1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở một số trường Trung học Phổ thông quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Quản Lý Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Một Số Trường Trung Học Phổ Thông Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Thị Linh Phi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Danh
Trường học Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quan lý giáo dục
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 36,68 MB

Nội dung

BE =eNhận thức của HS THPT về tâm quan trong của mônLịch sử Mh Bàng 2.6 | Hứng thú của HS THPT khi học tập môn Lịch sử Nhận thức của CBQL, GV về tâm quan trọng của đôi mới PPDH và đổi mớ

Trang 1

30A - 03⁄4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỎ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ - GIÁO ĐỤC

LE THỊ LINH PHI

THUC TRANG QUAN LÝ DOI MỚI PHƯƠNG

PHAP DAY HỌC MON LICH SỬ Ở MOT SO

TRUONG TRUNG HQC PHO THONG QUAN 5

THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quan lý giáo dục

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

Trang 2

Lời cảm ơn

Được làm khóa luận tốt nghiệp là mong muốn lớn của bản thân tôi

trong suốt quá trình học tập tại Dai học Sư Phạm TP Hồ Chi Minh Với công

trình khoa học vừa hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự cố van, động viên và giúp đỡ của nhiều thay, cô va bạn bẻ.

Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến quỷ Thay, Cô Khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh về sự nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học đại học

Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh,

Thay đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tinh chi bảo, nhận xét và góp ý

để tôi có thể hoàn thành Khóa luận Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên dạy Lịch sử và các em Học

sinh trường ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chí Minh về sự nhiệt tình

giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Cảm ơn các bạn đồng môn đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại

trường.

Đặc biệt, con xin cảm ơn ba, mẹ về sự hy sinh tham lặng, dành dum dé

lo cho con ăn học đến ngày nay, chắp cánh cho con bước vào cuộc sống.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận nay là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện.

Các tài liệu được sử dụng trong khóa luận này đều được trích dẫn day

đủ, chính xác và được ghi trong phan danh mục tai liệu tham khảo Các số

liệu khảo sát, những kết luận nghiên cứu được trình bảy trong khóa luận tốt

nghiệp này là trung thực và chưa từng được công bố trên tạp chí khoa học

Trang 4

2: A ins đicii: Eas GỮI 001 4c 00 1442066261402 20ã6266641ik¿asi 3

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu - - css.csxeseenseessseee 3

ANGER Chany Si Nho llQBccccái c5 0022642222001662a4ti6iai256G4634656620604i4v 0.68 3

SOA bạn đỗ OM ai asc ccc tose 6CGGc0010000220/00218148840/016020660503sduxg, 4

CHÍ các G26 x 666 ccco20s4)166224652564Á655GG54462214L22LE

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DOI MỚI PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC MÔN

LICH SỬ VA QUAN LY DOI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC MÔN

LICH SỬ Ở TRƯỜNG THPT - 2s set eESveYxetrrseerseetsrrrxrrre 8

1 Ljchesiv nghiên củu vẫn Gb ck oi ie ae 8

Trang 5

1.2.Một số khái niệm có liên quan đến van đề nghiên cứu 15

1.2.1 Quan lý, Quản lý trưởng HQC -. -cscesssecsssecseseseenesseessscersuenseeanenenessaes 15

1.2:,/CMân 19 Hoạt động đầy OG áo skasesectiaiissveccten ibd ouee co 1?

1.2,3.Quan lý phương pháp dạy học và quản lý đổi mới PPDH 18

1.2.4.Quan lý đổi mới PPDH môn Lich sử c-ceccesssesseesseessessseessesnneesesveenes 20

1.3.D6i mới PPDH môn Lịch sử ở trường THPT - - ‹< 20

1.3.1.Hoạt động day học môn Lịch sử ở trường THPT - <2 21

1.3.2.Đổi mới PPDH môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát huy tính

tíchoœmccùba HE yeas Reo ROE Se ECS 6t§GdiicsxctGiayva 28 1.4.Quan lý đổi mới PPDH môn Lich sử ở trường THPT 35

1.4.1.Các chức năng quản lý giáo dục 5 Hye 35

1.4.2.Nội dung quản lý đổi mới PPDH môn Lich sử ở trường THPT 38

| | ee

CHƯNG 2 c2 2662266623460514442-sx5o,4222231626k326522222)ea634G522 2 Me

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÓI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

MON LICH SỬ Ở MOT SO TRƯỜNG THPT QUAN 5 THÀNH PHO

2.2.1.Nhận thức của HS THPT vẻ tầm quan trong của môn Lịch sử 32

2.2.2.Hứng thú của HS THPT khi học tập môn Lich sử 53

Trang 6

2.2.3.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của đổi mới PPDH và đổi mới PPDH môn Lich sử 22-+€c5z2S2+zvcvsevzzee 54

2.2.4 Thye trang nhận thức của CBQL, GV về mục đích và xu hướng đổi mới

2.3.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH

TT 01722000205U0HGGEGGTTG NGHI GNG0.GG2G2600gágãt4;ES0 65

2.3.2 Thue trạng tổ chức trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn 69

KÍCH các G6201 022066GCG2000 216G G0 inant shinee (s2 eaEx66ùs6scckoseod6asue 69

2.3.3.Thực trạng chỉ đạo trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn 71

2.3.4.Thực trang kiểm tra trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch

2.4.Các yếu tố anh hưởng đến hiệu qua quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chí Minh 5< 81

.Ã 4

*Tiêu ket chuong 2: ROE OPER REE REAR I EE EEE ELON

3.Bién pháp quản ly đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận

ẤP HC NHÀ cac eccccodiinannu0 bo ,ia021216i0i0ss6 88

3.1.Cơ sở dé xuất biện phap - s2 se tt cVEeExzvExecYxrvzpvrzce 88

Trang 7

3.2.Biện pháp nâng cao hiệu quả lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số

trường THPT Quận 5 TP Hỗ Chi Minh 2 s+seereerxerrrxee 89

KET LUAN VA KIEN i | | -cSee Ỷ-ieeeseseeeeeeesuseesseeeonesoeseeeoesoonensiO

TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Nội dung của chương trình bộ môn Lịch sử bậc THPT (Lược trích)

Kê hoạch đạy học bộ môn Lịch sử ở trường phô thông (Lược trích)

Thong kê xếp loại HS năm học 2011 — 2012 ở ba

trường trường THPT Quận 5 TP Hỗ Chí Minh: trường THPT Trần Khai Nguyên, trường Trung Học Thực

Hành Đại Học Sư Phạm và trường THPT Hùng

Vương

Thông kê xếp loại môn Lịch sử của HS năm học 201

1-2012 ở ba trường THPT Quận 5 TP Hỗ Chí Minh

Thông kê mau CBQL, GV Lịch sử ở ba trường THPT

Quận 5 TP Hồ Chi Minh: trường THPT Tran Khai

Nguyên, trường Trung Học Thực Hành Dai Học Sư

Phạm và trường THPT Hùng Vương

Trang 10

BE =eNhận thức của HS THPT về tâm quan trong của môn

Lịch sử

Mh Bàng 2.6 | Hứng thú của HS THPT khi học tập môn Lịch sử

Nhận thức của CBQL, GV về tâm quan trọng của đôi

mới PPDH và đổi mới PPDH môn Lich sử

Nhận thức của CBQL, GV về mục đích đôi mới PPDH

môn Lịch sử

Nhận thức của CBQL, GV

PPDH môn Lịch sử

š xu hướng đôi mới

Mức độ và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình

môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ

Chi Minh

Mức độ và kết quả thực hiện vận dụng các PPDH môn

Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chí

Minh

Mức độ và kết quả thực hiện xây dựng kê hoạch trong

quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử

Mức độ và ket quả thực hiện tô chức trong quản lý

hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử

“Mure độ vả kết quả thực hiện chỉ đạo trong quản lý

hoat động đôi mới PPDH môn Lich sử

Trang 11

Mức độ và kết quả thực hiện kiêm tra trong quản lý

17 | Bảng 2.15 ộ quả thực hiện £ quản ly

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VE, DO THỊ

Trang 13

MỞ ĐÀU

1.Lý do chọn đề tài

Trong thế kỷ XXI, cùng với xu thé toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh và

mạnh của khoa học - công nghệ đã dẫn đến hiện tượng bùng nỏ thông tin trên

toàn thể giới Điều đó đã đặt ra cho Việt Nam nói chung và ngành giáo dục và

đào tạo nước ta nói riêng những cơ hội và thách thức to lớn trong việc đảo tạo

và phát triển nguôn nhân lực chất lượng cao đáp ứng kịp thời quá trình thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với yêu cầu đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao, đào tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo,

dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức, thích ứng với sự thay đổi

đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thé giới thì ngành giáo dục và đào tạo

cần phải có một sự thay đổi về mọi mặt từ chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị và đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học (PPDH).

Trong điều kiện phải ngày càng nâng cao năng lực của người học đề

đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao của xã hội nhưng thời gian học tập không thể kéo dài thì việc đổi mới PPDH trong nhà trường hiện nay là cần thiết Việc

đổi mới PPDH sẽ hướng đến mục tiêu hình thành các kỹ năng học tập cho người học Từ đó, với các kỹ năng học tập này, người học có thé tự làm mới các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của bản thân và thích ứng tốt với sự thay đổi liên tục của cuộc sống xã hội Nghị quyết Trung ương II

(khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến nam 2020 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lỗi

truyén thụ một chiêu, phát huy PPDH tích cực, sáng tạo hợp tác: giảm thời

gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học "[31] Vì vậy, việc đổi mới PPDH được xem yeu tô quan trọng hang đầu trong hoạt dạy học của nhà trường.

Trang 14

Nhiều năm qua, cả nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức quản lýcác hoạt động giảng day đặc biệt là quản lý đôi mới PPDH tại các cơ sở giáodục góp phần đưa công tác quản lý giáo dục từng bước đi vào ôn định đápứng xu thé phát triển giáo dục chung của cả nước Luật giáo dục (đã cập nhật

phần sửa đổi bổ sung năm 2010) điều 28 khoản 2, yêu cầu về phương pháp

giáo dục phô thông khang định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm

của từng lớp học, môn học; bi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động

đến tình cảm, đem lại niém vui, hứng thú học tập cho HS"(22)

Việc đổi mới PPDH trong nhà trường trung học phổ thông (THPT) hiện

nay theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nhằm khơi

dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua

việc tô chức các hoạt động nhằm tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội để cá nhânphát triển hết tiềm năng của mình nhờ vậy mà họ lĩnh hội khái niệm khoa học

và học được cách học Báo Tuổi Trẻ ra ngày 9 tháng 4 năm 2013 có đề cập

đến van dé HS THPT không thích học Lịch sử Điều này có thé do nhiều

nguyên nhân như: chương trình học nặng nề, PPDH không phát huy được tínhtích cực, sáng tạo của HS, người học Lịch sử chưa nhận thấy được mối tương quan giữa tri thức Lịch sử và thực tiễn cuộc song Do vậy, doi mới PPDH nói

chung và đổi mới PPDH môn Lịch sử ở các trường THPT nói riêng là quantrọng và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, tăng cường tính

Trang 15

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn thực hiện đề tài

“Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp day học môn Lich sử ở một số

trường THPT Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh” cho luận văn tốt nghiệp

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.Khách thé nghiên cứu: Công tac quan lý đôi mới PPDH ở một số trường

Quận 5 TP Hỗ Chí Minh

3.2.Đối tugng nghiên cứu: Thực trạng quan lý đôi mới PPDH môn Lịch sử ởmột số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chí Minh.

4.Giả thuyết khoa học

Quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường Quận 5 TP Hồ

Chí Minh đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc: xây dựng kế

hoạch, t6 chức, kiểm tra trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử Tuy nhiên, công tác quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử vẫn còn hạn chế ở khâu chỉ đạo trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử Nếu thực trạng được phân tích và đánh giá đúng, người nghiên cứu sẽ đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đôi mới PPDH môn Lich sử.

Trang 16

5.Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đổi mới PPDH môn Lịch sử và quản lý đôi

mới PPDH môn Lịch sử ở trường THPT.

5.2.Khảo sát, đánh giá thực trang quan lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một

số trường THPT Quận 5 TP Hè Chi Minh

5.3.Đề xuất biện pháp nang cao hiệu quả quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử

ở một số trường THPT Quận 5 TP H6 Chí Minh.

6.Giới hạn đề tài

Đề tai chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn

Lich sử ở 3 trường trên địa bàn Quận 5 TP Hồ Chi Minh:

- Trường THPT Tran Khai Nguyên.

- Trường Trung Học Thực Hanh Dai Học Sư Pham.

- Trường THPT Hùng Vương.

Đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung trong quản lý đổi mới PPDH

môn Lịch sử bao gồm:

- _ Lập kế hoạch trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử.

- _ Tổ chức trong quản lý hoạt động đôi mới PPDH môn Lịch sử.

- Chỉ đạo trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử.

- Kiểm tra trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Lịch sử.

7.Phuong pháp nghiên cứu

7.1.Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1 Quan diém hệ thông cấu trúc

Trang 17

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài nhằm nghiên cứucông tác quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử trong mối quan hệ với công tác

quản lý đổi mới PPDH các môn xã hội của nhà trường THPT

Nghiên cứu quản lý đôi mới PPDH môn Lich sử cần nghiên cứu các

nội dung quản lý cụ thể như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

trong quan lý hoạt động đôi mới PPDH môn Lich sử

Khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mớiPPDH môn Lịch sử, các biện pháp được nghiên cứu trong mỗi quan hệ chặt

chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT

Quận 5 TP Hồ Chí Minh

7.I.2.Quan điểm thực tiên

Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu va đánh giá

công tác quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử trong điều kiện cụ thể của từng,

trường Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đổi mới PPDH

môn Lịch sử phải dựa vào các điều kiện thực tế của từng trường THPT vẻ

nhân lực, vat lực dé đưa ra các biện pháp quản lý mang tinh khả thi

7.1.3.Quan diém lịch sử - logic

Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào dé tài nhằm nghiên cứu thựctrạng quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử trong qua trình phát triển của nó,trong phạm vi thời gian, không gian va điều kiện cụ thé Việc này giúp chocông tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp với mục đích nghiên

cứu.

Trang 18

7.2.Phương pháp nghiên cứu

7.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

được sử dụng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc

thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn

7.2.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT

Quận 5 TP Hồ Chi Minh được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các

phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học Trong đó phương pháp

điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, phương pháp phỏng vấn vàphương pháp thống kê toán học là phương pháp hỗ trợ

7.2.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế với mục đích điều tra thực trạng đổi mới PPDH

môn Lịch sử và quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT

Quận 5 TP Hồ Chí Minh

Bảng hỏi thứ nhất dành cho đối tượng là HS THPT khối 10, 11 và 12,

Bảng hỏi thứ hai dành cho giáo viên (GV) môn Lịch sử, Tổ trưởng chuyên

môn (TTCM) Lịch sử, Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng trường THPT.

7.2.2.2.Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được sử dụng dé điều tra nhằm thu thập thông tin một

cách trực tiếp Đặc biệt là phỏng vấn một số TTCM Lịch sử và Phó hiệu

trưởng phụ trách chuyên môn đẻ hỗ trợ cho việc khảo sát thực trạng va dé

6

Trang 19

xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới PPDH môn

Lich sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chi Minh

7.2.3.Phương pháp thông kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng dé xử lý các số liệu thu

được từ quá trình khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hồ Chí Minh.

Trang 20

Chương |

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE DOI MỚI PHƯƠNG PHAP DẠY HOC

MÔN LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ ĐÓI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong hoạt động dạy học, PPDH là một trong những thành tổ quan

trọng hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức của HS được hiệu quả Mỗi nội dung

dạy học cần có sự lựa chọn phù hợp với PPDH nhất định để thực hiện hiệu

quả các mục tiêu dạy học đặt ra Vì vậy, việc đổi mới PPDH luôn là vấn đề

được các nhà giáo dục quan tâm Điều đó được thẻ hiện trong nhiều công

trình nghiên cứu về PPDH, nhằm tìm kiếm các PPDH phù hợp để khôngnhững t6 chức cho HS lĩnh hội hiệu quả các tri thức, kỹ năng và thái độ thôngqua môn học mà còn nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

HS trong quá trình học tập và hướng HS đến hoạt động tự học.

1.1.1.Tinh hình nghiên cứu về đỗi mới PPDH và quan lý đổi mới PPDH ở nhà trường THPT trên thế giới

Trên thế giới, PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS đã

được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu Các nghiên cứu nhắn mạnh vào việc phát huy vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập Không Tử (551-479 tr.CN) rất coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của HS Ông nói “Không gián vì muốn biết thì không gơi mở cho,

không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho Vật có bón góc bảo chobiết một góc, mà không suy ra ba góc khác thì không dạy nữa '{25, tr.60].Cách dạy học của Không Tử chi là gợi mở dé học trò tự tìm ra chân lý, thay

Trang 21

giáo chỉ giúp trò cái mau chốt nhất, còn mọi vấn đề khác học trò phải từ đó

mả tìm ra.

Ở thé ky XVII, A Kômenxki (1592 - 1670) đã viết: “Giáo đực có mục

dich đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân

cách Hãy tìm ra phương pháp cho GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn".

Cũng từ lâu trong giáo dục học đã xuất hiện các thuật ngữ “tự giáo dục”,

"người tự giáo dục” Theo John Dewey (1859 -1952), PPDH tích cực là sángtạo ra những tỉnh huồng xác thực cho những hoạt động liên tục mả HS quan

tâm (7, tr.19-20] Các tác giả này đều dé cao nhu cầu, lợi ích của người học,

dé xuất việc dé người học lựa chọn nội dung học, tự lực tìm tòi nghiên cứu.

Nhung mãi đến cuối thé ki XIX, mầm mống của phương pháp tích cực

mới xuất hiện Phương pháp tích cực được thể hiện đầu tiên trong 30 đặc điểm của “nhà trường mới " ờ Anh vào năm 1889 do bác sĩ Reddie đề xướng:

"việc giảng day cân dựa vào sự hoạt động cá nhân và hứng thú của trẻ”(dùng phương pháp tích cực và tự do để trẻ tiếp nhận tri thức) [25, tr.131-

132).

Phương pháp tích cực được phat triển từ những năm 20 và phat triển

mạnh từ những năm 70 của thế kỷ XX Ở Pháp, vào năm 1920 đã hình thành

những “nhà trường mới”, đặt van đề phát triển năng lực trí tuệ của trẻ,khuyến khích các hoạt động do chính HS tự quản Xu hướng nảy có ảnh

hưởng đến Hoa Kỳ và nhiều nước ở Châu Âu [7].

Ở Pháp, ngay sau đại chiến thẻ giới thứ II, tại một số trường trung họcthí điểm đã cho ra đời những “/ớp hoc mới” Điểm xuất phát của mỗi hoạtđộng đều tùy thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của HS, hướng

vào sự phát trién nhân cách của trẻ Ngoài ra, các thông tư chỉ thị của Bộ giáo

9

Trang 22

dục Pháp suốt trong những năm 1970 — 1980 đều khuyến khích tăng cường

vai trò chủ động tích cực của người học và áp dụng phương pháp tích cực tử

bậc Sơ học, Tiểu học lên Trung học [7].

Ở Hoa Kỳ, ý tưởng “day học cá nhân hóa” ra đời trong những năm

1970 đã được thử nghiệm gan 200 trường: GV xác định mục tiêu, cung cấpcác phiêu hướng dẫn đê HS tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp

với năng lực Trong những thập kỷ gần đây, phương pháp tích cực tiếp tụcphát triển với những hình thức mới Mục đích giáo dục đặt ra không chỉ dạy

học vấn mà còn là đào tạo Từ đó xuất hiện “phương pháp giáo dục theo mục

tiêu " HS được trang bị hệ thông những khả năng va công cụ trí tuệ cho phép

giải quyết thành công những van dé và hoàn thành những mục tiêu dé ra [7].

Trong phương pháp tích cực “người được giáo dục” trở thành “người tự

giáo dục”, là nhân vật tự nguyện, có ý thức về sự giáo dục của bản thân [dẫn

theo 7, tr.l 1] Theo Jean Vial (1986), phương pháp tích cực có 3 tiêu chuẩn

chủ yếu: hoạt động, tự do, tự giáo dục Đề có được kiến thức mới, HS phải

được hoạt động, được quan sát, thao tác trên các đối tượng HS tự do phát huysáng kiến, được lựa chọn con đường đi tới kiến thức Hoạt động giáo dục phải

hướng tới sự đáp ứng nhu cầu của trẻ, thúc day nhu cầu đó Phương pháp tíchcực hướng tới phát huy tính chủ động, tăng cường tính tự chủ, sự phát triển và

hoàn thiện nhân cach HS [7, tr 1].

Bên cạnh đó, các nhà giáo dục học trên thế giới cũng đã biên soạn

nhiều tải liệu về PPDH và đổi mới PPDH như [dẫn theo 26, tr.7]:

- V.Ôkôn (1968), Những cơ sở của việc day hoc nêu vấn dé, Trường

Đại học sư phạm Hà Nội.

10

Trang 23

- B.P.Êxipôp (1997), Những cơ sở của Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục

Hà Nội.

- I.Leene (1997), Day học nêu vấn dé, Nxb Giáo dục Hà Nội

- G.Petty, NXB Stantey Thomes (1998), Giảng day ngày nay (Dự an

Việt — Bi dịch).

Mặc khác, các nhà giáo dục học trên thé giới còn biên soạn nhiều tài

liệu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học, trong đó có đề cập

đến hoạt động đổi mới PPDH và quan lý việc đồi mới PPDH như [dẫn theo 5,

tr.7 — 8]:

Vào cuối thế ky XIX và đầu thé kỷ XX, trên cơ sở lý luận của chủnghĩa Mác — Lénin, các nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và

trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trong việc quản lý hoạt động

giảng dạy trong nha trường P.V.Zimin, M.I.Konđakóp, N.I.Saxerđôtôp đã đi

sâu nghiên cứu công tác quản ly hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà

trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lý.

Trong nhà trường THPT, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đảo tạo

luôn là mục tiêu quan trọng phải đạt được của quá trình dạy học và quản lý

hoạt động dạy học, đây cũng là công việc chiếm thời gian nhiễu nhất và khó

nhất của người CBQL Trên thực tế, có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu

hoạt động dạy học và quan lý hoạt động day học, trong đó có hoạt động đổi mới PPDH và quản lý việc đổi mới PPDH để tìm ra biện pháp quản lý tốt

hơn Những công trình ở ngoài nước về lĩnh vực này có thể kể đến: V.A

Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường

THPT”; Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người Hiệu trưởng”;

11

Trang 24

P.V.Zimin, M.LKondakép, N.I.Saxerđôtôp trong “Những van đề quan lý

dạy, giáo dục nha trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản

lý V.A Xukhomlinxki, V.P Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra

một số vấn để quản lý của Hiệu trưởng trường THPT cũng như phân công

giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

Các tác giả thông nhất khang định người Hiệu trưởng là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý trường học Điều

đó sẽ tránh được sự “chồng chéo” lên công việc của nhau đồng thời tránh

được tình trạng “buông lỏng” một số công việc trong hoạt động của nhà trường V.A Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đồi giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để tìm ra biện pháp quản lý tốt nhất Tác giả cho rằng:

“những cuộc trao đổi này như đỏn bẩy làm nảy sinh những dự định mà sau

này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thẻ

sư phạm”,

Như vậy có thé nói, mặc dù có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hoạt

động dạy học và quản lý hoạt động dạy học, trong đó có hoạt động đôi mới

PPDH và quản lý đổi mới PPDH của các nước trên thế giới nhưng các nhà

giáo dục học chưa dé cập nhiều đến PPDH và quản lý đổi mới PPDH Dù sao,

các kết quả nghiên cứu trên cũng đạt được những thành tựu nhất định, đóng

góp vào trảo lưu cải cách giáo dục hiện đại.

12

Trang 25

1.1.2.Tình hình nghiên cứu về doi mới PPDH và quan lý déi mới PPDH ở

nhà trường THPT tại Việt Nam

Nhu câu đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào vấn

đề phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của HS nhằm đào tạo những người

lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành Giáo dục từ những năm 1960

với khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo" Theo

phương hướng cải cách giáo dục từ năm 1980 phương pháp tích cực bắt đầu

được triển khai ở các trường phô thông [7].

Bên cạnh đó, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà

trường tại Việt Nam còn được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa

VII (1/1993); nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996); được cụ thể hóa

trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và dao tạo: luật Giáo dục (2005), điều

28, [dẫn theo 26, tr.17] Đó là những định hướng quan trọng vẻ chính sách

và quan điểm trong việc phát trién và đôi mới giáo dục

Ở Việt Nam, nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu PPDH nhằm phát huy

tính tích cực, độc lập của HS như tác giả Nguyễn Cảnh Toàn với đề tài “Đôi

mới cách dạy, cách học tất yếu dẫn đến sự quản lý dạy và học”, tác giả Phạm

Hùng Quang nghiên cứu đề tài “Một số điều kiện đổi mới phương pháp dạy

học”, tác giả Hoàng Cơ Chinh nghiên cứu dé tài “Nghiên cứu về cải tiến quản

ly quá trình dạy học nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy”

(dẫn theo 5, tr.9].

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra nhiều văn bản về việc đôi

mới PPDH và tô chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới PPDH cho GV trong cả

nước Các tài liệu biên soạn về đổi mới quản lý giáo dục trong đó có quản lý

đổi mới PPDH cũng mới được giới thiệu trong thời gian gần đây như các tải liệu biên soạn phục vụ cho các dự án phát triển Tiểu học, dự án phát triển

13

Trang 26

Trung học cơ sở, dự án phát triển THPT (Screm), chương trình đào tạo bồi

dưỡng Hiệu trưởng trường THPT liên kết Việt Nam-Singapore [32], Ngoài

ra, nhiều dự án phát triển giáo dục THPT đã tổ chức biên soạn các tài liệuphục công tác đổi mới ching hạn như: “Một số vấn dé chung vẻ đồi mdiPPDH ở trường THPT” do Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier biên soạn

[33].

Bên cạnh các tài liệu biên soạn của Bộ Giáo dục vả đào tạo phục vụ

cho công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV, nhiều tác giả khác đã quan tâm nghiên cứu các tài liệu về PPDH và đổi mới PPDH như [3], [16]:

- Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Vinh (1999), Day học trong hoạt động và bằng hoạt động, Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí

Minh.

- Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hả Nội.

Song song đó, nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu va

đi sâu vào đổi mới PPDH trong các môn học và quản lý đổi mới PPDH chẳng

hạn như [5],[26], [28]:

- Bùi Hồng Dung (2011), Thực trạng và biện pháp quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường THPT tại Quận 6 thành phố

Hồ Chí Minh, Trường Đại học Su Pham TP Hồ Chi Minh.

- Phan Ngọc Trọng (2010), Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp

day học ở các trường THPT tinh Bến Tre, Trường Đại học Sư phạm TP Ho

Chi Minh.

14

Trang 27

- Đặng Thị Út (2010), Thực trạng và biện pháp quản lý việc đôi mới

phương pháp day học ở trường Trung học cơ sở Quận | - thành pho Hồ Chi

Minh Trường Dai học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu và làm nôi

bật được các van dé về đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH thông qua

việc thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý nhằm phát huy tính tích cực,

tự lực, sáng tạo của HS trong học tập va hướng HS đến quá trình tự học.

Những định hướng và các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH và quản lý

đổi mới PPDH nêu trên là phù hợp với quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo

dục trong phạm vi quốc tế Đồng thời định hướng này còn phù hợp với yêu

cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới đối với đội ngũ lao

động mới như nước ta hiện nay.

Như vậy, việc đổi mới PPDH và quản lý đôi mới PPDH đã được nghiên

cứu, cập nhật, bổ sung liên tục trong suốt chặng đường phát triển giáo dục của

nước ta Đây là nguồn tư liệu quý giá để người nghiên cứu làm cơ sở trong

quá trình thực hiện đề tài

1.2.Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1.Quản lý, Quản lý trường học

lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiễn hành trên quy mô

tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều can đến một sự chỉ đạo để diéu hòa

15

Trang 28

những hoạt động cả nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ

sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất Một người độc tấu vĩ cầm tự mình

điều khiển lay mình, còn một dan nhạc thì can phải cỏ nhạc trưởng "(\4,

tr.43-45].

Theo dai từ điển Tiếng Việt (1999): Quan lý là trông coi va giữ gintheo những yêu cầu nhất định, 16 chức và hoạt động theo những nhu câu nhất

định [30].

Theo F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác

làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thiện công việc một cách tốt nhất và rẻ

nhất” [4].

Theo quan điểm hoạt động của một tô chức: “Quan lý là tác động có

mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [21].

Theo Trần Kiểm: “Quan lý là tác động có mục đích đến tập thé người

dé tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động” [dẫn

Trang 29

“> Quan lý trường học:

Trường học là một tô chức cơ sở của hệ thông giáo dục, nơi tập hợp

những con người (GV, HS) thực hiện nhiệm vụ chung: giáo dục và đào tạo

những nhân cách theo mục tiêu đề ra

Theo Trần Thị Hương: “Quản lý trường học được hiểu là một hệ thống

các tác động sư phạm hợp lý và hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thẻ

GV, HS và các lực lượng giáo dục khác nhằm huy động và phối hợp tối đa

các nguồn lực giáo dục vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục

tiêu giáo dục của nhà trường [11].

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo

dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận

hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

đối với nganh giáo dục, với thé hệ trẻ và với từng HS” [6]

Tóm lại, dù có cách tiếp cận và dién đạt khác nhau nhưng khái niệm

quản lý vẫn bao hàm ý nghĩa chung đó là:

Quản lý trường học là hệ thông những tác động có ý thức, có mục dich,

có kế hoạch, có hệ thông của chủ thé quản lý trường học đến đối tượng quản

lý trường học (tập thé GV, công nhân viên, tập thé HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và

hiệu quả giáo dục của nhà trưởng.

1.2.2 Quản lý hoạt động day học

Quá trình day học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động

học luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau Sự

17

Trang 30

tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò

chủ đạo [27].

Theo Tran Thị Hương: “Hoạt động dạy học là hệ thống những hành

động phối hợp, tương tác giữa GV va HS, trong đó, dưới tác động chủ đạo

của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ

năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành

thế giới quan khoa học va những phẩm chất của nhân cach” [ 10}.

Như vậy: Hoat động dạy học là hoạt động tương tac, thông nhất giữa hoạt động động chủ đạo của GV và hoạt động chủ động của HS nhằm thực

hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm và cốt lỗi của nhà

trường Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, người hiệu trường phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động

dạy học nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo của nhà trường và đáp ứng yêu

câu ngày cảng cao của xã hội [27]

Do đó, Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chú thé quản

lý vào hoạt động dạy học được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực

lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

1.2.3.Quản lý phương pháp dạy học và quản lý đỗi mới PPDH

L.2.3.1 Quản lý phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học

Phương pháp (method) là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt

được mục đích đã định.

18

Trang 31

Trong các tài liệu về lý luận dạy học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau

về PPDH Mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh, phản ánh sự nhận

thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về bản chất PPDH ở một thời ky

xác định Có thé nêu một số định nghĩa đáng chú ý [9, tr.49 - 50]

Theo I la Lecne: “PPDH là một hệ thống những hành động có mụcđích của GV nhằm tô chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học,

đảm bảo cho người học lĩnh hội nội dung học van”

Theo Nguyễn Ngoc Quang: “PPDH là con đường chính yếu, cách thức

làm việc phối hợp thống nhất của Thầy và Trò, trong đó thầy truyền đạt nộidung trí dục dé trên cơ sở đó và thông qua đó mà chi đạo sự học tập của Trò,còn Trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, cuối cùng đạt tới

mục đích dạy học”.

PPDH là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình day hoc Dạy

học là hoạt động kép gồm hoạt động dạy và hoạt động học tồn tại trong mốiquan hệ phối hợp, tương tác va cùng hướng đến mục đích chung của hoạt

động đạy học Từ những phân tích trên có thể hiểu PPDH là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thông nhất của GV và HS trong hoạt động dạy học, được tiến hành đưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ

day học [10]

Quản lý phương pháp đạy học

Quản lý PPDH là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ

thé quan lý đến PPDH được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lựclượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học [8]

l9 — THƯVIỆN.

| Trưởng Đạt-Học Su-Pham

| TP HO-CHI-MINH

Trang 32

1.2.3.2 Quản lý đổi mới phương pháp day học

+ Đối mới PPDH

Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập thực chất không phải

là sự thay thế các PPDH truyền thống bằng các PPDH mới Về mặt bản chất,

“đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới

phương tiện và hình thức triển khai trên cơ sở khai thác triệt dé ưu điểm của

các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát

huy toi đa tính tích cực, chủ động va sang tao của người học” (9, tr.58]

% Quan lý đổi mới PPDH

Quản lý đổi mới PPDH là những tác động có định hướng có kế hoạch

của chủ thê quản lý đến việc thực hiện đôi mới PPDH nhằm thực hiện mục

tiêu, nhiệm vụ day học [8].

1.2.4.Quản lý đỗi mới PPDH môn Lịch sử 8]

Quản lý đổi mới PPDH mén Lịch sử là những tác động có định hướng

có kế hoạch của chủ thể quản lý vào đổi mới PPDH môn Lịch sử nhằm thực

hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

+Chủ thể quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử: Hiệu trưởng, Phó hiệu

trường, TTCM Lịch sử.

+Đối tượng quản lý: Phương pháp dạy của GV Lịch sử và phương pháp

học Lịch sử của HS.

=>Mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới PPDH môn Lich sử: HS lĩnh hội hệ thống tri

thức khoa học; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; phát huy tối đa tính tích cực, chủ

động vả sáng tạo của HS.

20

Trang 33

1.3.Đỗi mới PPDH môn Lịch sử ở trường THPT

1.3.1.Hoat động dạy học môn Lịch sử ở trường THPT

1.3.1.1.Vị tri, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông

[1]

Lịch sử là một trong những môn văn hóa co ban, bắt buộc trong

chương trình giáo dục THPT, là một bộ phận không thé thiếu của học vấn phd thông Môn Lịch sử ở trường THPT không chỉ đáp ứng nhu cầu của HS trong

việc tìm hiểu quá khứ, nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật

mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ van dé giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu qué hương, đất nước, ý thức trách nhiệm

công dân, Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Lịch sử

cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS

ở trường THPT.

1.3.1.2.Mục tiêu môn Lịch sử ở trường THPT

Mục tiêu của môn Lịch sử phải được xác định theo mục tiêu đào tạo

của bậc THPT Cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đầu thế kỷ

XXI đã tạo nên chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương

trình mới của bộ môn Lịch sử Được xây dựng theo quan điểm dam bảo tính

khoa học, tinh cơ ban, tính dân tộc và tính khả thi Từ đó, mục tiêu môn Lich

sử ở trường THPT được cụ thê hóa theo 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng va tinh

cảm, thái độ, tư tưởng như sau [1, tr.7-8]:

* Về kiến thức

21

Trang 34

- HS trình bày được sự kiện Lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển

chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của Lịch sử thế giới từ thời nguyênthuỷ đến nay có ảnh hưởng lớn, liên quan đến Lịch sử nước ta

- Giải thích quá trình phát triển của Lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay trong sự phát triển chung của thế giới.

- Liệt kê một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như :

kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cau hệ thống

xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử,

vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra

các chuyên biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử

% Về ki năng

- Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :

+ Xem xét các sự kiện Lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian.

+ Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.

+ Phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện

tượng, nhân vật Lịch sử.

- Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong

học tập Lịch sử.

- Hình thành năng lực tự học, tự làm giau tri thức Lich sử cho HS thông

qua các nguồn sử liệu khác nhau.

+ Về tình cảm, thái độ, tư tưởng

- Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ tran trọng đối với các di sản Lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc.

22

Trang 35

- Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc

tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.

- Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minhcủa lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.

- Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân: thái độ tích

cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước — cộng đồng :

yêu lao động ; sống nhân ái, có ki luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn

kết dân tộc va quốc tế

13.13 Chương trình học Lịch sử ở truéngTHPT | I |

Do bộ môn Lịch sử phải đảm bảo cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, có hệ thống, phân biệt trình độ học tập ở các cấp, nên chương trình đã làm nổi bật các mạch nội dung theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường

thắng theo bảng sau đây:

Trang 36

Ghi chú: Dấu * thẻ hiện môn học có trong chương trình, (Nguồn: Lược

trích từ Bộ Giáo dục và Đào tạo [1, tr.9]).

- _ Kế hoạch day học

Nội dung môn học như trên được thực hiện theo kế hoạch của cấp

THPT, trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.2: Kế hoạch dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phố thông (Lược

Ghi chú: Các số liệu trong dấu ngoặc đơn “( )” là số tiết thuộc

chương trình nâng cao của trường THPT (Nguồn: Lược trích từ Bộ Giáo dục

và Dao tạo [1, tr.10]).

Mục tiêu, nội dung va kế hoạch dạy học tông quát trên đã được cụ thé

hóa thành chương trình bộ môn Lich sử cap THPT Chương trình học đều có

mục tiêu cụ thé chiếu theo mục tiêu tổng quát nêu trên, trình bày đủ ca ba lĩnh

vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ tinh cảm Nội dung dạy học cũng được cụ thẻ

24

Trang 37

hóa đến từng chủ dé va các đề mục Các chuân kiến thức và kỹ năng của từngchủ đề cũng được vạch rõ.

Dựa trên chương trình bộ môn Lịch sử của cấp THPT, các sách giáo

khoa đã được biên soạn, bám sát nội dung chương trình đến từng chí tiết Làmột bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình mới của

bộ môn Lịch sử cũng có những ưu điểm như chương trình giáo dục chung:

được biên soạn theo những quan niệm phát triển chương trình học hiện đại, đẻ

cập day đủ bốn yếu cơ bản trong quá trình giáo dục là mục tiêu, nội dung,phương pháp và đánh giá, bước đầu đáp ứng việc dạy học phân hóa bằngphân ban kết hợp với day học tự chọn Trong khi đó, chương trình bộ mônLịch sử vẫn kế thừa chương trình cải cách giáo dục của bộ môn: vị trí của bộ

môn trong kế hoạch dạy học chung vẫn như trong chương trình cũ, thời lượng

dành cho bộ môn hầu như không thay đổi (ngoại trừ chương trình nâng cao ở

cấp THPT được tăng lên) [dẫn theo 24, tr.237-238].

l.3.1.4 Phương pháp day học môn Lịch sử ở trường THPT

% Khái quát hệ thống các PPDH đang được sử dụng trong nhà

trường THPT bao gồm { I0]:

- Nhóm PPDH dùng lời bao gồm: Phương pháp dạy học thuyết trình,

Phương pháp đàm thoại, Phương pháp làm việc với sách giáo khoa va các tải liệu tham khảo.

- PPDH trực quan bao gồm: Phương pháp quan sát và Phương pháp

trình bảy trực quan.

- Nhóm PPDH thực hành bao gồm: Phương pháp luyện tập, Phương

pháp ôn tập, Phương pháp công tác thí nghiệm.

25

Trang 38

- Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá bao gồm: Phương pháp kiểmtra “hỏi — dap”, Phương pháp kiểm tra viết, Phương pháp kiểm tra thực hành,

Phương pháp trắc nghiệm và Đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở HS

* Phuong pháp dạy học môn Lich sử đang được sử dụng ở

trường THPT | \ 3]

Hệ thống PPDH môn Lịch sử ở trường THPT bao gồm: phương pháp

trình bảy miệng; phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; phương pháp sử

dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác; phương pháp thâm nhập

thực tế xã hội, một phương thức đối với dạy học Lich sử và tổ chức việc tự

học Lịch sử cho HS Nhìn chung PPDH môn Lịch sử ở trường THPT dựa trên

cơ sở của các PPDH truyền thống Do đó mà hiện nay các phương pháp này

được sử dụng với liều lượng nhất định, nhằm phát huy hiệu lực trong các loại

hình dạy học mới.

1.3.1.5.Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vu cho việc day học

môn Lịch sử ở trường THPT [27T]

Dé phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập môn Lịch sử

đòi hỏi cả thầy và trò đều phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết

bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Lịch sử như: tranh ảnh, bản

đồ, máy tính, phòng đa năng, Sử dụng thành thạo những thiết bị, phương

tiện phục vụ cho hoạt động dạy học sẽ làm phong phú thêm các hình thức

tương tác giao tiếp giữa GV và HS Qua đó, làm tăng hiệu quả bài giảng trên

lớp của GV và tạo được tính hứng thú, tích cực của HS khi học tập môn Lịch

sư,

26

Trang 39

1.3.2.Thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Lịch sử ở trường

THPT {8}, (27|

Ké hoach day học môn Lịch sử là văn bản quy định thành phân môn

Lịch sử trong nha trường, trình tự dạy học bộ môn trong từng năm, từng lớp,

số giờ dành cho bộ môn trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian

của năm học.

Chương trình dạy học môn Lịch sử của cấp THPT là văn bản mang tính

pháp quy của Nhà nước, do BGD & ĐT ban hành trong cả nước Đây là công

cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát hoạt động dạy học môn Lịch sử

ở trường THPT thông qua các cơ quan quản lý giáo dục Đồng thời, nó cũng

là căn ctr pháp lý để nhà trường và các GV tiến hành tổ chức công tác giảng

dạy môn Lịch sử thong nhất trong phạm vi toàn quốc, HS tiễn hành học tập

môn Lịch sử theo yêu câu chung

Chương trình dạy học môn Lịch sử quy định một cách cụ thé ve:

- Vị trí môn Lịch sử trong kế hoạch day học chung của nha trường

- Mục đích, yêu cầu của môn Lịch sử (yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo, thái độ hành vi).

- Nội dung môn Lịch sử (các phần, các chương, các bai)

- Kế hoạch của môn Lịch sử theo thời gian: số tiết đành cho từng phan,

từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, kiểm tra, thực

hành

- Giải thích chương trình môn Lịch sử và hướng dẫn thực hiện chương

trình môn Lịch sử.

Như vậy, chương trình dạy học môn Lịch sử được thể hiện chủ yếu trên

hai loại văn bản: phân phối chương trình môn Lịch sử và SGK Lịch sử Việc

27

Trang 40

thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Lịch sử thể hiện ở các nội

dung sau:

- Thực hiện đúng theo phân phối chương trình và sách giáo khoa môn

Lịch sử của Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Thực hiện điều chỉnh chương trình dạy học môn Lịch sử theo hướng

tỉnh giảm, trên cơ sở thực tế về điều kiện dạy học tại trường (bằng cách

khuyến khích tập thé GV tiếp tục xây dựng bổ sung dé có phân phối chương

1.3.3.1 Cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH

* Xu thế toàn cầu hóa

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, ngày càng tham gia tích

cực vảo quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Điều này cũng có nghĩa là vấn dé toàn cầu hóa và những yêu cầu của nền kinh tế tri thức đang trực tiếp tác động đến kinh tế, xã hội và thị trường lao động của nước ta Đối với Giáo dục, toản cầu hóa cũng đặt ra nhiều cơ hội cho Việt Nam như: tạo khả năng

mở rộng các dich vụ, đầu tư quốc tế giáo dục; tạo khả năng tăng cường trao

đổi kinh nghiệm khoa học giáo dục và tăng cường hợp tác quốc tế, [dẫn theo 26] Nhưng bên cạnh đó, toan cầu hóa cũng đặt ra những yêu cau mới đối

với người lao động, điều này đòi hỏi phải có sự thay đôi trong giáo dục và đào

tạo dé đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao về chất lượng nguồn nhân lực của nền

kinh tế tri thức

28

Ngày đăng: 04/02/2025, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bộ Giáo dục và Dao tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịchsử (ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QD-BGD&amp;DT ngày Khác
2.Bộ Giáo dục và Đào tạo — Dự án Việt — Bi (2010), Day và hoe tích cực —Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
3.Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Vĩnh (1999), Dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, Trường Dai học Sư Phạm TP Hồ Chi Minh Khác
4.Hoàng Chúng, Phạm Thanh Liêm (1983), Một số vấn đẻ về lý luận quản lýgiáo dục, Tủ sách trường Cán bộ QLGD và nghiệp vụ, Bộ GD &amp; ĐT Khác
5.Bùi Hồng Dung (Luận văn thạc sĩ) (201 1), Thực trạng và biện pháp quan lý đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng anh ở các trường THPT tại quận 6thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Khác
6.Pham Minh Hạc (1986), Một sé vấn dé về Giáo duc và Khoa học giáo duc,Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
7.Tran Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp day học, chương trình vàsách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
8.Tran Thị Hương (201 1), Chuyên dé: Quản lý hoạt động dạy học, Lưu hànhnội bộ Khoa Tâm lý — Giáo dục, Trường Dai học Sư phạm TP Hỗ Chi Minh Khác
9.Tran Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư Phạm TP HỗChi Minh Khác
10.Tran Thị Hương (chủ biên, 2011), Giáo duc học đại cương, Nxb Dai học Sư phạm TP Hè Chí Minh Khác
11.Tran Thị Hương (chủ biên, 2012), Giáo trình Giáo dục học pho thông, Nxb Dai học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Khác
12.Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo duc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
13.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Dinh Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002)Phương pháp day học Lịch sử tập II, Nxb Dai học Sư phạm Khác
14.Hồ Văn Liên (2009), Bài giảng Đại cương về khoa học quản ly, Lưu hành nội bộ Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Khác
15.Nguyễn Thị Tân Lương (Luận văn thạc sĩ) (201 1), Thực trang và các biệnpháp quản lý việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở trường THPTQuận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chi Minh Khác
16.Phan Trọng Ngọ (2005), Day học và phương pháp dạy học trong nhàtrường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
17.Ha Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo duc học tập 2, Nxb Giáo dục,Hà Nội Khác
18.Tran Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2006), Giáo duc học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hồ Chí Minh Khác
19.Ngô Minh Oanh (chủ biên, 2006), Tài liệu bỏi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông môn Lich sử, Trường Dai học Sư phạm, TP HồChí Minh Khác
20.Ngô Dinh Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo duc, Lưuhành nội bộ Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP Hè ChíMinh Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN