PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRONG QUÁ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex.doc (Trang 33 - 37)

QUẢN TRỊ RỦI RO TỐI ƯU TRONG QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ

PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC LƯỢC

Chiến lược 1 :Thâm nhập thị trường

Ưu :Chiến lược này được thực hiện nhằm giúp Cadovimex tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ những rủi ro suy giảm về thị trường do vấn đề kinh tế.Một thị phần lớn cộng với ưu thế về phân phối,hình ảnh và uy tín của công ty sẽ giúp Cadovimex giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại của việc suy giảm kinh tế trong tương lai cũng như đảm bảo được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian dài

Khuyết :Chiến lược này đòi hỏi Doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn để thực hiện các hoạt động thâm nhập thị trường.Trong tình hình lãi suất biến động theo xu hướng ngày càng tăng cao thì chiến lược này hoàn toàn bất lợi cho Doanh Nghiệp

Chiến lược 2 :Phát triển thị trường

Ưu: Chiến lược này giúp công ty phát triển hơn ở thị trường nội địa (tiềm năng to lớn với dân số đứng thứ 13 thế giới) và đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu.,qua đó giảm thiểu được những rủi ro công ty có thể mắc phải.Đây được xem như một phương pháp san sẻ rủi ro giữa các mảng thị trường với nhau.Giả dụ có 1 vài thị trường bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về kinh tế thì Cadovimex vẫn còn những thị trường khác để cứu vãn tình hình sản xuất kinh doanh

Khuyết : Phương án này cũng đòi hỏi một sự đầu tư công phu và tốn kém từ phía doanh nghiệp,từ việc đầu tư nghiên cứu,khảo sát đến việc thiết lập các cơ quan đại diện,hệ thống phân phối,...Nếu nền tảng tài chính không vững vàng thì công ty khó có thể thực hiện giải pháp này. Phương án này cũng tồn tại một chút mạo hiểm,nếu tập trung quá nhiều vào những thị trường mới mà bỏ quên các thị trường truyền thống thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Ngoài ra,rủi ro từ lãi suất cũng ảnh hưởng nhiều đến phương án này.

Chiến lược 3 : Kết hợp về phía sau

Ưu điểm: Chiến lược này giúp Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ lạm phát cũng như các yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu và các yếu tố đầu vào.Việc chủ động về nguồn nguyên liệu cũng giúp Doanh Nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý chất lượng,thu mua,...nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Khuyết điểm :Việc đầu tư nguồn nguyên liệu cho riêng mình không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải duy trì trong một thời gian dài,do đó cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Doanh nghiệp.Ngoài ra chi phí để đầu tư 1 vùng nguyên liệu hoàn chỉnh cũng không phải là nhỏ.

Chiến lược 4 :

Ưu điểm : giảm thiểu các rủi ro về tài chính như rủi ro lãi suất,rủi ro tỷ giá hối đoái,chi phí thấp,...

Khuyết điểm : do tỷ giá biến động khó lường trước được nên những giải pháp “ăn chắc mặc bền” như thế này có thể gây ra những thiệt hại cho Doanh nghiệp.

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Dựa vào những phân tích trên đây có thể thấy rủi ro kinh tế lớn nhất mà

Cadovimex phải đối mặt là những rủi ro về việc suy giảm thị trường do tình hình kinh tế khó khăn và đặc biệt là những rủi ro về lãi suất cũng như tỷ giá hối

đoái.Ngoài ra các rủi ro khác như lạm phát,cán cân thanh toán quốc tế không ảnh hưởng nhiều lắm đến Cadovimex.Vì vậy nhóm xin thống nhất lựa chọn 2 chiến lược số 2 và số 4 nhằm giúp cho Cadovimex có thể tránh được những rủi ro Doanh nghiệp có thể mắc phải trong tương lai.Cụ thể như sau

+ Tập trung phát triển lại thị trường nội địa + Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu

+ Sử dụng các công cụ phái sinh của Ngân hàng hoặc mua bảo hiểm tỷ giá hối đoái trong giao dịch với các đối tác

KẾT LUẬN

Một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả không chỉ dừng ở 3 bước nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro một cách đơn thuần và đơn lẻ. Trong nền kinh tế hiện đại với nhiều biến động phức tạp, quản trị rủi ro DN được xem như là một cơ chế tối ưu mà một DN cần áp dụng và triển khai để tồn tại và phát triển bền vững. Về chất thì việc quản lý rủi ro sẽ phải tiến từ khái niệm sơ khai liên quan đến các bảo hiểm vật chất và hạn chế tác động của rủi ro một cách thụ động nhằm bảo toàn giá trị cho DN đến việc quản trị rủi một cách chủ động, biến rủi ro tiềm ẩn thành cơ hội và mang lại giá trị gia tăng cho DN. Nó không chỉ đơn thuần tránh cho DN khỏi các rắc rối và khó khăn, mà còn giúp hoạt động kinh doanh của DN tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn. Một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả phải bao gồm một số đặc điểm chủ đạo sau:

(i) Không chỉ dừng ở các rủi ro cần có bảo hiểm vật chất, mà phải bao trùm tất cả các loại hình rủi ro khác nhau có ảnh hưởng đến mọi phương diện của hoạt động kinh doanh (rủi ro chiến lược, rủi ro tuân thủ, rủi ro báo cáo tài chính, rủi ro hoạt động);

(ii) Là một quy trình liên tục, mang tính hệ thống, có sự tham gia của tất cả các cá nhân và các chức năng, bộ phận trong DN;

(iii) Không chỉ dừng ở việc giúp giảm thiểu mất mát vật chất, mà còn phải tối đa hoá cơ hội cho DN;

(iv) Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh của DN, qua đó trở thành công cụ đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị DN và kiểm soát nội bộ.

Với Cadovimex-một công ty xuất khẩu thủy hải sản lớn của Việt Nam thì lại càng không thế tránh khỏi việc phải tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro nhằm

giảm thiểu tối đa những thiệt hại do những nguy cơ từ tác động của nền kinh tế gây ra.Với những đặc thù của 1 công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản hàng đầu Việt Nam,Cadovimex không nên xem Quản trị rủi ro như một quy trình đơn lẻ, mà cần phải được lồng ghép và đan xen trong chiến lược phát triển tổng thể của DN. Các bước nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro cần được tiến hành một cách bài bản, đồng bộ và sâu rộng trong DN. DN nào làm việc này càng sớm, càng chuyên nghiệp thì càng có lợi thế cạnh tranh, biến rủi ro thành cơ hội, giảm thiểu nguy cơ thất bại trong tương lai

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro về kinh tế tại công ty Cadovimex.doc (Trang 33 - 37)