NHỮNG THANH NIÊN TRẺ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

Một phần của tài liệu tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn đương đại trung quốc (Trang 39 - 45)

3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT LAO ĐỘNG KHÁC

3.1. NHỮNG THANH NIÊN TRẺ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

Hình tượng nhân vật lao động khác được xây dựng rộng rãi với những quan hệ dàn trải đa chiều của cuộc sống thời hiện đại. Những khoảnh khắc chớp nhoáng của cuộc sống thường nhật đã được các tác giả đương đại ghi lại một cách chân thực. Các hiện tượng cuộc sống được tái hiện trong các trang viết đã dựng nên một bức tranh đa chiều đa dạng của cuộc sống thời hiện đại. Có thể thấy đó là các mảng đề tài từ cuộc sống, cách ứng xử trong thời đại mới hay những bi kịch trầm lặng, day dứt về

quá khứ, về tình yêu còn ám ảnh ngay cả hôm nay hay nhẹ nhàng, đằm thắm hơn là những cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn … tất cả đều được thể hiện đa dạng, sinh động và tạo cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ nơi bạn đọc. Chính vì lẽ đó, nên hình tượng nhân vật lao động khác ở những truyện khác nhau cũng không giống nhau, mỗi hình tượng nhân vật người lao động khác đều có sức sống riêng của mình, mỗi hoàn cảnh nhân vật trong truyện là từng mảnh ghép nhiều mặt của hiện thực để khi nhìn tổng quát ta sẽ nắm được cả bức tranh hiện thực thu nhỏ và phần nào hiểu hơn về tâm tư tình cảm của người Trung Quốc trong thời đại mới.

Cuộc sống ồn ào, tất bật thời hiện đại được phản ánh đầu tiên qua những hiện tượng của nó, cụ thể hơn là những hệ quả tiêu cực mà nó mang lại. Những mâu thuẫn của các hiện tượng này được bộc lộ qua cuộc sống của nhân vật người lao động khác. Hình tượng nhân vật người lao động khác này ta đã từng bắt gặp mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hôm nay. Muôn vàn tác động từ nhiều phía sẽ đưa đẩy con người tới sự nhìn nhận cuộc sống nhiều khi “lệch pha” với nhau tạo nên sự đối lập không gì hóa giải được. Con người ta phải có tâm thế vững vàng như thế nào và chọn lọc tích cực như thế nào để sống thật tốt, sống có ích là điều không phải ai cũng có thể giác ngộ được. Đó cũng là điều kiện cần để xứng đáng với từ “sống” một cách đúng nghĩa. Truyện Lá thư tình của Cố Công đã hé mở bức màn hiện thực ở khuôn khổ ứng xử trong gia đình một cách thấm thía. Truyện nói về tâm lí lo lắng bình thường ở các bà mẹ có con gái mới lớn, đó là bà Đỗ Nhã, mẹ của cô con gái Phương Phương, bà đã như một kẻ trộm khi lén giấu biệt bức thư của con gái mình gửi cho người yêu. Nhưng điều bà không ngờ rằng bức thư ấy lại chính là “bản sao” thư của chính mình từ mấy chục năm về trước. Phương Phương đã thản nhiên đưa ra điều kiện, nếu mẹ trả lá thư cho mình thì cô cũng sẽ trả lại mẹ lá thư “xưa cũ” mà cô đã lục lọi được trong chiếc rương của mẹ. “Bây giờ đã khác xưa quá xa vì ái tình được đem ra đầu môi chứ đâu có rụt rè, e thẹn như xưa nữa đâu” – Phương Phương lí giải. Bà mẹ

Đỗ Nhã ngẩn ngơ nhìn cô con gái mình và bồi hồi nhận ra một cách chua xót:

Trẻ con bây giờ, nhịp điệu, tiết tấu bây giờ, tất cả đều như tăng nhanh, tư tưởng và tình yêu cũng vậy, mình ngày đêm lo lắng cho con cái, lo lắng đến mức bạc đầu, nhưng chẳng rõ thuở xưa cha mẹ mình có bận lòng như thế này chăng…?

Thời hiện đại tất nhiên sẽ phải tiếp thu những tiến bộ nhưng phải giữ gìn văn hóa truyền thống Á Đông cũng không bao giờ là xưa cũ, đây cũng là điều mang tính cấp thiết… Dấu chấm lửng ở cuối tác phẩm để lại cảm xúc ngân nga và sự suy nghĩ trăn trở cho người đọc…

Truyện Đinh hương tháng Mười của Vương Tùng với những hình tượng nhân vật người lao động khác được tập trung lại trong một cái hợp viện nhốn nháo để từ đó bật ra những mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử cũng hỗn loạn ồn ào. Vấn đề nhà văn

Vương Tùng đưa ra là quan hệ xã hội cộng đồng. Ngày xưa dưới cái thời giương cao ngọn cờ tập thể, công xã, người ta dễ dàng chung sống cùng nhau dưới một mái nhà, bất phân họ mạc, thế hệ, tất cả mọi cá tính, bản ngã đều phải dẹp qua một bên, dẹp xuống tận đáy lòng, sống để bụng chết mang đi. Nhưng nay thì khác hẳn và thế là mâu thuẫn trong căn nhà tứ hợp viện, bốn phòng đông bắc tây nam gom chung một bức tường vây và cái ngõ ra vào là khóm đinh hương quí giá đã bùng nổ. Mâu thuẫn giữa ông cháu lão Tư Dương với gia đình Già Lam, chủ sở hữu tứ hợp viện và mâu thuẫn giữa ba thế hệ trong ngay cả gia đình Già Lam: một cụ già, một cô con gái li dị chồng là Lam Vân, cùng đứa cháu ngoại ngang bướng Lam Vũ luôn đòi hỏi tự do cá tính và ăn chơi trác táng đã diễn ra trong suốt câu chuyện. Sự xuất hiện của Đồ Cách, một văn nhân trẻ đến ở trọ trong tứ hợp viện này cũng không có tác dụng điều hoà lại hai luồng mâu thuẫn nêu trên, ngược lại càng làm cho chúng gay gắt thêm và kết cục thật bi thảm: khóm đinh hương héo dần, ba người tử nạn là “Đại Bìu” cháu lão Tư Dương, Già Lam và cô Lam Vũ, thế hệ thứ ba. Còn lại duy nhất Đồ Cách ngày ngày đưa người thiếu phụ Lam Vân mất cha, mất chồng, mất con đi làm. Bi kịch thời đại mới là thế nếu môi trường xã hội bị ô nhiễm. Khóm đinh hương được Già Lam đánh giá là “thông hiểu tính người”, như là sự hòa hợp với người cũng được lấy làm tên của tác phẩm, là một nhân chứng cho cái môi trường xã hội đầy xáo trộn và các mối quan hệ đầy phức tạp trong đó. Khóm đinh hương nở hoa thơm ngát tượng trưng cho sự hòa hợp của tình người nhưng cũng nhanh chóng bị vùi dập đến bật cả gốc cây. Đồ Cách đã miệt mài vun xới để mong cứu sống khóm đinh hương vốn dào dạt hương hoa ấy, Già Lam cũng hết lòng chăm bón để những đóa hoa ấy sẽ mãi tỏa hương. Nhưng không có gì là hoàn mỹ và tuyệt đối cả, sự tươi tốt phục hồi của hoa đặt bên cạnh hình ảnh trái ngược chỉ khiến ta đau lòng thêm: đó là sự ra đi mãi mãi của những con người chưa từng hiểu được vẻ đẹp thuần khiết, tác dụng cảnh tỉnh của đinh hương cũng như chưa được thấm nhuần tình cảm tốt đẹp giữa người với người… sự trả giá và sự dự báo là một dấu chấm than và một dấu chấm hỏi tiếp theo thật nhức nhối để người đọc tự thẩm thấu và suy ngẫm. Tấn bi kịch của môi trường xã hội bị ô nhiễm đến một lúc sẽ không tìm lại được sự trong trẻo, thuần hậu quả là đáng lên tiếng cảnh báo, Vương Tùng dã gióng một tiếng chuông mà dư ba của nó còn vang mãi trong lòng chúng ta…

Truyện Thời đại ảo của Ngô Huyền thì đề cập đến hệ lụy của sự bùng nổ thông tin. Thông qua ba nhân vật: vợ chồng Chương Hào, Nặc Ngôn và người tình ảo của Chương Hào trên mạng là “Tuyết lạnh nhất trong mùa đông”, nhà văn muốn cảnh báo với chúng ta hậu quả của lối sống tán gẫu, vô bổ trong thế giới ảo và đặt một vấn đề khá nghiêm túc, gai góc là con người làm cách gì để chống đỡ trước sức tấn công của khoa học kĩ thuật do chính mình tạo ra. Nỗi ám ảnh của Nặc Ngôn khi thấy chồng “ngoại tình ảo” trên mạng sẽ gắn cho cô cái mác có một không hai của loại người thời thượng: “quả phụ vi tính”. Cô tức tối bày ra kế hoạch li khai chồng với cái máy vi tính đáng ghét đó, cô kéo chồng ra khỏi cuộc sống ảo bằng vũ trường, bằng chọc ghen là hạ sách và cuối cùng là phá tan tành cái máy vi tính, những mong Chương Hào có thể cắt đứt tình yêu với “Tuyết lạnh nhất trong mùa đông” lại càng hạ sách hơn… nhưng tác giả Thời đại ảo đã bỏ ngỏ để nhường câu trả lời cho tác giả mà nhất là

nhiều người đang tìm thú vui trong cái thời đại ảo phải giải quyết ra sao mới là thượng sách. Trước cuộc phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật ngày nay, máy móc dần thay thế cho con người nhưng thay thế hoàn toàn là điều không thể được, tiếp thu sự tiến bộ để không bị lạc hậu, yếu kém là điều cần thiết nhưng không để sa đà vào những cái ảo mà quên lãng đi cuộc sống, bị chai sạn cảm xúc… tâm thế con người phải được xác định một cách vững vàng, nhất là trong thời đại ngày nay, đó vẫn là một câu hỏi lớn và bức thiết.

Truyện San San và Sa Sa của Nhiêu Kiến Trung thì đưa ta thâm nhập vào cuộc sống tình cảm của con người trong thời đại ngày nay. Sự đối lập giữa hai hoàn cảnh gia đình có cái vỏ bề ngoài hạnh phúc nhưng bên trong là sự thiếu hụt tình cảm, sự không thể chia sẻ mọi vui buồn lo âu của những con người trong một mái ấm. San San lấy chồng nhưng không được sống trong cảnh giàu sang, chồng cô muốn học tiếp lên đại học để tìm đường công danh. Mọi chi phí vật chất cô phải vất vả lắm mối xoay sở đủ, nhưng đổi lại cô chỉ nhận được những cánh thư lãng mạn đến sáo mòn từ chốn thị thành đô hội của chồng chứ không hề có một sự chia sẻ gánh nặng tiền bạc. Còn Sa Sa thì ngược lại, cô đủ đầy tiền bạc mà chồng cô vẫn muốn ra đi để bành trướng sự nghiệp nên những phong bì tiền vẫn luôn được gửi về tới tấp, còn cô thì lại vô cùng thiếu thốn tình cảm. Những tờ giấy bạc lạnh lẽo không hề kèm theo một lời chia sẻ nhắn nhủ nào từ người chồng ở xa. Đến một ngày kia chồng San San tốt nghiệp và kiếm được tiền cho gia đình cô trở nên dư dật, cô rất đỗi ngạc nhiên và vui mừng. Cùng chung tâm trạng là Sa Sa vì cô cũng đã nhận được những cánh thư lãng mạn và đầy yêu thương từ chồng mình. Nhưng San San và Sa Sa vẫn chỉ còn lại một mình nơi phòng không chiếc bóng, họ tìm đến nhau và luôn trò chuyện tâm sự cùng nhau, nếu trước đây ai nấy đều giả dối về hoàn cảnh của gia đình mình một cách gượng gạo, thì nay họ trải lòng cho nhau chẳng hề giấu giếm, tình cảm chân thành đã tạo nên một tình bạn đúng nghĩa. Sự gần gũi yêu thương nhau thật chân thành, sự hết lòng cho người mình yêu cả về vật chất lẫn tinh thần và sự vun đắp cho tình yêu mãi keo sơn là những điều quan trọng cần có để tạo nên một cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự, đó cũng là điều mà tác giả muốn gieo vào lòng người đọc.

Truyện Chim phóng sinh của Hoàng Mỹ Hoa thì lại đề cập đến vấn đề môi trường, đây là một vấn đề nóng bỏng và cần được quán triệt thực hiện, bảo vệ môi trường phải đi đôi với cải tạo vì sự tồn tại của con người và đó còn là sự thẩm định về mặt chuẩn mực đạo đức nữa. Thông qua hai nhân vật là đứa cháu nhỏ xưng tôi đối thoại với bà nội mình đã làm bật nổi lên sự giả tạo về đạo đức một cách thẳng thừng nhất. Đứa cháu theo bà nội đi mua chim phóng sinh vì lòng “thiện đức” của bà. “Phóng sinh có thật là việc tốt không?”… Câu hỏi của nhân vật tôi như xoáy sâu vào lòng người, như vạch trần những tình cảm đạo

đức giả tạo, sự ngụy biện của những người cố chấp hủ lậu. Khi muốn phục vụ cho việc “thiện tâm” của mình lại bảo người ta phải bắt chim thật nhiều để bán mà không thèm quan tâm đến giá cả rồi khi đứa cháu hỏi, luận điệu của bà nội cực kì cố chấp này cũng rất buồn cười: “người bán bắt chim để bán cho mình tội lỗi chồng chất còn mình phóng sinh cho những chú chim tội

nghiệp sẽ được lên chốn Tây thiên”?! Câu chuyện ngắn gọn mà ý nhị để chúng ta nhìn nhận lại những việc làm vô tình hay

hữu ý nhưng rất vi phạm đến qui luật của môi trường nói riêng và qui luật của đạo đức nói chung.

Cuộc sống thời hiện đại cũng được phản ánh ở sự buồn mênh mang trong cõi lòng những con người giàu tình cảm. Đó là những khoảng lặng nhói lòng trong cuộc sống nhộn nhịp đương thời. Những di tích buồn đau của “vết thương” do “Bè lũ bốn tên” gây ra còn day dẳng đến hôm nay một cách nhức nhối, hay những bi kịch của tình yêu giữa những con người tuy thật lòng với nhau nhưng lại có quá nhiều cách trở: sự phân biệt giàu nghèo một cách nghiệt ngã, hay lề lối khuôn phép quá bất công cứng nhắc đã dần chia cách họ, tất cả những nội dung này cũng đều được khắc họa rõ nét mang đậm tính hiện thực. Nỗi đau buồn thiên về nội tâm của nhân vật “chị” trong truyện ngắn Vết thương của Lưu Tân Hoa hết sức cảm động. Dùng đại từ nhân xưng để gọi nhân vật, tác giả không nhằm vào một đối tượng cụ thể nào mà gợi lên sự thật là trong cuộc sống còn có nhiều người như giống nhân vật “chị”, tức là còn nhiều nữa những mảnh đời như thế mà nhân vật “chị” trong tác phẩm chỉ là người phát ngôn. Với một cá tính mạnh mẽ và quyết đoán, chị đã bỏ nhà ra đi, từ bỏ cả mẹ ruột của mình vì bà đã mang trên người tội danh phản bội. Đi tới đâu chị cũng chịu sự ghẻ lạnh, nghi ngờ và cảnh giác của mọi người, cả trong tình yêu chị cũng phải dè dặt, không cho mình tự do mở lòng trước tình yêu. Bẵng đi chín năm, sau khi hay tin mẹ chị đã được giải oan tội danh mà “Bè lũ bốn tên” cố tình gieo rắc, chị đã trở về thăm mẹ, nhưng đã quá trễ, mẹ chị đã trút hơi thở cuối cùng mà không gặp được mặt con… vô cùng đau đớn nhưng chị đã biến đau thương thành sức mạnh, vươn lên hết mình để luôn tiến về phía trước xây dựng đất nước quê hương, cống hiến cả cuộc đời mình phục vụ cho sự nghiệp của Đảng. Một tấm lòng thật là đáng trân trọng biết bao, từ trong đau thương mất mát, con người ta nếu đầy ý chí và nghị lực thì rất dễ trở thành phi thường.

Truyện Hai vé xem phim của Khuyết Danh cũng là một nỗi đau bi kịch, bi kịch của tình yêu tan vỡ trái ngang. Hai nhân vật chính là A Mỹ và Vu Tùng đã không thể đến được với nhau, suy cho cùng là bởi sự phân biệt nghiệt ngã giữa giàu và nghèo, sự kì thị giai cấp đã quá nặng đã như ăn sâu vào tâm khảm những con người bề trên cố chấp đầy rẫy trong các gia đình hiện nay, điều đó đến nay vẫn chưa được hay chưa hề được xóa bỏ… Chuyện tình đẹp nhưng bạc mệnh của họ như bộ phim “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” mà họ thích xem nhưng chỉ ứng với phần li biệt còn kết cục đoàn viên như đôi uyên ương thì vẫn còn bỏ ngỏ. Và chiếc túi kỉ vật xinh xắn mà A Mỹ trao tặng cho Vu Tùng bằng cả con tim vẫn được Vu Tùng giữ mãi bên mình nhưng giờ đây anh đã không bao giờ còn mở ra xem được nữa, vì sau một tai nạn trong chuyến đi làm ăn xa để kiếm tiền cho bằng được, giờ anh ngồi trên chiếc xe lăn và hai tay cứ mải miết mân mê cái túi nhỏ xinh ấy chưa hề mở nắp, trước mắt anh là một màn đen kịt. Đó thật là một chuyện tình éo le đến nao lòng.

Hai nhân vật chính trong truyện Chuông gió của Lưu Quốc Phương là Binh và Tiểu Kì cũng nằm trong trường hợp tương tự, cũng vô cùng trái ngang và đau nhói. Xã hội trọng tiền bạc đã ép uổng tình duyên và phá vỡ tan tành hạnh phúc của con người

Một phần của tài liệu tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số truyện ngắn đương đại trung quốc (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w