trong các thiên truyện ngắn Trung Quốc đương đại Là nhữngngười có tâm hồn đa sầu đa cảm, họ cũng rất dễ bắt nhịp được với những diễn biến đổi thay của cuộc sống và trang trải lòngmình một cách tha thiết nhất Hình tượng nhân vật nhà giáo dục thì thiên về xu hướng hành động, nhưng hình tượng nhân vậtvăn nghệ sĩ thì thiên về chiêm nghiệm để rút ra ý nghĩa từ bản chất cuộc sống bằng một tâm hồn thơ mộng nhưng cũng đầy

khắc khoải Tiêu biểu cho hình tượng nhân vật văn nghệ sĩ là truyện Song cầm tế của Lương Hiểu Thanh, hình tượng được

xây dựng trong tác phẩm là những người nghệ sĩ violon tài ba xuất chúng hết lòng hi sinh cho nghệ thuật nhưng cuối cùng lạirơi vào bi kịch thảm thương Người ta thường nói sâu độc nhất là lòng người, sự ganh ghét đố kị và không chân chính của lòngngười sẽ đẩy con người vào vực thẳm không lối thoát mà thôi Hãy sống cho ra sống, sống bằng trái tim dào dạt tình người vàhãy dùng nó cứu lấy cái đẹp, cứu lấy nghệ thuật

Câu chuyện của Lương Hiểu Thanh quả không hổ là bản tuyên ngôn nghệ thuật hiện đại Truyện kể về hai cây đàn violon hàngđầu với âm chất tốt như nhau được tạo ra từ bàn tay của người con trai một bậc thầy làm đàn Anh làm chúng từ hai cây gỗ tốtnhất do chính tay cha mình nâng niu chăm chút và đó cũng là di nguyện của ông để lại cho anh trước khi qua đời Anh con traigửi hai cây đàn ở cửa hàng để tìm người tri âm và sẽ biếu tặng cho họ nếu họ thật sự biết được giá trị ngang nhau của chúng

mà không hề có một sự so sánh nào Và anh đã toại nguyện trao tặng hai cây violon quí giá cho hai người nhạc sĩ tri âm vì họkhông hề cũng không muốn có một sự so sánh nào giữa hai cây đàn tuyệt hảo đó Họ cùng hợp tấu trong bất kể trường hợp nào

và bất kể ở đâu, tiếng tăm của họ bay khắp mọi nơi Người ta ca tụng họ, tâng bốc họ, “nhưng tâm lí người đời có chút quái lạ, hơn nữa, lại dễ dàng đổi thay Lòng người thích sự chia lìa, có lúc lại cầu mong sự dịu dàng”, và mọi người bắt đầu so sánh tài năng giữa họ một cách nghiệt ngã để xem ai phong độ hơn, “khi lòng người đã phát hiện ra cái đẹp không toàn vẹn, thật ra cũng dễ chịu như khi ca ngợi cái đẹp ban đầu”, và lòng người xôn xao tranh chấp, báo giới rộn ràng dư luận… Hai người nghệ

sĩ đã cũng không thể hợp tấu nữa và họ cũng không thể không chia tách mỗi người một hướng Nhưng sự so sánh ác nghiệt vẫnbám riết lấy họ mà sự thị phi của dư luận là phương tiện thực hiện hữu hiệu nhất Sự chia lìa của họ làm hai cây violon cũngphân li, tưởng chừng như chúng vô tri nhưng chúng cũng buồn thương và nhớ nhau khôn xiết Hai người nghệ sĩ đáng thương

Trang 27

cũng dần dần trở nên ích kỉ, ghen ghét lẫn nhau Cuối cùng thật bi thảm, hai người họ – một người thì hụt hẫng tột độ đến nỗi

nhảy lầu tự tử, một người thì bị bệnh tâm thần, miệng cứ lẩm bẩm một câu đến tội nghiệp “Vì sao? Vì sao?”.

Anh con trai người thợ đàn tìm lại được hai cây violon của mình đã mục nát và làm nhà cho lũ chuột nơi nhà kho của một cửatiệm nọ Anh chực trào nước mắt trong dòng hoài niệm và đau lòng vì đã không thực hiện được trọn vẹn di nguyện của người

cha đáng kính, ông những mong tạo ra hai cây đàn tốt như nhau để giáo dục một bài học quí cho con người: “Trên đời này cái đẹp của các vật khác nhau là giống nhau Tại sao lại phải so sánh cái đẹp với cái đẹp Đó là sự hẹp hòi của lòng người mà dẫn tới sự ngu dốt!” Đám trẻ bên đường ngân nga câu hát như một lần nữa xoáy vào lòng anh và cũng là xoáy vào lòng người đọc: “Trên đời chỉ có mẹ thương con, con không mẹ như…” Sẽ ra sao nếu trên đời thật sự “chỉ có” mẹ thương con, lúc ấy tình

người, sự hòa hợp của lòng người sẽ ra sao và hơn nữa là về mặt nghệ thuật: sự trân trọng và tôn vinh cái đẹp mà không hề vàkhông thể có sự so sánh tính toan lại được dự báo mong manh đến thế sao? Bằng bút pháp tượng trưng, Lương Hiểu Thanh đãlàm cho tác phẩm giàu hình ảnh và ý nghĩa Qua hình tượng nhân vật văn nghệ sĩ là hai người nghệ sĩ violon, ta thấy được cảmột niềm trăn trở và sự suy nghĩ về cái đẹp trong nghệ thuật, một khi cái đẹp ấy được phản chiếu qua lăng kính của lòng dạcon người thì mức độ trong trẻo của lăng kính ấy phải như thế nào là điều mà con người phải điều chỉnh cũng như phải ý thứcđược để hào quang tỏa ra từ cái đẹp sẽ mãi trường tồn, đấy mới là điều quan trọng

Truyện Mắt đêm của Vương Mông lại xây dựng hình tượng nhân vật là nhà văn đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy trăn trở trước

thực trạng xã hội thực dụng, hỗn độn đến xô bồ do hệ quả của nền kinh tế thị trường Đó là Trần Cảo, một nhà văn hăng háisáng tác, nhưng do một số sáng tác trước kia lúc anh còn trẻ đã bị người ta xem là quá đáng nên anh phải chịu lưu đày nơi thôn

dã hẻo lánh suốt hai mươi năm Nay anh trở lại phố thị thì đã có quá nhiều đổi khác, muốn tìm gặp người cần gặp để giúp sữachửa nông cụ cho thôn quê hiện giờ của mình thì anh lại vô cùng thất vọng chán chường trước hành động đòi tiền đúc lót trắngtrợn đến vô tâm của kẻ có quyền Con người nghệ sĩ đầy tình cảm trong anh cảm thấy lạc loài, chơi vơi giữa lòng đô thị, nơi

mà những con người “văn minh” miệng thì sáo rỗng “dân chủ” mà lại không hiểu rõ dân chủ là người dân phải thật sự được

những cái gì Goethe đã nói mọi lí thuyết thì xám xịt còn cây đời mãi mãi xanh tươi, cho nên đối với Trần Cảo, anh chỉ có một

liên hệ đơn giản mà thấm thía:

…Dân chủ và đùi cừu ướp không mâu thuẫn với nhau đâu Không có dân chủ thì thịt cừu đưa đến mồm cũng bị người ta cướp mất Nhưng nếu không giúp người dân ở thị trấn hẻo lánh có thật nhiều thịt cừu ngon thì dân chủ chỉ là những lời trống rỗng

xa hoa.

Trang 28

Anh nghĩ rằng những lời lẽ bác học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có hành động thiết thực đáp ứng nhu cầu và cải thiện đời

sống cho nhân dân lao động Chính vì vậy, Trần Cảo tự nhận xét về mình: “một người cứ chú ý quá nhiều đến thịt cừu thì kĩ xảo viết truyện sẽ kém sắc sảo, nhưng hiểu được tính cấp thiết của thịt cừu là một tiến bộ to lớn, là một thu hoạch lớn”.

Mắt đêm là câu chuyện mang tính chất “dòng ý thức” miên man dàn trải, và cũng chính vì vậy đã mang lại một sự băn khoăn

dai dứt triền miên cho người đọc khi nhập vào dòng suy tư của nhân vật để cùng trăn trở, cùng suy ngẫm Nhân vật Trần Cảo

là một người sống vì lí tưởng, anh viết văn để cống hiến hết mình, bằng cả lòng tâm huyết mà phải chịu nhiều lận dận Vùngquê yên ả thanh bình đã làm phẳng lặng tâm hồn và xoa dịu vết thương lòng của Trần Cảo, nhưng khi anh trở về với thành phốrực rỡ ánh đèn thì mọi sự đều xa lạc hẳn, anh không còn (hay không thể) hiểu nổi lòng người, hiểu nổi cuộc đời Con người tasống với nhau lại hời hợt và thực dụng đến thế sao? Đồng tiền lại có sức mạnh ghê gớm đến thế sao? Mọi người mãi chạy theo

xu hướng hiện đại xa hoa mà bỏ quên những giá trị truyền thống tốt đẹp hay sao?… Tất cả đã làm cho Trần Cảo phải suy nghĩ

ưu tư và có gì đó thật sự chán nản “Hai mươi năm long đong, hai mươi năm cải tạo đã dạy cho Trần Cảo bao điều quí báu, nhưng đồng thời cũng làm mất đi những cái đáng ra không nên mất”, anh đã gần gũi với những người dân lao động giúp anh

hiểu họ và yêu mến họ, mong ước làm giàu có đời sống tinh thần và cải thiện đời sống vật chất của họ, kêu gọi mọi người nhất

là tầng lớp thanh niên chung tay thực hiện thật tốt mục tiêu ấy bằng cả lòng nhiệt huyết và cả lòng tin tưởng Nhưng hai mươinăm cải tạo cũng cho anh thấy rõ sự ích kỉ nhỏ nhen của những con người hám lợi, vì tiền mà quên đi tình nghĩa Dù sao, với

tấm lòng yêu đời yêu người, với một trái tim dạt dào yêu thương chân thành Trần Cảo vẫn “yêu ánh đèn, yêu những người thợ

đi làm ca đêm, yêu dân chủ, yêu tiền thưởng và đùi cừu ướp…”.Câu chuyện khá buồn qua tâm trạng của nhân vật Trần Cảo.

Nhưng đồng thời qua nhân vật tác giả cũng nêu lên lòng tin trong không khí lạc quan cuối tác phẩm Qua câu chuyện, chúng tanhư nhận được một thông điệp tha thiết: hãy sống có ích và phải biết giữ gìn “thiên lương” tốt đẹp, chấp cánh cho những ước

mơ khát vọng bay cao bay xa trên bầu trời nghệ thuật bằng một trái tim đồng cảm, dám dấn thân hành động và hơn hết là phảiđầy lòng yêu thương, tin tưởng vào con người

Cũng là truyện xây dựng bởi hình tượng trí thức là nhà văn, nhưng ở truyện Nhà văn và thiếu nữ của Triệu Quảng Tồn thì nhẹ

nhàng hơn, mang đậm tính lãng mạn nhưng rất đời thường Nhà văn là người tìm tòi phát hiện ra cái đẹp trong cuộc sống thìchính họ cũng phải là người giữ gìn, tôn vinh cả cái đẹp trong tâm hồn Truyện kể về chuyện tình lãng mạn của một nhà văn ởtận trên phương Bắc và một thiếu nữ mãi dưới Giang Nam, tuy cách xa nhau ở hai đầu đất nước, chỉ trao đổi qua thư từ nhưngchất chứa trong đó là cả một tình yêu nồng nhiệt Hơn một lần họ cùng muốn được gặp tận mặt nhau nhưng đều không dám dù

cả hai đều đang đứng trước cửa nhà nhau, nhưng tuyệt nhiên không có một tiếng gõ cửa nào vang lên Cuối cùng, họ chọn giải

pháp “cảm thấy không gặp vẫn hơn”, vẫn giữ trong lòng một tình yêu thắm thiết nên họ không muốn phá tan cái ranh giới

Trang 29

giữa tưởng tượng và thực tế theo nghĩa tích cực, yêu nhau chân thành qua con tim chứ không vì vẻ đẹp bề ngoài, cái đẹp trongtâm hồn mới đáng trân trọng chứ nét đẹp bên ngoài rốt cuộc chỉ là phù phiếm mà thôi, đó cũng là điều làm nên một tình yêubền vững.

“Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” (Dostoievky) đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn người Nga được mọi người tâm đắc Hình

tượng nhân vật trí thức trong các truyện ngắn đương đại Trung Quốc đã phần nào một lần nữa chứng minh hùng hồn cho câunói ấy Họ luôn khát khao tìm tòi cái đẹp phục vụ nghệ thuật và thanh lọc tâm hồn con người, cái đẹp của tình người của sựyêu thương lẫn nhau Dù là hình tượng nhân vật nhà giáo dục hay hình tượng nhân vật văn nghệ sĩ thì tất cả họ đều có lòng tinvào cái đẹp do chính con người tạo ra để cải tại thế giới và dĩ nhiên phải xuất phát từ cái đẹp bên trong thì con người mới có ýthức bải vệ cái đẹp tự nhiên bên ngoài Nhạy cảm với hơi thở cuộc sống cùng đức tin vào cái đẹp sẽ cứu rỗi con người thìnhững người trí thức ấy sẽ nhiệt tình dấn thân hành động và tạo được niềm tin mạnh mẽ ở sức mạnh con người, ở tình yêu

thương con người Thế thì ở đây chúng ta cũng có thể nói rằng: tình yêu thương sẽ cứu rỗi con người trên thế giới này.

2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NÔNG DÂN

2.1 NGƯỜI NÔNG DÂN CHÂN CHẤT THẬT THÀ, CÓ TẤM LÒNG

CAO ĐẸP

Nếu như hình tượng nhân vật trí thức trong các truyện ngắn lấy bối cảnh ở chốn thành thị, nơi trung tâm để hoạt động vì tínhchất nghề nghiệp hướng về đại chúng, thì hình tượng nông dân lại lấy bối cảnh ở chốn thôn dã hẻo lánh yên bình vì tính chấtnghề nghiệp của họ vốn là làm đồng áng mưu sinh Sau luỹ tre làng và những vạt lúa mơn mởn đung đưa hay giữa những sườn

núi cỏ cây bạt ngàn, những người nông dân chân lấm tay bùn, mộc mạc giản dị đang sinh sống một cách thanh thản Thiên Cẩu của Giả Bình Ao đã xây dựng thành công và chân thật những hình tượng nhân vật như thế Nhưng trong cái yên ả của

làng quê heo hút ấy cũng có biết bao thăng trầm của cuộc đời mà người nông dân nhiều khi phải mạnh mẽ về ý chí và cao đẹp

về tinh thần mới vượt qua được và tiếp tục lao động tiến tới tương lai Thiên Cẩu là hình tượng nông dân tiêu biểu cho ý chí vànét đẹp tinh thần ấy

Thiên Cẩu là một nông dân khoẻ mạnh chân chất, hiền lành và có ý chí cầu tiến Tuy phần nào còn thiếu hiểu biết nhưng anh

đã sống và lao động bằng cả sự nhiệt huyết, bằng cả trái tim chân thành, chí tình chí nghĩa Cái tên Thiên Cẩu cũng gắn với quá

Trang 30

khứ phần nào lạ lùng của anh Ba mươi sáu năm về trước, một người đàn ông ở thành này phải đi trốn bắt phu Đúng vào đêmmười hai tháng chín – đêm nguyệt thực “thiên cẩu nuốt trăng”, những người đàn bà trong thành theo tập tục đem gậy cán mì rasông khuấy nước, ca hát cho mãi đến khi trăng sáng lại để phá bỏ điềm gở là nếu “thiên cẩu nuốt trăng” thì những người xaquê sẽ gặp điều bất hạnh Vợ người trốn phu cũng ra theo nhưng vừa đến bờ sông thì đau bụng dữ dội, đẻ đứa trẻ ngay trên bãicát Đứa trẻ ấy là Thiên Cẩu bây giờ.

Lớn lên một chút anh mồ côi cả cha lẫn mẹ nên phải tự mình làm lụng nuôi thân Anh làm đủ mọi việc mà người ta cần mộtcách rất chăm chỉ và siêng năng lại tốt bụng giúp đỡ mọi người nên ai cũng quí mến Trong thành lúc bấy giờ có bác thợ đàogiếng tên Lý Chính nổi tiếng thạo nghề nhưng cũng là người khó tính và keo kiệt vào bậc nhất Ông ăn nên làm ra từ nghề giatruyền của mình và không chịu nhận ai làm học trò cả Cuối cùng Lý Chính mới chọn Thiên Cẩu học việc với mình Thiên Cẩumột lòng theo thầy làm ăn, anh luôn là người phải gánh phần công việc nặng nhất trong khi Lý Chính thì nhẩn nha hưởng thụ,nhưng anh tuyệt nhiên không có một lời than vãn mà vẫn siêng năng làm việc Thấy Thiên Cẩu ngày càng thạo việc, Lý Chính

lo sợ anh sẽ giành đất làm ăn của mình nên đuổi Thiên Cẩu không cho anh theo học nữa Thiên Cẩu buồn lắm nhưng vẫn ra đitìm kế khác sinh nhai

Trái ngược với Lý Chính, vợ ông là một người vừa đẹp người lại đẹp nết, phúc hậu và đoan trang Vợ Lý Chính rất mến tìnhtình của Thiên Cẩu nên đối xử với anh rất tốt, bà là người đã đem lại cho Thiên Cẩu tình thương ấm áp trìu mến mà từ sau khicha mẹ qua đời anh chưa từng được cảm nhận Thiên Cẩu coi bà như nữ Bồ Tát trong lòng mình, hết lòng giúp đỡ bà và giađình không nệ chi gian lao Con của Lý Chính là Ngũ Hưng rất nghịch ngợm nhưng cũng rất quí chú Thiên Cẩu vui tính củamình

Thiên Cẩu nghe theo lời khuyên của vợ thầy ra thành phố tìm việc làm ăn Trải qua bao gian khó, thử thách nơi phố thị anh đãtìm được cách kiếm tiền kha khá: đó là bán búi rửa chén làm từ rễ cỏ hoàng mạch Giờ đây, cuộc sống của Thiên Cẩu có phầnthoải mái hơn nhưng anh vẫn tất bật với công việc Anh vẫn không quên ơn nghĩa của người thầy Lý Chính, nên rảnh cứ ba,bốn ngày là lại qua nhà thầy thăm hỏi và giúp đỡ khi cần thiết Lý Chính giờ đây thấy Thiên Cẩu khá giả nên cũng tay bắt mặtmừng

Nhưng càng ngày, Lý Chính càng tỏ ra là một người độc đoán và keo kiệt Ông bắt Ngũ Hưng phải nghỉ học làm việc giúp đỡgia đình, vợ ông lên tiếng khuyên can thì bị ông mắng chửi đủ điều Vì vậy, vợ Lý Chính tìm đến Thiên Cẩu nhờ anh khuyêngiúp thầy nhưng chẳng ăn thua gì Thiên Cẩu tuy buồn nhưng vẫn lặng lẽ giúp gia đình thầy khi thầy nhờ vả và luôn lo lắng, an

Trang 31

ủi mẹ con Ngũ Hưng Một hôm, khi đang cắt cỏ hoàng mạch trên sườn núi, Thiên Cẩu thấy vợ Lý Chính chạy lên báo tin dữ:Khi Lý Chính đang đào giếng thì giếng sập, Lý Chính bị đá đè lên người hiện giờ đang nguy cấp Thiên Cẩu chạy như bay vềthành Anh nhảy xuống giếng ra sức cứu thầy, khó khăn lắm mới lôi thầy lên được, toàn thân thầy đầy máu Qua mấy ngàyđêm cấp cứu, tuy cứu sống được nhưng thầy anh đã bị liệt nửa người từ thắt lưng trở xuống và từ đó trở thành người tàn phếphải nằm liệt trên giường Gia đình Lý Chính từ đó suy sụp và lụn bại Vợ Lý Chính phải làm việc và lo toan cho chồng và cho

cả gia đình đến hao mòn cả thân xác, suy sụp về tinh thần Thiên Cẩu thì trước sau vẫn một lòng dốc tiền dốc sức hi sinh cảhạnh phúc của mình để lo cho gia đình thầy Vợ thầy hết lời cảm kích và biết ơn nhưng vẫn khuyên anh đừng chỉ lo cho giađình bà mà hi sinh hạnh phúc của chính mình Thiên Cẩu không nghe một mực đòi giúp đỡ chu toàn cho thầy và gia đình Anh

bỏ ra về sau khi đã nói rõ lòng mình Vợ thầy nước mắt lưng tròng nhìn theo

Về phần Lý Chính, từ khi bị tai nạn tính tình ông thay đổi hẳn, khi nằm liệt trên giường, ông cảm thấy không có gì quan trọng

cả ngoài những người thân yêu đang quan tâm hết lòng cho mình nên đã hiền hậu, độ lượng hơn trước rất nhiều Lý Chínhcùng vợ rất biết ơn Thiên Cẩu và rất xúc động trước tấm chân tình và sự chí tình chí nghĩa của anh Hai người nói chuyện rấtlâu sau khi Thiên Cẩu ra về, họ khóc rất nhiều và cuối cùng trong nước mắt người chồng ấy đã nói với vợ ý định của mình

“tìm chồng để nuôi chồng”, người vợ sợ hãi nghe lời chồng nói và đau đớn vô ngần, bà chồm tới ôm chồng và cả hai người lại

chìm ngập trong nước mắt

Hôm sau, Lý Chính đem tâm sự của vợ chồng mình nói rõ với Thiên Cẩu khi vợ đã đi lên núi cắt cỏ Thiên Cẩu nghe xongkhông nén khỏi đau và thầm nghĩ mà thương thầy, đưa ra một quyết định như thế không biết lòng thầy đã chảy bao nhiêu máu.Anh kiên quyết lắc đầu Tuy sâu thẳm trong lòng, Thiên Cẩu đã yêu vợ thầy từ lâu, đó là một vị Bồ Tát thánh thiện nhân từ,nhưng đối với anh đó là một tình yêu trong sáng mang màu sắc tôn thờ, anh yêu ngây ngất nhưng biết chừng mực không baogiờ vượt qua khuôn phép Anh tưởng sẽ chôn chặt tình cảm đó trong lòng nhưng giờ anh lại đang phải đấu tranh với chínhmình Anh đi lang thang và suy nghĩ dằn dặt, cho dù anh chết cũng không sao nhưng không thể lấy vợ của thầy được Anh nghĩ

và ghê tởm cho chính bản thân mình …

Vợ chồng Lý Chính giờ đã quyết tâm không gây phiền phức lo toan cho Thiên Cẩu nữa nên đã tự làm lụng nuôi thân NhưngThiên Cẩu nhìn mà ứa nước mắt: vợ thầy thì đổ bệnh, Ngũ Hưng thì còn bé phải ra đời bươn chải Anh đau đớn và sau mộtđêm suy nghĩ thật nhiều, anh đã đồng ý làm theo lời thầy Họ làm một buổi tiệc nhỏ chiêu đãi và làm giấy tờ chính thức thành

vợ chồng Gia đình họ giờ đây có bốn người: hai người chồng, một người vợ và một đứa con nhỏ Cuộc sống bắt đầu một cáchngượng ngùng nhưng bốn người họ yêu thương và hi sinh cho nhau bằng cả tấm lòng Cả gia đình ngày một khá lên khi tình cờ

Trang 32

họ phát hiện ra nghề nuôi và nhân giống bò cạp Nhờ chăm chỉ và chịu khó nên cuộc sống gia đình họ rất sung túc và nổi tiếngtrong làng Nhưng Thiên Cẩu dù là bây giờ mang “chức danh” mới thì anh đã luôn tự đưa mình vào một khuôn phép, khôngtùy tiện và khi làm hết công việc trong nhà anh lặng lẽ đi ra ngoài và ngủ trong một cái lều quạnh quẽ Người đàn bà rất buồnđôi lúc quay quắt mong mỏi khát khao nhưng nói thế nào Thiên Cẩu cũng vẫn lạnh lùng như thế nên bà cũng đành chấp nhậnxót đau Người chồng bại liệt đã chứng kiến tình cảnh lẻ loi của ba người từ đầu đến cuối, bác cũng đau khổ vật vã khi thấymình là gánh nặng cho gia đình, là chướng ngại cản trở đôi bạn tình không thể đến với nhau Thế là trong một đêm giá lạnh,bác thợ bại liệt ấy đã lợi dụng sợi dây buộc vào ang bò cạp để treo cổ tự sát Một cái chết đáng thương của một con người đángquí Bác thợ đã dành đường cho Thiên Cẩu, giao nghề cho Thiên Cẩu, giao nhà cho Thiên Cẩu Bác đã tìm cách mở nút cho tất

cả tấn bi kịch tình cảm của cả ba con người Thiên Cẩu đau lòng than khóc như chết lịm đi, lòng thì vô cùng ăn năn Nhữngngười trong thành vô cùng xúc động Gia đình anh luôn tưởng nhớ về người quá cố và luôn cố gắng xây dựng gia đình ngàycàng hạnh phúc Họ phát triển nghề nuôi bọ cạp rộng khắp cho mọi người trong thành để những người dân cũng cải thiện đờisống của mình, làm cho cái thành đẹp mà không giàu này trở thành giàu và đẹp

Xuyên suốt câu chuyện, ta như thấy sáng lên một vừng sáng chói từ trái tim cao đẹp của những người nông dân cơ cực màtình nghĩa dạt dào Trung tâm của vừng sáng đó là Thiên Cẩu – một anh nông dân chí tình chí nghĩa Anh đã được sinh ra trongmột đêm “thiên cẩu nuốt trăng” – đó là một điềm xui rủi, và quả thật cuộc đời anh cũng không may mắn dễ dàng một chút nào.Thiên Cẩu trên trời còn nuốt được mặt trăng có nàng Hằng Nga xinh đẹp, còn Thiên Cẩu nông dân nghèo khổ cực nhọc dướitrần thì chẳng có được một ánh trăng ấm áp của tình cảm yêu thương nào sưởi ấm trái tim Người vợ của thầy mà anh ví nhưmặt trăng tròn phúc hậu, như gương mặt Bồ Tát từ bi là người mà anh chỉ được kính yêu tôn thờ một cách cao thượng chứkhông hề mang một ý nghĩa quá trớn nào cả Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù anh có chịu đau khổ nhọc nhằn hi sinh bao nhiêuchăng nữa, anh cũng chỉ có một điều mong mỏi duy nhất: cả gia đình thầy mà anh kính trọng được yên vui và hạnh phúc,gương mặt Bồ Tát ấy luôn tỏa sáng ánh hồng hào – chỉ cần có vậy là anh cũng hạnh phúc rồi Ngoài ra anh còn có một nhâncách cao đẹp cùng với đức hi sinh to lớn, anh luôn đại diện xuất sắc cho biểu tượng CON NGƯỜI, không bao giờ làm điều hổthẹn với mình, với người Thiên Cẩu là một đại diện cho mẫu hình nhân vật mới mang đầy tính nhân văn: con người vật lộnvới hoàn cảnh trớ trêu, với những biến động của cuộc sống vô thường nhưng luôn luôn khát khao hoàn thiện mình, luôn luônbiết giữ gìn phẩm giá và nhân cách bằng nghị lực và lòng tự trọng

Xoay quanh làm tăng thêm vầng sáng cho trung tâm miền sáng trái tim của những con người cao đẹp là những người vốnquê mùa nhưng cũng đầy phẩm chất thanh cao, đó là hai vợ chồngLý Chính Lý Chính tuy lúc đầu có phần nào sai lạc theohướng tiêu cực nhưng càng về sau ông lại càng giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả; cái chết của ông nhẹ nhàng, chết đối với

Trang 33

ông không chỉ là một sự giải thoát mà nó còn là một sự hi sinh cao cả cho hạnh phúc của mọi người, ông chết với lòng tự trọng

và sống mãi trong kí ức của những người ở lại Vợ Lý Chính cũng là một người phụ nữ có tâm hồn thuần hậu, bản chất hiềnlương, giàu lòng nhân ái và hết lòng vì gia đình, bà là một nữ người nông dân điển hình với đức hi sinh lớn lao, tất cả vì chồng

vì con chẳng quản thân mình

Cả ba con người đều tỏa sáng với đức hi sinh cao cả, tâm hồn họ thanh khiết đến cảm động lòng người Tình yêu thương,tình người giữa họ vô cùng thiết tha, đằm thắm Ai cũng muốn người kia được hạnh phúc mà không ngại hi sinh Thật là caođẹp biết bao! Những người nông dân ở đây không chỉ thuần túy hiện ra là những con người cục mịch quê mùa, mà tác giả GiảBình Ao còn phát hiện ở họ vẻ đẹp tâm hồn cao thượng Những tâm hồn đẹp làm nên những tình cảm đẹp và họ xứng đángđược hưởng hạnh phúc Tác phẩm đã làm cho chúng ta có một cái nhìn xúc động về cuộc sống của những người nông dân nơithôn dã và gây cho chúng ta một sự cảm phục sâu sắc đối với những nhân cách tuyệt vời bên trong những con người có vẻngoài mộc mạc ấy Càng yêu mến những người nông dân càng tin vào sức mạnh tinh thần của con người, sự yêu thương lẫn hisinh dành cho nhau trong lúc khốn đốn, lúc gian lao, thử thách sẽ giúp con người vượt qua tất cả bằng trái tim yêu thương chân

thành: “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi là hãy yêu nhau” (Victor Hugo – Những người khốn khổ).

Nói đến hình tượng người nông dân thì ta không thể không nhắc đến đại văn hào Lỗ Tấn – cây đại thụ của văn học TrungQuốc, bởi lẽ ông vẫn được coi là nhà văn hiểu sâu sắc nhất đời sống của nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách áp bức bóclột của thế lực phong kiến Trong tác phẩm của ông hình tượng người nông dân không phải là hiếm thấy, và khi thể hiện nỗiđau của kẻ bị áp bức bóc lột, ông không dừng lại ở bề ngoài, ông giỏi nắm lấy cái mâu thuẫn có tính chất bi kịch trong hồn họ.Theo ông, ngoài những nỗi đau thể xác, nhân dân còn có những nỗi đau đáng sợ hơn, khó lòng chịu đựng hơn Vì vậy ông đisâu khám phá những đau khổ tinh thần Tác phẩm của ông thường nói đến trạng thái bi kịch trong tâm hồn những người cùngkhổ Nó gợi lên sự nham hiểm, độc địa của giai cấp thống trị, khơi dậy lòng căm phẫn sâu xa đối với chế độ phong kiến Sự mêmuội của quần chúng chính là cột trụ chống đỡ cho sự thống trị, và Lỗ Tấn đã là người nhận thức rõ ràng về điều này Do chỗ

bản thân sự nghèo khổ không dẫn đến cách mạng, phải thêm vào đó ý thức của sự nghèo khổ mới dẫn đến cách mạng (C Mác), cho nên trong tác phẩm của mình, Lỗ Tấn đã tập trung phơi bày những biểu hiện mê muội, an phận của nhân dân với mục đích vạch ra căn bệnh để mọi người tìm phương chạy chữa Giai cấp phong kiến thống trị đã dùng mọi thủ đoạn đề làm

cho nhân dân lao động tin rằng sự thống trị của chúng là tất yếu, là hợp lẽ trời Nhà triết học Mạnh Tử đã đề ra thuyết lao tâm

và lao lực: Kẻ lao tâm sinh ra để trị người, kẻ lao lực sinh ra để người trị Lí thuyết đó, trên thực tế cũng là cái nọc độc của

con tò vò chích vào huyệt thần kinh vận động của con sâu xanh làm nó dở sống dở chết để vừa sai khiến được vừa mất hết sức

phản kháng (Chuyện phiếm cuối xuân, Tạp văn tuyển tập) Nhuận Thổ trong Cố hương chính là biến tướng cuả loại sâu xanh

Trang 34

như vậy Qua hai mươi năm bòn rút của “sưu thế, lính tráng, quan lại, cường hào”, tâm hồn anh ta đã bị sa đọa Nỗi đau đớncủa Lỗ Tấn khi gặp lại người “bạn cũ” này không phải chỉ ở chỗ thấy anh ta đói rách mà quan trọng hơn là ở chỗ thấy anh ta đãmất hết lòng tự trọng trong sạch thời niên thiếu Ông đã giật mình khi thấy bạn mình lạy mình như lạy một quan trên NhuậnThổ chỉ muốn sống theo qui cũ, do đó anh ta đã đặc biệt chú ý lựa chọn cái bộ tam sự để thờ cúng Nhà văn xót xa khi cảmthấy chế độ đẳng cấp phong kiến xây dựng một bức tường ngăn cách người với người, phá hoại những tình cảm trong sáng,chân thành giữa con người với nhau Lỗ Tấn đã tìm niềm khuây khỏa trong nỗi mong ước con cháu Nhuận Thổ sẽ không thếnữa và ông tự khẳng định niềm hi vọng đó bằng suy nghĩ con đường rồi sẽ do con người tạo ra.

Những tác phẩm của ông viết về số phận người nông dân lao động mang nội dung nhân đạo chiến đấu; nó không phải chỉ là lờicảm thương, mà còn là lời buộc tội lễ giáo và chế độ phong kiến, cũng là sự cổ vũ nhiệt tình chiến đấu cho một cuộc sống côngbằng và hợp lý hơn Tiếp nối truyền thống đó, Giả Bình Ao cũng tiếp nhận những giá trị nhân đạo, đề cao phẩm chất của ngườinông dân trong tác phẩm của mình nhưng mang vào đó những hơi thở mới của thời đại Ông đi sâu vào phân tích nhữngchuyển biến tâm trạng của nhân vật, đồng thời đề cao những tình cảm trong sáng, chân thành giữa con người với con người Từ

đó làm cho những trang văn tỏa ra hơi ấm của lòng nhân đạo Đồng thời làm cho hình tượng nhân vật người nông dân trongnhững trang viết của ông càng toả sáng mãi với chất người thuần khiết và tinh khôi, và hình ảnh của họ vẫn đọng lại lâu dàitrong tâm trí độc giả Đó cũng là tuyên ngôn sáng tác của Giả Bình Ao, như ông đã từng tâm sự:

Tiểu thuyết cũ khó có thể truyền tải cách nghĩ hiện đại Thời nay, độc giả ít còn chú ý đến việc bạn viết cái gì, cái mà họ chú ý nhiều là tiểu thuyết ấy liệu có làm cho họ xao động tâm linh để rồi từ đó họ giác ngộ được gì… (Giả Bình Ao, báo Tuổi

Trang 35

con tim mà mình mong chờ; và có người đã phải trải qua biết bao cay đắng khổ đau, đã yêu hết lòng, đã hi sinh hết dạ nhưngtình yêu chân chính vẫn như đùa cợt con người, nó không hề lộ diện mà đến khi xác định được thì lại rơi vào bi kịch quá trái

ngang Nhân vật Hắc Thị trong truyện ngắn cùng tên của Giả Bình Ao thuộc trường hợp thứ hai Hắc Thị là hình tượng người

dân khổ cực gian nan nhưng biết khát khao hạnh phúc, luôn mong muốn tìm ra được lối đi riêng cho mình Không phải chị đòihỏi quá trọn vẹn, quá cầu toàn trong tình yêu mà chị chỉ khát khao hạnh phúc đích thực, muốn được yêu thương thắm thiết – đó

âu cũng là nỗi lòng của một người đàn bà bình thường, một nhu cầu rất “nữ tính” Hắc Thị còn là một phụ nữ mạnh mẽ, độclập, ở chị lúc nào cũng toát lên sự khỏe mạnh và sức mạnh tiềm tàng, dám đấu tranh cho tình yêu của mình Tuy mang sự dốtnát của người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và đôi lúc cam chịu nhưng nhìn chung chị rất dồi dào sức phảnkháng, chống trả với những bất công, sự đọa đày lên số phận của những người phụ nữ nơi thôn dã nói chung

Câu chuyện kể về chuỗi ngày gian truân trong cuộc đời của Hắc Thị Hắc Thị là một nông dân cần mẫn, chịu thương chịukhó, chị có một nét đẹp khỏe mạnh và chân chất rất tự nhiên Chồng chị là một người có thân hình bé choắt và là con của mộtgia đình giàu có nên khi về làm dâu, tuy chị làm lụng vất vả không quản công, nếm đủ mọi cay đắng nhưng gia đình chồng chỉcoi chị là một người ở không hơn không kém Người chồng bé choắt thì cũng chỉ xem chị như thú vui để thỏa mãn dục vọng,còn bản thân hắn thì phong lưu bên ngoài Hắc Thị ức lắm nhưng chị chỉ biết khóc thầm và âm thầm chịu đựng Mộc Độc làmột người hàng xóm rất tốt bụng của Hắc Thị, anh tuy nghèo khổ, xấu xí nhưng rất thật thà chăm chỉ, anh phải làm việc cựclực đủ mọi nghề để nuôi người cha già yếu của mình Anh rất có thiện cảm với Hắc Thị và luôn quan tâm đến chị nhưng anhcòn rất e dè, nhút nhát

Bố chồng của Hắc Thị là một kẻ gian thương, làm nghề tín dụng để bòn rút tiền và đầu tư bất hợp pháp để lấy lời to, vìthế gia đình chồng của chị ngày một phất lên và cũng kênh kiệu “học đòi làm sang” một cách lố bịch Người chồng bé choắt vìthế cũng ăn chơi sa đọa và ra sức hành hạ Hắc Thị Chính trong thời gian đau khổ này, chị quen và làm bạn với Lai Thuận, mộtngười rất tốt bụng, nhiệt tình Cũng như Mộc Độc, anh rất tốt với chị, luôn quan tâm chia sẽ cũng như hết lòng giúp đỡ chị Giađình chồng nổi cơn thịnh nộ vì Mộc Độc trong một lúc tức tối đã đến gây chuyện, họ buộc Hắc Thị phải li dị và buộc chị rakhỏi nhà Hắc Thị tuy lòng bị tổn thương nhưng khi bên ngoài được tự do tự tại chị thấy rất ung dung và thanh thản Với sựchăm chỉ lao động của một người đàn bà lực điền, chị sống rất thoải mái và tự lo cho thân mình một cách ổn định Nhưng đêmnằm gối chiếc lạnh lùng chị cũng khát khao một hơi ấm đàn ông, khát khao sự yêu thương Mộc Độc và Lai Thuận đều có tình

ý với chị nên cả hai cùng nhờ người mai mối đến cầu hôn chị Qua những đêm dài suy nghĩ mông lung, chẳng biết phải chọn ai

từ chối ai nhưng lại rất tình cờ và cả sự trùng hợp, chị đã nhận lễ cưới từ người mai mối cho Mộc Độc Một cuộc sống gia đìnhkhác lại đến với chị, chị đã có một bàn tay chồng ủ ấm đêm đêm và yêu thương chia sẻ mọi việc với chị Chị thấy phấn chấn

Trang 36

hẳn lên và cùng chồng ra sức làm việc để chăm lo xây dựng gia đình Nhưng cuộc sống ngày một khó khăn, Mộc Độc nghetheo lời một người bạn cũ đi làm ăn ở nơi hầm lò tối tăm xa xôi, nơi mà người ta phải “làm bạn với ma quỉ, làm khách củaDiêm vương” Mộc Độc đi rồi, Hắc Thị một mình quán xuyến cả gia đình, nuôi người cha đã già lại đau yếu luôn Thời giannày, Lai Thuận rất hay đến đỡ đần và giúp đỡ chị làm cha chồng của Hắc Thị rất bực tức, chửi bới Lai Thuận tàn nhẫn vì nghingờ Lai Thuận có lòng đen tối Hắc Thị rất buồn nhưng vẫn nghe theo lời cha nên không tiếp xúc với Lai Thuận nữa LaiThuận biết rõ nhưng vẫn luôn giúp đỡ chị hết lòng Một hôm, Mộc Độc trở về, hình hài đã in đậm dấu vết tàn tạ nơi mỏ than vàtâm hồn đã phần nào bị chai sạn vì không tiếp xúc với con người suốt một thời gian dài Anh đã kiếm được một số vốn kha khánên hai vợ chồng đã mở một hiệu ăn nhỏ, do chí thú làm ăn lại thêm Hắc Thị đã khéo tay lại khéo ăn nói, nên chẳng bao lâu họ

đã làm ăn rất phát đạt Cha chồng của Hắc Thị nay đã tuổi già sức yếu lại thấy con làm ăn khá giả nên ông cũng yên tâm đi vềcõi hạc Hai vợ chồng khóc than thảm thiết và làm đám tang rất linh đình Thế là Mộc Độc phải về trông nhà, còn Hắc Thị phải

ở cửa hàng lo buôn bán nên hai vợ chồng chẳng mấy khi được ở cùng nhau Nhiều lần Hắc Thị bảo Mộc Độc ở lại cửa tiệm vớimình nhưng anh vẫn tìm cách thoái thác để được về nhà nghỉ ngơi thoải mái vì anh cả ngày làm việc đã rất mệt Lai Thuận lúcnày vẫn là bạn thân thiết của gia đình Mộc Độc, nên những lần Mộc Độc bỏ về nhà, Lai Thuận vẫn kiên trì ở lại để trò chuyện

và an ủi Hắc Thị Anh đã làm lòng Hắc Thị ấm lại, nhưng Hắc Thị vẫn luôn giữ khuôn phép đuổi khéo anh về khi trời đãkhuya Lai Thuận vốn yêu Hắc Thị từ lâu, từ khi không lấy được Hắc Thị anh đã vô cùng tiếc nuối, nay thấy Hắc Thị phòngkhông chiếc bóng, anh lại trỗi dậy tình yêu trong lòng Anh đã đem tới cho Hắc Thị những rung cảm yêu thương mãnh liệt vàcuồng nhiệt nhất Bẵng đi một thời gian nữa, Hắc Thị biết được tin gia đình chồng cũ tan tác vì tù tội do vi phạm pháp luật.Người chồng bé choắt phải đi lang thang để xin ăn và tìm đến xin ngay ở cửa hàng Hắc Thị, anh ta cảm thấy vô cùng xấu hổ và

ân hận Hắc Thị tuy trong lòng oán hận nhưng giờ chị lại thấy rất xót thương khi thấy người xưa gặp cảnh không may Chị bàncùng Mộc Độc lấy tiền trả nợ giúp cho người chồng cũ để cứu vớt danh dự gia đình của anh ta và còn giúp cho anh ta đi làm ăn

ở hầm than Nhưng do không làm được việc nặng nên người chồng bé choắt ấy rất túng quẫn, trong một lần đang làm việc ởhầm than thì hầm bị sập, anh ta đã chết không toàn thây Hắc Thị rất đau lòng, đưa anh về để mai táng tử tế Chị thấy mình như

đã kết thúc một giấc mơ buồn ảm đạm

Đất nước ngày càng đổi mới, công việc làm ăn của hai vợ chồng Hắc Thị cũng ngày một khá giả, tuy vậy Hắc Thị vẫnthấy bị ghẻ lạnh về tâm hồn bởi vì Mộc Độc vẫn như một khúc gỗ, anh vẫn chai sạn cảm xúc như thế Anh yêu vợ nhưngkhông thể làm cho vợ hạnh phúc thật sự Vào một đêm Trung Thu rất đẹp trời, Mộc Độc ra tiệm chuẩn bị bánh cùng người làmphá cỗ còn Hắc Thị về nhà dọn dẹp Tới lúc sắp phá cỗ rước đèn, Mộc Độc sai người làm về gọi Hắc Thị ra họp mặt thì chẳngthấy chị đâu cả Tưởng rằng chị đi gọi thêm Lai Thuận nhưng đến chỗ Lai Thuận thì cũng chẳng tìm thấy ai Cùng lúc ấy, ởmột thôn nhỏ nằm trên con đường về vùng núi sâu cách đó năm mươi dặm, người ta bắt trói một đôi nam nữ khỏa thân trong

Trang 37

một chiếc lều coi dưa rách nát Họ được phủ một tấm chăn đơn lại để người trưởng thôn đến thẩm vấn, họ khai là người thônTây Xuyên cách đây năm mươi dặm, đang trên đường về sum họp gia đình, có cả giấy tờ mang theo Trưởng thôn thấy có lýnên thả họ ra, nhưng vẫn trừng phạt họ bằng cách dội nước lạnh từ đầu đến chân vì họ đã mang điềm xấu đến trong đêm TrungThu sẽ làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của làng, họ chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi vội vã bỏ chạy ra đường, người nữ bị vấp ngã,người nam đỡ dậy và họ cùng nhau cố sức chạy để cho cái lạnh không vào xương cốt Không biết con đường này còn bao xanơi họ cần đến và cũng không biết cuộc sống đang chờ họ là cay đắng hay ngọt bùi, là nỗi buồn hay niềm vui…?

Mang bản chất của một người nông dân thuần túy, nên bên cạnh việc giỏi giắng đảm đang thì Hắc Thị còn thể hiện ramột phần là dốt nát, cam chịu không biết đến việc bên ngoài xã hội Nhưng dù sao, thì cuối cùng ở chị vẫn toát lên vẻ đẹpkhỏe mạnh, tự nhiên nơi tấm lòng của mình Hết lòng làm dâu làm vợ, chị chỉ muốn hết lòng vun đắp cho gia đình chồng,nhưng những con người hám lợi tàn nhẫn ấy chỉ biết chà đạp lên cả thân xác và tinh thần của chị, làm chị đau khổ quay quắttrong sự nhẫn nhục chịu đựng Chị còn là một người phụ nữ biết tự trọng và khuôn phép Mới vừa li dị chồng, tuy chị luônkhát khao yêu thương, hạnh phúc nhưng không vì thế mà chị suồng sã với những người đang yêu thương mình Chị là mộtngười phụ nữ thuần nhất ở chỗ chị luôn là người của gia đình, luôn lo cho gia đình, hi sinh tất cả vì hạnh phúc gia đình, nhưngchị cũng là một người phụ nữ dám yêu dám hận, luôn khát khao tình yêu chân chính Hắc Thị như một bông sen trắng tinhkhôi tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ mà vẫn không hề tanh hôi mùi bùn, bông sen trắng tinh khiết ấy tỏa hương dàodạt giữa cuộc đời thường và luôn gìn giữ hương thơm ấy như con ngươi của mắt mình Đáng quí chính là ở đấy Chị tuy cũng

có những yêu ghét giận hờn chứ không phải là thánh nhân nhưng dù như thế nào chị cũng không để những hĩ nộ ấy làm vẩnđục tâm hồn Là một phụ nữ biết yêu thương và khao khát yêu thương, dám đấu tranh cho tình yêu đích thực của mình, nên ta

có thể dễ dàng suy đoán được chị là người phụ nữ cuối tác phẩm với mong muốn ra đi tìm hạnh phúc và tình yêu thật sự củamình Con người ta không sai khi đi tìm tình yêu, tìm hạnh phúc lứa đôi thuộc về mình và vươn lên để tự giải phóng mình

Ở đây ta còn thấy hai hình tượng nhân vật người nông dân nữa, tuy chỉ là nhân vật phụ làm hiện lên hình tượng nhân vậtchính là Hắc Thị, nhưng Mộc Độc và Lai Thuận cũng góp phần quan trọng làm nên những chuyển biến, vận động của cuộc đờiHắc Thị

Mộc Độc có thể coi làm mẫu người nông dân suốt đời lao khổ không biết đến ngày mai, chính vì thế anh có phần nào cứngnhắc và vô cảm trước tình yêu nồng nhiệt của vợ mình, anh chỉ biết thỏa mãn dục tính của mình một cách bản năng mà thôi.Lai Thuận thì đối lập với Mộc Độc, anh là mẫu người nông dân “nổi loạn”, có phần hơn cả Hắc Thị, anh cũng khát khao yêuthương, khát khao có một mái ấm gia đình để dừng chân và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, anh phóng túng ngang tàng không

Trang 38

theo khuôn phép, anh chỉ hành động theo tình cảm của mình, dám nghĩ dám làm Và hành động táo bạo nhất là bỏ trốn cùngHắc Thị đến một nơi xa lạ để làm lại cuộc đời, gây dựng hạnh phúc trên nền tảng tình yêu đúng nghĩa ở cuối tác phẩm Dù conđường phía trước có gian lao, có thử thách, nhưng con người ta có gì ngần ngại khi được là chính mình, sống thật với cảm xúccủa mình, và khi được sống đúng nghĩa với tình yêu của mình Hắc Thị và Lai Thuận là trường hợp như thế Đặt vấn đề là cuộcsống của người nông dân và những tâm tư tình cảm của họ, Giả Bình Ao đã góp thêm một tiếng nói về giải phóng tình cảm conngười, giải phóng sự dốt nát tối tăm để được khẳng định mình, hướng về một tương lai tươi sáng do chính mình tạo dựng.Cuộc sống có bất công tàn bạo, có đau khổ trầm luân, có đẩy con người đến bước đường cùng thì niềm tin vào sức mạnh cảitạo tích cực của con người là vô cùng cần thiết để chúng ta xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI Từ sức mạnh của niềm tin

ấy, con người nói chung và người nông dân nói riêng sẽ có thể thay đổi được cuộc sống của mình, cải tạo xã hội tốt hơn Sựdốt nát, lạc hậu tuy có đeo đẳng những người nông dân khiến cuộc sống của họ tăm tối, lao đao khốn đốn và dẫn đến bi kịch,nhưng tại sao ta lại không tin tưởng vào trái tim chân thành của họ, không tin vào tâm hồn tràn ngập yêu thương của nhữngcon người thôn dã Bằng lòng khát khao yêu thương cùng sức sống tiềm tàng nhưng cháy bỏng, họ sẽ làm được tất cả, họ sẽgiải phóng mình trên con đường tự do phía trước để tiến từng bước thật tự tin

Cuộc đời chìm nổi gian truân của Hắc thị làm chúng ta liên tưởng tới một nhân vật truyền thống với một hoàn cảnh tương

tự Đó cũng là hình tượng người phụ nữ gian truân trong cuộc sống, nhân vật đó chính là chị Tường Lâm trong Lễ cầu phúc

của Lỗ Tấn Nhưng ở đây chị lại mê muội trong nỗi khiếp sợ trước giáo lí và thần quyền phong kiến Nỗi đau day dứt tâm hồnchị Tường Lâm cho đến khi chết có thể nói là “muốn làm nô lệ mà không được” (Lỗ Tấn) Quả vậy, điều mong ước thấp nhất

và cao nhất của chị cũng chỉ có một: sống một cuộc sống tối thiểu, làm một người nô lệ không hơn không kém Chị bỏ ra rấtnhiều để đổi lại rất ít Được người thuê, chị làm không tiếc sức, hơn thế, còn lấy làm thỏa mãn, bởi vì hi vọng của chị không có

gì khác là được chốn yên thân Cái hi vọng nhỏ nhoi đó, bản thân nó đã mang tính bi kịch, bởi vì nó vốn không có gì đáng là hivọng Nhưng cái thòng lọng của lễ giáo phong kiến cũng đã giết chết cái hi vọng ấy Cuộc đời chị là một chuỗi dài những ngàylăn lóc, đau đớn dưới áp lực tàn khóc của lễ giáo và thần quyền phong kiến Chính quyền, tộc quyền, nam quyền, và thầnquyền đã trở thành bốn sợi dây thòng lọng thắt cổ chị, mặc dù suốt cả cuộc đời chị cũng chưa hề ý thức đến sự phản kháng

Câu hỏi cuối cùng của chị: Người chết rồi còn có linh hồn không? mới chỉ là sự hoài nghi chứ chưa là sự phản kháng… Rõ

ràng sự mê muội chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra bi kịch cho người phụ nữ này

Chúng ta thấy những điểm tương đồng giữa Tường Lâm và Hắc thị, đó là sự cam chịu trước cuộc đời, chỉ có điều Hắc thị

đã nhận thức được ngọn nguồn gây ra đau khổ cho cuộc đời chị, từ đó chị đã đấu tranh để giành lại quyền sống và quyền đượchạnh phúc cho mình Chị đã thoát ra được bóng tối của tàn tích phong kiến để vượt lên giải phóng chính mình Đó là cái hiện

Trang 39

đại mà Giả Bình Ao đã làm được trong sáng tác của mình, ông nhìn người phụ nữ hiện đại với góc nhìn hiện đại từ đó làm

“bật” ra được sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ Trung Quốc mà lâu nay đã bị giam hãm bởi những lễ giáo và thần quyềnphong kiến Đọc tác phẩm của Giả Bình Ao chúng ta cảm nhận được một niềm tin mạnh mẽ vào con người mới nói chung vàngười phụ nữ nói riêng:

Thực tế, tôi không muốn tác phẩm của mình là sự gào thét, điều tôi mong muốn là sau khi đọc xong, độc giả sẽ có được cảm giác thoải mái, xua tan hết mọi ưu tư, phiền toái trong cuộc sống…

…Sáng tác tiểu thuyết mà theo khuôn mẫu thì thất bại là điều có thể thấy trước Cốt lõi nhất của nhà văn là sáng tạo và mưu cầu thay đổi Lặp lại chính mình là bi kịch và về căn bản là sẽ không tồn tại, sẽ làm cho độc giả nhàm chán Vì vậy mà tôi, cho đến nay vẫn luôn tìm kiếm sự đột phá cho các tác phẩm của mình (Giả Bình Ao, báo Tuổi trẻ online)

Mọi thứ hôm nay không thể giống hôm qua, mỗi ngày mới là một sự sáng tạo mới Đó là điều mà nhà văn đã tâm niệm, và GiảBình Ao đã truyền được ý chí của tâm niệm đó cho nhân vật của mình Hắc thị đã không chấp nhận làm kiếp nô lệ để bị hành

hạ mãi, không để những bất công tàn nhẫn nhấn chìm mà đã phản kháng mạnh mẽ để vượt lên hướng tới tình yêu và sự sống

Và không có gì để chúng ta không lạc quan tin tưởng rằng: hạnh phúc sẽ đang đón chờ những ai dám vượt lên chính mình, kiêntrì với ý chí và quyết tâm của chính bản thân mình Hắc thị đã củng cố thêm trong chúng ta niềm tin ấy

3 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT LAO ĐỘNG KHÁC

3.1 NHỮNG THANH NIÊN TRẺ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

Hình tượng nhân vật lao động khác được xây dựng rộng rãi với những quan hệ dàn trải đa chiều của cuộc sống thời hiện đại.Những khoảnh khắc chớp nhoáng của cuộc sống thường nhật đã được các tác giả đương đại ghi lại một cách chân thực Cáchiện tượng cuộc sống được tái hiện trong các trang viết đã dựng nên một bức tranh đa chiều đa dạng của cuộc sống thời hiệnđại Có thể thấy đó là các mảng đề tài từ cuộc sống, cách ứng xử trong thời đại mới hay những bi kịch trầm lặng, day dứt về

Trang 40

quá khứ, về tình yêu còn ám ảnh ngay cả hôm nay hay nhẹ nhàng, đằm thắm hơn là những cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn

… tất cả đều được thể hiện đa dạng, sinh động và tạo cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ nơi bạn đọc Chính vì lẽ đó, nên hình tượngnhân vật lao động khác ở những truyện khác nhau cũng không giống nhau, mỗi hình tượng nhân vật người lao động khác đều

có sức sống riêng của mình, mỗi hoàn cảnh nhân vật trong truyện là từng mảnh ghép nhiều mặt của hiện thực để khi nhìn tổngquát ta sẽ nắm được cả bức tranh hiện thực thu nhỏ và phần nào hiểu hơn về tâm tư tình cảm của người Trung Quốc trong thờiđại mới

Cuộc sống ồn ào, tất bật thời hiện đại được phản ánh đầu tiên qua những hiện tượng của nó, cụ thể hơn là những hệ quả tiêucực mà nó mang lại Những mâu thuẫn của các hiện tượng này được bộc lộ qua cuộc sống của nhân vật người lao động khác.Hình tượng nhân vật người lao động khác này ta đã từng bắt gặp mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hôm nay Muôn vàn tácđộng từ nhiều phía sẽ đưa đẩy con người tới sự nhìn nhận cuộc sống nhiều khi “lệch pha” với nhau tạo nên sự đối lập không gìhóa giải được Con người ta phải có tâm thế vững vàng như thế nào và chọn lọc tích cực như thế nào để sống thật tốt, sống cóích là điều không phải ai cũng có thể giác ngộ được Đó cũng là điều kiện cần để xứng đáng với từ “sống” một cách đúng

nghĩa Truyện Lá thư tình của Cố Công đã hé mở bức màn hiện thực ở khuôn khổ ứng xử trong gia đình một cách thấm thía.

Truyện nói về tâm lí lo lắng bình thường ở các bà mẹ có con gái mới lớn, đó là bà Đỗ Nhã, mẹ của cô con gái Phương Phương,

bà đã như một kẻ trộm khi lén giấu biệt bức thư của con gái mình gửi cho người yêu Nhưng điều bà không ngờ rằng bức thư

ấy lại chính là “bản sao” thư của chính mình từ mấy chục năm về trước Phương Phương đã thản nhiên đưa ra điều kiện, nếu

mẹ trả lá thư cho mình thì cô cũng sẽ trả lại mẹ lá thư “xưa cũ” mà cô đã lục lọi được trong chiếc rương của mẹ “Bây giờ đã khác xưa quá xa vì ái tình được đem ra đầu môi chứ đâu có rụt rè, e thẹn như xưa nữa đâu” – Phương Phương lí giải Bà mẹ

Đỗ Nhã ngẩn ngơ nhìn cô con gái mình và bồi hồi nhận ra một cách chua xót:

Trẻ con bây giờ, nhịp điệu, tiết tấu bây giờ, tất cả đều như tăng nhanh, tư tưởng và tình yêu cũng vậy, mình ngày đêm lo lắng cho con cái, lo lắng đến mức bạc đầu, nhưng chẳng rõ thuở xưa cha mẹ mình có bận lòng như thế này chăng…?

Thời hiện đại tất nhiên sẽ phải tiếp thu những tiến bộ nhưng phải giữ gìn văn hóa truyền thống Á Đông cũng không bao giờ làxưa cũ, đây cũng là điều mang tính cấp thiết… Dấu chấm lửng ở cuối tác phẩm để lại cảm xúc ngân nga và sự suy nghĩ trăn trởcho người đọc…

Truyện Đinh hương tháng Mười của Vương Tùng với những hình tượng nhân vật người lao động khác được tập trung lại

trong một cái hợp viện nhốn nháo để từ đó bật ra những mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử cũng hỗn loạn ồn ào Vấn đề nhà văn

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Phùng Hoài Ngọc. Đề cương bài giảng “Thi pháp học hiện đại” (Tài liệu lưu hành nội bộ), Đại học An Giang, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học hiện đại
1. 1. Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi, Lê Hải Yến. Văn học Trung Quốc. NXB Thế Giới, Hà Nội, 2002 Khác
2. 2. Trần Xuân Đề. Lịch sử văn học Trung Quốc. NXB Giáo Dục, 2002 Khác
3. 3. Trần Xuân Đề. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc., NXB Giáo Dục, 2000 Khác
4. 4. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại. NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2007 Khác
5. 5. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới. NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Khác
6. 6. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh. Văn học sử Trung Quốc, tập 3. Người dịch: Phạm Công Đạt, NXB Phụ nữ, 2000 Khác
7. 7. Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2. Đại Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc, nhiều tác giả biên soạn.Người dịch: Bùi Hữu Hồng. NXB Thế Giới ấn hành năm 2000 Khác
8. 8. Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2. Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc. Nhiều người dịch. NXB Giáo dục 1997 Khác
9. 9. Thái Nguyễn Bạch Liên. Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc Thời đại ảo. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Khác
10. Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại. Người dịch: Đào Văn Lưu, Nguyễn Thị Hoài Thanh. NXB Văn hoá Thông tin, 2003 Khác
11. Diêu Đại Lương (chủ biên). Đương đại Trung Quốc văn học, NXB Sư phạm Quảng Tây, 1993. Người dịch: Nhiều người dịch Khác
13. Phùng Hoài Ngọc. Giáo trình Văn học Trung Quốc (Tài liệu lưu hành nội bộ), Đại học An Giang, 2003 Khác
14. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo. Lịch sử Văn học Trung Quốc, tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002 Khác
15. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. Văn học Trung Quốc, tập 2. NXB Giáo dục, 1998 Khác
16. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân. Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. NXB Giáo dục, 1997 Khác
17. Lỗ Tấn. Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Lương Duy Tâm dịch. NXB Văn hóa, 1996 Khác
18. Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đĩnh Sinh. Hai mươi năm văn học thời kì mới, NXB Giáo dục Thượng Hải, 2001. Người dịch: Nhiều người dịch Khác
19. Tuyển tập Cao lương đỏ. Người dịch: Lê Huy Tiêu. NXB Lao động, 2007 Khác
20. Lương Duy Thứ. Bài giảng Văn học Trung Quốc. NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w