1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập thực tế chuyên ngành thực tập thực tế tại nhà máy xí nghiệp cơ sở thực tế công ty cổ phần korea united pharm int’l

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Thực Tế Chuyên Ngành Thực Tập Thực Tế Tại Nhà Máy Xí Nghiệp
Tác giả Hoàng Ngọc Phương Trang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ái Nhân
Trường học Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Dược
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 6,9 MB

Nội dung

Qua quá trình làm việc tại nhà máy, em đã học hỏi được rất nhiều từ các công đoạn sảnxuất, từ việc quan sát đến thực hành một số nhiệm vụ như một nhân viên chính thức.Những trải nghiệm

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CHUYÊN NGÀNH

THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP

Cơ sở thực tế: CÔNG TY CỔ PHẦN KOREA UNITED PHARM INT’L

Địa chỉ: 2A Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Phường Thuận Giao,

Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Sinh viên: Hoàng Ngọc Phương Trang

Lớp: DCQ2020

Mã số: 51206529

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Ái Nhân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Ban đào tạo Khoa Dược - Đại học Y Dược Thànhphố Hồ Chí Minh và Ban Giám Đốc – Công ty cổ phần KOREA UNITED PHARM.INT’L đã tạo điều kiện để em được học tập thực tế tại nhà máy Trong suốt một tuần thựctập tại Công ty Cổ phần Korea United Pharm INT'L, dù thời gian không quá dài, nhưng

đó thực sự là một trải nghiệm đầy ý nghĩa và quý báu đối với em Đây là lần đầu tiên em

có cơ hội tiếp xúc gần hơn với thực tế nghề nghiệp mà em đang theo đuổi Từ những ngàyđầu tiên bước chân vào công ty, em đã cảm nhận được không khí chuyên nghiệp và sựnhiệt tình của các anh chị nhân viên cũng như ban lãnh đạo

Qua quá trình làm việc tại nhà máy, em đã học hỏi được rất nhiều từ các công đoạn sảnxuất, từ việc quan sát đến thực hành một số nhiệm vụ như một nhân viên chính thức.Những trải nghiệm thực tế này không chỉ giúp em hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất dượcphẩm mà còn mang lại cho em sự tự tin và cảm giác hứng khởi khi nhận ra sự quan trọngcủa vai trò mình sẽ đảm nhận sau này Đồng thời, em cũng nhận thấy rõ ràng những điểmcòn thiếu sót trong kiến thức và kỹ năng của bản thân, điều mà em cần phải nỗ lực khắcphục để có thể trở thành một dược sĩ giỏi trong tương lai

Ngoài ra, em còn vô cùng ấn tượng với sự tận tâm và nhiệt tình của các anh chị trong quátrình hướng dẫn, giảng dạy Dù chỉ là sinh viên đến thực tập, nhưng mọi người đã chàođón và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có thể học hỏi và trải nghiệm thực tế Điều nàykhiến em cảm thấy vô cùng biết ơn và trân trọng những công sức mà mọi người đã bỏ ra.Kết thúc tuần thực tập, em nhận thấy mình không chỉ học được nhiều điều mới mẻ mà còn

có thêm động lực để tiếp tục cố gắng hoàn thiện bản thân Em sẽ luôn ghi nhớ những bàihọc quý giá này và vận dụng chúng vào con đường sắp tới Một lần nữa, em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến cô và các anh chị nhân viên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trongsuốt quá trình thực tập Em sẽ luôn cố gắng để không phụ lòng mong đợi của mọi người

Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 09 năm 2024 Người viết báo cáo

Hoàng Ngọc Phương Trang

Trang 3

I SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ MÁY THEO GMP

VÀ CÁC LUỒNG DI CHUYỂN TRONG CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần KOREA UNITED PHARM INT’L

- Địa chỉ văn phòng và địa chỉ cơ sở sản xuất tại 2A Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệpViệt Nam- Singapore, phường Thuận An, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Thành lập năm 2001 là thành viên tập đoàn KOREA UNITED PHARM INC.(KUP) - Hàn Quốc

- Tập đoàn 100% vốn đầu tư trong nước Korea United Pharmaceutical

- Tiêu chuẩn sản xuất GMP - WHO Việt Nam và công ty sản xuất/cung cấp/bán sảnphẩm dựa trên ACTD

Về KUP:

- Là một trong những tập đoàn Dược phẩm hàng đầu của Hàn Quốc với nhiều cơ sởsản xuất và kinh doanh tại nhiều quốc gia trên thế giới Hiện đang xuất khẩu thuốcđến hơn 40 quốc gia

- Các công ty con ở Việt Nam (nhà máy KUPI), Philippines, Myanmar, Indonesia,Thái Lan

Các cột mốc quan trọng trong hoạt động của công ty

Trang 4

- Tháng 6 năm 1998 Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

- Tháng 9 năm 2001 Động thổ dự án xây dựng nhà máy KOREA UNITEDPHARM INT’L INC tại Việt Nam

- Tháng 5 năm 2003 Hoàn tất phần xây dựng nhà máy tại VSIP 1 Bình Dương ViệtNam

- Tháng 11 năm 2003 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP ASEAN   (Lần  1)

- Tháng  05  năm 2008 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP WHO (Lần 3)

- Tháng  06  năm 2010 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP WHO (Lần 4)

- Tháng  08  năm 2013 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP WHO (Lần 5)

- Tháng  01  năm 2015 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMPWHO ( Chuyền Dược Liệu)

- Tháng 12 năm 2016 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP WHO (Lần 6)

- Tháng 05  năm 2020 Được Bộ Y Tế VN cấp chứng nhận đạt GMP WHO (Lần 7)Các dạng bào chế được phép sản xuất tại cơ sở:

- Thuốc không vô trùng: Viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao đường, viênnang cứng và viên nang mềm

- Thuốc dược lieu, thuốc cổ truyền: Viên nén, viên nén bao đường, viên nang mềm

1.2 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC KHU VỰC CHỨC NĂNG CỦA NHÀ MÁY

Nhà máy được thiết kế gồm hai tầng:

 Khu vực cân và lấy mẫu

 Khu vực sản xuất thuốc viên nang mềm và đóng gói cấp 1

 Khu vực sản xuất thuốc viên nén, nang cứng và đóng gói cấp 1

Trang 6

Hình 1 2 Sơ đồ khu vực tầng 1 với các cấp sạch tương ứng

Hình 1 3 .Sơ đồ khu vực tầng 2

Trang 7

Hình 1 4. Sơ đồ phòng QC

Hình 1 5. Sơ đồ xưởng sản xuất thuốc Viên nén và thuốc Viên nang cứng

Trang 8

Hình 1 6. Sơ đồ xưởng sản xuất thuốc Viên nang mềm và đóng gói cấp 1

Hình 1 7. Sơ đồ khu vực thay đồ lần 1 và đóng gói cấp 2

Trang 9

Hình 1 8. Sơ đồ kho nguyên liệu và bao bì cấp 1

Hình 1 9. Sơ đồ kho thành phẩm và bao bì cấp 2

1.3 LUỒNG DI CHUYỂN CỦA CON NGƯỜI

Trang 10

Luồng di chuyển của con người bắt đầu từ lối vào khu vực sản xuất vào phòng thay đồ lần

1 Sau đó chia thành 2 luồng:

- Vào khu vực sản xuất: Nhân viên phải đi vào phòng thay đồ lần 2 để rửa tay, mặcthêm trang phục bảo hộ, sau đó qua hành lang đến khu vực sản xuất viên nén, nangcứng hoặc nang mềm

- Vào phòng đóng gói cấp 2: Sau khi thay đồ lần 1, nhân viên chỉ cần đi qua hànhlang để vào phòng đóng gói cấp 2

Hình 1 10. Sơ đồ luồng di chuyển của con người, nguyên liệu,

bán thành phẩm và thành phẩm

1.4 LUỒNG DI CHUYỂN CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU

Quy trình di chuyển đối với nguyên liệu pha chế, bao bì đóng gói cấp 1

- Được kiểm tra và cân tại phòng cân nguyên liệu (1608)

- Di chuyển đến phòng chờ cấp (1609), tiến hành cấp phát nguyên liệu tại đây; khicấp nguyên liệu cho sản xuất thì nhân viên kho cùng với nhân viên sản xuất, nhânviên IPC cần kiểm tra (tên nguyên liệu, số kiểm soát; tên sản phẩm, số lô; trọnglượng tổng)

- Nếu nguyên liệu dùng để pha chế viên nang cứng, viên nén và bao bì đóng gói cấpmột sẽ rẽ trái đến phòng trung chuyển (1308) để vào khu pha chế viên nang cứng,viên nén, phòng ép vỉ

Trang 11

- Nếu nguyên liệu dùng để pha chế viên nang mềm và bao bì đóng gói cấp một sẽ rẽphải đến phòng trung chuyển (1201) để vào khu pha chế viên nang mềm và phòng

ép vỉ

Quy trình di chuyển đối với vao bì đóng gói cấp 2:

- Được kiểm tra và cấp cho khu đóng gói cấp 2 ở phòng 1406

- Bao bì cấp 2 được chuyển qua hành lang (1100B), vào phòng đóng gói (1110)

1.5 LUỒNG DI CHUYỂN CỦA BÁN THÀNH PHẨM VÀ THÀNH PHẨM

- Sau khi kiểm tra đạt chuẩn, thành phẩm được di chuyển đến thành phẩm để lưu trữ

II HỆ THỐNG HẬU CẦN KỸ THUẬT

- A.H.U số 2: cấp khí cho khu vực sản xuất thuốc Viên nang mềm

- A.H.U số 4: cấp khí cho khu vực hành lang

- A.H.U số 5: cấp khí cho khu vực sản xuất thuốc từ Dược liệu

- A.H.U số 6: cấp khí cho khu vực thử nghiệm vi sinh

Nguyên lí hoạt động của A.H.U: Gió cấp khi đưa vào sẽ gặp Tiền lọc F7 (65%) với mục

đích loại bỏ những tiểu phân có kích thước lớn, tiếp đến gió cấp sau khi được lọc tại Tiềnlọc F7 sẽ đi qua các lọc sơ cấp H10, H11, H12, H13 (95%), sau đó đến bộ phận trao đổinhiệt và cuối cùng không khí đến màng lọc H14 để đến cấp cho các khu vực chức năng

Trang 12

Hình 2 1. Sơ đồ hệ thống xử lý trung tâm

- Không khí sau khi sử dụng sẽ được thu hồi thông qua các miệng khí hồi có gắn lọcG4

- Những miệng khí hồi này được thiết kế đặt tại chân tường hoặc trần nhà

- Ở xưởng sản xuất thuốc Viên nén, thuốc Viên nang cứng, thuốc Viên nang mềm thìđược thiết kế theo kiểu chân tường

- Ở một số phòng/ khu vực chức năng khác như airlock tại phòng thay đồ cấp 1, cácphòng ở xưởng sản xuất thuốc từ Dược liệu lại thiết kế ở trần nhà

- Tỉ lệ khí hồi 80:20, trong đó 80% sẽ được thu hồi trở lại và 20% sẽ được thải ramôi trường

Trang 13

Hình 2 2. Hệ thống xử lý không khí (Air Handling Unit)

2.2 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CHO SẢN XUẤT

2.2.1 Hệ thống xử lý nước cấp

- Hệ thống xử lý nước cấp tại nhà máy Korea United Pharm Int’l JSC sử dụngnguồn nước từ mạng lưới cấp nước của khu công nghiệp VSIP, đảm bảo chấtlượng và tính ổn định Hệ thống vận hành với công suất 2 m³/giờ, bao gồm nhiềugiai đoạn xử lý hiện đại nhằm đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn khắt khe cho sảnxuất dược phẩm

- Nước nguồn được chứa trong bồn dự trữ trước khi bắt đầu quy trình xử lý qua cáccột lọc chuyên dụng Đầu tiên, nước được đưa qua cột lọc cát và cột lọc than hoạttính để loại bỏ các tạp chất lớn và các chất hữu cơ Sau đó, nước được làm mềmnhờ cột làm mềm nước và qua phin lọc 1 micromet để loại bỏ các hạt bụi mịnhơn.Tiếp theo, nước trải qua quy trình lọc qua màng lọc sơ cấp và màng lọc thứcấp, sau đó được tinh chế bằng hệ thống lọc EDI (Electrodeionization) Để đảmbảo loại bỏ triệt để khí và vi khuẩn, nước sẽ đi qua bộ khử khí, sau đó là đèn tiệttrùng UV, và qua phin lọc 2 micromet Cuối cùng, nước được chứa trong bồn chứanước RO và hệ thống kiểm soát nhiệt độ nước ở 25℃

- Bồn chứa và ống dẫn nước RO được làm bằng Inox SUS 316 Từ bồn trung tâm ,nước RO được dẫn tuần hoàn tới các phòng sản xuất và kiểm nghiệm

- Hệ thống xử lý nước được theo dõi tại chỗ bởi 4 đồng hồ đo độ dẫn điện online lắpđặt trên hệ thống

Trang 14

- Sau khi hoàn tất thẩm định, nước RO được lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu (cảmquan, độ dẫn điện, TOC, vi sinh, nitrat, kim loại nặng) tại các điểm sử dụng luânphiên hàng tuần.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước sản xuất được trình bày tại và Hình 2.3 và Hình 2.4

Hình 2 3. Sơ đồ hệ thống nước tinh khiết

- Nước nguồn sau khi được cấp sẽ được dự trữ tại Bồn chứa nước nguồn

- Khi tiến hành xử lý nước, nước nguồn sẽ được bơm qua từ bồn chứa đi đến Cột lọccát → Cột lọc than hoạt tính → Cột làm mềm nước → Bồn chứa muối → Phin lọc

1 micromet

- Tiếp đó, sẽ được lọc qua màng lọc sơ cấp, màng lọc thứ cấp, hệ thống lọc EDI rồi

đi đến Bộ khử khí, sau đó đến bộ phận Đèn tiệt trùng → bộ phận Lọc tinh 2micromet và hệ thống làm lạnh nước xuống đến 25ºC

- Nước trước khi đưa vào sử dụng sẽ được kiểm theo tiêu chuẩn DĐVN V (Dượcđiển Việt Nam V) và USP (Dược điển Mỹ)

- Các chỉ tiêu dùng để kiểm nước: Độ dẫn điện, pH, vi sinh vật, kim loại nặng…

- Hệ thống xử lý nước được theo dõi tại chỗ bởi 3 đồng hồ đo độ dẫn điện onlineđược lắp trên hệ thống

- Nước ở nhà máy sẽ luôn chuyển động tuần hoàn để tránh tạo biofilm, từ bồn trungtâm nước RO sẽ được đưa đến các khu vực sản xuất, phòng QC

Trang 15

Hình 2 4. Hệ thống nước tinh khiết

2.2.2 Hệ thống xử lý nước thải

Nguồn phát sinh nước thải đầu vào bắt nguồn từ:

- Nước thải sản xuất:

 Nước thải từ quá trình rửa máy móc thiết bị

 Nước thải từ quá trình thí nghiệm

- Nước thải sinh hoạt:

 Nước thải từ các bồn cầu đã qua hầm tự hoại

 Nước thải từ bồn rửa mặt, sàn nước

 Nước thải từ căn tin nhân viên, từ khu giặt ủi, trong đó có nhiều thành phầncủa các chất độc hại và các hóa chất có hại cho quá trình xử lý sinh học Tuynhiên, công suất của nước thải giặt ủi là nhỏ

Lưu lượng nước thải thiết kế của hệ thống xử lý nước thải là 100 m3 / ngày Sơ đồ hệ

thống xử lý nước thải được trình bày tại Hình 2.5

Trang 16

Hình 2 5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

2.2.2.1 Hố thu nước thải sản xuất

- Nước thải sản xuất được thu gom theo hệ thống thoát nước sẽ qua song chắn rác đểloại bỏ cặn, rác, các vật liệu có kích thước lớn (> 10mm) Toàn bộ nước thải sảnxuất của hệ thống được thu về bể thu gom nằm sâu phía dưới và có cụm bơm đượcbơm lên bể điều hòa

2.2.2.2 Hố thu nước thải sinh hoạt

- Sau khi loại bỏ rác và dầu cặn, nước thải nhà máy sẽ tự chảy theo đường ống về bể

tự hoại

- Bể tự hoại được chia làm 3 ngăn có chức năng là phân hủy các chất hữu cơ, xử lý 1

phần COD, BOD và giữ lại phần dầu mỡ (chức năng như bể tách dầu bậc 2)

 Ngăn 1: Cặn được lắng xuống và quá trình phân hủy kị khí xảy ra, các chấthữu cơ được phân hủy một phần thành dạng khí và các chất vô cơ hòa tan

 Ngăn 2 vụ là ngăn lắng, lắng các cặn có khả năng lắng còn lại và đưa nướctrong về ngăn thứ ba tại đây nước thải sẽ được bơm về bể điều hòa

2.2.2.3 Bể điều hòa

- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được bơm qua bể điều hòa trên cùng mộtđường ống Bể điều hòa có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ hữu cơ trongnước thải nhằm tránh gây quá tải cho vi sinh vật Bể điều hòa làm giảm kích thước

và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quátải Nhờ vào hệ thống ống phân phối khí, nước thải được xáo trộn đều và tránh sự

Trang 17

lắng cặn trong bể, tránh hiện tượng phân hủy kị khí tạo mùi hôi Nước thải từ bểđiều hòa sẽ được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể sinh học hiếu khí.

2.2.2.4 Bể sinh học hiếu khi

- Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể hiếu khí và được tiếp tục xử lý Tại bểsinh học hiếu khí là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trìnhNitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí

- Quá trình Nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa Nitơ, đầu tiên làAmmonia thành Nitrite sau đó oxy hóa Nitrite thành Nitrate Quá trình Nitrate hóaammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡngNitrosomonas và Nitrobacter

- Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas:

C5H7NO2 (VSV) + chất hữu cơ + 5O2  5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới

- Vi sinh vật trong bể dạng lơ lửng Dòng nước thải chảy liên tục vào bể sinh học,đồng thời không khí cũng được cung cấp liên tục trong bể (oxy hòa tan DO >2mg/l) Trong điều kiện đó vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh tạo thành cácmàng vi sinh vật có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu của nước thải

2.2.2.5 Bể lắng

- Có nhiệm vụ tách cặn, bùn vi sinh ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực.

- Nước thải ra khỏi bể lắng có hàm lượng cặn (SS) giảm đến 80% đồng thời cũng

làm giảm COD và BOD trong nước

- Hỗn hợp từ bể hiếu khí tiếp xúc chảy qua bể lắng vào ống phân phối trung tâm,

bùn sẽ lắng xuống dưới và nước sạch sẽ chảy theo máng thu nước qua bể khửtrùng Bùn lắng ở đáy sẽ được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể xử lý sinh học hiếukhí bổ sung hàm lượng vi sinh cũng như bùn hoạt tính giúp tạo lớp màng xử lý tốthơn Phần bùn dư sẽ được chuyển định kỳ về bể chứa bùn

2.2.2.6 Bể khử trùng

Trang 18

- Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 103 – 105 vi

khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải khôngphải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khảnăng gây bệnh

- Chlorine dạng lỏng sẽ được cấp vào bể theo một nồng độ và liều lượng tối ưu nhất

với mục đích đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: Cổng thu gomnước thải Khu công nghiệp VSIP

2.3 HỆ THỐNG XỬ LÝ TRANG PHỤC NHÂN VIÊN

Đối với khu vực sản xuất cần kiểm soát cấp sạch thì phải mặc 2 lớp trang phục bảo hộ mớiđược vào, còn đối với khu vực không cần kiểm soát cấp sạch thì chỉ cần mặc một lớptrang phục bảo hộ

Trang phục nhân viên cấp sạch nào sẽ được xử lý theo cấp sạch đó, mỗi phòng thay đồđều có tủ để trang phục cần giặt

Qui định về trang phục bảo hộ lao động

- Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, mũ trùm tóc, giày

- Phân loại quần áo bảo hộ lao động:

- Trang phục bảo hộ lao động thay đồ lần 1: quần và áo màu trắng với sọc nhỏ màuđen

- Trang phục bảo hộ lao động thay đồ lần 2: áo liền quần màu trắng với sọc nhỏ màuđen

- Quần áo bảo hộ lao động, mũ trùm (phải trùm hết tóc và che kín tai), giày: phảiphù hợp với công việc hiện tại

- Nhân viên sản xuất phải mặc bảo hộ lao động, mang giày và đội mũ trùm tóc, khẩutrang khi làm việc

- Thay mới quần áo bảo hộ lao động, và mũ trùm tóc mỗi ngày

- Thay giày 1 lần/tuần hoặc khi thay đổi sản phẩm

III HOẠT ĐỘNG R&D TRONG NHÀ MÁY

3.1 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG

- Nghiên cứu sản phẩm mới về công thức quy trình cho thuốc generic, thựcphẩm bảo vệ sức khỏe

- Cải tiến và khắc phục sự cố cho sản phẩm cũ (nếu có)

- Bàn giao quy trình soạn thảo công thức (master file)

- Tham gia thẩm định quy trình

- Cung cấp số liệu, hồ sơ nghiên cứu để làm hồ sơ đăng ký

Trang 19

- Quản lý nguyên liệu /bao bì/ thành phẩm /bán thành phẩm/ tài liệu /hồ sơ…thuộc phòng R&D

- Hỗ trợ soạn thảo các tài liệu hồ sơ thuộc phòng R&D

3.2 BỐ TRÍ NHÂN SỰ

Trưởng phòng R&D – Trần Thị Thu

1 trưởng phòng, 5 nhân viên

Nghiên cứu các sản phẩm từ bộ phận kinh doanh đề xuất (Bộ phận kinh doanh tìm hiểuthị trường và đề xuất các sản phẩm tiềm năng lên ban giám đốc phê duyệt RD phối hợpvới các bộ phận RA,QC để triển khai phát triển SP)

Nghiên cứu tiền công thức (Pre-formulation):

- Tìm hiểu các thông tin hoạt chất (Internet, sách, tài liệu liên quan, COA) về Safetydata sheet; Storage condition; Các đặc tính hoa lý (Thế chất, độ tan, tỷ trọng, BCSclass, Log P, Oxi hoá, thuỷ phân, tránh sáng )

- Tìm hiểu về thuốc gốc: thành phần và đặc tính các tá dược, tìm kiếm các patents vềbào chế

- Xây dựng Hồ sơ sơ pha chế (Công thức, quy trình) cho các mẫu thử

- Theo dõi độ ổn định

- Hồ sơ pha chế (Công thức, quy trình)

- Chỉ tiêu kiểm tra trong quá trình pha chế

 Viên nén: Cảm quan, khối lượng, độ cứng, độ dày, độ rã

 Nang mềm: Cảm quan, khối lượng, độ dày vỏ nang, độ rã

- Theo dõi kết quả độ ổn định (các chỉ tiêu trọng yếu: Định lượng, độ hoà tan,tạp, )

 Điều kiện thường: 23 ± 3 C RH<70 (Sau: 3, 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng)

 Lão hoá cấp tốc: 40 C/ 75% RH (Sau: 1, 3, 6 tháng)

3.5 MỐI LIÊN HỆ R&D - QC TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

- QC và RD phối hợp để phát triển phương pháp phân tích cho sản phẩm mới

- RD pha chế mẫu và gửi QC kiểm mẫu, lưu và kiểm mẫu ổn định các mẫu lưu

- QC và RD phối hợp để tìm ra vấn đề với mẫu không đạt (do phương pháp kiểm, domẫu pha)

3.6 VAI TRÒ R&D SAU KHI SẢN PHẨM ĐÃ CHUYỂN GIAO

RD hỗ trợ xử lý sự cố phát sinh trong sản xuất như khối lượng viên không đều, dính chày, cốm chảy kém, viên có độ cứng kém, móp vỏ nang (nếu có)

Trang 20

3.7 HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ THUỐC

RD phối hợp với bộ phận RA để hoàn thiện các nội dung P1,P2, P3, trong hồ sơ đăng

ký thuốc

3.8 HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG ỨNG, NGUYÊN VẬT LIỆU

Mục đích hoạt động đánh giá nhà cung ứng nguyên vật liệu: nhằm đảm bảo nguyên vậtliệu có chất lượng

Phạm vi áp dụng: cho tất cả nhà cung cấp nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất.Trách nhiệm thực hiện: Bộ phận Đảm bảo chất lượng có trách nhiệm ban hành quy trìnhđánh giá nhà cung ứng nguyên vật liệu và kiểm soát việc đánh giá nhà cung ứng nguyênvật liệu

Nhà cung cấp được phân loại thành:

- Nhà cung cấp chính yếu: cung cấp những nguyên vật liệu mà ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng sản phẩm, việc phê duyệt những nhà cung cấp này nên được phânloại dựa vào khả năng cung cấp với chất lượng cao

- Nhà cung cấp thứ yếu: cung cấp những nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm, việc phê duyệt dựa vào khả năng thỏa mãn yêu cầu của côngty

Năng lực nhà cung ứng nên được đánh giá định kỳ dựa trên chất lượng sản phẩm mà nhàcung ứng cung cấp Nhà cung ứng nên được đánh giá định kỳ 3 năm hoặc khi chất lượngcủa sản phẩm không đảm bảo theo quy định trong thời gian cung cấp Nếu nhà cung ứngđạt yêu cầu khi đánh giá định kỳ sẽ được tiếp tục cung cấp sản phẩm cho công ty; nếu nhàcung ứng không đủ điều kiện hoặc không đáp ứng được yêu cầu công ty đưa ra thì Bộphận Đảm bảo chất lượng sẽ đưa ra quyết định sau cùng đối với nhà cung ứng đó Riêngđối với nguyên vật liệu được nhập từ công ty mẹ thì chỉ cần danh mục nhà cung ứng,không tiến hành đánh giá nhà cung ứng

3.9 QUY TRÌNH DỰ BÁO CƠ SỐ MUA HÀNG VÀ TỒN KHO (không

được giới thiệu)

3.10 TRÌNH BÀY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM TRONG NHÀ MÁY

Trang 21

Hình 3 1. Quy trình nghiên cứu và phát triển ra sản phẩm mớiVai trò từng bộ phận trong một quy trình phát triển sản phẩm từ khi lên kế hoạch đến khitriển khai sản xuất

- Khi nhận được thông tin mua hàng/ đơn đặt hàng từ bộ phận bán hàng/ kháchhàng; thông tin từ bộ phận nghiên cứu thị trường của một hay nhiều thuốc biệtdược gốc khi hết thời hạn bảo hộ, Tổng giám đốc của công ty sẽ tiến hành xem xétcủa những thuốc Generic này, từ đó đưa ra chiến lược phát triển thuốc mới

- Đầu tiên, bộ phận R&D sẽ tiến hành nghiên cứu những tính chất của hoạt chất (lýtính, hóa tính, cấu trúc nguyên tử, mạng tinh thể/ dạng thù hình …) thông quathông tin từ thuốc biệt dược gốc Sau đó bộ phận R&D sẽ liên hệ với phòng Kếhoạch để tìm các nhà cung cứng Hoạt chất này Phòng Kế hoạch sẽ đánh giá nhàcung ứng theo quy trình đánh giá nhà cung ứng do bộ phận QA ban hành Bêncạnh đó, phòng R&D sẽ nghiên cứu thêm công thức bào chế, tá dược, máy móc,trang thiết bị, quy trình dây chuyền sản xuất

- Sau đó, bộ phận R&D sẽ tiến hành đề xuất lên Cục Quản lí Dược để xin Quota(Sau đó sẽ đặt mua hàng có khối lượng ≈ 10 kg, để bộ phận QC tiến hành kiểm tratheo các chỉ tiêu được xây dựng, thời gian chờ kết quả từ 1-3 tháng) Khi có kếtquả được chấp thuận, sẽ tiếp tục thời gian chờ để có giấy phép nhập khẩu hoạt chất(thời gian khoảng 1 tháng) Sau khi có giấy phép nhập khẩu, tiến hành mua hàng

và sau đó sẽ sản xuất Lô trial (< 10.000 viên) và nếu đạt sẽ sản xuất tiếp Lô Pilol(sản xuất 3 lô, mỗi lô 100.000 viên) Song song đó tiến hành đánh giá độ ổn định

Trang 22

của thuốc, có 2 cách: Lão hóa cấp tốc (1-3-6 tháng, 45 ± 2C, RH 75 ± 5%) hoặclão hóa dài hạn (có thể kéo dài đến 2-3 năm, 30 ± 2ºC, RH 75 ± 5%).

- Tiếp theo sau, bộ phận R&D cũng tham gia phát triển bao bì, nhãn, quy cách đónggói của thuốc Và khi đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm và độ ổn định, sẽ tiến hành lậpvăn bản gửi Cục Quản lí Dược để xin cấp số đăng kí Trong thời gian chờ có sốđăng ký, sẽ tiến hành sản xuất 3 lô xác nhận Khi có số đăng kí, tùy vào số lượngđơn hàng/ nhu cầu sử dụng của khách hàng thì sẽ sản xuất trên cỡ lô phù hợp

- Sau khi sản phẩm đã được chuyển giao, bộ phận R&D sẽ tham gia xây dựng Hồ sơ

lô ở các giai đoạn

IV HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY

Nâng cấp cỡ lô, sản xuất thường quy (ghi chép hồ sơ, giải quyết sự cố …): không đượcgiảng dạy

Hoạt động ngăn ngừa nhiễm, nhiễm chéo; nhầm lẫn

1) Nhiễm là sự xâm nhập của các chất lạ hoặc vi sinh vật vào sản phẩm dược trongquá trình sản xuất Các chất gây nhiễm có thể là bụi, hạt lạ, vi khuẩn, nội độc tốhoặc các chất không thuộc về sản phẩm

- Kiểm soát vệ sinh cá nhân: Không chỉ áp dụng hệ thống lọc khí, mà nhân viên làmviệc trong khu vực sản xuất cũng cần phải mặc đầy đủ trang phục bảo hộ như quần

áo phòng sạch, khẩu trang, găng tay và đội mũ bảo hộ để ngăn sự xâm nhập củacác tác nhân gây nhiễm từ con người

- Kiểm tra vi sinh vật định kỳ: Thực hiện các biện pháp giám sát và kiểm tra vi sinhvật trong khu vực sản xuất theo định kỳ để đảm bảo rằng không có sự tồn tại của vikhuẩn, nấm mốc hoặc các tác nhân gây bệnh khác

- Hệ thống áp suất dương: Sử dụng hệ thống áp suất dương trong khu vực sản xuất

để đảm bảo rằng không khí sạch luôn được đưa vào và không khí bẩn bị đẩy rangoài, tránh nguy cơ nhiễm các chất không mong muốn

- Vệ sinh bề mặt thiết bị và máy móc: Thường xuyên làm sạch các bề mặt tiếp xúctrong khu vực sản xuất, đặc biệt là máy móc và dụng cụ sản xuất, nhằm loại bỏ cácbụi bẩn hoặc vi sinh vật có thể gây nhiễm

2) Nhiễm chéo là một dạng nhiễm đặc biệt, xảy ra khi một nguyên liệu hoặc sảnphẩm bị nhiễm bởi một nguyên liệu hoặc sản phẩm khác trong quá trình sản xuất

- Thiết kế không gian sản xuất: Tách biệt các khu vực sản xuất khác nhau để đảmbảo rằng các nguyên liệu hoặc thành phẩm không tiếp xúc với nhau Ví dụ, các

Ngày đăng: 06/02/2025, 17:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w