Vị trí và chức năng:- Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối v
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Phương Linh
Lớp: CQ58/06.04CLC
BÁO CÁO KIẾN TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Hải quan và logistics
Mã số : 06 CLC Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hoàng Tuấn
Hà Nội – 2023
Trang 2Phần 1: Khái quát tình hình đơn vị kiến tập, thực tập 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương
Vị trí và chức năng:
- Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới, xuất xứ hàng hóa, dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại quốc tế (sau đây gọi là dịch vụ logistics), tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu (mua bán hàng hóa quốc tế), đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency ofS Foreign Trade
- Tên viết tắt: AFT
Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế Quốc gia Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay
Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “ Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam” Như vậy đến nay, Ngành Công Thương Việt Nam đã trải qua 70 năm hình thành và phát triển.S
Trang 3Cùng với 72 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, công tác quản lý trong lĩnh vực hoạt độngSxuất khẩu,Snhập khẩuShàng hóa, xuất xứ hàng hoá, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán,Sgia côngSvà quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của ngành Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế
Cục Xuất nhập khẩu thành lập ngày 12/11/2012, theo Nghị định
số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ [1] Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Xuất nhập khẩu được quy định tại Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trải qua hơn 10 [2] năm trưởng thành, công tác quản lý và hội nhập quốc tế của ngành Xuất nhập khẩu từ bước tiếp cận, đến chủ động và nâng cao hình ảnh, vị thế của Công thương Việt Nam trên thế giới và trong khu vực
Tình hình đơn vị thực tập
Với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
Việc thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện trên ba quan điểm cơ bản xuyên suốt:
Thứ nhất, phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu Thứ hai,Sphát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản
Trang 4xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu
Thứ ba, phát triển xuất nhập khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu
1.2 Tổ chức hoạt động của Cục Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương
Cơ cấu tổ chức Cục Xuất Nhập Khẩu
Cục xuất nhập khẩu thực hiện các nội dung công việc với khối lượng lớn Trong đó có sự điều hành và quản lý của cục trưởng
và các phó cục trưởng Bên cạnh đó, các quá trình tiến hành hoạt động cần một bộ máy giúp việc với các phòng ban khác nhau Thực hiện trong quản lý với các ngành nghề và lĩnh vực riêng biệt hoặc với nhóm chung Các lĩnh vực khác nhau được tách biệt nhằm thể hiện đúng các chuyên môn trong quản lý Tuy nhiên có những phòng ban quản lý thống nhất Tất các các khía cạnh hoạt động được thể hiện toàn diện Từ đó góp phần phản ánh trong hiệu quả chung của cục
Trang 5Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức Cục Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương
Theo Quyết định số 619/QĐ-BCT ngày 29/01/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu Theo đó, Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của
Bộ Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công
Tổ chức quản lý & đặc điểm hoạt động liên quan đến nghiệp vụ gắn với tên đề tài đề xuất (Phòng xuất xứ hàng hóa và các phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Cục Xuất nhập khẩu)
Trang 6Các phòng thuộc Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương làm việc theo chế độ chuyên viên
Phòng Xuất xứ hàng hóa là đơn vị trực thuộc Cục Xuất nhập khẩu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa , đàm phán về xuất xứ hàng hoá trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền Các phòng Quản lý Xuất khẩu khu vực thuộc Cục Xuất nhập khẩu có chức năng thực thi nhiệm
vụ, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các Doanh nghiệp hoặc Thương nhân Việt Nam theo các quy định được ban hành
Theo Quyết định số 619/QĐ-BCT, Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định nhiệm vụ và quyền hạng về quản lý nhà nước về xuất
xứ hàng hóa như sau:
a) Trực tiếp đàm phán, chuẩn bị phương án đàm phán, báo cáo sau đàm phán về xuất xứ hàng hoá trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương
b) Thực hiện hợp tác quốc tế về xuất xứ hàng hóa, xác minh và chống gian lận thương mại; giúp Bộ trưởng ký kết các thỏa thuận về trao đổi thông tin, dữ liệu, xác minh xuất xứ hàng hóa với nước ngoài
c) Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và quy địnhStrong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa;Strình Bộ trưởng để:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự
án Luật, dự thảo Nghị định, dự thảo Quyết định về xuất xứ hàng hóa
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Công Thương về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất
xứ hàng hoá trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của nước nhập khẩu
- Ban hành văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế về ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với các cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền.S
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình, thủ tục về chứng nhận xuất
xứ hàng hoá và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hoá
Trang 7đ) Cải cách thủ tục hành chính trong chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp C/O nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý trong quy trình cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
e) Xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án, chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
g) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương để thúc đẩy khả năng tận dụng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
Sh) Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật
Phần 2: Tình hình liên quan về chuyên ngành hải quan
và logistics chủ yếu của đơn vị
2.2 Tình hình liên quan về hải quan
Với các chức năng và nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với xuất xứ hàng hóa đã nêu trên Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Công Thương về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của nước nhập khẩu và hướng dẫn nghiệp
vụ, quy trình, thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hoá và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hoá
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, đơn vị chức năng liên quan
để thông báo bằng văn bản về các mặt hàng có rủi ro cao, gian lận về xuất xứ hàng hóa; thực hiện hoặc hướng dẫn cơ quan, tổ chức cấp C/O áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa Bên cạnh đó, công tác quản lý, xác minh và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là tiền đề cho công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan tại các cơ quan Hải Quan Bộ Công Thương đã ra các thông tư hướng dẫn
về xuất xứ hàng hóa theo từng hiệp định thương mại có các quy định xuất xứ riêng biệt Thông tư này sẽ quy định cụ thể các
Trang 8trường hợp phải nộp chứng nhận xuất xứ, kiểm tra xuất xứ hàng hóa dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ và nội dung khai báo của người khai hải quan; phân biệt trách nhiệm giữa cơ quan Hải quan với Bộ Công Thương Theo đó, Bộ Công Thương
là cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận xuất xứ hàng hóa Cơ quan Hải quan có nhiệm vụ thực thi, kiểm tra nội dung liên quan đến chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp khai báo, cũng như chứng từ mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, để được áp dụng chính sách thuế ưu đãi đặc biệt cũng như để áp dụng các biện pháp kiểm soát
Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải Quan trong việc chia sẻ các dữ liệu thống kê, đánh giá năng lực của doanh nghiệpSsản xuất, cũng như theo dõi sát hoạt động của doanh nghiệp từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu thành phẩm Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra; phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có biện pháp xử lý
2.2 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Cục Xuất Nhập Khẩu – Bộ Công Thương.
Tồn tại, hạn chế
- Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu kinh nghiệm từ cơ quan Thương mại các nước còn rất bị động, cơ sở dữ liệu chưa được phong phú, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu từ các đơn vị nghiệp vụ;
- Một số yêu cầu cung cấp thông tin gửi ra bên ngoài (xuất phát
từ đề nghị các
đơn vị) còn chậm được phản hồi hoặc không được phía đối tác trả lời gây khó khăn cho công tác xử lý nghiệp vụ của một số đơn vị;
- Nguồn nhân lực của Cục XNK còn có những hạn chế về chuyên môn nghiệp
vụ cũng như các kiến thức về đối ngoại và ngoại ngữ
Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế
Trang 9- Một số yêu cầu phối hợp xử lý công việc liên quan đến hợp tác quốc tế (ví dụ
theo yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ về thu thập thông tin kinh nghiệm của các nước hay từ các đơn vị trong Bộ) nhận được quá gấp nên không thể đảm bảo theo tiến độ yêu cầu
- Do chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả với các đơn vị trong việc thực hiện các
yêu cầu về nghiệp vụ phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan nên không thể chủ động trong việc nghiên cứu, thu thập thông tin và kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài về các vấn đề liên quan
- Các công chức Cục XNK chủ yếu vẫn đảm nhiệm nhiều việc từ nội dung đến
lễ tân hậu cần đối ngoại, chưa có sự chuyên môn hóa, nhiều cán bộ công chức mới chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý công việc đối với các đoàn cấp cao Chưa nắm rõ các yêu cầu lễ tân đối ngoại đối với từng đối tác cụ thể
Khó khăn và thách thức
- Nguồn nhân lực: Chất lượng không đồng đều, chưa có kinh nghiệm thực tiễn
về công tác tại các đơn vị; tỷ lệ giới tính rất chênh lệch; một số người chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu Việc nắm bắt nghiệp vụ để tìm hiểu thông tin còn hạn chế;
- Khối lượng công việc lớn, nhiều công việc có tính xuyên suốt dài hạn trong
nhiều năm nhưng đòi hỏi theo dõi lại rất cụ thể và chi tiết để đảm bảo sự nhất quán trong các phương án làm việc nhất là đàm phán;
- Công việc sự vụ nhiều, số lượng hồ sơ mật rất nhiều nhưng yêu cầu xử lý
công việc lại nhanh, thời gian để nghiên cứu và xử lý còn hạn hẹp dẫn đến chất
lượng tham mưu của một số hồ sơ còn thấp và thiếu tính khả thi;
Trang 10- Thông tin nước ngoài hỏi, sự trả lời của các đơn vị còn chung chung và không
trúng với nội dung câu hỏi, chậm trả lời cho đối tác;
2.2 Thực trạng hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến chủ đề đề xuất
Căn cứ pháp lý (điều ước quốc tế):
- Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO
- Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và
bổ sung)
- Hiệp định thương mại tự do Việt nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) kí kết ngày 30/6/2019 Nghị định thư số 1 quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính
Căn cứ pháp lý (luật pháp quốc gia):
- Chương 2 mục 4 về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luật quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12/6/2017
- Thông tư sốS05/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa ban hành ngày 03/4/2018
- Nghị định sốS43/2017/NĐ-CPSngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định
sốS111/2021/NĐ-CPSngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
sốS43/2017/NĐ-CPSngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
- Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA do Bộ Công Thương ban hàng ngày15/6/2020
- Nghị định số 116/2022/NĐ-CP về Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi Hiệp định EVFTA giai đoạn 2022-2027 do Chính Phủ ban hành ngày 30/12/2022
- Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định cụ thể, thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2.3 Thực trạng hoạt động của Cục Xuất nhập khẩu.