1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Logistics kinh doanh của công ty cocacola việt nam và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp

32 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các hoạt động logistics kinh doanh của công ty Cocacola Việt Nam và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị Logistics kinh doanh
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Việc áp dụng hệ thống logistics toàn cầu đã tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

COCA-NGHIỆP Nhóm thực hiện: Nhóm 1.

Học phần: Quản trị Logistics kinh doanh

Giảng viên: Phạm Thu Trang

Hà Nội – Năm 2023

1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Các khái niệm (mại, 2021)

II Vai trò của hoạt động logistics trong kinh doanh hiện đại (Yến, 2023)

III Các hoạt động logistics (mại, 2021)

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM

I Lịch sử hình thành và phát triển

II Sản phẩm kinh doanh chính (Như, 2023)

III Thị trường và khách hàng mục tiêu (Thắng, 2022)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

KINH DOANH CỦA CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM

A Thực trạng các hoạt động logistics kinh doanh của công ty Coca-Cola Việt Nam

I Dịch vụ khách hàng (Dasgupta, 2021), (Cách quản trị chuỗi cung ứng của Coca-Cola, 2021) 15

II Hệ thống thông tin (Dasgupta, 2021) 17

III Quản lý dự trữ (Dasgupta, 2021), (Hồng, 2018) 18

IV Quản trị vận tải (Dasgupta, 2021), (Hồng, 2018) 20

V Quản trị cung ứng và mua hàng (Dasgupta, 2021), (Yến K , 2022) 23

VI Quản trị kho và bao bì đóng gói (Dasgupta, 2021) 24

B Đánh giá các hoạt động logistics kinh doanh của công ty Coca-Cola Việt Nam (Nguyễn, 2021)

I Những ưu điểm 27

II Những hạn chế 30

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICS

CỦA CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp sản xuất là một loại hình kinh doanh tập trung vào việc sản xuất các sản phẩmnhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng vàđóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Ở một doanh nghiệp sản xuất, quá trình sảnxuất và chế biến sản phẩm là rất quan trọng Do đó, các công ty này thường có những hệ thốngmáy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóaquá trình sản xuất Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò rấtquan trọng, đặc biệt là trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đóng góp vào sự pháttriển kinh tế và tạo ra nhiều công việc cho người lao động Do đó, đây là một lĩnh vực kinh doanhhấp dẫn và tiềm năng

Với mục tiêu tạo ra lợi nhuận và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuấtcần phải đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sảnphẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.Chính vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động logistics trong các doanh nghiệp sản xuất ngàycàng được chú trọng và đề cao Logistics là công cụ hữu hiệu dùng để liên kết các hoạt độngkinh tế quốc tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Việc áp dụng hệ thốnglogistics toàn cầu đã tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào củanguyên vật liệu cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, khắcphục được những ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời gian và chi phí sản xuất cho cáchoạt động kinh tế quốc tế, nhờ đó các hoạt động này luôn được “kết dính” với nhau và được thựchiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả cao Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trườngkinh doanh quốc tế Hệ thống logistics có tác dụng như một “chiếc cầu nối” giúp đưa hàng hóađến các thị trường mới theo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra

Tuy nhiên việc quản trị logistic sao cho hiệu quả là một vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp Bởivậy, nhóm 1 chúng em đã quyết định sẽ thảo luận về hoạt động này, gắn với một doanh nghiệpnước giải khát có hoạt động logistics vô cùng mạnh mẽ - đó là Coca-Cola Việt Nam, để có thểtìm hiểu cách thức hoạt động logistics của doanh nghiệp này, từ đó có những nhận xét, đánh giátổng quan, qua đó rút ra được những bài học về hướng xây dựng hoạt động quản trị logistics mộtcách đúng đắn, hợp lý cho doanh nghiệp Đề tài được thảo luận mang tên: “Các hoạt động

3

Trang 4

logistics kinh doanh của công ty Coca-Cola Việt Nam và đề xuất giải pháp cải thiện hệ thốnglogistics của doanh nghiệp”.

Kết cấu bài thảo luận gồm 4 chương:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận

CHƯƠNG II: Giới thiệu về công ty Coca-Cola Việt Nam

CHƯƠNG III: Thực trạng các hoạt động logistics kinh doanh của Công ty Coca-Cola Việt Nam CHƯƠNG IV: Giải pháp cải thiện hệ thống quản trị logistics của Công ty Coca-Cola Việt Nam

4

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Các khái niệm (mại, 2021)

Logistics được hiểu là quá trình tối ưu hóa về vị trí vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từđiểm đầu tiên của dây chuyền chuỗi cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàngloạt các hoạt động kinh tế

Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch thực hiện

và kiểm soát sự di chuyển và dự trữ các sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan một cáchhiệu lực và hiệu quả từ các điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàngcủa khách hàng

Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) là khái niệm chỉ hoạt động logistics của các doanhnghiệp trong chuỗi cung ứng Tại đây các hoạt động logistics có vai trò là chức năng hỗ trợ chocác quá trình kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp đạt mục tiêu Tương đương như các chức năngtài chính, marketing, nhân sự Các doanh nghiệp phải triển khai các hoạt động logistics dựa trênhoạt động kinh doanh chính của mình, do đó logistics không phải là chức năng kinh doanh cốtlõi

Logistics dịch vụ (Service logistics) là khái niệm chỉ các sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệpchuyên kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp Các dịch vụ này có thể là đơn nhất hoặc trọn gói.Các công ty logistics tiến hành các hoạt động tiếp nhận yêu cầu logistics từ các khách hàng, sau

đó lập chương trình và kế hoạch sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người, và vậtliệu của mình (hoặc đi thuê) để đáp ứng yêu cầu của khách Họ được gọi chung là các nhà cungcấp dịch vụ logistics - LSP (logistics service providers)

II Vai trò của hoạt động logistics trong kinh doanh hiện đại (Yến, 2023)

Nhờ hoạt động logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm mà sản phẩm có thể đếnđúng vị trí cần thiết và vào thời điểm thích hợp Phần giá sån trị này cộng thêm vào sản phẩm,mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thịtrường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thờigian và địa điểm do logistics đem lại ngày càng lớn do yêu cầu kết nối cung cầu và tiêu dùng sản

5

Trang 6

phẩm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp hiện có nhữngvai trò quan trọng dưới đây:

Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranhcho doanh nghiệp: Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhucầu khách hàng và cho thấy ba thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lựcmarketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty Logistics đóng vai trò quan trọng với cácthành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúp phối hợp các biến số marketing - mix, gia tăng

sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dàihạn

Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng:Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụtại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phùhợp với yêu cầu vận động hàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong

dự trữ, vận chuyển, mua hàng và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóađến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệuquả các hoạt động của mình

Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là mộtnguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp logistics hiệu quả và kinh tế được ví như một tài sản có giátrị Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách chóng với chi phí thấpthì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh

III Các hoạt động logistics (mại, 2021)

6

Trang 7

khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp.

2 Hệ thống thông tin

Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ thống thông tin phứctạp Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng),thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dâychuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải ) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận

và công đoạn ở trên Trong đó trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt độngnày được coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics Trong điều kiện hiện nay, nhữngthành tựu của công nghệ thông tin với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ giúp cho việc quản trị thôngtin nhanh chóng, chính xác, kịp thời Nhờ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúngđắn vào thời điểm nhạy cảm nhất Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành một công cụ cạnhtranh lợi hại của doanh nghiệp

3 Quản lý dự trữ

Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểmđầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn raliên tục, nhịp nhàng, thông suốt Dự trữ trong nền kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cungcầu đối với các mặt hàng theo thời vụ, để đề phòng các rủi ro, thỏa mãn những nhu cầu bấtthường của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Mặc dù rất cầnthiết nhưng dự trữ rất tốn kém về chi phí, tại công ty Campbell Soup dự trữ chiếm đến 30% tàisản, và chiếm đến hơn 50% tài sản của tập đoàn Kmart Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúpdoanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu tư với những cơ hội đầu tư khác

4 Quản trị vận tải

Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sảnphẩm và hàng hóa trong mạng lưới logistics theo yêu cầu của khách hàng Nếu sản phẩm đượcđưa đến đúng vị trí và thời điểm mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của sản phẩm sẽ được tăngthêm Việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển hợp lý sẽ giúp tạo ra giá trị giatăng cao hơn cho sản phẩm đồng thời giảm thiểu chi phí di chuyển Như vậy quản trị vận chuyển

7

Trang 8

tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng.Các yêu cầu về vận chuyển tại doanh nghiệp có thể đáp ứng bằng năng lực vận tải riêng củadoanh nghiệp, ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên dùng hoặc liên kết cả hai cách ở trên.

5 Quản trị cung ứng và mua hàng

Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì quản trị cung ứng và mua là các hoạtđộng đầu vào Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị cung ứng và muatạo tiền đề quyết định chất lượng toàn bộ hệ thống logistics Mua hàng gồm những hoạt động cóliên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạtđộng của doanh nghiệp.Quản trị cung ứng là sự phát triển ở một bước cao hơn của mua hàng,mua hàng là các hoạt động mang tính tác nghiệp còn quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vàochiến lược

Các nhà quản trị logistics thực hiện những nhiệm vụ chiến lược trong cung úng như tham gia vàoviệc phát triển các sản phẩm mới, chịu trách nhiệm lựa chọn nguồn cung cấp, giữ gìn và pháttriển quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng, các liên minh chiến lược, ký các hợp đồng cungứng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức

6 Quản trị kho và bao bì đóng gói

Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho hàng (Số lượng, vị trí và quy mô); tính toán và trang bị cácthiết bị nhà kho; tổ chức các nghiệp vụ kho; quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; tổ chứcquản lý lao động trong kho giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cầnthiết xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bìnhthường Có thể nói, quản trị kho là một bộ phận của hệ thống Logistics, đóng góp giá trị gia tăng

về thời gian và địa điểm cho sản phẩm Quản trị kho tốt sẽ nâng chất lượng dịch vụ khách hàngvới chi phí thấp nhất Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú ý, quan tâm và hoàn thiện.Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho khách hàng mà còn

là yếu tố tác động đến tâm lý của khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp

8

Trang 9

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM

I Lịch sử hình thành và phát triển

Coca-Cola chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993, khi Công ty TNHH Nước giải khátCoca-Cola Việt Nam được thành lập Đây là một liên doanh giữa Công ty Nước giải khát Coca-Cola (Mỹ) và Công ty Thương mại Tổng hợp Việt Nam (Vinaco)

Những năm đầu tiên, Coca-Cola Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do tình hình kinh tế khókhăn, thị trường nước giải khát còn nhỏ bé và người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng nướcngọt có ga Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên, Coca-Cola Việt Nam đãdần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường

Năm 2000, Coca-Cola Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất đầu tiên tại Hà Nội Đây là mộtcột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Coca-Cola Việt Nam Từ đó, công ty đã khôngngừng mở rộng quy mô sản xuất và phân phối, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêudùng

Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Coca-Cola ViệtNam:

- 1993: Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam được thành lập

- 1994: Coca-Cola chính thức được bán tại Việt Nam

- 2000: Coca-Cola Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất đầu tiên tại Hà Nội

- 2006: Coca-Cola Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất thứ hai tại Đà Nẵng

- 2010: Coca-Cola Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất thứ ba tại Bình Dương

- 2013: Coca-Cola Việt Nam khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội

- 2016: Coca-Cola Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất thứ tư tại Cần Thơ

- 2020: Coca-Cola Việt Nam ra mắt sản phẩm Coca-Cola Zero Sugar với công thức mới

II Sản phẩm kinh doanh chính (Như, 2023)

Hiện tại, thương hiệu Coca-Cola tại Việt Nam cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, bao gồmnước giải khát có ga, nước trái cây có ga, nước không có ga, và sản phẩm năng lượng

9

Trang 10

Theo số liệu từ Coca-Cola Việt Nam, hiện thương hiệu này có khoảng 40 SKU khác nhau Đây làmột con số khá lớn và thể hiện sự đa dạng trong danh mục sản phẩm của Coca-Cola tại ViệtNam.

Coca-Cola không ngừng phát triển danh mục sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng.Thương hiệu luôn nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm mới để cung cấp những lựa chọn tốtnhất cho người tiêu dùng Ví dụ, Coca-Cola đã cho ra mắt các sản phẩm mới như Coca-Cola ZeroSugar, Coca thêm cà phê nguyên chất hay Fanta Lemon

Về nhóm nước giải khát có ga, các nhãn hiệu như Coca-Cola Classic, Sprite và Fanta rất phổ biếnvới người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Các loại nước giải khát không có ga nhưMinute Maid và Aquarius được nhắm đến khách hàng có ý thức sức khỏe cao, thích uống đồuống ít calo Nước tăng lực của thương hiệu là Burn, được tiếp thị đến người mê thể thao và hoạtđộng năng động

III Thị trường và khách hàng mục tiêu (Thắng, 2022)

1 Khách hàng mục tiêu của Coca-Cola Việt Nam

Các sản phẩm nước uống mang thương hiệu Coca-Cola có thể được sử dụng cho nhiều độ tuổikhác nhau kể cả những người lớn tuổi Tuy nhiên, thương hiệu hướng tới nhóm khách hàng chính

là những người trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, thanh niên Coca-Cola luôn truyền tải những thôngđiệp mạnh mẽ như “Taste the Feeling- Uống cùng cảm giác” tới nhóm các bạn trẻ năng động,nhiệt huyết

2 Phân đoạn thị trường của Coca-Cola Việt Nam

10

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w