1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam

56 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 494,11 KB

Cấu trúc

  • 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.4. Bố cục (15)
  • 2. CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING (17)
    • 2.2. Chiến lược Marketing Mix (20)
    • 2.3. Tóm tắt chương 2 (26)
  • 3. CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TAI NGHE KHÔNG DÂY CHỐNG ỒN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT (27)
  • NAM 14 3.1. Môi trường vĩ mô (0)
    • 3.2. Môi trường vi mô (28)
    • 3.3. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng 16 3.4. Phân tích chiến lược sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng. 18 3.5. Phân tích chiến lược giá của các thương hiệu trong ngành hàng (30)
    • 3.6. Phân tích chiến lược phân phối của các thương hiệu trong ngành hàng 28 3.7. Phân tích chiến lược truyền thông Marketing của các thương hiệu trong ngành hàng 30 3.8. Tổng kết chương 3 (41)
    • 4.1. Xu hướng thị trường thị trường trong tương lai (48)
    • 4.2. Đánh giá và đề xuất (49)
    • 4.3. Tóm tắt chương 4 (54)
    • 5. CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC HÀNHNGHỀ NGHIỆP 1 CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thông tin chung- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Nhật Lớp: CLC_21DMC01- Tên đề tài: Phân tích hoạt động Mar

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Với xu hướng hội nhập và phát triển quốc tế, Việt Nam là nền kinh tế vô cùng sôi động và trẻ trung Các doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn ra sức phát triển bản thân nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, các doanh nghiệp còn đặc biệt tập trung phát triển phối thức Marketing của mình để có thể tồn tại Trong bối cảnh các phát minh về công nghệ được ra mắt và áp dụng vào sản xuất liên tục, các sản phẩm công nghệ được cải tiến nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm công nghệ phải linh hoạt trong cách thức kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong ngành phải tập trung hơn về cách tiếp cận khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và phải luôn chủ động trong cách giải quyết các nguy cơ và mối đe dọa trong thị trường ngành

Từ nhìn nhận thị trường đầy phát triển và cạnh tranh như hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường Việt Nam Nhằm nghiên cứu sâu hơn về cách các doanh nghiệp trong ngành hàng thực hiện Marketing Mix của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Đầu tiên, bài nghiên cứu này sẽ giải thích và hệ thống hóa về lý thuyết trong Nguyên lý Marketing, nhằm có cái nhìn tổng quan về cách thức các doanh nghiệp trong ngành thực hiện phối thức Marketing của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của báo cáo sẽ gồm: 3 thương hiệu Apple, Sony và Samsung về tai nghe không dây có chức năng chống ồn là các sản phẩm tai nghe không dây thuộc dòng tai nghe chống ồn được sản xuất và phân phối bởi 3 thương hiệu này

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

 Thông tin sản phẩm, bao gồm thiết kế, chất lượng âm thanh, khả năng chống ồn, thời lượng pin, tính năng, giá cả,

 Chiến lược Marketing của 3 thương hiệu, bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị,

Dựa trên phạm vi nghiên cứu này, chúng ta có thể phân tích và so sánh các sản phẩm tai nghe không dây chống ồn của 3 thương hiệu Apple, Sony và Samsung về các khía cạnh như chất lượng sản phẩm và chiến lược Marketing Mix Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp và đề xuất cho các hoạt động Marketing của 3 thương hiệu

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về các chiến lược Marketing-mix của 3 thương hiệu Apple, Sony và Samsung, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn với nguồn dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này giúp chúng ta thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, gồm các báo cáo, tiểu luận, luận án, về các chiến lược Marketing-mix của các thương hiệu tai nghe không dây có chức năng chống ồn, thông tin trên tạp chí, internet và các phương tiện truyền thông xã hội… Để thu thập dữ liệu thứ cấp, chúng ta có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc truy cập vào các thư viện trực tuyến Sau khi thu thập dữ liệu, chúng ta cần tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ liệu này để tìm ra những thông tin cần thiết cho nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu những lý luận, lý thuyết có liên quan đến các chiến lược Marketing-mix Để nghiên cứu lý luận, chúng ta có thể tham khảo các tài liệu chuyên môn, sách giáo khoa, bài viết, về Marketing-mix.

Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp này giúp chúng ta phân tích, chắt lọc và tổng hợp các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác Để thực hiện phương pháp này, chúng ta cần sử dụng các kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin.

Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này giúp chúng ta so sánh các số liệu từ các dữ liệu đã thu thập được để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các thương hiệu Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, chúng ta có thể sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá hiệu quả của các chiến lược Marketing-mix của các thương hiệu.

Bố cục

Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, báo cáo kiểm tra đạo văn, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, tóm tắt báo cáo, mục lục, nội dung báo cáo, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TAI NGHE KHÔNG DÂY CHỐNG ỒN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM” được trình bày theo bố cục 5 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Chương trình trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING – MIX

Nội dung trình bày các cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu có liên quan được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TAI NGHE KHÔNG DÂY CHỐNG ỒN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Chương này trình bày nội dung về việc mô tả, phân tích, đánh giá cơ cấu tổ chức, quy trình và thực trạng hoạt động marketing mix, các chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị của các thương hiệu trong ngành hàng

Phân tích, so sánh và đánh giá hoạt động hoạch định, triển khai các chiến lược marketing của các thương hiệu nghiên cứu trong ngành hàng

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÁC THƯƠNG HIỆU TRONG NGÀNH HÀNG Đưa ra đề xuất và giải pháp về các chiến lược marketing cho các thương hiệu trong ngành hàng.

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN VỀ MARKETING

Theo Phillop Kotler – người được xem như cha đẻ của ngành Marketing đưa ra khái niệm của Marketing như sau: “ Marketing là một quá trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và mong muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”

Như vậy, có thể thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện Marketing đó chính là nhận biết và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, và mong muốn nhận lại được các giá trị có lợi cho doanh nghiệp

Nguồn: Phillip Kotler Đây là quy trình Marketing được đề xuất bởi Phillip Kotler, quy trình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động Marketing của mình

Khảo sát thị trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào Ở bước này, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguồn lực của mình để tìm hiểu về thị trường mình đang kinh doanh Các doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu về môi trường Marketing hiện tại, và về các yếu tố tác nhân có thể tác động đến khả năng quản trị Marketing của doanh nghiệp Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô là hai môi trường mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và phân tích để có thể quản trị hoạt động Marketing của mình một cách hiệu quả nhất.

Môi trường vĩ mô là môi trường mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được Môi trường vĩ mô là bối cảnh mà một doanh nghiệp đặt bản thân doanh nghiệp mình vào, các yếu tố có trong môi trường này tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp Các yếu tố đó bao gồm:

 Kinh tế: Tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, khả năng chi tiêu của khách hàng,

 Chính trị - Pháp luật: Hệ thống pháp luật, sự ổn định của chính trị,

 Văn hóa – Xã hội: Phát triển dân số, cơ cấu tuổi,

 Công nghệ: Mức độ phát triển, tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Môi trường vi mô là môi trường bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp với bản thân doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát được Các yếu tố trong môi trường vĩ mô là đặc biệt với từng doanh nghiệp và các doanh nghiệp phải kiểm soát thật kĩ các yếu tố này nhằm tránh các kết quả có hại đến với lợi ích doanh nghiệp Các yếu tố bao gồm:

 Nhà cung ứng: Những đối tác cung cấp nguồn lực cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

 Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp khác trên thị trường

 Các trung gian Marketing: Trung gian phân phối, cung cấp lưu thông sản phẩm,

 Khách hàng: Người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối,

 Công chúng: Giới tài chính, truyền thông, công quyền,

2.1.2.2 Phân khúc, Chọn thị trường và Định vị (STP) Đây là mô hình được Phillip Kotler phát minh nhằm có thể đánh giá được phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp nhất với sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này nhằm có thể hiểu rõ được hơn về khách hàng mình đang tiếp cận và định vị được bản thân trong thị trường Mô hình được cấu thành bởi 3 yếu tố: Phân khúc (Segmentation), Chọn thị trường (Targeting) và Định vị (Positioning). o Phân khúc thị trường (Segmentation): Là quá trình phân tách thị trường ra các nhóm nhỏ hơn có sự khác biệt lớn giữa các nhóm khác Trong các nhóm đó, khách hàng sẽ có những đặc điểm giống nhau về: hành vi, tuổi tác, o Chọn thị trường (Targeting): Là quá trình doanh nghiệp lọc ra những

“nhóm” thị trường nhỏ phù hợp với các tiêu chí của mình Các thị trường mục tiêu này bao gồm các khách hàng có những nhu cầu mà doanh nghiệp có thể cung ứng. o Định vị (Postioning): Là việc tạo hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng để nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Đây cũng có thể được coi là mục tiêu cho các chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Marketing Mix là một phương pháp nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thực tiễn kinh doanh Phương pháp này tập trung vào tiếp thị sản phẩm doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thông qua phương pháp tập trung vào các yếu tố quan trọng trong quá trình này. Đây là kế hoạch chiến lược mà doanh nghiệp sẽ phát triển theo Một trong những mô hình tiêu biểu trong quá trịnh này là mô hình 4 Ps Mô hình 4 yếu tố này được công bố bởi McCarthy bao gồm:

2.1.2.4 Triển khai (Implementation) Đây là thời điểm doanh nghiệp sẽ triển khai các kế hoạch Marketing của mình dựa vào các bước chuẩn bị từ trước Các doanh nghiệp phải hiện thực hóa kế hoạch của mình theo hệ thống và kĩ lưỡng Đồng thời, các doanh nghiệp còn phải đề phòng các rủi ro xảy ra và tạo nên hướng giải quyết, khắc phục các sự cố không mong muốn

2.1.2.5 Kiểm tra và đánh giá (Control) Ở bước này, doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể với kế hoạch Marketing của mình, nhằm cho doanh nghiệp có một tiêu chuẩn để có thể cố gắng đạt được Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải giám sát các kết quả đạt được thực tế, để điều chỉnh được kịp thời kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã được đặt ra từ trước

2.1.3 Vai trò và chức năng của Marketing

Marketing có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một chiến lược Marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu hiện hữu của khách hàng và khơi dậy những nhu cầu từ sâu bên trong nội tâm cùa khách hàng Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đem đến sản phẩm của bản thân đến với những khách hàng mục tiêu mà mình có thể đáp ứng được nhu cầu Đồng thời, Marketing có thể làm cầu nối cho doanh nghiệp với khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp Với mong muốn tạo dựng nên hình ảnh thương hiệu khắc sâu trong tâm trí của họ Đồng thời, với sự hiểu biết thâm sâu về thị trường và khách hàng sau khi áp dụng thành công chiến dịch Marketing, doanh nghiệp có thể có một cái nhìn rộng hơn về nhiều phân khúc thị trường khác nhau và các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Từ đó, doanh nghiệp có thể có những gợi ý quý giá về định hướng phát triển trong tương lai Ngoài ra, mục tiêu về lợi nhuận cũng được tăng trưởng mạnh nếu áp dụng đúng các kế hoạch Marketing, vì sau khi doanh nghiệp đã tiếp cận được các khách hàng thì việc bán hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều Và doanh nghiệp sẽ nhìn nhận rõ hơn về việc phân phối của mình sau khi tạo nên một kế hoạch Marketing chi tiết Doanh nghiệp có thể chọn ra được các cách thức phân phối đến các khách hàng tiềm năng của mình hiệu quả nhất.

Chiến lược Marketing Mix

Sử dụng chiến lược Marketing Mix là khi doanh nghiệp kết hợp các yếu tố trong mô hình 4Ps và áp dụng vào hoạt động kinh doanh thực tiễn Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các thay đổi mang tính chiến lược vào các yếu tố đó trong trường hợp của bản thân.

Nhằm đạt được mục tiêu đã được đề ra của doanh nghiệp như: tăng doanh số, tăng độ nhận biết, Ở từng yếu tố trong mô hình 4Ps được áp dụng, các yếu tố này đều có những chiến lược riêng mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh và áp dụng chi tiết

Sản phẩm là những gì doanh nghiệp cung cấp, kinh doanh Các sản phẩm đều sẽ thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn gì của khách hàng Và các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dựa trên các nhu cầu hiện hũu của khách hàng Các sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đều có những sự khác biệt về các đặc điểm vật lý hoặc tâm lý Các sản phẩm thỏa mãn cùng một nhu cầu sẽ có những khác biệt về tính chất được quy định theo từng doanh nghiệp cụ thể.

 Dòng sản phẩm là nhóm sản phẩm có chung những đặc điểm về chức năng, phục vụ cùng một nhu cầu của người tiêu dùng, được doanh nghiệp bán qua cùng một kênh phân phối đến cùng một nhóm khách hàng

 Tập hợp sản phẩm là nhiều dòng sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh

 Kích thước tập hợp sản phẩm là những số đo về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của tập hợp sản phẩm Trong đó, chiều rộng là số lượng các dòng sản phẩm trong tập hợp Chiều dài là tổng số món hàng của doanh nghiệp Và chiều sâu là số sản phẩm trong từng dòng sản phẩm của doanh nghiệp

Một sản phẩm được kinh doanh sẽ có những yếu tố cấu thành như sau:

 Sản phẩm cốt lõi là điều thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, khiến cho khách hàng mua sản phẩm

 Sản phẩm cụ thể được cấu thành từ những yếu tố sau: bao bì, nhãn hiệu, đặc điểm, chất lượng và kiểu dáng

 Sản phẩm tăng thêm là những tiện ích đi kèm khi mua sản phẩm, bổ trợ khách hàng như: nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, giao hàng, Những tiện ích này còn giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ

Chiến lược sản phẩm là quá trình doanh nghiệp đưa ra các quyết định về các sản phẩm mà mình kinh doanh Các quyết định này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh, các thay đổi chiến lược này nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên tục của khách hàng Doanh nghiệp sẽ định hướng phát triển sản phẩm mình để phục vụ một nhóm khách hàng nhất định và những giá trị mà sản phẩm đem đến cho khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp sẽ định ra những mục tiêu với sản phẩm trong suốt phần đời của nó

Các chiến lược về sản phẩm sẽ ảnh hưởng về các yếu tố cấu thành của sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh

Bao bì: Doanh nghiệp sẽ phải xác định được các vai trò của bao bì đối với sản phẩm Các bao bì có vai trò bảo vệ sản phẩm đồng thời là đặc điểm đặc trưng của một sản phẩm khi so sánh với các sản phẩm khác trên thị trường Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra những quyết định mang tính thay đổi hoặc phát huy những thuộc tính của bao bì như: kích thước, màu sắc, hình dáng, Từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra những bao bì thực tế để có thể áp dụng vào sản phẩm của mình, sau khi qua giai đoạn thử nghiệm bao bì Giai đoạn thử nghiệm bao bì nhằm đánh giá được phản ứng khách hàng, tính năng của bao bì và mức độ thành công của bao bì Với các quyết định này, các doanh nghiệp có thể tạo ra bao bì phù hợp và hiệu quả với sản phẩm của mình

Nhãn hiệu: Doanh nghiệp sẽ phải xác định được những yếu tố cơ bản của nhãn hiệu sản phẩm để làm nên được nhãn hiệu tốt nhất cho mình: tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng,

Nhưng nhãn hiệu được tạo ra cũng phải thực hiện được các chức năng cơ bản của nó như: thực tiễn, bảo đảm, cá thể hóa, Một nhãn hiệu tốt là một nhãn hiệu mang tính độc nhất và đặc trưng của doanh nghiệp mà làm nổi bật được sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh Đặc điểm: Các quyết định về đặc tính sản phẩm là thay đổi về các thông số đặc tính của sản phẩm Các doanh nghiệp có thể thay đổi các đặc tính của sản phẩm để có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể.

Dịch vụ hỗ trợ: Các quyết định về dịch vụ là điều chỉnh về các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sau khi khách hàng mua sản phẩm Doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của những dịch vụ hỗ trợ đối với từng loại sản phẩm Và đối với từng sản phẩm và thị trường khác nhau yêu cầu số lượng các dịch vụ hỗ trợ khác nhau Doanh nghiệp phải xác định được mức giá của các dịch vụ mình cung cấp, liệu các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được cung cấp bởi doanh nghiệp hay bởi doanh nghiệp thứ ba Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải quan tâm về các dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh đang cung cấp nhằm có những sự điều chỉnh để có thể cạnh tranh hiệu quả

Chiến lược sản phẩm có vai trò định hướng cho doanh nghiệp, một chiến lược sản phẩm tốt sẽ giúp mô tả được các hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ thành công hơn trong việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng hướng với các phân bổ nguồn lực của mình, nhằm đạt được tối đa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

2.2.2.3 Các chiến lược sản phẩm

Chiến lược tập hợp sản phẩm

Doanh nghiệp có thể thay đổi kích thước của tập hợp sản phẩm của mình nhằm gia tăng số lượng các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm, nhằm tăng hoặc giảm độ liên kết giữa các sản phẩm, để doanh nghiệp có thể có các phương án kinh doanh phù hợp

Chiến lược dòng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xâm nhập vào từng phân khúc khác nhau bằng cách dãn rộng dòng sản phẩm :

 Dãn xuống: Doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc cao trước, sau đó dần bổ sung các sản phẩm phục vụ các phân khúc thấp hơn

 Dãn lên: Doanh nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc thấp nhằm thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến dần lên các phân khúc cao cấp hơn

 Dãn ra cả hai phía: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn thâm nhập theo cả hai hướng nhằm thôn tính thị trường một cách nhanh chóng

Doanh nghiệp có thể phát triển các dòng sản phẩm hiện hữu bằng cách bổ sung dòng sản phẩm:

Tóm tắt chương 2

Hoạt động Marketing là hoạt động quan trọng, không thể thiếu khi doanh nghiệp tham gia thị trường Tại Chương 2, tác giả đã tập trung phân tích những cơ sở lý thuyết liên quan đến Marketing, quy trình Marketing, chiến lược Marketing - Mix gồm 4Ps làProduct (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Chiêu thị) Đây sẽ là nền tảng cho việc phân tích một cách rõ ràng, chi tiết cho đề tài.

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TAI NGHE KHÔNG DÂY CHỐNG ỒN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT

TRƯỜNG VIỆT NAM 3.1 Môi trường vĩ mô

Việt Nam có nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt mức 8,02%, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao Quy mô GDP đạt hơn 9,500 triệu tỷ đồng với GDP bình quân đầu người đạt 95,6 triệu đồng/ người vào cuối năm 2022 (Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Lạm phát Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái, lạm phát đình đốn Lạm phát cơ bản Việt Nam năm 2022 tăng 2,59% so với bình quân năm trước, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát do Quốc hội đề ra (Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh ở thị trường trong nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ những doanh nghiệp nước ngoài để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam ban hành nhiều bộ luật, pháp lệnh để bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp.

Trong bộ luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông Điều này ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm tai nghe của các doanh nghiệp.

Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn, đạt ngưỡng 100 triệu dân vào năm 2023 (Tổng cục Thống kê Việt Nam) Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có số lượng người tiêu dùng ở độ tuổi thích nghi nhanh và có các nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao Thu nhập bình quân của 1 người Việt Nam 1 tháng ở thành thị là 5.900.000 đồng.

Người Việt Nam rất thích nghe nhạc với âm nhạc là một phần quan trọng trong văn hóa người Việt Nam Với nhiều ứng dụng, nền tảng phát nhạc trực tuyến như: Zing MP3,Spotify, Người tiêu dùng Việt Nam có thể nghe nhạc được ở mọi địa điểm Với văn hóa phương Đông, người Việt Nam rất coi trọng việc riêng tư và phép tắc lịch sự chốn công cộng Nên các sản phẩm tai nghe phục vụ cho việc nghe nhạc, xem phim, trong đời sống hàng ngày rất được người tiêu dùng Việt ưu chuộng Những thành phố lớn ở Việt Nam

3.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vi mô

Việt Nam hiện là quốc gia được nhiều các “ông lớn” trên thế giới đặt cái nhà máy sản xuất, lắp ráp ở các khu công nghiệp Với nhân công chất lượng và có kinh nghiệm, các nhà cung ứng lắp ráp cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể sản xuất ra được số lượng lớn sản phẩm

Nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam luôn tuân theo chuẩn quy định của các trụ sở chính ở nước ngoài

Hiện trên thị trường ngành tai nghe không dây chống ồn có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh nhau:

Thương hiệu Sony là một thương hiệu đến từ Nhật Bản, thương hiệu này là “lão làng” trong ngành sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Với kinh nghiệm hơn 70 năm sản xuất và kinh doanh các mặt hàng điện tử Sony có mặt ở Việt Nam từ năm 1994 và đã kinh doanh các sản phẩm tai nghe không dây có chứng năng chống ồn như: WF1000XM5, WF- C700N,

Một trong những doanh nghiệp đứng đầu thế giới về điện tử tiêu dùng, Samsung có mặt trên thị trường quốc tế vào năm 2008 và là một trong các doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất đồ điện tử Samsung có các sản phẩm tai nghe không dây có chức năng chống ồn kinh doanh ở thị trường Việt Nam là: Galaxy Buds2, Glaxy Bubs2 Pro,Glaxy Buds Live.

Thương hiệu đến từ Mỹ - là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới về ngành điện tử tiêu dùng Apple chính thức xâm nhập vào Viêt Nam vào năm 2015 và vẫn luôn giữ một vị thế cao trong những ngành điện tử tiêu dùng ở thị trường Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng bán lẻ đạt được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử tin tưởng để có thể bán sản phẩm của họ Các nhà phân phối các sản phẩm thường là những doanh nghiệp lớn trong thị trường và có thâm niên trong việc phân phối các sản phẩm điện tử như: Thế Giới Di Động, Điện máy xanh., Phong Vũ,

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chuyển sản phẩm mình đến các nhà bán lẻ nhỏ hơn nhằm đánh được các khu vực thì trường còn thiếu

Ngoài ra, Việt Nam còn có thị trường vận tải đầy cạnh tranh với nhiều trung gian vận chuyển Và ngành tài chính cũng phát triển không kém, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng trong chi trả sản phẩm

Giới tài chính Để duy trì hoạt động kinh doanh tai nghe không dây chống ồn hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn vốn tài chính ổn định Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sản xuất, marketing và phân phối sản phẩm Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch tài chính hợp lý để tránh tình trạng thiếu hụt vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh tai nghe không dây chống ồn tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tránh những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

Giới truyền thông Để tiếp cận và thu hút khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh tai nghe không dây chống ồn cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với giới truyền thông Thông qua các bài báo, phóng sự, chương trình truyền hình, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình đến đông đảo người tiêu dùng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần triển khai các chiến dịch truyền thông tích cực để xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy và thúc đẩy sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng 16 3.4 Phân tích chiến lược sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng 18 3.5 Phân tích chiến lược giá của các thương hiệu trong ngành hàng

3.3.1.1 Chọn thị trường mục tiêu

Sony nhắm đến phân khúc khách hàng trẻ từ 18 đến 35 tuổi là sinh viên hay nhân viên văn phòng, có thu nhập từ trung bình đến cao, sinh sống ở các thành phố lớn Khách hàng có thói quen nghe nhạc khi đang làm việc hoặc học tập Khách hàng có lối sống cá nhân, họ thích những khoảng không riêng tư cho bản thân Ngoài ra, Sony cũng có những sản phẩm nhắm đến các đối tượng khách hàng thích vận động thể thao và có lối sống năng động

Sony định vị các sản phẩm của bản thân thuộc phân khúc cao cấp và trung trong ngành hàng Sony định vị bản thân là sản phẩm chất lượng, nhắm đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng Sony nhắm đến hình ảnh sang trọng nhưng hiện đại, phong cách

3.3.2.1 Chọn thị trường mục tiêu

Samsung nhắm đến các khách hàng trẻ từ 18 đến 35 tuổi là sinh viên hay nhân viên văn phòng, có thu nhập trung bình tới cao, sinh sống tại các thành phố lớn Khách hàng của Samsung là những người sử dụng âm nhạc hằng ngày trong cuộc sống Họ là những người nhắm đến phong cách hiện đại, thời thượng Khách hàng của Samsung là những người có lối sống phóng khoáng, tự do

Samsung định vị bản thân là sản phẩm dành cho người trẻ và năng động Các sản phẩm của Samsung được định vị từ phân khúc trung bình trở lên Sản phẩm của Samsung chú trọng về mẫu mã và màu sắc, phù hợp với phân khúc khách hàng trẻ và cá tính

3.3.3.1 Chọn thị trường mục tiêu

Apple nhắm đến các khách hàng trẻ từ 25-35 tuổi là những người trưởng thành có thu nhập cao, sinh sống ở các thành phố lớn Các khách hàng của Apple là những người có lối sống sôi động, thích hoạt động ngoài trời Họ là những người phá cách, thích sự đổi mới Đồng thời, họ cũng là những người dẫn đầu những xu hướng, luôn thích những điều đổi mới đặc biệt là công nghệ

Apple định vị các sản phẩm của mình là những sản phẩm thời thượng, phá cách Các sản phẩm của Apple được định vị ở phân khúc cao cấp của ngành hàng Sản phẩm của Apple được xem là sản phẩm hình mẫu của chất lượng Apple định vị bản thân là một thương hiệu đã vượt xa các đối thủ của mình và hoàn mĩ nhất trên thị trường

3.4 Phân tích chiến lược sản phẩm của các thương hiệu trong ngành hàng 3.4.1 Sony

3.4.1.1 Tập hợp sản phẩm của Sony

Trong tập hợp sản phẩm tai nghe không dây có chức năng chống ồn dạng nhét tai của Sony, Sony phát triển 4 dòng sản phẩm.

Bảng 3.1 Danh mục sản phẩm của Sony

WF-1000XM LinkBuds WF-SP WF-C

WF-1000XM3 LinkBuds S WF-SP800N WF-C700N

Nguồn: Sony Electronics Việt Nam

Sony được kết hợp từ hai từ “sonus” và “sonny” Trong đó, “sonus” trong tiếng Latin là một tiếng có ý nghĩa là âm thanh và “sonny” trong tiếng Anh dùm để chỉ một chàng trai trẻ tuổi Vì vậy, kết hợp lại Sony đại diện cho thế hệ trẻ với sự năng động và tâm huyết để sáng tạo (Theo Sony)

Với tên hiệu sử dụng chữ cái Latin có thể dễ dàng đọc được ở đa số các quốc gia trên thế giới Sony được người tiêu dùng ghi nhớ khi thâm nhập vào các thị trường Điều này rất hiệu quả khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam Người tiêu dùng Việt có thể dễ dàng khi nhớ tên hiệu này

Nguồn: Sony Electronics Việt Nam

“SONY” được viết bằng phông chữ Serif, thể hiện được sự thanh lịch và sang trọng.

Với nét chữ in đậm tạo được ấn tượng mãnh mẽ khi nhìn vào, cùng với màu đen tạo sự tương phản lớn với các nền sáng Sony đã ghi dấu trong lòng người tiêu dùng bằng sự đơn

Sony đã thay đổi cách họ thiết kế bao bì của mình, bằng cách loại bỏ nhựa nhằm bảo vệ môi trường Các bao bì mới của Sony được làm từ giấy nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ được các sản phẩm khi giao đến các khách hàng của Sony Chất liệu mới này được Sonty phát triển có nguồn gốc từ các cây ngắn ngày như tre và mía, và Sony trộn lẫn các nguyên liệu trên với các vụn giấy tái chế Sony còn hạn chế các đệm mút bằng nhựa và thay bằng chất liệu hữu cơ Các bao bì của Sony được in hình ảnh của sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm

Hình 3.3 Bao bì của các sản phẩm Sony

Sony còn hạn chế mực in trên bao bì của mình bằng cách dập nổi tên hiệu của mình lên bao bì Ngoài ra, Sony còn không nhuộm màu cho bao bì của mình để tránh độc hại cho người tiêu dùng và hạn chế những nguyên liệu không cần thiết

Các sản phẩm tai nghe không dây chống ồn của Sony đều được trang bị các công nghệ chống ồn tốt nhất, với bộ xử lý tích hợp được phát triển độc quyền bởi Sony Sony rất tập trung vào tính năng chống ồn của sản phẩm tai nghe của họ Các sản phẩm mới đều được cải tiến tốt hơn rõ rệt đối với tính năng chống ồn

Các tai nghe của Sony được lắp đặt các micro nhằm thu các tạp âm của môi trường và tai nghe sẽ phát cho người nghe âm thanh có tần số ngược lại nhằm khử được hết tiếng ồn từ môi trường

Các sản phẩm của Sony được lắp rắp bằng chất liệu nhựa cao cấp Với các sản phẩm mới sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế Các núm tai nghe của các sản phẩm dòng WF- 1000XM, đều được làm từ chất liệu polyurethane với thiết kế đệm hơi giúp bám và vừa khít với kích thước tai của người, làm tăng hiệu quả chống tiếng ồn hơn Sony thiết kế hình dạng của các sản phẩm dòng thể thao có móc silicone giúp cho người dùng có thể hoạt động mạnh mà không sợ bị rơi tai nghe

Trên bề mặt của các sản phẩm tai nghe Sony đều có cảm ứng giúp người dùng có thể thực hiện các tác vụ dễ dàng như: tăng giảm âm lượng, nghe điện thoại,

Phân tích chiến lược phân phối của các thương hiệu trong ngành hàng 28 3.7 Phân tích chiến lược truyền thông Marketing của các thương hiệu trong ngành hàng 30 3.8 Tổng kết chương 3

3.6.1.1 Hệ thống kênh phân phối của Sony

Phân phối trực tiếp: Sony kinh doanh các sản phẩm của mình trên cửa hàng trực tuyến Sony Online Store Ngoài ra, Sony còn mở cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp với khách hàng khi thành lập cửa hàng Sony Store

Trung gian 1 cấp: Sony có hệ thống kênh phân phối rộng rãi khi hợp tác với các trung gian bán lẻ có chuỗi hệ thống lớn như: Hoàng Hà Mobile, Cellphone S, Sony hợp tác với các đại lý trung gian để mở các cửa hàng Sony Center, cửa hàng bán lẻ độc quyền kinh doanh các sản phẩm của Sony Sony còn phân phối sản phẩm của mình qua các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki,

Sony sử dụng chiến dịch phân phối chọn lọc Sony đã chọn ra những đại lý phù hợp và đủ năng lực để phân phối các sản phẩm của mình Các sản phẩm tai nghe của Sony được phân phối đến các nhà bán lẻ chuyên bán những sản phẩm liên quan đến âm thanh.

Sony nhắm đến các đại lý có hệ thống cửa hảng lớn, trải dài trên phạm vi cả nước như:

Thế Giới Di Động, Cellphones S,

3.6.2.1 Hệ thống kênh phân phối của Samsung

Phân phối trực tiếp: Samsung mở cửa hàng trực tuyến của mình, khách hàng có thể mua các sản phẩm của mình mà không qua thông qua trung gian nào

Trung gian cấp 1: Samsung phân phối các sản phẩm của mình qua các doanh nghiệp bán lẻ có hệ thống lớn toàn quốc như: Cellphone S, Thế Giới Di Động, Samsung còn mở những cửa hàng ủy quyền của mình tại Việt Nam nhằm đưa sản phẩm trực tiếp đến các khách hàng và mở rộng trên toàn quốc Samsung sử dụng các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shoppe, để phân phối các sản phẩm của mình rộng rãi hơn

3.6.2.2 Chiến lược phân phối của Samsung

Samsung sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc Samsung phân phối các sản phẩm tai nghe của mình qua các trung gian đạt yêu cầu Các cửa hàng ủy quyền của Samsung phải đạt được các tiêu chuẩn của thương hiệu về địa điểm và chất lượng Ngoài ra, Samsung chọn ra những thương hiệu bán lẻ có thâm niên và mạng lưới hệ thống to lớn trên phạm vi cả nước để phân phối các sản phẩm của mình

3.6.3.1 Hệ thống kênh phân phối của Apple

Phân phối trực tiếp: Apple vừa phát triển cửa hàng trực tuyến của mình, bán trực tiếp sản phẩm của mình đến các khách hàng

Phân phối qua trung gian: Apple hợp tác cùng các hệ thống bán lẻ ở Việt Nam để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Apple hợp tác với những chuỗi bán lẻ có mạng lưới cửa hàng rộng trên cả nước như: Thế Giới Di Động, Hoàng Hà Mobile, Ngoài ra, Apple còn mở các cửa hàng thông qua các trung gian đại lý ở Việt Nam, những địa điểm này chịu nhiều quy định khắt khe về chất lượng địa điểm.

3.6.3.2 Chiến lược phân phối của Apple

Apple sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc Apple chỉ phân phối sản phẩm của mình đến những trung gian đủ điều kiện và tiềm lực để bán sản phẩm của mình Ngoài ra,Apple còn áp dụng hai cấp độ cho các trung gian của mình AAR (Apple Authorized

Resellers) là những đại lý bán hàng được ủy quyền của Apple, cấp độ đầu tiên của trung gian phân phối của Apple, các trung gian này phải đảm bảo về chất lượng bán hàng và doanh số APR (Apple Premium Reseller) là những đại lý cao cấp của Apple, những đơn vị này sẽ chịu nhiều quy định hơn về điểm bán và chất lượng.

3.6.4 So sánh, đánh giá và nhận xét về chiến lược phân phối của các thương hiệu trong ngành hàng

Các thương hiệu trong ngành hàng đều áp dụng bán hàng trực tiếp qua cửa hàng trực tuyến của mình Tuy nhiên, Sony mở ra cửa hàng của mình, bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, điều này khiến Sony đảm bảo được chất lượng bán hàng của mình Việc mở cửa hàng ở Việt Nam, giúp người tiêu dùng sản phẩm có thể tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời giúp Sony tạo được hình ảnh chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng

Sony và Samsung còn sử dụng các sàn thương mại điện tử để kinh doanh các sản phẩm của mình, thông qua: Tiki, Lazada, Nhưng đối với Apple thì thương hiệu này không chọn kênh phân phối này.

Các thương hiệu đều phân phối sản phẩm của mình qua các trung gian bán lẻ có hệ thống rộng trên toàn quốc Tuy nhiên, chỉ có Apple và Samsung đặt ra tiêu chuẩn cho các trung gian bán lẻ của mình Điều này đảm bảo được trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm đến khách hàng của Apple Điều này khác so với Sony, khi ủy quyền các của hàng bán lẻ Sony Center Các cửa hàng này được đánh giá là không đảm bảo được chất lượng khi mua hàng của khách hàng, điều này làm ảnh hưởng đến thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu.

3.7 Phân tích chiến lược truyền thông Marketing của các thương hiệu trong ngành hàng

3.7.1.1 Các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp

Sony đẩy mạnh quảng cáo cho các sản phẩm của mình trên các nền tảng xã hội.

Sony sử dụng nền tảng mạng xã hội Facebook với 1,4 triệu lượt theo dõi và Instagram với hơn 90 ngàn người theo dõi Sony cập nhật thường xuyên các chương trình khuyến mãi và các quảng cáo sản phẩm của mình trên nền tảng này Sony còn xây dựng kênh trên nền tảng Youtube với hơn 100 ngàn lượt theo dõi Sony đăng tải các quảng cáo của mình trên kênh này Sony còn quảng cáo sản phẩm trên nền tảng Youtube, khi cho phát các quảng cáo giữa các video trên nền tảng này Sony còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác như quảng cáo sản phẩm của mình qua các tạp chí và báo trên nền tảng Internet Các quảng cáo của Sony được mô tả thông qua các thông điệp bằng tiếng Việt

Sony quảng cáo các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi qua thư điện tử với các khách hàng có đăng ký tài khoản trên trang web của doanh nghiệp

Sony thường xuyên tổ chức các sự kiện như: ra mắt sản phẩm (gần đây nhất vào 5/8 vừa qua) và khai trương cửa hàng (gần đây nhất 15/01/2023) Và các sự kiện này được truyền thông qua các báo mạng có lưu lượng người xem cao Sony có các hoạt động hướng về chủ đề bảo vệ môi trường Sony thông báo trên trang web chính thức của họ về các hoạt động thay đổi về nguyên liệu sản xuất sử dụng các nguyên liệu bảo vệ môi trường

Xu hướng thị trường thị trường trong tương lai

Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường của tai nghe quốc tế sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới, đến 2028 sẽ đạt doanh số gấp 6 lần năm 2022 Và thị trường phát triển nhanh nhất sẽ là Châu Á Thái Bình Dương Với thị trường tai nghe nhét tai sẽ có sự phát triển nhanh chóng trong các năm sắp tới, dựa theo sự phát triển doanh số của điện thoại thông minh Các chiếc điện thoại thông minh sẽ ngày càng được làm mỏng hơn, khiến các thương hiệu phải loại bỏ phích cắm tai nghe, làm cho nhu cầu sử dụng tai nghe nhét tai không dây càng tăng cao (Theo Mordor Intelligence).

4.1.2 Xu hướng sử dụng sản phẩm xanh

Thị trường Việt Nam đang có sự chuyển biến trong lựa chọn của các khách hàng, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng các “sản phẩm xanh” Sảnh phẩm xanh là các sản phẩm có nguyên liệu sản xuất từ những vật liệu tái chế và hạn chế sử dụng đến mức tối đa những nguyên liệu thô Các sản phẩm xanh cũng phải sử dụng những bao bì thân thiện với môi trường (tái chế được, dễ phân hủy, ) Các người tiêu dùng độ tuổi trẻ đang có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường và ngày càng có mong muốn hạn chế các tác động xấu đến môi trường (Theo nghiên cứu 2021 của Cimigo) Vì vậy, các sản phẩm trên thị trường Việt Nam ngày càng thay đổi theo hướng phát triển xanh Xuất hiện trên thị trường các sản phẩm được cải tiến nguyên liệu bảo vệ môi trường như: ống hút bã đậu, dụng cụ ăn uống là từ bột gạo, Đây là xu hướng phát triển của nhiều thương hiệu ở nhiều ngành hàng khác nhau và người tiêu dùng có sự thích thú hơn khi mua các sản phẩm của các thương hiệu này vì cũng như chính bản thân họ đã góp phần bảo vệ môi trường

4.1.3 Xu hướng môi trường sử dụng sản phẩm Ở Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường rất phổ biến ở các thành phố lớn ở Việt Nam và không có xu hướng giảm đi Các thành phố lớn chịu ảnh hưởng của những tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày Các tiếng ồn từ phương tiện giao thông trong các thành phố lớn có xu hướng tăng theo số lượng phương tiện gia tăng (Theo báo VOV nhận định) Ngoài ra, người dân còn bị ảnh hưởng bởi các tiếng ồn từ những dàn âm thanh karaoke công suất lớn Và với ý thức cộng động còn kém và những phương án xử lý chưa nghiêm của chính quyền khiến vấn nạn này không có dấu hiệu được giải quyết (Tham khảo Trang Thành phố Hồ Chí Minh)

4.1.4 Xu hướng vận động Ở Việt Nam, nhóm khách hàng trẻ đang có xu hướng vận động trong các phòng gym hoặc ngoài trời nhiều hơn (theo Sastista) Với số lượng phòng gym được mở khắp trên cả nước ngày càng cao, và các thương hiệu phòng tập nổi tiếng trên thế giới chọn thị trường Việt Nam để mở rộng kinh doanh (California Fitness and Yoga, Citi Gym, ) Nhóm khách hàng độ tuổi từ 16-24 và 25-34 sử dụng các dịch vụ phòng tập này nhiều lần trong 1 tuần với tỷ lệ đều trên 50% (theo Stasista) Trong 3 phương thức vận động phổ biến nhất (thể thao, võ thuật và rèn luyện thể chất) thì nhóm rèn luyện thể chất chiếm phần phổ biến nhất 85% ở năm 2022 (theo Stasista) Trong các loại hình rèn luyện thể chất thì đi bộ và chạy bộ chiếm phần lớn (66% và 61%) và tập thể hình trong gym chiếm 33% Các loại hình rèn luyện trên, những đối tượng tham gia đều có xu hướng nghe nhạc khi vận động

Xu hướng chú trọng chất lượng

Đánh giá và đề xuất

4.2.1.1 Phân tích điểm mạnh-điểm yếu

Bảng 4.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Sony Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá

Sony có các sản phẩm được hoàn thiện về các chức năng chống ồn của tai nghe

Sony có bao bì sản phẩm độc đáo và nổi bật

Sony có tập hợp sản phẩm rộng nhất

Sony có ứng dụng chuyên dụng thích ứng trên nhiều hệ điều hành của thiết bị khác

Sony không có gói bảo hiểm cho sản phẩm

Thương hiệu làm tốt trong sản phẩm cốt lõi và sản phẩm cụ thể nhưng thiếu sót ở dịch vụ bổ sung. hoạt động thể thao

Định giá đúng phân khúc cao cấp với sản phẩm cao cấp và thấp hơn với phân khúc trung bình

Có khuyến mãi khi mua hàng

Thương hiệu làm tốt trong việc định giá các sản phẩm của mình cho hợp với thị trường được nhắm đến.

Có các đại lý ủy quyền

Có cửa hàng chính thức ở thị trường

Sử dụng các sàn thương mại điện tử

Thương hiệu lựa chọn đúng chiến lược phân phối chọn lọc, phù hợp với định vị của mình.

Chiến lược truyền thông Marketing

Có nhiều quảng cáo nhắm đến thị trường mục tiêu

Sử dụng tốt các nền tảng mạng xã hội

Ít các hoạt động công chúng

Thương hiệu cần cải thiện các hoạt động quan hệ công chúng.

Sony không hoàn thành tốt được ở phát triển dịch vụ bổ sung cho sản phẩm của thương hiệu mình Sony định vị các dòng sản phẩm cao cấp cho các khách hàng mục tiêu là giới trẻ với lối sống năng động, thích vận động Các nhóm đối tượng khách hàng này sử dụng sản phẩm tai nghe trong lúc đang hoạt động với cường độ mạnh, dễ gây hư hỏng cho sản phẩm Với các dòng sản phẩm tai nghe phân khúc cao cấp của Sony, thương hiệu này đã định giá với mức giá cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh được phân tích Khi so sánh với các đối thủ trên thị trường là Apple với sản phẩm AirPods Pro được định giá với mức giá bán tương tự và định vị sản phẩm cùng ở phân khúc cao cấp Sony đã thiếu sót hơn trong việc hoàn thiện các dịch vụ bổ sung, khi Apple có gói bảo hiểm Apple Care cho sản phẩm cao cấp của mình Điều này có thể ảnh hưởng đến các mong muốn và quyết định mua hàng của các khách hàng của Sony Vậy nên, Sony cần bổ sung các gói bảo hiểm cho các sản phẩm phân khúc cao cấp của mình nhằm có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.

Tuy nhiên, Sony đã làm tốt trong phát triển ứng dụng cho các sản phẩm tai nghe của mình và phát triển nó thích hợp trên các hệ điều hành khác nhau Điều này đã giúp sản phẩm của Sony cạnh tranh tốt hơn trên thị trường với các đối thủ cạnh tranh Với sản phẩm tai nghe là phụ kiện phải được sử dụng với các sản phẩm khác, phổ biến nhất là điện thoại di động Sony nên tiếp tục đẩy mạnh hơn trong phát triển ứng dụng bổ trợ của mình.

Sony có thể đáp ứng được các nhu cầu của các khách hàng sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau

Sony đã làm tốt trong các lớp cốt lõi và bổ sung của sản phẩm tai nghe của doanh nghiệp Bao bì sản phẩm của Sony đã làm tốt chức năng giúp nhận biết sản phẩm so với các đối thủ được phân tích Với bao bì làm bằng chất liệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, Sony đã tạo được sự khác biệt trên thị trường, giúp thương hiệu thu hút người tiêu dùng tốt hơn các đối thủ Sony nên phát triển và giữ vững phương hướng phát triển theo hướng phát triển xanh khi sử dụng các nguyên liệu tái chế cho bao bì sản phẩm của mình.

Ngoài ra, Sony còn có thể phát triển sản phẩm theo phương hướng xanh bằng cách cải tiến chất liệu của sản phẩm bằng cách nguyên liệu tái chế Tương tự như các sản phẩm dòng khác của mình Sony có thể sử dụng các nguyên liệu nhựa tái chế để sản xuất sản phẩm của mình (Theo Sony)

Với các hoạt động truyền thông của Sony, Sony nên phát huy thêm điểm mạnh của mình ở phát triển các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam Tuy nhiên, với mức độ thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng ít như hiện tại Sony đang bị thua thiệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường là Samsung với số lượng hoạt động xã hội nhằm xúc tiến quan hệ công chúng dày đặc như hiện tại Điều này khiến Sony không tạo được hình ảnh gần gũi trong mắt công chúng và khách hàng mục tiêu Sony so với các đối thủ cạnh tranh không tạo được hình ảnh đặc trưng trên thị trường Samsung tạo được các đặc điểm đặc trưng về thương hiệu qua các hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng và Apple tạo được đặc trưng độc quyền thông qua chiến lược phân phối và chiến lược giá Sony đã làm tốt ở chiến lược sản phẩm khi sử dụng bao bì có chất liệu khác biệt với các đối thủ Vì vậy, Sony nên tập trung cải thiện các hoạt động quan hệ công chúng của thương hiệu theo hướng liên quan đến môi trường và tạo được đặc trưng riêng của thương hiệu (thương hiệu xanh) Với nền tảng truyền thông có độ phủ sóng như hiện tại, Sony có thể dễ dàng xúc tiến các hoạt động truyền thông này

4.2.2.1 Phân tích điểm mạnh-điểm yếu

Bảng 4.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Samsung Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá

Có ứng dụng chuyên dụng

Có sản phẩm thích hợp với hoạt động thể thao

Bao bì đơn điệu kém nổi bật

Ứng dụng thích ứng kém với các hệ điều hành khác

Không có bảo hiểm sản phẩm

Thương hiệu chưa thực hiện tốt trong thiết kế bao bì và dịch vụ bổ sung

Định giá đúng phân khúc cao cấp với sản phẩm cao cấp và thấp hơn với phân khúc trung bình

Có khuyến mãi khi mua hàng

Thương hiệu làm tốt trong việc định giá các sản phẩm của mình cho hợp với thị trường được nhắm đến.

Có các đại lý ủy quyền

Sử dụng các sàn thương

Thương hiệu lựa chọn đúng chiến lược phân phối mại điện tử chọn lọc, phù hợp với định vị của mình

Chiến lược truyền thông Marketin g

Có nhiều quảng cáo nhắm đến thị trường mục tiêu

Sử dụng tốt các nền tảng mạng xã hội

Các hoạt động công chúng nhiều

Thương hiệu làm tốt trong chiến lược truyền thông của mình

Samsung cần nên cải thiện thiết kế bao bì của sản phẩm tai nghe của mình, khi đối thủ cạnh tranh là Sony có các bước tiến trong phát triển bao bì sản phẩm Với hạn chế này, Samsung sẽ đi ngược lại với các xu hướng xanh trên thị trường hiện nay và thua khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, Samsung nên cải thiện về màu sắc của bao bì, khi bao bì hiện tại không thực hiện được tốt chức năng nhận biết sản phẩm của thương hiệu Bao bì của Samsung không đặc sắc và dễ nhận biết như bao bì của các đối thủ

Samsung phát triển ứng dụng chuyên dụng cho các sản phẩm của mình Điều này tạo lợi thế ưu điểm cho Samsung đối với đối thủ cạnh tranh Apple và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh Sony Tuy nhiên, ứng dụng chuyên dụng của Samsung còn hạn chế về tính năng thích ứng với các hệ điều hành khác ngoài Android Vì vậy Samsung nên tập trung vào khai thác điểm mạnh của mình và đồng thời cải thiện điểm mạnh này để tạo được ưu thế khi cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường

Samsung không thực hiện tốt trong việc phát triển dịch vụ bổ sung cho các sản phẩm của mình Các nhóm đối tượng khách hàng Samsung nhắm đến thường sử dụng tai nghe khi đang hoạt động với cường độ mạnh, chẳng hạn như chạy bộ, đạp xe, tập gym, Điều này khiến tai nghe dễ bị hư hỏng, đặc biệt là các bộ phận như đệm tai, dây đeo, Và việc không có các gói bảo hiểm sẽ tạo bất lợi cho Samsung khi so sánh với đối thủ cạnh tranh

4.2.3.1 Đánh giá điểm mạnh-điểm yếu

Bảng 4.7 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá

Có bảo hiểm sản phẩm Tập hợp sản phẩm ít hơn đối thủ

Bao bì đi ngược với xu hướng và đơn điệu

Thương hiệu chưa thực hiện tốt trong thiết kế bao bì và dịch vụ bổ sung

Chức năng kháng nước kém

Không ứng dụng chuyên dùng Chiến lược giá

Định giá đúng phân khúc cao cấp với sản phẩm cao cấp

Thương hiệu làm tốt trong việc định giá các sản phẩm của mình cho hợp với thị trường được nhắm đến.

Bảng 4.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple

Chiến lược phân phối Phân phối chọn lọc

Có các đại lý ủy quyền chất lượng

Thương hiệu lựa chọn đúng chiến lược phân phối chọn lọc, phù hợp với định vị của mình

Chiến lược truyền thông Marketin g

Ít có các hoạt động quảng cáo trong thị trường.

Thương hiệu hoạt động truyền thông rất hạn chế trên thị trường

Apple có tập hợp sản phẩm kém đa dạng nhất trong các thương hiệu được phân tích. Điều này tạo nên bất lợi cho Apple khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Khi Sony đã có tính năng kháng nước tốt hơn và Samsung thì vượt trội hơn hoàn toàn về tính năng này Apple hạn chế khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu khách hàng của bản thân Sản phẩm của Apple kém hơn các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh ở khả năng kháng nước Với xu hướng của người tiêu dùng đang gia tăng hoạt động vận động nhiều hơn, và với nhóm khách hàng mục tiêu trẻ năng động mà Apple nhắm đến AirPods Pro của Apple không thể đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc khi đang vận động của người tiêu dùng Apple nên cải tiến sản phẩm của mình về khả năng kháng nước của sản phẩm, cải thiện khả năng kháng nước của sản phẩm từ IPX4 lên cao hơn

Ngoài ra, Apple cần phải cải thiện về thiết kế bao bì của mình Các bao bì của Apple chỉ có màu trắng và bị đơn điệu khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh Chất liệu bao bì của Apple vẫn sử dụng bằng nguyên liệu giấy, điều này đã giúp Sony vượt lên trên Apple trong phần chiến lược sản phẩm của các thương hiệu Với xu hướng hiện thời về môi trường, Apple cần thay đổi chất liệu sản xuất của bao bì sản phẩm để có thể bắt kịp được xu hướng và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh Thương hiệu có thể sử dụng những chất liệu tái chế và hữu cơ để có thể sản xuất bao bì sản phẩm của mình

Apple có cung cấp cho người dùng gói bảo hiểm Apple Care cho sản phẩm Với điều này, Apple đã tạo nên được sự khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh Với gói bảo hiểm này, Apple đã thực hiện đúng với định vị sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp.

Tuy nhiên, Apple không cung cấp cho người tiêu dùng ứng dụng chuyên dụng cho sản phẩm tai nghe Khi so sánh với các đối thủ khác, Apple đã không thực hiện tốt ở khoảng này của dịch vụ bổ sung Apple nên phát triển thêm ứng dụng chuyên dụng cho sản phẩm tai nghe của mình.

Tóm tắt chương 4

Với các xu hướng của thị trường được nêu trên và các đánh giá nhận xét về các hoạt động Marketing – Mix ở chương 3, các đề xuất được dựa trên các yếu tố trên làm tiêu chí để được đưa ra cho thương hiệu Các đề xuất này mong có thể giúp các doanh nghiệp trong hoạt động Marketing – Mix của mình và cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN

Thông qua “Phân tích hoạt động Marketing Mix của các thương hiệu tai nghe không dây có chức năng chống ồn tại Việt Nam”, người viết có những cái nhìn nhận rõ ràng và sâu sắc về thị trường tai nghe không dây có chức năng chống ồn và tiềm năng phát triển của ngành hàng này tại Việt Nam trong tương lai Dựa vào kiến thức về nguyên lý marketing, người viết đã phân tích tình hình thực tế các hoạt động marketing mix của ba thương hiệu tai nghe không dây có chức năng chống ồn hàng đầu Việt Nam là Apple,Sony và Samsung Từ đó, người viết so sánh, nhận xét, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của từng thương hiệu Các thương hiệu tai nghe không dây có chức năng chống ồn đều áp dụng các lý thuyết marketing vào thực tế, nhưng không phải áp dụng hết thảy Các thương hiệu chọn lọc các chiến lược phù hợp với định hướng, định vị của mình hoặc phát huy các điểm mạnh của mình Trên cơ sở phân tích hoạt động marketing mix, người viết đã trình bày một số vấn đề trong hoạt động marketing của ngành hàng tai nghe không dây có chức năng chống ồn Đồng thời, đề ra một số giải pháp để cải thiện điểm yếu nhằm giữ vững thị phần cho các thương hiệu Việc phân tích, so sánh và đánh giá các hoạt động marketing mix của các thương hiệu đã giúp người viết nhận thức được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế Đồng thời, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng linh hoạt các lý thuyết về marketing mix để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngày đăng: 08/07/2024, 19:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức trình bày (Tối đa 1 điểm) - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
Hình th ức trình bày (Tối đa 1 điểm) (Trang 3)
Hình  2.1 Quy trình Marketing - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
nh 2.1 Quy trình Marketing (Trang 17)
Bảng  3.1 Danh mục sản phẩm của Sony - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 3.1 Danh mục sản phẩm của Sony (Trang 31)
Hình  3.3 Bao bì của các sản phẩm Sony - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
nh 3.3 Bao bì của các sản phẩm Sony (Trang 32)
Hình  3.5: Nhãn hiệu Apple - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
nh 3.5: Nhãn hiệu Apple (Trang 36)
Hình thức nổi bật  Kém nổi bật, đơn - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
Hình th ức nổi bật Kém nổi bật, đơn (Trang 38)
Bảng  3.3 Bảng so sánh giá của các thương hiệu trong ngành hàng - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 3.3 Bảng so sánh giá của các thương hiệu trong ngành hàng (Trang 41)
Bảng  3.4 Bảng so sánh các hoạt động truyền thông Marketing của các thương hiệu - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 3.4 Bảng so sánh các hoạt động truyền thông Marketing của các thương hiệu (Trang 46)
Bảng  4.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Sony - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 4.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Sony (Trang 49)
Bảng  4.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Samsung - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 4.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Samsung (Trang 51)
Bảng  4.7 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
ng 4.7 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple (Trang 52)
Bảng 4.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple - báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 phân tích hoạt động marketing mix của các thương hiệu tai nghe không dây chống ồn tại thị trường việt nam
Bảng 4.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Apple (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w