Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ môi trường kinh tế :

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex.doc (Trang 26 - 31)

kinh tế :

 Việt Nam

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 vào khoảng 6.2 %. Đây là tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng Đông Nam Á năm 1997. Tuy nhiên, trong tình hình suy thoái hiện nay, khi nhiều quốc gia đang loay hoay với các con số tăng trưởng âm, thì đây vẫn là con số đáng lạc quan. Nhà nước đã tung ra gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm hạn chế tác các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này, và đến nay nó đã đem lại nhiều dấu hiện khả quan.

Gói kích cầu này, theo quan điểm cá nhân không những không kích cầu, kích thích đầu tư, kích thích phát triển, mà ngược lại còn gây ra sự bị động lớn của cả nền kinh tế. Do đó, rủi ro hiện tại dễ thấy được chính là do cung thì nhiều mà cầu thì đang chựng lại và có xu hướng giảm xuống. Vì công ty không tập trung nhiều vào thị trường trong nước nên ản hưởng này phần nào được giàm xuống nhiều lần.

Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng 18,1% kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80 tỷ USD (giảm 4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD (giảm 1,1% so với tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập siêu ở mức 1,75 tỷ USD (tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của 10 tháng).

Nước ta vẫn tiếp tục nhập siêu. Sau 11 tháng, mức nhập siêu đã lên đến gần 10,2 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến cả năm; tỷ lệ nhập siêu lên đến 19,8%. Với mức nhập siêu như trên và có thể còn cao hơn trong tháng 12 tới thì cả năm có thể vượt qua mức 12 tỷ USD.

Tình hình hiện tại là những vụ bê bối trong tình hình xuất khẩu của nước ta trong nhiều năm vừa qua phần nào ảnh hưởng uy tín của các công ty trong ngành. Điều này, gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong quá trình đàm phán xuất khẩu cũng như chịu nhiều quy định hơn trong việc xuất khầu hàng qua các nước.

• Cán cân thanh toán quốc tế và thu chi Ngân sách Nhà nước

Tình hình cân đối ngoại tệ năm 2009 hết sức căng thẳng do xuất khẩu giảm, trong khi nhu cầu nhập khẩu có thể vẫn gia tăng do yếu tố phục hồi sản xuất, giải ngân các dự án sử dụng vốn FDI thấp; lượng kiều hối ở nước ngoài chuyển về giảm…, và cán cân thanh toán năm nay lại tiếp tục thâm hụt, dự báo là 8868 tỷ USD năm nay. Với mức dự trữ ngoại hối hiện nay là khoảng 20 tỷ USD thì con số này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Dự đoán mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 6 - 8% GDP, cao hơn 1 - 3% như dự tính ban đầu.

Tuy nhiên những ảnh hưởng này không quá gây khó khăn cho công ty do công ty xuất khẩu là chủ yếu, điều này phần nào giúp được cho cán cân thanh toán của nước ta được cải thiện do tình hình ngoại hối được quy đổi sang tiền Việt để duy trì họat động cho công ty, chỉ có một số khỏan ta phải chi bằng USD là về trả lương nhân công quốc tế và thanh toán dịch vụ kho vận cùng vận tải biển

• Lãi suất

Từ ngày 1/10/2009 lãi suất chủ chốt bằng đồng Việt Nam ở mức 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm. Trên cơ sở đó, lãi suất huy động và cho vay tối đa là 10,5%/năm. Mức lãi suất này đã được duy trì ổn định liên tục trong vòng 9 tháng qua từ 1/2/2009 để điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND theo thống kê mới nhất phổ biến ở mức từ 9,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-10,5%/năm. Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12- 16,5%/năm. Nếu như năm 2008, lãi suất liên tục biến động do lạm phát cao thì từ đầu năm 2009 đến nay, các ngân hàng đã có những động thái tích cực nhằm ổn định mức lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và thanh toán các trái phiếu cho ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giới hạn lãi suất trần huy động và cho vay là 10.5%/năm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định sẽ thanh tra ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất vượt trần. Tuy lãi suất khá cao, nhưng vẫn không mấy hấp dẫn. Các ngân hàng cho biết, vào thời điểm này, việc huy động gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế làm cho giá vàng tăng cao, từ đó xuất

hiện tâm lý rút tiền giữ vàng để đảm bảo an toàn tài sản của người dân. Vì vậy, việc xem xét cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều do ngân hàng trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Đây sẽ là một trở ngại mới cho các doanh nghiệp.

 Hiện tại trong khi công ty đang phải cần điều phối một lượng lớn vốn để mở rộng sản xuất cho các chi nhánh thì lãi suất đang có xu hướng thả nổi tăng lên, điểu này gây ra rủi ro trong việc mất giá tiền vay và hậu quả là nếu sử dụng đồng vốn trong hiện tại không tốt và quản trị lượng tiền lưu thong trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thì sẽ dẫn đến việc không thể thanh toán đuợc nợ vay và phải bán đi các tài sản trong công ty để bù đắp cho các thiệt hại về lãi suất

 Tỷ giá hối đoái

Việc thâm hụt cán cân thanh toán đã tạo sức ép tăng tỷ giá. Tuy nhiên, nhập siêu không phải là nguyên nhân chủ yếu mà đó là do việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia.

Những tháng cuối năm 2009, tỷ giá VND/USD tăng lên mức trên dưới 18.500, tăng khoảng 5.8% so với năm ngoái. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến.

 Rủi ro về hối đoái không quá làm cho công ty lo lắng vì lượng ngoại tệ công ty sử dụng luôn nằm trong khỏan có thể thanh toán được, và hầu như lượng ngoại tệ mà công ty thu vào do xuất khẩu hàng hóa có thể

bù đắp được những khoản thay đổi về giá ngoại tệ, vì công ty có các tài khoản USD từ đó có thể quy đổi ngoại tệ, USD là ngoại tệ cố định, các ngoại tệ khác sẽ thay đổi trong khung giao động dự báo, từ đó khoản rủi ro do ngoại tệ, phần nào được công ty khắc phục bằng các hợp đồng option hay future từ các ngân hàng, ngân hàng mà công ty chủ yếu ký kết là ngân hàng Đông Á và ngân hàngMaritime.

• Tỷ lệ lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát năm 2009 được dự báo là vào khoảng 7%, thấp hơn năm 2008, nhưng cũng là mức lạm phát khá cao. Giá các mặt hàng tăng liên tục. tính đến tháng 11/2009, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tăng 5,07%, trong đó, lương thực là mặt hàng tăng mạnh nhất.

Lạm phát ở Việt Nam một phần là do chi phí đẩy lên, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng từ 40 USD/thùng và có thể lên tới 75 USD/thùng. Sự tăng giá của loại vật tư chiến lược này thường làm tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng khác tăng lên mà có thể thấy cước phí vận tải đang nhích dần lên.

 Rủi ro này là thuộc loại đáng lưu ý nhất của công ty, chính vì tình hình lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu trong ngành gia tăng từ đó tăng giá của sản phẩm, điều này làm giảm tính cạnh tranh của công ty trong khi các công ty khác đều huy động được một lượng nguyên vật liệu tự nuôi truồng và cung ứng từ các vựa nuôi thủy hải sản khác.

 Rủi ro này còn góp phần làm cho công ty mất đi một số thị trường do sự điều chỉnh giá do tình hình lạm phát và hậu lạm phát.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex.doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w