MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu dựa trên những mục tiêu như sau: - Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về Marketing và Marketing Mix - Tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động của các
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta là một thị trường hấp dẫn và có khả năng phát triển cao trong ngành tiêu dùng hàng hóa Bên cạnh đó, IGD cũng đã chỉ ra, năm 2021, Việt Nam đứng đầu Châu Á trong việc phát triển thị trường cửa hàng tiện ích Theo Q&Me Vietnam Market Research, trong năm
2025, ngành cửa hàng tiện ích sẽ tăng trưởng cao thứ hai với 3% và đạt mốc 8% trong tổng thị trường bán lẻ cả nước so với năm 2019
Thị trường cửa hàng tiện ích ở nước ta là sự phát triển và cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu nước ngoài và trong nước như: Circle K (Mỹ), GS25 (Hàn Quốc) và các thương hiệu trong nước như: Winmart, Satrafood Ngoài sự nổi bật của những ông lớn, đó là sự đào thải nhanh của các doanh nghiệp chưa có chiến lược phù hợp như: Shop&Go, G7 Mart,
FoodcoMart chi nhánh Sài Gòn là một chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam, những năm qua, trước những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là trải qua đại dịch Covid-19, doanh nghiệp vẫn trụ vững trên thị trường Vậy, chiến lược Marketing của FoodcoMart những năm qua đã được triển khai như thế nào? Đề tài “Phân tích chiến lược Marketing Mix của chuỗi cửa hàng tiện ích-Chi nhánh Foodcomart Sài Gòn” được ra đời để làm rõ hơn những chiến lược Marketing Mix của Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh trong việc duy trì và phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart trong thị trường đầy cạnh tranh này Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất những giải pháp để công ty có thể tham khảo, phát triển những điểm mạnh và cải thiện những điểm chưa tốt trong chiến lược Marketing để có thể tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và hình ảnh cho doanh nghiệp Bài nghiên cứu ap dụng các kiến thức về lý thuyết Marketing để phân tích tình hình thực tế, đem đến cái nhìn khách quan hơn về các hoạt động Marketing và củng cố tính thực tiễn cho lý thuyết Qua đó, ngành bán lẻ, cụ thể là ngành dịch vụ chuỗi cửa hàng tiện ích nước ta có thể nâng cao và phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những mục tiêu như sau:
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về Marketing và Marketing Mix
- Tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động của các chuỗi cửa hàng tiện ích hiện nay
- Phân tích hoạt động và chiến lược Marketing Mix của FOODCOSA đối với chuỗi cửa hàng tiện ích - chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn
- Đánh giá, đưa ra một số đề xuất, giải pháp để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của FOODCOSA đối với chuỗi cửa hàng tiện ích - chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn
- Hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu và phân tích về chiến lược Marketing Mix trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược Marketing Mix của Công ty CP Lương thực Thành phố
Hồ Chí Minh đối với chuỗi cửa hàng tiện ích - Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn
Khách thể nghiên cứu: Chuỗi cửa hàng tiện ích - Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn
Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2023
Không gian: Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu và phân tích chiến lược Marketing Mix của Công ty FOODCOSA đối với chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart-Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để có cái nhìn bao quát và sâu sắc về vị thế và thành công của doanh nghiệp trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) hiện nay Bài nghiên cứu còn tìm ra những điểm chưa tối ưu và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của doanh nghiệp này để củng cố hình ảnh thương hiệu và cải thiện doanh thu Cuối cùng, đề tài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động Marketing trước các đối thủ trên thị trường đầy tiềm năng cũng như đầy cạnh tranh hiện nay.
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: Từ ngày 05/07/2023 đến ngày 14/08/2023
Không gian: Tại phòng Kinh doanh FoodcoMart tại Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh - FOODCOSA
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu tại bàn
Thu thập các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu trong nước và ngoài nước về đặc điểm, thực trạng và tương lai của ngành dịch vụ bán lẻ nói chung và ngành dịch vụ chuỗi cửa hàng tiện ích nói riêng
Thu thập và phân tích các tài liệu, báo cáo, dữ liệu thống kê, chiến lược và chính sách của công ty FOODCOSA và đối thủ liên quan đến Marketing Mix và hoạt động thương mại của chuỗi cửa hàng FoodcoMart
1.6.2 Phương pháp điều tra thực địa
Quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh thực tế và trải nghiệm của khách hàng trong các cửa hàng FoodcoMart cũng như đối thủ của FoodcoMart như: WinMart, Co.op Smile,
Qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với quản lý, nhân viên bán hàng và khách hàng của FoodcoMart, chúng tôi đã thu thập thông tin giá trị về trải nghiệm mua sắm, đánh giá về các yếu tố trong mô hình Marketing Mix và những nhận xét sâu sắc về những điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược hiện tại của công ty Những thông tin thu được đóng vai trò nền tảng cho việc phân tích toàn diện, giúp xác định chính xác những lĩnh vực cần cải tiến và xây dựng các khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của FoodcoMart.
1.6.4 Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Dựa vào các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp trên, sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing Mix hiện tại và xác định những điểm cần cải thiện và điểm mạnh có thể tối ưu hóa.
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sẽ giúp cho Công ty FOODCOSA có góc nhìn khách quan về những điểm chưa tốt trong chiến lược Marketing Mix cho chuỗi cửa hàng tiện ích - Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn của mình Hơn nữa, đề tài còn cung cấp cho công ty một số giải pháp để tham khảo và ứng dụng nhằm hoàn thiện và giải quyết các vấn đề mà công ty đang gặp phải với mục đích là tăng hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai
Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ trở thành một nguồn tham khảo giá trị trong việc phân tích chiến lược Marketing Mix cho các doanh nghiệp khác trong tương lai Đồng thời, bài nghiên cứu còn giúp tôi phát triển kỹ năng học thuật và chuyên ngành qua các hoạt động: tìm kiếm, phân tích và đánh giá dữ liệu và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU
Bố cục bài nghiên cứu bao gồm: trang bìa chính, trang bìa phụ, nhận xét của đơn vị thực tập, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nội dung báo cáo, tài liệu tham khảo, phụ lục Trong đó, phần nội dung chính của báo cáo được trình bày trong 5 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Marketing và chiến lược Marketing Mix
- Chương 3: Phân tích chiến lược Marketing Mix của chuỗi cửa hàng tiện ích - Chi nhánh Foodcomart Sài Gòn
- Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix cho chuỗi cửa hàng tiện ích – Chi nhánh Foodcomart Sài Gòn
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 1 giới thiệu đề tài nghiên cứu, trình bày các yếu tố cấu thành nên nghiên cứu và chiến lược Marketing Mix của Công ty FOODCOSA đối với chuỗi cửa hàng tiện ích-Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn Chương 1 là cơ sở giúp định hướng rõ ràng và đầy đủ hơn trong việc phát triển đề tài nghiên cứu ở các chương tiếp theo
KHÁI QUÁT VỀ MARKETING
Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, mạng Internet và trí tuệ nhân tạo, người tiêu dùng ngày nay đứng trước vô vàng các lựa chọn tốt từ hàng hóa cho đến dịch vụ Liệu rằng giữa những doanh nghiệp có sản phẩm và dịch vụ giống nhau, điều gì có thể giúp một doanh nghiệp có thể nhận được sự lựa chọn và yêu thích từ khách hàng? Làm sao khách hàng có thể biết được sự hiện diện của một doanh nghiệp và sản phẩm mà họ cung cấp trên thị trường rộng lớn này? Để giải quyết những vấn đề đó, ngành Marketing đã ra đời
Sự tiến bộ của Marketing đã trải qua những giai đoạn quan trọng trong lịch sử, đi từ tiếp thị hàng hóa truyền thống cho đến tiếp thị xã hội hiện đại
Tiếp thị truyền thống tập trung vào việc bán những gì doanh nghiệp có sẵn, thường là sản phẩm vật lý Các khái niệm truyền thống liên quan bao gồm sản xuất một mặt hàng cụ thể và tìm cách thuyết phục khách hàng mua nó, bất kể nhu cầu thực tế của họ là gì.
- Theo John H Crighton (Australia): “Marketing là quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, thông qua kênh phân phối thích hợp, vào thời điểm và vị trí đúng đắn”
- Theo Wolfgang J.Koschnick (Dictionary of marketing): “Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến sản phẩm và dịch vụ, từ giai đoạn sản xuất đến khách hàng cuối cùng.”
Marketing hiện đại: Nền tảng tư tưởng của tiếp thị xã hội hiện đại tập trung vào việc “bán cái mà thị trường cần”, tức là doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sau đó mới sản xuất, cung cấp cho họ Một số khái niệm hiện đại và đầy đủ về Marketing bao gồm:
- Theo Peter Drucker (1954): “Có thể giả định rằng luôn luôn sẽ cần có việc bán hàng Nhưng mục tiêu của marketing là làm cho việc bán hàng trở nên dư thừa Mục tiêu của marketing là biết và hiểu khách hàng đến mức nào đó để sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với họ và hàng sẽ tự được bán."
- Theo Philip Kotler (2011): “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu với mục tiêu sinh lời.”
- Theo Hiệp hội Marketing Được Chấp thuận của Vương quốc Anh (CIM):
Tiếp thị là một quy trình quản lý có nhiệm vụ xác định, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo cách có thể tạo ra lợi nhuận Điều này bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, định giá và phân phối sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu chính của tiếp thị là thúc đẩy doanh số và lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để xây dựng thương hiệu, cải thiện nhận thức về thương hiệu và tăng lòng trung thành của khách hàng.
Từ những khái niệm trên và đúc kết cũng những kiến thức được học tại trường thì Marketing là quá trình khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ việc hiểu rõ họ đến mức đủ để sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với họ và tự đạt được sự bán hàng và lợi nhuận
Ngoài ra, Marketing còn bao gồm một số thuật ngữ chuyên ngành quan trọng và căn bản:
- Thị trường (Market): Nơi giao thoa giữa người bán và người mua, nơi mà hàng hóa và dịch vụ được trao đổi
- Sản phẩm (Product): Sản phẩm là bất cứ thứ gì doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của marketing, và marketing thường tập trung vào việc phát triển, định vị và quảng bá sản phẩm
- Sự thỏa mãn (Satisfaction): Sự thỏa mãn là mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Để tạo sự thỏa mãn cho khách hàng, marketing phải tập trung vào việc cung cấp giá trị và lợi ích cao nhất có thể từ sản phẩm hoặc dịch vụ
Giá trị khách hàng nhận được là những lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ, so với số tiền họ trả để sở hữu chúng Giá trị này có thể bao gồm các yếu tố hữu hình như chất lượng sản phẩm, tính năng và độ bền, cũng như các yếu tố vô hình như trải nghiệm khách hàng, dịch vụ hỗ trợ và danh tiếng thương hiệu Bằng cách cung cấp giá trị vượt trội, doanh nghiệp có thể tạo sự hài lòng cho khách hàng, xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
- Need (Cần): Nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người để tồn tại và phát triển như: thức ăn, nước uống, không khí và an toàn
- Mong muốn (Want): Nhu cầu được thể hiện qua sự lựa chọn hoặc sở thích cá nhân của khách hàng để thỏa mãn các nhu cầu sâu xa hơn
- Nhu cầu có khả năng chi trả (Demand): Là khả năng và ý chí của khách hàng chi trả để mua sản phẩm hoặc dịch vụ
Tóm lại, Marketing là quá trình khám phá và cung cấp giá trị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điều này giúp doanh nghiệp nổi trội và thu hút sự quan tâm từ khách hàng Các khái niệm quan trọng bao gồm thị trường, giá trị khách hàng, nhu cầu, mong muốn, nhu cầu có khả năng chi trả, giá cả, chi phí/giá thành, Những khái niệm này giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về thị trường và khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đắn và nổi bật trên thị trường cạnh tranh ngày nay
Do sự phát triển nhanh của nền kinh tế mà Marketing có vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Marketing ngày nay có vai trò phải cung cấp được lợi ích cho cả 3 chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm: doanh nghiệp, khách hàng và xã hội, cụ thể: Đối với doanh nghiệp:
- Phát hiện nhu cầu khách hàng và làm hài lòng họ
- Tăng hiệu quả kinh doanh
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu
- Định hướng cho các hoạt động khác
QUÁ TRÌNH MARKETING
Trong quyển sách Nguyên lý Marketing (“Principles of Marketing”) xuất bản vào năm
1967, Philip Kotler đã đề xuất và phát triển mô hình quá trình Marketing, quy trình đó bao gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Tiến hành thực hiện các nghiên cứu về thị trường
Bước 2: Thực hiện chiến lược S.T.P
Bước 3: Thực hiện các chiến lược Marketing Mix
Bước 4: Thực thi và triển khai chiến lược Marketing
Bước 5: Kiểm soát, đánh giá chiến lược Marketing
2.2.1 Nghiên cứu thị trường (Research)
Nghiên cứu marketing là bước khởi đầu thiết yếu trong quá trình thực hiện tiếp thị, giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân tích thông tin về thị trường, khách hàng mục tiêu và bối cảnh kinh doanh Nhờ đó, doanh nghiệp hiểu sâu hơn về thị trường mà mình hướng đến, nắm bắt các cơ hội tiềm năng và chuẩn bị chiến lược phù hợp để tham gia vào thị trường một cách hiệu quả Việc nghiên cứu này đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng các chiến dịch marketing thành công.
Một số cách phân loại phổ biến nhất của nghiên cứu Marketing bao gồm: Nghiên cứu tại bàn; Nghiên cứu tại hiện trường; Nghiên cứu định tính; Nghiên cứu định lượng; Nghiên cứu khám phá,
Quy trình nghiên cứu Marketing bao gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu Marketing
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin
Bước 4: Phân tích thông tin
Bước 5: Trình bày kết quả và báo cáo nghiên cứu
2.2.2 Chiến lược STP (Segmentation, Targeting, Positioning)
Chọn thị trường mục tiêu là một giai đoạn không thể thiếu được trong quá trình xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing
Quá trình marketing trọng tâm gồm 3 giai đoạn: phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu Phân khúc thị trường là quá trình chia thị trường thành các nhóm khách hàng có nhu cầu và sở thích khác nhau Chọn thị trường mục tiêu là việc lựa chọn phân khúc mà doanh nghiệp muốn nhắm đến Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu là việc tạo ra hình ảnh về sản phẩm trong tâm trí khách hàng, khiến khách hàng nhận thức được giá trị và lợi ích độc đáo của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.2.1 Phân khúc thị trường (Segmentation)
Phân khúc thị trường là quá trình chia thị trường thành các phần nhỏ (gọi là các khúc thị trường) dựa trên những sự khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng Khúc thị trường là một nhóm khách hàng có các đặc điểm tương đồng nhau trong việc phản ứng với các tác động marketing từ doanh nghiệp
Các tiêu thức trong phân khúc thị trường bao gồm:
- Phân khúc theo địa lý
- Phân khúc theo nhân khẩu học: Tuổi tác, Giới tính, Quy mô hộ gia đình, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập, Nghề nghiệp
- Phân khúc theo tâm lý: Thái độ sống, Cá tính, Lối sống
- Phân khúc theo hành vi: Tình huống mua hàng, Lợi ích tìm kiếm, Loại khách hàng, Mức độ sử dụng
2.2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu (Targeting)
Lựa chọn thị trường mục tiêu là quá trình quyết định chọn ra nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tập trung và hướng đến trong việc tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Đây là bước giúp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào nhóm khách hàng có tiềm năng và có khả năng phản hồi tích cực đối với sản phẩm hoặc dịch vụ Lựa chọn thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị và đạt được kết quả tốt nhất trên thị trường Các chiến lược thị trường bao gồm 3 chiến lược sau:
Marketing không phân biệt: Doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing cho toàn bộ thị trường
Marketing phân biệt: Với mỗi khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp sẽ xây dựng từng chiến lược Marketing riêng biệt
Marketing tập trung: Doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing cho nhiều khúc thị trường khác nhau
2.2.2.3 Định vị thương hiệu trên thị trường (Positioning) Định vị thương hiệu trên thị trường là quá trình tạo ra và xác định vị trí độc đáo của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh Định vị thương hiệu nhằm tạo ra một ấn tượng đặc biệt và đáng nhớ trong tâm trí khách hàng, giúp họ nhớ đến thương hiệu và phân biệt nó so với các thương hiệu khác
Quá trình định vị gồm việc xem xét các vấn đề sau: Phân tích tình hình, Lập bản đồ định vị, Lựa chọn chiến lược định vị, Nỗ lực Marketing Mix để thực hiện chiến lược định vị
Một số chiến lược định vị tiêu biểu bao gồm: Định vị dựa vào thuộc tính sản phẩm; Định vị dựa trên lợi ích; Định vị dựa vào đối tượng khách hàng; Định vị so sánh
Marketing Mix là việc kết hợp những yếu tố doanh nghiệp có thể điều khiển và áp dụng để tiếp xúc và gây ảnh hưởng lên thị trường mục tiêu, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu từ đó đạt được những mục tiêu như dự định
Các thành phần trong Marketing Mix đối với dịch vụ bao gồm 7P với 7 yếu tố: Sản phẩm (Product); Giá (Price); Phân phối (Place); Chiêu thị (Promotion); Con người (People); Quy trình (Process); Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)
Chiến lược sản phẩm (Product)
Thuật ngữ "sản phẩm" được sử dụng rộng rãi mà không phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ Trên các ngành công nghiệp khác nhau, các thuật ngữ "sản phẩm," "dịch vụ" hoặc "sản phẩm dịch vụ" thường được dùng một cách linh hoạt và thay đổi theo ngữ cảnh Trong dịch vụ, người ta thường phân ra hai mức:
- Dịch vụ cốt lõi: Đây là phần chính của dịch vụ, đại diện cho những giá trị cốt lõi mà khách hàng mong đợi và cần nhất khi sử dụng dịch vụ
- Dịch vụ bao quanh: Đây là các yếu tố bổ sung hoặc phụ trợ đi kèm với dịch vụ cốt lõi, nhằm nâng cao trải nghiệm và giá trị dịch vụ cho khách hàng Các dịch vụ bao quanh có thể là các tính năng, gói dịch vụ bổ sung, hậu mãi, chăm sóc khách hàng
Chiến lược sản phẩm là quá trình xây dựng, thiết kế và quản lý các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, sao cho đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra những sản phẩm có giá trị, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Xác định giá cả phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo rằng giá cả mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và hấp dẫn đối với khách hàng Quy trình trong việc định giá trong dịch vụ được cân nhắc từ 3 khía cạnh: chi phí dịch vụ của người cung cấp, tình trạng cạnh tranh trên thị trường và giá trị dịch vụ tiêu dùng mà khách hàng nhận được
Một số phương pháp định giá trong dịch vụ bao gồm:
- Định giá dựa vào cạnh tranh:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH
3.1.1 Tổng quan về thị trường chuỗi cửa hàng tiện ích ở Thế giới
Chuỗi cửa hàng tiện ích luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm đa dạng và phục vụ 24/7 Vì thế, ngành dịch vụ này rất phù hợp với sự phát triển của xã hội - khi nền kinh tế phát triển và con người mang gánh nặng công việc, ít thời giờ cho việc ăn uống
Dựa trên Báo Cáo Nghiên Cứu Thị Trường Cửa Hàng Tiện Lợi năm 2023 của The Business Research Company, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tạo ra gián đoạn cho khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ Dự kiến kích thước thị trường cửa hàng tiện lợi toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và đạt 1.434,72 tỷ USD vào năm 2027 Bên cạnh đó, nghiên cứu Thị Trường Cửa Hàng Tiện Lợi
- Tăng Trưởng, Xu Hướng, Ảnh Hưởng Của Covid-19 Và Dự Báo (2023-2028) của Mordor Intelligence cho biết tổng doanh thu của thị trường cửa hàng tiện ích toàn cầu trong năm hiện tại là khoảng 663,5 tỷ USD Dự kiến sẽ có tỷ suất tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 6% trong thời gian từ 2023-2028
Một số thương hiệu cửa hàng tiện ích đang dẫn đầu thị trường toàn cầu với số lượng thị phần lớn (theo Mordor Intelligence) có thể kể đến như: Meiyijia, Pyaterochka, OXXO, Indomaret, uSmile, Easy Joy, Family Mart, 7-Eleven, Alfamart, Magnit
Thị trường cửa hàng tiện ích toàn cầu liên tục mở rộng mạnh mẽ, mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ đại dịch và xung đột Các thương hiệu hàng đầu vẫn đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành cửa hàng tiện lợi toàn cầu.
3.1.2 Tổng quan về thị trường chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Ngày nay, giới trẻ Việt Nam đã hình thành thói quen ghé cửa hàng tiện lợi để mua đồ uống giải khát và đồ ăn vặt Hơn nữa, với việc hoạt động 24/7 của cửa hàng tiện ích cũng rất thuận tiện cho người trẻ khi ra ngoài vào ban đêm
Với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kết hợp với cơ cấu dân số trẻ và gia nhập tổ chức WTO, ngành bán lẻ trở thành ngành chủ chốt, đi đầu trong chuỗi cung ứng nước nhà Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta vào cuối năm 2022 theo Tổng cục thống kê đã tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2021
Theo Euromonitor International, doanh số bán lẻ tại thị trường cửa hàng tiện ích Việt Nam đạt 8 nghìn tỷ đồng năm 2021, tăng 5% Trong giai đoạn dự báo, doanh số dự kiến tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11% (CAGR về giá trị không đổi năm 2021 là 6%), đạt 13,2 nghìn tỷ đồng.
19 nghìn tỷ đồng Người tiêu dùng trẻ, đặc biệt là thiếu niên và sinh viên, là nhóm khách hàng chính của các cửa hàng tiện ích Các nhà cung cấp thanh toán di động như Momo, Zalo Pay và Air Pay đang áp dụng nhiều chiến lược để thu hút người tiêu dùng, bao gồm hợp tác với nhiều ngân hàng và hợp tác với nhiều nhà bán lẻ, bao gồm cả các cửa hàng tiện lợi Bên cạnh đó, các cửa hàng tiện ích cũng đang tích cực tập trung xây dựng sự đa kênh của mình
Dựa trên báo cáo của Statista, các thương hiệu cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại Việt Nam tính đến tháng 3 năm 2023, theo số lượng cửa hàng, bao gồm: Winmart+, Bách Hóa Xanh, Circle
K, GS25, Co.op Food và Satrafoods
Qua đó, ta có thể thấy rằng thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ Sự tiện lợi, giá cả hợp lý và hoạt động xuyên suốt 24/7 của các cửa hàng tiện lợi thu hút đối tượng khách hàng trẻ Việt Nam Các nhà cung cấp thanh toán qua điện thoại di động cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của thị trường này thông qua việc hợp tác với các cửa hàng tiện lợi để đưa ra giải pháp thanh toán tiện lợi cho người tiêu dùng Nhờ những tiềm năng và xu hướng tích cực, dự kiến thị trường cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam sẽ đạt được sự phát triển đáng kể trong thời gian tới.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
CHÍ MINH - FOODCOSA VÀ LĨNH VỰC CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH – CHI NHÁNH FOODCOMART SÀI GÒN
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh - FOODCOSA hoạt động chính trong thị trường kinh doanh lương thực, thực phẩm Ngoài ra, công ty còn hoạt động ở các lĩnh vực công nghệ phẩm; thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng gạo; kinh doanh xăng dầu và chuỗi cửa hàng tiện ích Kể từ khi thành lập từ năm 1980 với tên “Công ty kinh doanh lương thực”, doanh nghiệp đã trải qua nhiều lần đổi tên cũng như sáp nhập, cụ thể: Vào năm 1985: Lần đầu tiên doanh nghiệp lấy tên “Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh” Năm 2008: Doanh nghiệp đổi tên thành “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh” Cuối cùng, từ năm 2016 cho đến nay: Doanh nghiệp hoạt động với mang một cái tên mới, mang tính tổng quan hơn, là “Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh”
Logo của FOODCOSA gói gọn những hình ảnh đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh, mang hình ảnh một trái tim lớn bao bọc hình ảnh của chợ Bến Thành đặt cạnh một chén cơm trắng vun đầy Logo thể hiện khát vọng của FOODCOSA, đó là niềm tin sẽ cung cấp lương thực cho bà con Thành phố Hồ Chí Minh bằng tất cả tấm lòng và tình yêu thương
Kể từ khi ra đời cho đến nay, tầm nhìn của FOODCOSA vẫn là trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, với xuất khẩu Gạo là lĩnh vực kinh doanh chủ chốt
Với triết lý kinh doanh lớn và mục tiêu cao, FOODCOSA luôn tập trung phát triển doanh nghiệp phục vụ cho xã hội, đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước, Công ty nắm vững khẩu hiệu: “Chất lượng - Trung thực - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”
Bên cạnh đó, mọi hoạt động và bước tiến của doanh nghiệp đều dựa trên 4 chữ trọng tâm: Hòa – Hợp – Phát – Triển
Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh hiện có cơ cấu tổ chức phân theo thứ bậc bao gồm: 3 bộ phận thuộc ban kiểm soát, 5 phòng ban chính và 10 phòng ban FoodcoMart Với hệ thống cơ cấu tổ chức này, thông tin sẽ được truyền đạt từ phòng ban cao nhất đến thấp nhất, trả qua nhiều lần kiểm soát giúp các hoạt động được diễn ra chặt chẽ hơn Hệ thống thứ bậc của sơ đồ được trình bày như sau:
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức của FOODCOSA
3.2.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Với 5 phòng ban thuộc bộ phận kiểm soát và 10 đơn vị trực thuộc, Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh phân phối các nhiệm vụ chức năng một cách hệ thống và chặt chẽ, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nhau, cụ thể:
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Hỗ trợ và tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong nhiều lĩnh vực: nhân sự; bảo hiểm và pháp luật; hành chính tổng hợp; phòng chống tham nhũng và phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin
Phòng Tài chính - Kế toán đưa ra các giải pháp quản lý tài chính tối ưu, hỗ trợ thực hiện các quy định về tài chính, đảm bảo đầy đủ nguồn vốn và kiểm soát chặt chẽ dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kinh doanh: Tiến hành khảo sát thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu; Tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng thân thiết
- Phòng Đầu tư – Kỹ thuật Công nghệ: Hỗ trợ Ban Tổng giám đốc trong quản lý các hoạt động đầu tư và kỹ thuật cơ bản, nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất, chế biến và an toàn vệ sinh lao động, lập dự án đầu tư
- Phòng Công nghệ thông tin và Truyền thông: Quản lý công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin, Marketing nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của FOODCOSA, tạo mối quan hệ với truyền thông đại chúng, và tổ chức các sự kiện truyền thông và công bố thông tin trước công chúng Để tiến hành xây dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp, phòng ban Công nghệ thông tin và truyền thông sẽ cộng tác cùng phòng Kinh doanh để đề xuất các chiến lược cụ thể dựa trên những thông tin trực tiếp mà bộ phận kinh doanh có được từ khách hàng
Các lĩnh vực mà FOODCOSA đang hoạt động và phát triển bao gồm 4 lĩnh vực:
- Sản xuất - Xuất khẩu lương thực: Cụ thể là cung ứng Gạo trong và ngoài nước
- Chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart 3 chi nhánh: Sài Gòn, Đắk Nông và Tây Ninh
- Cửa hàng xăng dầu: Bao gồm 3 trạm xăng dầu
- Khai thác dịch vụ: Cụ thể là cho thuê mặt bằng
Gần 43 năm hoạt động trên thị trường, tập thể FOODCOSA đã có được rất nhiều những giải thưởng và thành tựu danh giá xứng đáng với những nỗ lực hoàn thiện mình Doanh nghiệp và các cá nhân đã sở hữu cho mình 3 danh hiệu Anh hùng lao động; 2 Huân chương
22 lao động hạng Nhất; 2 Huân chương lao động hạng Nhì; 13 Huân chương lao động hạng Ba và 3 danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cùng nhiều cờ khen và bằng khen danh giá.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH – CHI NHÁNH FOODCOMART SÀI GÒN
CHI NHÁNH FOODCOMART SÀI GÒN
Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn được thành lập vào tháng 11 năm 2012 với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart với sự chuyên nghiệp hàng đầu trong tương lai Hiện tại, Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn là một phần của Công ty cổ phần Lương thực TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn quản lý một hệ thống kinh doanh nội địa bao gồm 12 cửa hàng bán lẻ, 10 cửa hàng bán sỉ, phòng kinh doanh và cửa hàng hợp tác liên doanh và nằm rải rác khắp các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, Chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn còn hợp tác với các đối tác để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như hỗ trợ các dịch vụ trưng bày bảng hiệu, quảng cáo, gửi hàng
Cả logo và bảng hiệu của FoodcoMart đều mang đậm màu sắc đỏ thắm của quốc kỳ Việt Nam Màu đỏ thường đi đôi với các thương hiệu thực phẩm, làm tăng uy tín cũng như nổi bật cửa hàng
Logo của FoodcoMart mềm mại với những nét chữ mảnh Hình ảnh 2 cây lúa trên logo cũng là dấu hiệu nhận diện của doanh nghiệp, tác động vào nhận thức khách hàng rằng FoodcoMart là một chuỗi cửa hàng tiện ích đến từ Việt Nam, bán những sản phẩm của thị trường Việt Nam
Hình 3.8: Bảng hiệu của FOODCOMART
Tầm nhìn của FoodcoMart là trở thành một nhà bán lẻ chuyên nghiệp và phát triển mạnh mẽ trong tương lai thông qua việc xây dựng và mở rộng chuỗi cửa hàng tiện ích Với sứ mệnh này, FoodcoMart cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp và tiện lợi cho khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Sứ mệnh của FoodcoMart là tận tâm trong việc phục vụ khách hàng, mang đến những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất và giá cả hấp dẫn nhất
FoodcoMart đang phân phối 7313 sản phẩm đa dạng thương hiệu và loại từ gạo, bún, mì, sữa cho đến các mặt hàng gia vị, tiêu dùng nhanh như: dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng,
Tuy nhiên, mặt hàng chủ chốt FoodcoMart hiện nay đang tập trung phân phối ra thị trường là các sản đến từ ACECOOK và các sản phẩm bột ngọt đến từ AJINOMOTO
ACECOOK kinh doanh đa dạng các nhóm sản phẩm thực phẩm ăn liền, gồm: Nhóm hàng thường (Mì Hảo Hảo gói các loại); Nhóm hàng cao cấp (Mì ly, tô, khay, Mì đệ nhất, Mì Siukay, Mì lẩu thái); Nhóm hàng Gạo (Hủ tiếu, Phở, Miến) Nhờ vào sự đa dạng này, ACECOOK đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp.
AJINOMOTO: Nhóm hàng Bột ngọt các khối lượng (100gr/ 140gr/ 400gr/ 454gr/ 1kg/
1,8kg); Nhóm hàng Hạt nêm Ajingon heo các khối lượng (170 gr/ 400 gr/ 900gr/ 2kg/ 3kg) Trong đó, mặt hàng siêu chủ lực, dẫn đầu doanh số là các mặt hàng: Hảo Hảo Tôm chua cay, Mì Siu Cay và Mì Modern Lẩu thái tôm và các sản phẩm Bột Ngọt Ajinomoto
3.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm
Cụ thể, năm 2021, FoodcoMart có doanh thu rất khởi sác với 734,206,732,323 VNĐ, nhưng về sau đó, có sự sụt giảm doanh số đáng kể Năm 2022, doanh số giảm còn 166,389,254,324 VNĐ, giảm 77% so với năm 2021 Trong 6 tháng đầu năm 2023, FoodcoMart duy trì với doanh thu 71,314,717,982 VNĐ và còn phát triển ổn định vào 6 tháng cuối năm Có thể thấy, FoodcoMart có sự suy giảm doanh thu đáng kể những năm gần đây, tuy nhiên, doanh nghiệp đã có những chính sách phù hợp để cân bằng và duy trì doanh thu, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển vào tương lai.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA FOODCOSA
Sau cổ phần hóa, FOODCOSA đã đặt ra chiến lược phát triển quyết tâm và linh hoạt Doanh nghiệp tập trung vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội, cải thiện nhận thức, cùng với việc điều chỉnh tổ chức và tận dụng tối đa nguồn vốn Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh lương thực và chuỗi các cửa hàng tiện ích
Bên cạnh đó, doanh nghiệp FOODCOSA xác định chiến lược phát triển dài hạn với mục tiêu đạt mức doanh số để trở thành một trong những công ty lương thực hàng đầu tại Việt Nam Để đạt được sứ mệnh này, họ tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng: phát triển nguồn nhân lực, bền vững và luôn đổi mới
MÔI TRƯỜNG NỘI VI
Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh là một doanh nghiệp được thành lập lâu đời, với quy mô lớn đa lĩnh vực Nguồn nhân lực của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn lao động giàu kinh nghiệm, lâu đời và tốt nghiệp đại học - cao đẳng các trường đại học đào tạo kinh tế và thực phẩm
Ngoài kinh nghiệm và kiến thức trong công việc, các cá thể trong FOODCOSA đều yêu cầu có kỹ năng về xử lý các tình huống phát sinh của công ty liên quan đến xuất bán hàng hóa
Kỹ năng giao tiếp cũng là một vấn đề được công ty lưu ý để giữ mối quan hệ với khách hàng và duy trì không khí tại nơi làm việc Đối với phòng ban Công nghệ thông tin và truyền thông:
Yêu cầu năng lực và trình độ cho bộ phận truyền thông, thực hiện các tác vụ Marketing cho doanh nghiệp bao gồm:
- Hoàn thành học tập Cao đẳng, Đại học trong lĩnh vực tiếp thị, báo chí, hoặc truyền thông
- Năng động, có khả năng giao tiếp và tương tác tốt
- Sẵn sàng học hỏi những kỹ năng mới để áp dụng trong công việc
- Có khả năng viết, lên ý tưởng sáng tạo và lập kế hoạch
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Word, Excel
Xét về doanh thu của công ty, có sự tăng giảm không đều từ cuối quý 4 năm 2019 cho đến cuối quý 4 năm 2022
Xét đến tăng trưởng lợi nhuận, doanh nghiệp không có sự đồng đều, trong đó năm 2020 là thời điểm sụt giảm nghiêm trọng Từ năm 2021, dù tăng trưởng không đều nhưng vẫn duy trì mức dương Về cơ cấu tài sản, tỷ số nợ vay trên tổng tài sản biến động, có xu hướng tăng từ 2012 - 2015 Từ 2015 - 2017, tỷ số này giảm và duy trì dưới 1%, tuy nhiên tỷ số nợ trên tổng tài sản vẫn tăng đều và mạnh từ 2012 đến nay, với sự giảm nhẹ ở năm 2022.
Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng tình hình tài chính của công ty giai đoạn này có những biến động, tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn duy trì sự tăng trưởng tích cực Cấu trúc tài sản của công ty cũng đã có sự cải thiện, giảm thiểu tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản, nhưng vẫn cần lưu ý tỷ số nợ trên tài sản đang tăng đều và mạnh Điều này đòi hỏi
25 công ty cần tiếp tục chú trọng đến quản lý tài chính để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh doanh của mình
3.5.3 Khả năng nghiên cứu và phát triển
FOODCOSA nếu biết cách phối hợp sự tăng trưởng và tiềm lực kinh tế của bản thân, kết hợp với trình độ lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm của mình thì các dự án nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp có thể diễn ra một cách hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, FOODCOSA là một doanh nghiệp lâu đời, do đó, việc nghiên cứu và phát triển có thể thừa hưởng kinh nghiệm trước đó để tiến hành thực hiện nghiên cứu hiệu quả hơn trong tương lai
3.5.4 Hoạt động quản trị Đối với văn phòng công ty, phó tổng giám đốc sẽ có trách nhiệm quan sát và thúc đẩy sự phát triển và tinh thần làm việc của các phòng Ở mỗi phòng sẽ được bố trí trưởng phòng và 10 nhân viên trực thuộc để làm các nhiệm vụ riêng
Hoạt động quản trị được sắp xếp theo thứ bậc và trên tinh thần dân chủ, cùng nhau đưa ra quyết định Những nhân viên quản trị cấp cao và cấp trung luôn phải giữ thái độ hòa nhã và hòa nhập với các nhân viên cấp thấp của công ty Bên cạnh đưa các chỉ đạo, các nhân viên cấp cao còn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của mình về công việc Năng lực của các nhân sự cấp cao đều là cử nhân kinh tế, có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành
3.5.5 Văn hóa của tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp của FOODCOSA là một điều nổi bật Sự kết nối giữa các thành viên giữa các cấp bậc nhân viên và giữa các phòng ban không có sự phân biệt
Vào thứ Hai hàng tuần, doanh nghiệp sẽ dành ra một buổi sáng để họp mặt các phòng ban để bàn bạc về hoạt động trong tuần qua, những vấn đề cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh trong tương lai cũng như thu thập thông tin từ thị trường
Bên cạnh đó, vào dịp hè, doanh nghiệp cũng tổ chức những hoạt động Team Building để các nhân viên được nghỉ ngơi, vận động và thư giãn Dịp Team Building năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 11/08 tại Mũi Né và khuyến khích tất cả nhân viên tham gia
Ngoài ra, một số hoạt động không thường niên cũng được diễn ra ngẫu nhiên như: các hoạt động đấu giá quà đối tác tặng cho công ty
3.6 CHIẾN LƯỢC STP CỦA CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH – CHI
3.6.1 Phân khúc thị trường của Foodcomart Sài Gòn (Segmentation)
Chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart Sài Gòn phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố:
Bảng 3.1: Phân khúc thị trường của FoodcoMart Sài Gòn
Phân khúc theo địa lý
FoodcoMart Sài Gòn phân tán ở các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn
Phân khúc theo đặc điểm xã hội học
Giới tính FoodcoMart phân phối dịch vụ mọi giới tính và chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng là phụ nữ
+ Nữ: FoodcoMart cung cấp ngoài lương thực, họ còn bán các sản phẩm sữa tắm, chăm sóc cơ thể cá nhân và các sản phẩm chăm sóc trẻ nhỏ
+ Nam: FoodcoMart cung cấp các sản phẩm dao cạo râu, dầu gội cho nam Độ tuổi FoodcoMart phân phối sản phẩm cho mọi độ tuổi và tập trung cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho nhóm độ tuổi 25-35
+ 19-25: Đối với nhóm khách hàng độ tuổi này, FoodcoMart phân phối các sản phẩm bánh, kẹo, mì gói với số lượng lẻ
+ 25-35: Đối với nhóm khách hàng này, FoodcoMart chủ yếu cung cấp các nhu yếu phẩm đa dạng như Gạo, Mì, Bột ngọt với số lượng vừa lẻ vừa sỉ
Thu nhập FoodcoMart cung cấp các sản phẩm giá cạnh tập trung phục vụ cho nhóm khách hàng thu nhập từ 1 đến 5 triệu/ tháng
Phân khúc theo hành vi mua hàng
+ Mua sử dụng cá nhân và gia đình + Mua sỉ để bán lại
+ Chất lượng: Sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao + Giá sản phẩm: Giá các sản phẩm rẻ
+ Ít mua: Đối với nhóm khách hàng ít mua, FoodcoMart bán các sản phẩm với giá nguyên gốc
FoodcoMart triển khai chiến lược tập trung duy trì và cung cấp sản phẩm cho nhóm khách hàng thân thiết thông qua việc sử dụng thẻ tích điểm và giảm giá cho thành viên Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài, tăng cường sự trung thành và thúc đẩy việc mua hàng thường xuyên.
3.6.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu của Foodcomart Sài Gòn (Targeting)
FoodcoMart Sài Gòn đã áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt và chủ yếu nhằm vào nhóm khách hàng có chân dung như sau:
Khách hàng nữ, độ tuổi từ 25-35 đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, có gia đình và luôn quan tâm và chăm sóc cho gia đình, mong muốn một địa điểm uy tín, đa dạng hàng hóa, để thường xuyên mua sắm chất lượng và uy tín Khách hàng FoodcoMart nhắm tới có mức thu nhập trung bình thấp nhằm cung cấp những sản phẩm giá cả cạnh tranh nhất cho họ và nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng Bên cạnh đó, nhánh khách hàng mục tiêu của FoodcoMart muốn phát triển thêm là những khách sỉ, mua số lượng lớn để kinh doanh
3.6.3 Định vị Foodcomart Sài Gòn trên thị trường (Positioning)
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH –
TIỆN ÍCH – CHI NHÁNH FOODCOMART SÀI GÒN
3.7.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
Sản phẩm dịch vụ của chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart bao gồm:
- Chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart cung ứng cho khách hàng các sản phẩm đa dạng nhu yếu phẩm bao gồm thực phẩm: Gạo, mì, bún, bột ngọt và các sản phẩm ăn vặt, nước giải khát, hàng tiêu dùng nhanh
- Nhóm sản phẩm mì mà FoodcoMart cung cấp được phân loại theo: Nhóm thường, Nhóm gạo (bao gồm bún, hủ tiếu, miến, phở) và Nhóm cao cấp (bao gồm các loại mì ly, tô, mì Lẩu thái, Đệ Nhất, SiuKay) cho khách hàng có đa dạng chọn lựa
- Tại FoodcoMart, khách hàng có thể trải nghiệm nhiều loại hình thanh toán khác nhau ngoài tiền mặt như: thanh toán Momo, Air Pay cũng như được tư vấn sản phẩm khi có nhu cầu bởi các nhân viên tại cửa hàng
- Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm tại cửa hàng, FoodcoMart còn nhận các đơn hàng sỉ lớn và cung cấp dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa đến với khách hàng trong ngày, nhanh chóng và an toàn
- FoodcoMart cũng phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng để giúp khách hàng đặt hàng, chọn sản phẩm phù hợp và tư vấn số lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường
Qua đó, ta có thể thấy chiến lược sản phẩm của FoodcoMart chỉ tập trung vào các yếu tố cơ bản của dịch vụ như đối với các thương hiệu đối thủ So với đối thủ Winmart có cung cấp thêm các dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước và GS25, Family Mart có cung cấp dịch vụ bàn ghế cho khách hàng ăn uống và nấu mì tại chỗ thì FoodcoMart vẫn chưa có cho mình những nổi trội độc nhất Tuy nhiên, các sản phẩm FoodcoMart phân phối là những sản phẩm người tiêu dùng rất ưa chuộng và làm khách hàng hài lòng với sự chăm sóc khách hàng tận tâm và cung cấp dịch vụ vận chuyển về tận nhà cho khách Có thể thấy, FoodcoMart có ưu thế trong việc giữ chân khách hàng sỉ thân thiết với các sản phẩm chủ lực và dịch vụ tốt, quan tâm đến khách hàng và thường xuyên giữ liên lạc và tương tác với khách hàng
Với phương châm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm giá phải chăng và hợp lý nhất, FoodcoMart cũng xây dựng một số chiến lược giá cho chuỗi cửa hàng:
Chiến lược giá theo combo: Đây là chiến lược giá chủ lực và thường xuyên mà FoodcoMart áp dụng nhiều năm kể từ khi được thành lập Với chiến lược giá này, thay vì giảm giá sản phẩm của mình, FoodcoMart khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn để nhận được ưu đãi Với chiến lược giá này, FoodcoMart vừa không giảm giá trị hàng hóa và tránh được tâm lý chờ giảm giá của khách hàng, mà còn thúc đẩy mua hàng nhiều hơn và gắn kết với thương hiệu hơn
Chiến lược giá theo combo của FoodcoMart cũng được thay đổi liên tục để phù hợp với giá thị trường Cụ thể, gần đây nhất:
Vào tháng 6 năm 2023, khi mua 20 thùng Hảo Hảo xào khô các vị/ 20 thùng mì SiuKay các vị/ 25 thùng Handy Hảo Hảo/ 15 thùng miến Phú Hương các vị/ 15 thùng bún Hằng Nga sẽ được tặng thêm 1 thùng Hảo Hảo Tôm chua cay
Theo thông báo mới nhất vào tháng 7/2023, doanh nghiệp đã điều chỉnh giá cho các combo sản phẩm mì ăn liền Khách hàng khi mua đủ số lượng các sản phẩm mì Hảo Hảo, mì Caykay, mì Handy, mì Đệ Nhất thịt bằm, mì Lẩu thái tôm, hủ tiếu Nam Vang, phở Đệ Nhất theo quy định sẽ được tặng kèm thêm 1 thùng mì Hảo Hảo Tôm chua cay.
Có thể thấy, FoodcoMart áp dụng giá combo cho các sản phẩm đa dạng và linh hoạt thay đổi, tuy nhiên vẫn tập trung chương trình giá cho những sản phẩm chủ chốt, chiến lược của công ty Ngoài ra, sản phẩm đính kèm trong combo đều là sản phẩm đi đầu trong việc phân phối hàng hóa của chuỗi cửa hàng: Mì Hảo Hảo Tôm chua cay
Chiến lược định giá dựa vào cạnh tranh:
FoodcoMart nhờ vào mạng lưới khách hàng lớn và thân thiết, doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm được thông tin và giá cả thị trường thông qua khách hàng và điều chỉnh phù hợp Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn linh hoạt lựa chọn giá để đảm bảo ưu tiên cho từng thời kỳ Cụ thể, hàng tháng khi thực hiện đề xuất giá gửi khách hàng, nhân viên kinh doanh đều xin ý kiến và tình hình giá trên thị trường từ đó điều chỉnh giá đưa ra thị trường chính thức Do vậy, giá của mặt hàng mì Hảo Hảo Tôm chua cay được thay đổi linh hoạt dao động từ 100k/thùng - 112k/thùng tùy theo giá thị trường và giá nhập hàng của doanh nghiệp
3.7.3 Chiến lược phân phối (Place)
Chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart cũng là một trung gian phân phối các sản phẩm trên thị trường FoodcoMart nhập hàng trực tiếp từ nhãn hàng ACECOOK, AJINOMOTO và các thương hiệu khác và là một kênh phân phối 1 cấp của các thương hiệu đó
Chiến lược phân phối đại trà: Đối với FoodcoMart, chuỗi cửa hàng đang áp dụng chiến lược phân phối đại trà đối với các tiêu thức phân phối sau:
Kênh phân phối 1 cấp: FoodcoMart => Khách sỉ (Công ty TNHH MTV TM DV Hàn Việt)
Chiến lược phân phối trực tiếp:
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng áp dụng chiến lược phân phối trực tiếp:
Kênh phân phối 0 cấp: FoodcoMart => Khách hàng cuối cùng
Áp dụng song song chiến lược phân phối giúp FoodcoMart đạt mục tiêu doanh thu Công ty này chú trọng quản lý hệ thống và chuỗi cung ứng qua kế hoạch kinh doanh bài bản, quản lý đơn hàng và tồn kho hàng ngày bằng phần mềm Lemon Bên cạnh đó, FoodcoMart còn lưu trữ hàng hóa tại kho Nhờ chiến lược rõ ràng và quy trình nghiêm ngặt, việc luân chuyển hàng hóa luôn ổn định, dễ kiểm soát và cung ứng, hạn chế thất lạc.
Hiện nay, các cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng tiện ích - chi nhánh FoodcoMart Sài Gòn bao gồm 12 cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh: 4/34 Nguyễn Oanh, Q Gò Vấp/ 23 Trần Quý Giáp, Q Bình Thạnh/ 1060 Âu Cơ, Q Tân Bình/ 14 Lý Thường Kiệt, Q Gò Vấp/ 109 Nguyễn Thị Nhỏ, Q 11/ 308 Kinh Dương Vương, Q Bình Tân/ 363 Bến Bình Đông, Q 8/
345 Trần Khắc Chân, Q Hóc Môn/ 9 Nguyễn Hữu Trí, Huyện Bình Chánh/ 43C Tôn Thất Thuyết, Q 4
MÔ HÌNH SWOT CHO CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH – CHI NHÁNH
4.1.1 Phân tích mô hình SWOT
Bảng 4.1: Mô hình SWOT Điểm mạnh Điểm yếu
+ Lâu đời: Sự tồn tại lâu dài của
FoodcoMart đã xây dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng qua suốt 10 năm qua
+ Tiềm lực tài chính ổn định: Sự hỗ trợ từ công ty mẹ giúp FoodcoMart có tiềm lực tài chính vững mạnh, từ đó đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững
+ Nguồn nhân lực lâu đời, gắn bó: Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và gắn bó lâu dài với công ty, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
+ Dịch vụ khách hàng tốt: FoodcoMart đặt khách hàng lên hàng đầu, cung cấp dịch vụ chất lượng để tạo sự hài lòng và lòng tin từ phía khách hàng
+ Hàng hóa chất lượng, giá rẻ, nguồn gốc rõ ràng: Sản phẩm lương thực và hàng hóa của FoodcoMart đảm bảo chất lượng cao và giá cả phù hợp, thu hút khách hàng và tạo sự cạnh tranh trong thị trường
+ Giảm đáng kể doanh thu kể từ khi dịch COVID-19 qua đi: Tác động của dịch đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của FoodcoMart và khó khăn trong việc phục hồi hoạt động kinh doanh
Truyền thông là yếu tố thiết yếu để xây dựng nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng, tuy nhiên, FoodcoMart lại chưa chú trọng đầu tư vào khía cạnh này Điều đó khiến cho thương hiệu dễ bị lu mờ bởi các đối thủ cạnh tranh, gặp khó khăn trong việc tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường.
+ Dịch vụ bao quanh còn hạn chế so với các chuỗi cửa hàng tiện ích hiện có trên thị trường: Các dịch vụ của FoodcoMart chưa đạt tới mức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
+ Đội ngũ nhân viên trẻ sáng tạo ít: Thiếu sự đa dạng và đổi mới ý tưởng trong lãnh đạo và quản lý do đội ngũ nhân viên trẻ tuổi ít
+ Số lượng hàng hóa hạn chế: Định vị là chuỗi cửa hàng tiện ích và đa dạng hàng hóa, tuy nhiên, khoảng mục hàng hóa của FoodcoMart chưa đa dạng, hạn chế đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
+ Cơ sở vật chất cũ, lâu đời: Cơ sở vật chất cũ và lâu đời, xuống cấp có thể mang tới trải nghiệm không tốt cho người tiêu dùng
+ Số lượng cửa hàng còn rất hạn chế: Với chỉ 1-2 cửa hàng mỗi quận, FoodcoMart gặp khó khăn trong việc nâng cao nhận diện thương hiệu
+ Các chương trình khuyến mãi chưa có kênh giao tiếp hiệu quả, chưa nổi bật: Việc quảng bá các chương trình khuyến mãi và ưu đãi chưa đạt hiệu quả cao, khiến khách hàng không nhận thấy giá trị của chương trình + Chưa áp dụng sức mạnh của truyền thông mạng xã hội, báo chí: FoodcoMart chưa khai thác và tận dụng hiệu quả sức mạnh của truyền thông mạng xã hội và báo chí để quảng bá và tiếp cận khách hàng mục tiêu
+ Tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu: Theo Mordor Intelligence, dự kiến sẽ có tỷ suất tăng trưởng hàng năm
(CAGR) là 6% trong thời gian từ 2023-
2028, FoodcoMart có thể xem xét mở rộng thị trường xuất khẩu để phát triển và tiếp cận khách hàng quốc tế
+ Có cơ sở để phát triển trên thị trường quốc tế: Với nền tảng xuất khẩu gạo sang các nước lân cận, FOODCOSA có thể tận dụng danh tiếng và uy tín lâu năm để chinh phục khách hàng quốc tế bởi chuỗi cửa hàng tiện lợi mang đậm dấu ấn Việt Nam, chuyên bán hàng hóa ẩm thực Việt Nam
+ Đổi mới trong marketing và truyền thông: FOODCOSA có thể đầu tư và tập trung vào đổi mới trong marketing và truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông mới và tiếp cận hiệu quả đối
+ Biến đổi thị trường: Thị trường kinh doanh lương thực và bán lẻ có thể thay đổi do sự biến đổi về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Những yếu tố này có thể phụ thuộc vào nền kinh tế như: suy thoái kinh tế, bệnh dịch, chiến tranh
+ Tăng cường đối thủ cạnh tranh: Sự tăng cường cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác có thể đe dọa thị phần của FoodcoMart
36 tượng khách hàng mục tiêu, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng mới
+ Khai thác thị trường tiềm năng:
FOODCOSA có thể tìm kiếm và khai thác các thị trường tiềm năng mới, đặc biệt là trong các khu vực đang có nhu cầu mua sắm và tiêu thụ tăng cao, để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và tăng cường doanh số bán hàng
- Uy tín và lòng tin từ khách hàng
- Tiềm lực tài chính ổn định
- Đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm
- Dịch vụ khách hàng tốt
- Hàng hóa chất lượng, giá cả phù hợp
- Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu
Thách thức mà điểm mạnh không giải quyết được, cộng thêm với điểm yếu, có thể tạo thành nhược điểm cho doanh nghiệp Một số điểm yếu có thể đúc kết của doanh nghiệp như sau:
- Truyền thông không mạnh, khó tạo sự nhận diện
- Dịch vụ bao quanh hạn chế so với đối thủ
- Đội ngũ nhân viên trẻ ít sáng tạo
- Số lượng hàng hóa và cửa hàng còn hạn chế, cơ sở vật chất cũ, lâu đời
- Chương trình khuyến mãi chưa nổi bật, giao tiếp chưa hiệu quả
- Không biết khai thác sức mạnh truyền thông mạng xã hội và báo chí.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
LƯỢC MARKETING MIX CHO CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH – CHI NHÁNH FOODCOMART SÀI GÒN
4.2.1 Về chiến lược sản phẩm (Product)
Khai thác tối đa sức mạnh của cửa hàng tiện ích, kích thích khách hàng mua hầu hết các mặt hàng cần dùng tại cửa hàng
Khách hàng luôn tin tưởng và hài lòng về chất lượng cùng sự đa dạng sản phẩm tại cửa hàng Họ cũng bày tỏ sự ủng hộ và yêu mến đối với thương hiệu.
Nội dung thực hiện Đối với dịch vụ cốt lõi:
Để củng cố giá trị thương hiệu và tận dụng lợi thế lâu năm, cửa hàng cần tập trung vào việc tăng cường đa dạng sản phẩm cung cấp, bao gồm các sản phẩm "Hàng Việt Nam" chất lượng cao và uy tín Bằng cách này, cửa hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn nâng cao danh tiếng của mình là một nhà cung cấp đáng tin cậy của các sản phẩm nội địa chất lượng.
“nguồn gốc Việt Nam” của doanh nghiệp
- Phát triển thêm dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước và nạp tiền điện thoại để khách hàng có thể tiện lợi sử dụng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay Với sự phát triển này, khách hàng không cần phải đến những cửa hàng khác để thực hiện thanh toán điện nước (việc phải làm hàng tháng) và thu hút nhiều khách hàng mới khi cung cấp đa dạng dịch vụ hơn
- Với xu hướng môi trường xanh, khách hàng cũng chú tâm nhiều đến môi trường hơn, vì vậy mà bao bì mang về cho sản phẩm mang về cũng nên chuyển sang bao ni lông có thể phân hủy được Đối với dịch vụ bao quanh:
- Ở các cửa hàng FoodcoMart hiện nay vẫn chưa có bảo vệ trông xe cho khách hàng, do đó, cửa hàng cũng nên cải thiện vấn đề này Giải pháp đề xuất cho vấn đề này là trang bị các ổ khóa xe để khách hàng mượn và tự khóa xe, chìa khóa do nhân viên cửa hàng giữ Với lưu lượng khách tương đối cân bằng và ít, vật dụng cũng dễ dàng kiểm soát, xe khách hàng được đảm bảo và quan trọng là hạn chế được chi phí thuê bảo vệ hàng tháng
- Tăng thêm dịch vụ tự nấu mì miễn phí và bổ sung muỗng, đũa, khăn giấy để có thể ghé qua mua sản phẩm và ăn tại chỗ
4.2.2 Về chiến lược giá (Price)
Củng cố giá trị cốt lõi của chuỗi cửa hàng là: Giá rẻ, tuy nhiên vẫn tăng doanh thu cho cửa hàng Thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng thân thiết Với thị trường đầy đối thủ, để khách hàng lựa chọn trải nghiệm là một vấn đề không dễ giải quyết, do đó nên tích hợp thêm cả chiến lược giá để thu hút khách
Bổ sung một số chiến lược giá như sau: Áp dụng chiến lược giá theo tâm lý:
Áp dụng giá lẻ 900đ là một chiến thuật đánh vào tâm lý chuộng đồ rẻ của khách hàng Ngoài việc tạo cảm giác giá rẻ, số dư nhỏ như vài trăm đồng có thể được sử dụng làm lý do khuyến khích khách hàng làm thẻ thành viên tích điểm Qua thẻ thành viên, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng để cung cấp thông tin khuyến mãi và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
- Doanh nghiệp có thể thực hiện định giá lỗ với 1 mặt hàng bất kỳ, ví dụ như nước suối, sau đó thông tin đến người tiêu dùng Khi đó, khách khi có nhu cầu với sản phẩm và có cân nhắc về giá, họ sẽ đến với cửa hàng và sẽ thu hút được lượt mua các sản phẩm khác cũng như kéo thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
4.2.3 Về chiến lược phân phối (Place)
FoodcoMart sẽ củng cố vị thế thương hiệu và hiện diện sâu sắc trong tâm trí khách hàng, giúp thương hiệu trở nên quen thuộc và dễ lựa chọn hơn Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm tại FoodcoMart bất kể vị trí địa lý hay sở thích mua sắm của họ.
Phát triển kênh phân phối 0 cấp:
- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi kinh tế và công nghệ thông tin rất phát triển, vì vậy tận dụng những ứng dụng mà khách hàng hay sử dụng và xu hướng cũng là cách để khách hàng có cơ hội “bắt gặp” FoodcoMart nhiều hơn và mua hàng Doanh nghiệp có thể xây dựng cửa hàng trên các app giao hàng như Shopee Food, Loship để khách hàng dù ở nhà vẫn có thể mua hàng của FoodcoMart
Thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee và Lazada, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mua sắm linh hoạt của khách hàng Hơn nữa, tham gia các sàn thương mại này còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các chương trình hỗ trợ thúc đẩy doanh số của Shopee.
- Cân nhắc mở thêm các cửa hàng ở một số quận đông dân như Quận Bình Tân, Quận
8, Quận 5 để phục vụ nhu cầu của khách hàng khi có nguồn kinh tế và doanh thu ổn định hơn
4.2.4 Về chiến lược chiêu thị (Promotion)
Tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng thân thiết để từ đó tăng doanh thu
- Báo: Đẩy các bài báo về các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh nhãn hàng lâu đời, thuần Việt Nam, giá rẻ, quan tâm đến cộng đồng
Để tăng cường tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu, FoodcoMart triển khai chiến lược truyền thông đa kênh Trên phương diện mạng xã hội, doanh nghiệp tập trung phát triển kênh Facebook, thường xuyên đăng tải thông tin về hoạt động ưu đãi, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tích cực đóng góp vào cộng đồng Song song với đó, doanh nghiệp xây dựng kênh truyền thông dễ dàng chạy quảng cáo nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các chiến dịch Marketing trong tương lai.
- Tăng cường từ thiện cho các mái ấm trẻ em bằng các sản phẩm do chính FoodcoMart đang phân phối
- Áp dụng khuyến mãi 10% một vài dịp đặc biệt như: Quốc Khánh, Sinh nhật FoodcoMart, lễ Quốc tế Phụ nữ, Tết đối với các khách có thẻ thành viên để thúc đẩy khách làm thẻ thành viên và nhận thông tin từ cửa hàng
Hợp tác với Momo để phân phối các voucher giảm giá có giá trị lên đến 50.000VNĐ, nhằm thu hút khách hàng đến cửa hàng sử dụng dịch vụ, qua đó tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng.
4.2.5 Về chiến lược con người (People)
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã trình bày được sự quan trọng của hoạt động Marketing, tóm tắt quy trình Marketing, chiến lược Marketing Mix và nghiên cứu, phân tích những hoạt động Marketing thực tế của chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart - chi nhánh Sài Gòn và đối thủ và nhu cầu của thị trường để đưa ra cái nhìn khách quan và tổng thể FoodcoMart có được một số ưu thế riêng như lâu đời tiềm lực kinh tế và sự chăm sóc khách hàng tốt nên FoodcoMart vẫn duy trì và ổn định, có được một lượng khách hàng thân thiết ổn định Trái lại, FoodcoMart vẫn chưa thật sự nổi bật trước các đối thủ lớn trên thị trường Sau khi nắm được tình hình công ty, nghiên cứu đã đề xuất những biện pháp cải tiến chất lượng dịch vụ của chuỗi cửa hàng tiện ích FoodcoMart - chi nhánh Sài Gòn được xây dựng dựa trên mô hình SWOT
Thông qua báo cáo, tôi đã có được những giá trị lớn như kiến thức tổng hợp về Marketing, rèn luyện khả năng phân tích, quan sát, tìm hiểu thông tin về thị trường khi thực hành cùng doanh nghiệp Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi, đề tài “Phân tích chiến lược Marketing Mix của chuỗi cửa hàng tiện ích-Chi nhánh Foodcomart Sài Gòn” còn mang đến những giá trị tích cực cho lĩnh vực Marketing và doanh nghiệp FOODCOSA.
KIẾN NGHỊ
Đầu tiên, FoodcoMart chi nhánh Sài Gòn nên đa dạng hóa loại hàng, đảm bảo cung cấp dịch vụ hàng hóa có tính cạnh tranh để tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng
Marketing là cách thức phổ biến và quan trọng để tăng cường nhận diện thương hiệu và quảng bá các chương trình khuyến mãi và ưu đãi Nếu doanh nghiệp đầu tư vào truyền thông và báo chí thì có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu
Vì bản chất dịch vụ không hiện hữu, do đó cơ sở vật chất rất quan trọng FoodcoMart nên tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình hoạt động và cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng
FoodcoMart nên tạo cơ hội cho nhân viên sáng tạo, áp dụng giải pháp mới thúc đẩy phát triển Về dịch vụ khách hàng, ngoài quy trình phục vụ tốt, FoodcoMart cần chăm sóc khách hàng sau mua, gửi email hoặc gọi điện hỏi thăm, đồng thời cập nhật giá cả thị trường để xây dựng mối quan hệ gắn kết, tạo lòng tin với khách hàng.
Những kiến nghị trên hy vọng sẽ giúp cho FoodcoMart cải thiện hoạt động kinh doanh, tăng cường cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển bền vững trong thị trường cửa hàng tiện ích
″ (n.d.) ″ - Wiktionary Retrieved August 7, 2023, from https://finance.vietstock.vn/FCS/tai-chinh.htm
″ (n.d.) ″ - Wiktionary Retrieved August 7, 2023, from https://nld.com.vn/tieu- dung/foodcomart-saigon-kinh-doanh-hang-ngan-mat-hang-20141103170524036.htm
″ (n.d.) ″ - Wiktionary Retrieved August 7, 2023, from https://nld.com.vn/tieu- dung/foodcomart-mo-rong-kinh-doanh-20130613090837606.htm
″ (n.d.) ″ - Wiktionary Retrieved August 7, 2023, from https://drive.google.com/file/d/1oNg-uRybR-4Pc9WDTVlWQFh4_I-uiDA2/view
Bài 3: Cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang phát triển ra sao? (2022, July 30) Báo Công Thương Retrieved August 7, 2023, from https://congthuong.vn/bai-3-cua-hang-tien- loi-o-viet-nam-dang-phat-trien-ra-sao-215790.html
Chiến lược định giá cộng với chi phí: Công thức và Ví dụ (2023, January 28) Business Yield Retrieved August 7, 2023, from https://businessyield.com/vi/marketing/cost- plus-pricing/
Chiến lược - Tầm nhìn - CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC TP HỒ CHÍ MINH (2018, January 22) foodcosa Retrieved August 7, 2023, from https://foodcosa.vn/chien-luoc-tam-nhin-y-nghia-logo/
Chiến lược - Tầm nhìn - CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC TP HỒ CHÍ MINH (2018, January 22) foodcosa Retrieved August 7, 2023, from http://foodcosa.vn/chien- luoc-tam-nhin-y-nghia-logo/
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM (2020, February 3) UKH Retrieved August 7, 2023, from https://ukh.edu.vn/chi-tiet-tin/id/1951/CO-HOI-PHAT- TRIEN-NGANH-BAN-LE-TAI-VIET-NAM
Convenience Store Market Size & Share Analysis - Industry Research Report - Growth Trends (n.d.) Mordor Intelligence Retrieved August 7, 2023, from https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/global-convenience-store- market
Convenience Stores in Vietnam - Convenience Stores in Vietnam Euromonitor International February (n.d.) Studocu Retrieved August 7, 2023, from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi- minh/tai-chinh-doanh-nghiep/convenience-stores-in-vietnam/31430150
Convenience Stores Market Size & Analysis Report, 2028 (n.d.) Grand View
Research Retrieved August 7, 2023, from https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/convenience-stores-market- report
Convenience Stores Market Size, Trends and Global Forecast To 2032 (n.d.) The Business Research Company Retrieved August 7, 2023, from https://www.thebusinessresearchcompany.com/report/convenience-stores-global- market-report
Drucker, P (1954) The Practice of Management
Euromonitor International (2022, February) Convenience Stores in Vietnam
Foocomart chăm lo người nghèo (2010, February 2) Doanh nhân Sài Gòn Retrieved August 7, 2023, from https://doanhnhansaigon.vn/foocomart-cham-lo-nguoi-ngheo- 292960.html
Giữa tháng 4-2023, dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu người (2023, March 12) Báo Quân đội nhân dân Retrieved August 7, 2023, from https://www.qdnd.vn/y-te/tin- tuc/giua-thang-4-2023-dan-so-viet-nam-se-dat-moc-100-trieu-nguoi-721505
Hồ Chí Minh – Famima (n.d.) FamilyMart Retrieved August 7, 2023, from https://www.famima.vn/cua-hang/mien-nam/ho-chi-minh/
Kotler, P (2011) Marketing Management: Analysis, Planning, Implementation, and Control (14th ed.)
Lịch sử hình thành và phát triển - CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC TP HỒ CHÍ MINH (2018, January 23) foodcosa Retrieved August 7, 2023, from https://foodcosa.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien/
Việc liên kết là một chiến lược quan trọng trong việc nâng tầm thương hiệu Liên kết giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, tăng cường sự hiện diện trực tuyến và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Bằng cách hợp tác với các đối tác uy tín, doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng mới, tăng cường khả năng hiển thị và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng hiện tại.
Mỗi tháng lỗ gần 7 tỷ, thất bại vì quá kỳ vọng vào thị trường (2019, October 25) VietNamNet Retrieved August 7, 2023, from https://vietnamnet.vn/hy-huu-lich-su- giac-mo-ty-usd-tan-lui-lo-7-tythang-ban-bo-gia-1-usd-576465.html
Một số định nghĩa về Marketing – Nhà Lãnh Đạo (n.d.) Nhà Lãnh Đạo Retrieved August 7, 2023, from http://nhalanhdao.vn/mot-so-dinh-nghia-ve-marketing/
Năm 2022, lợi nhuận của công ty quản lý chuỗi WinMart và WinMart+ ddatj gần 7 nghìn tỷ đồng - Doanh nghiệp và Tiếp thị (2023, April 10) Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị Retrieved August 7, 2023, from https://doanhnghieptiepthi.vn/nam-2022-loi- nhuan-cua-cong-ty-quan-ly-chuoi-cua-hang-winmart-winmart-dat-gan-7-nghin-ty- dong-161230410094317882.htm
Nguyen, M (2023, July 17) Vietnam: leading convenience store brands by number of outlets 2023 Statista Retrieved August 7, 2023, from https://www.statista.com/statistics/1014938/vietnam-leading-convenience-store- brands/
THÔNG TIN KHÁI QUÁT Tên công ty : Công ty cổ phần Lương thực thành phố Hồ Chí Minh Tên giao dịch : Cô (2022, March 21) Vietstock Retrieved August 7, 2023, from https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2021/BCTN/VN/FCS_Baocaothuongnien_2021. pdf
Phân biệt Need, Want, Demand (nhu cầu, mong muốn & yêu cầu) (2022, January 14) Tomorrow Marketers Retrieved August 7, 2023, from https://blog.tomorrowmarketers.org/phan-biet-need-want-demand-nhu-cau-mong- muon-yeu-cau/