1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Cải tiến phương pháp dạy học địa lý truyền thống theo xu hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở các trường PTTH

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Tiến Phương Pháp Dạy Học Địa Lý Truyền Thống Theo Xu Hướng Dạy Học Tích Cực Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm Ở Các Trường PTTH
Tác giả Pham Thi Binh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Kim Hồng Phú Hiệu Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 1999
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 85,84 MB

Nội dung

Dù vậy, trong thời gian gần đây ngành giáo dục đã kịp thời đưanhững kiến thức cơ bản về môi trường kết hợp với một số môn học như : Địa lý, Sinh vật, Hoá học .... Với mong muốn được góp

Trang 1

BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM

KHOA ĐỊA LÝ

£n

KHOA LUAN TOT NGHED

ĐỀ TAI:

Người hướng dẫn : PTS : Nguyễn Kim Hồng

Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm TP HCM

Thy: Nap th: bayer Gary win than a by

Người thực hiện : Pham Thị Bình Sinh viên khoa Địa lý trường ĐHSP

Niên khóa : 1995 - 1999

TP HỒ CHÍ MINH

1999

Trang |!

Trang 2

Khoa luan tot nghi¢p Dai hoo (Pham Thi Bink

1° 2?

Loi cam on

_ Hoan thank Khóa (uận nàu em xin chân thank cdm on :

-Thay Nguyén Van Luyén giảng viên Khoa Dia hj trường Dai hoc Su Pham TP Hé Chi Minh.

- Phd Tién St: Nguyén Kim Hong : Giảng viên Khoa dia bj, Phd HiéuTrudng trường Dai hoc Sư phạm TP 2(ồ Chi Minh da tận tink hudng đẫn em trong suốt quá trink trực hién dé tài.

- Sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm va các thầu cô trong Khoa Dia Gj.

- Sự giúp đỡ của cô Vi 9(kư Thién Huong : Giáo vién trường phổ thông trung hoc Nguyén Thuong Hién.

- Su giúp đỡ ala các anh chi, các ban va các em hoc sinh.

Trang 2

Trang 3

“Khoa (uận tốt nghitp Dai hoe Pham Thi Bink

MUC LUC

Lừi cảm ơn Trang

URANO: OG SA cg se eee 5

Pe i Đấn thi er oe a nea 6

IF- do chọn đã NE sets cach or peer ets 6

III.< ti) hei) để MÀ“ Rene Rane nen See Me c1 Õ

ene fr en 7

VI ~ Quan điểm va phương pháp nghiên cứu -5-s-<¿ 13

MIL CÁC bước đến hồn h2: ees l4

PHAN II : NỘI ĐUNG 2s «=cecsrere.rxrersrs.si=re.s.s E8

CHUONG I: Cơ sở lý luận chung vé giáo dục môi trường, 16

1 — Khái niệm giáo dục mội trường ~ l6

H=:CuøstREMfnR cheng csc<s<<s<< ee

I = Mục đích của giáo dục môi trường, =~s<es<esus 17

Oe 18

1— Cách th thực hIỆN vác cuc ccediosseai 19

4 ~ Nguyên tắc giáo đục môi trường, - «+ -scsr.zee.e 20

5 - Tam quan trọng của giáo dục môi trường 25-4 20

II ~ Modun giáo dục môi trường - icici

1 — Rebel niệm lod nei ee eae ey 21

3 - Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường s52 5+ 22

4 ~ Các cơ hội đành cho giáo dục môi trường qua các môn học 23

5 - Nguyên tắc xây dựng Modun giáo dục môi trường 24

Trung 3

Trang 4

IV ~ Xây dựng Modun giáo dục môi trường qua môn địa lý 12 25

1 ~ Nội dung chương trình địa lý l2 - 25

2 ~ Các bước xây dựng hệ thống Modun - S-2 5-2 26

CHUONG II : Hệ thống Modun : S.5-5- =e<e<c= 29

Modun | = Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam 29

Modun 2 ~ Hạt giống của muôn loài S.s=-s.<zst12 32

Modun 3 = Vốn đất đai - 2-2 5 S115 213111: E5 0 12 <0 36

Modun 4 ~ Lá phổi của sự sống ize=eseissz, zL 39

Modun 5 — Dân số và môi trường - 5 Su 43

Modun 6 - Còn hay không vùng tự nhiên đa dạng Ÿ 46

Modun 7 - Trách nhiệm thuộc về ai 3 2 =-5- seo 49Modun 8 ~- Lời cảnh báo của biển 23.2222 23027525 2 53

Trang 5

-'Khod luận tốt nghi¢p Dai hoo Pham ‘Thi Bink

»z

PHAN I:

Trang 5

Trang 6

Khoa (uận tất nghi¢p Pai hoe Pham ‘Th | Bink

I~ Tính cấp thiết :

Ngày nay, vấn để ô nhiễm môi trường đang trở thành nguy cơ phá vỡ cânbằng sinh thái trên toàn cầu và gây nhiều ảnh hưởng nguy hại đến đời sống sinh

hoạt, sản xuất của con người Do đó bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn

dé cấp bách trên phạm vi toàn thế giới Để bảo vệ môi trường con người đã tiếnhành nhiều biện pháp Trong đó giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

là biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực nhất Giáo dục môi trường tức là

giáo dục cho con người hiểu rõ về môi trường và có ý thức tham gia các hoạt đông

bảo vệ môi trường.

Muốn tiến hành giáo dục môi trường yêu cẩu dat ra trước tiền là phải có

nội dung, chương trình và kế hoạch cụ thể để giảng dạy.Vì vậy việc xây dựng

soạn thảo chương trình, giáo trình giảng dạy giáo dục môi trường qua các môn học

có cơ hội là hết sức cẩn thiết Đó là cơ sở đầu tiên để hoàn thành mục đích giáo

đục môi trường.

II - Lí do chọn dé tài :

Giáo dục môi trường được xác định là vấn dé lớn cần giải quyết và có ý

nghĩa sống còn với tương lai nhân loại hiện nay Tuy không còn là vấn để mới mẻ

nữa nhưng giáo dục môi trường chưa trở thành môn học riêng biệt trong nhàtrường phổ thông Dù vậy, trong thời gian gần đây ngành giáo dục đã kịp thời đưanhững kiến thức cơ bản về môi trường kết hợp với một số môn học như : Địa lý,

Sinh vật, Hoá học Nhưng kết quả chưa khả quan lắm vì kiến thức giáo dục môi trường chưa được hệ thống, nội dung giáo dục môi trường chưa sâu sắc.

Trong các môn học, Địa lý là môn học có nhiều nội dung kiến thức liên

quan đến môi trường nên dễ lồng ghép, tích hợp kiến thức giáo dục môi trường

Tuy vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục môi trường qua môn Địa lý cần

phải xây dựng hệ thống kiến thức giáo dục môi trường cho từng tiết học cụ thể.

Với mong muốn được góp phẩn vào công tác giáo dục môi trường trong nhà

trường phổ thông, em đã chọn đẻ tài : * Xây dựng hệ thống Modun giáo dục

môi trường qua môn dia lý12” làm khoá luân tốt nghiệp, với sự hướng dẫn tận

tinh của 4k© ngujấ ven luậu, Ngwiê km Hến ) đặc biệt là quí thay

cô tổ phương pháp giảng dạy.

———— ————ễ—

Trang 7

‘Khod luận tot nghigp Dat hoe Pkam ‘Thi Bink

II — Mục dich của dé tài :

- _ Xây dựng hệ thống Modun giáo dục môi trường thông qua chương trình địa lý

lớp 12.

Sử dụng hệ thống Modun trong các giờ ngoại khoá hoặc nội khoá đưới 2 dạng

- Modun rời ~ Modun liên kết

IV ~ Giới han của để tài :

Trên thế giới giáo dục môi trường đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp, trong nhiều lĩnh vực, với mọi tầng lớp.

Ở nước ta việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân là hết sức

quan trọng và cẩn thiết, nhất là với lớp trẻ : thanh thiếu niên, học sinh những

chủ nhân tương lai của đất nước Giáo dục môi trường có thể thực hiện một cách

có hiệu quả thông qua việc léng ghép giảng dạy ở môn Dia lý các cấp học Nhưng

do diéu kiện thời gian còn hạn chế dé tài chỉ tập trung xây dựng hệ thống Modungiáo duc môi trường qua chương trình Địa lý 12.

V ~ Lịch sử nghiên cứu :

Ngay từ thập kỷ 70 vấn để giáo dục môi trường đã được quan tâm thực hiện

đưới sự hướng dẫn theo dõi của Liên Hiệp Quốc và ngày càng phát triển mạnh

mẽ Ngày 05/06/1972 "Hội nghị Quốc tế về con người và môi trường lần thứ 1”,

đã khai mạc tai Stockholm (Thụy Điển) (05/06 ngày môi trường Thế giới) Sau đó

ở rất nhiều nước giáo dục môi trường đã được đưa vào các trường học.

Tháng 10/1975 "Hội nghị quốc tế vé môi trường lin 2” tổ chức tại Belgrad

(Nam Tư) UNESCO (cơ quan văn hoá, khoa học, giáo dục của Liên Hiệp Quốc)

đã khởi thảo một chương trình quốc tế vé giáo dục môi trường và tập hợp được

130 nước tham gia Đồng thời UNESCO công bố hiến chương về giáo dục bảo vệ

môi trường, nêu lên nhu cẩu cấp thiết của vấn để giáo dục môi trường, nhằm xác

lập và ngầy càng nâng cao nhận thức tổng quan của mỗi người dân và toàn thể xã

hội về phương diện sinh thái và đạo đức Hiến chương còn gợi ý xây dựng một

chương trình giáo dục môi trường từ hoàn cảnh thực tế Qua đó vạch ra các

nguyên lý và chiến lược giáo dục môi trường, cho các thế hệ trẻ trên toàn thế giới.

Sau đó, rất nhiều hội thảo khu vực về giáo dục môi trường đã được tổ chức Hội

thảo khu vực Châu A - Thái Bình Dương tai Bangkok (Thái Lan) họp tháng 10

năm 1976 đã đưa ra 15 kiến nghị thuộc 4 vấn để sau :

- Chương trình giáo dục môi trường.

- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên.

- Giáo dục môi trường chính qui và vấn để soạn thảo tài liệu

- Xây dựng các phương tiện giảng dạy giáo dục môi trường.

Trang 7

Trang 8

‘Khod Cuan tới nghit p Dai hoe Pham 'Thi Bink

Thang 10 năm 1977 đại biểu 66 quốc gia thành viên của UNESCO họp hội

nghị liên chính phủ về giáo dục môi trường tai Tbilisi (CH Grudia) Hội nghị này

là đỉnh cao của giai đoan xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự phát triển

giáo dục môi trường trên bình diện quốc tế.

Tháng 9 năm 1980 hội thảo khu vực Châu A - Thái Bình Dương lan 2 họp tai

Bangkok (Thái Lan) gồm có 17 nước tham dy Mục đích của hội thảo này là trao

đổi các kinh nghiệm giáo dục môi trường ở từng nước

Từ năm 1983 đã có khoảng 50 cuốn sách hoặc bản báo cáo về những kinh

nghiệm giảng dạy môi trường ở nhiều nước Tổ chức UNESCO đã hoàn chỉnh một

xố công cụ sư phạm cho việc giáo dục môi trường như : sách vở, tài liệu, tranh

ảnh, và phim.

Tháng 8 năm 1987, UNESCO và UNEP (chương trình môi trường Liên Hiệp

Quốc) phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế vé giáo dục môi trường tại Maxcơva

(Liên Xô cũ) với sự tham gia của hơn 100 nước và nhiều tổ chức quốc tế khác

nhau Hội nghị đã xây dựng chiến lược quốc tế về chương trình hành động giáo

dục môi trường cho thập niên 1990 và đặt tên cho thập niên này là : thập niên

toàn thế giới cho giáo dục môi trường Năm 1989 tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế (OECD) đã triển khai tại 19 quốc gia một chương trình nghiên cứu về giáo

dục môi trường và tổ chức nhiều cuộc hội thảo để giáo viên trao đổi kinh nghiệm

giảng dạy.

Tháng 10 năm 1990 tại Paris (Pháp) UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức hội

nghị quốc tế về giáo dục môi trường Mục đích nhằm trao đổi về trách nhiệm của

từng tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục môi trường, nhấn mạnh lại nhiệm vụ

giáo dục môi trường cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ và việc bồi dưỡng kiến thức giáo dục môi trường cho giáo viên các cấp.

Tháng 6 năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh tại Rio De Janeiro (Barazil) họp về

vấn để môi trường và phát triển Hội nghị đã thông qua chương trình hành động

của Thế ki XXI Trong đó hành động vé giáo dục môi trường được nêu rõ sự cần

thiết phải đưa giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo của mọi lớp, mọi cấp

học.

Giáo dục môi trường ở một số nước trên thế giới :

Ở các nước khí thực hiện giáo dục môi trường họ kết hợp giữa việc giáo dục

mỗi trường trong nhà trường các tổ chức xã hội và trong gia đình.

Trong trường học giáo dục môi trường được coi là nhiệm vụ quan trọng trong

chiến lược bảo vệ môi trường mỗi quốc gia Tuy nhiên, giáo dục môi trường mỗi

nước có sự khác nhau về chương trình, nội dung và cách thức tiến hành cho phù

Trang 8

Trang 9

‘Khoa luận tốt nghitp Dai đọc ì Pham "Thi Bink 7

hợp với diéu kiện, đặc điểm cụ thể nước mình Song mục đích chung vẫn là demđến cho học sinh nhận thức vẻ mồi trường và thưc hiện hành đông để bảo vệ môi

Lrường.

Ở Liên Xô(cũ) :

Giáo dục môi trường được đưa vào chương trình Địa lý từ lớp 5 đến lớp 10 Hệ

thống kiến thức bao gồm nhiều thuật ngữ, khái niệm vé môi trường, bảo vệ môi

trường, bảo vệ tự nhiên Càng lên các lớp cao hơn thì các khái niệm trừu tượng

càng được đưa ra nhiều hơn để nâng cao nhận thức Trường đại học tổng hợpMoskva đã đưa ra một chương trình chuẩn vẻ giáo dục môi trường để các bộ môn

căn cứ vào đó mà góp phần thực hiện Liên Xô rất chú trọng đến những hoạt động

thực hành , tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục, bảo vệ và phục hổi môitrường từ cấp tiểu học

Ở Hungari :

Trong chương trình giáo dục cấp I có hẳn môn học riêng biệt “kiến thức về

môi trường” nhầm cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng nhưng rất cơ

banvé môi trường chung quanh : trường học, làng mac, thôn xóm, dân cư, đường

xá giao thông, môi trường thiên nhiên : vườn cây, rừng, nước, sông hd, động thực

vật có ích và có hại Chương trình dành cho học sinh cấp I được biên soạn theo

quan điểm : “Tìm hiểu môi trường từ gắn đến xa”.

Ví du : Lớp 5 : Môi trường quanh thôn xóm

Lớp 6 : Môi trường rừng, sinh vật thủy sinh

Lớp 7 : Sinh vật các vùng xa lạ, vai trò của con người trong thiên

nhiên, bảo vệ chim vào mùa đông vv.

Ở BaLan :

Nội dung giáo dục môi trường sớm được đưa vào chương trình các môn học

ở trường phổ thông Từ lớp | đến lớp 5 những kiến thức môi trường, bảo vệ môi

trường được dạy chủ yếu qua các môn : Dia, Sinh, Văn, Mỹ thuật Trong Địa lý

ngoài những bài có kiến thức môi trường, còn có một số bài riêng về :“Con người

và môi trường", “Con người và sinh quyển”, “Y nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên

trong sự phát triển của xã hội, kinh tế, văn hoá", "Việc sử dụng hợp lí tài nguyên

thiên nhiên”.

Giáo dục môi trường trong nhà trường không dạy như một môn học Nhưng

các môn học trong chương trình đều hao hàm những nội dung có liên quan tới việc

Trang 9

Trang 10

nghiên cứu về giáo dục sinh thái và môi trường Ở cấp tiểu học chủ để lớn và chủ

yếu là : "Con người với môi trường sống của con người "trong các môn tự nhiên

Cấp phổ thông trung học có chủ để : “Con người và sinh hoạt xã hội” gồm các

nghiên cứu tổng thể vé môi trường.

Giáo dục môi trường đã đi xa hơn và toàn điện hơn Tính chất thực tiễn của

mục đích giáo dục và phương pháp chủ đạo để giáo dục môi trường được nhấn

mạnh trong 3 nguyên tắc sau :

- Giáo dục về môi trường

- Giáo dục vì môi trường

- Giáo dục trong môi trường

Ở Ấn Độ :

Giáo dục môi trường được thực hiện theo 3 nguyên tắc :

- Giáo dục vì môi trường

- Giáo dục về môi trường và

- Giáo dục qua môi trường (Giáo dục qua môi trường là để tài lớn đã được

UNESCO tài trợ)

Đáng chú ý là ngay từ cấp tiểu học Ấn Độ cũng đã có sách giáo khoa riêng vé

giáo dục môi trường Từ lớp 6 đến lớp 8 nội dung về môi trường được léng vào các

môn học và tập trung vào các vấn để : "con người rất cẩn động vật và thực vật để

sống”, "sự cân bằng trong thiên nhiên”, “vấn để dân số”, “vấn dé ô nhiễm”

Ở bậc trung học, học sinh được trang bị nội dung khái quát : "Hệ sinh thái”,

“sinh quyển”, "khủng hoảng sinh thái”, “bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên

nhiên”, “những cố gắng ở trong nước và trên thế giới để bảo vệ thiên nhiên, bảo

vệ môi trường”.

Ở Việt Nam :

Giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình giáo dục từ những năm

1979 ~ 1980 cùng với công cuộc cải cách giáo dục, trên cả nước Tuy nhiên, nhìn

chung các bộ môn đều chưa nhận thức được chức năng giáo dục môi trường của

mình Diéu này thể hiện khá rõ ở các mặt sau day:

- Kiến thức về môi trường hoặc liên quan đến môi trường được đưa vào chỗ này hay chỗ khác trong chương trình đều do logic nội tại của bộ môn Do đó kiến thức môi trường trong các chương trình đều không toát ra yêu cấu giáo dục môi

trường : vé ý nghĩa môi trường ý thức gấn bó với môi trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bồi dưỡng năng lực

Trang 10

Trang 11

‘Khoa luận tet nghi¢ p Dai hoe Pham Thi Bink

hành động va bảo vệ môi trường Nói cách khác cô đọng hơn là : chưa có mục đích giáo dục môi trường rõ ràng.

- Ngoài một số buổi thực hành về chuyên môn Địa lý, Sinh học có liên quantới tìm hiểu thiên nhiên, đất nước chưa có một nội dung thực hành nào nhằm giúp

cho học sinh nhận biết và tập dượt các kỹ năng bảo vệ môi trường

Ví dụ : chăm sóc chim ngoài thiên nhiên, trồng cây chắn gió, bảo vệ sâu bọ có

lợi, biện pháp chống ô nhiễm không khí và nguồn nước

- Không có một tài liệu nào nhắc nhở giáo viên chú ý tới việc giáo dục môi

trường qua các bài giảng trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa.

Trong thời gian gan đây (thập niên 90), giáo dục môi trường đã trở thành vấn

dé quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta, Những định hướng mang tính chiến lược

và những ưu tiên trong công tác giáo dục đào tạo về môi trường ở Việt Nam đã

được phi rõ trong luật bảo vệ môi trường.

Điều 4 : Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục đào tạo,

nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật bảo

vệ môi trường.

Điều 37 : Nội dung quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm : đào

tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường : giáo dục, tuyên truyền phổ biến

kiến thức phương luật về bảo vệ môi trường

- Tăng cường tổ chức giáo dục - đào tạo môi trường

- Xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy từ bậc tiểu học đến sau đại học

- Thực hiện các dự án trợ giúp về giáo dục môi trường.

Đặc biệt là sau hội nghị thượng đỉnh (UNCED) diễn ra tai Rio De Janeiro

(Barazil), vào hai ngày 3 và 4 năm 1992 Nhà nước ta đã xác định rõ hơn hướng

phát triển công tác giáo dục môi trường với 3 mục tiêu :

- Định hướng lại việc giáo dục theo hướng phát triển bén vững.

- Tăng cường phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, nhà trường

- Xúc tiến, đào tạo.

Với sự tài trợ của tổ chức phát triển Liên hiệp quốc UNDP Hà Nội Dự án

"Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam” (VIE 95/041) là

dự án quốc gia lớn nhất thực hiện đấu tiên về công tác giáo dục môi trường tại

Việt Nam thông qua việc tác động vào nhận thức, về giá trị, thái độ và hành vi

của học sinh đối với môi trường Dự án nhầm vào các bộ phận quan trong trong xã

Trang LÍ

Trang 12

‘Khoa luan tot nghig¢p Dai hoe Pham Thi Bink

hội thông qua các cơ quan chủ chốt để đặt nén móng cho việc tác động tới được

càng nhiều người càng tốt Thực hiện mục tiêu chung này là thực hiện 3 mục tiêu

cụ thể sau :

Mục tiệu một :

Xây dưng bản chính sách và chiến lược thực hiện giáo dục môi trường ở Việt

Nam Đây là mục tiêu quan trọng nhất tác động vào các đối tượng cấp cao, cácnhà hoạch định chính sách nhằm mục đích : lấy người học làm trung tâm và định

hướng lại chương trình hiện có.

Tăng cường năng lực cho Bộ giáo dục và đào tạo trong việc đưa giáo dục môi

trường vào đào tạo giáo viên Đây là mục tiêu lớn nhất tác động vào đối tượngcấp trung gian : các thy giáo, cô giáo các cấp Nhằm mục đích cung cấp thông tin

giáo dục môi trường cho tất cả các giáo viên trong mọi lĩnh vực chuyên môn.

Triển khai các hoạt động giáo dục môi trường tại các trường tiểu học và phổthông trung học Đây là mục tiêu thực tiễn nhất tác động trực tiếp vào đối tượng

cơ sở : nhà trường phổ thông Nhằm mục đích : cung cấp các cơ hội cải thiện môi

trường trong nhà trường một cách thực tiễn, ví dụ : chiến dịch xanh hoá

Như vậy, ở nước ta giáo dục môi trường đã được lên kế hoạch cụ thể, khá

hoàn chỉnh theo một hệ thống xuyên suốt, thống nhất từ trên xuống dưới Nhưng

để hoàn tất kế hoạch này và để đạt hiệu quả trên thực tế đồi hỏi rất nhiều côngsức, thời gian và sự tham gia của cả cộng đồng

Hiện nay việc thiết kế xây dựng các modun giáo dục môi trường đã được bướcđầu tiến hành ở một số môn học có cơ hội trong trường phổ thông Việc tiến hành

các hoạt động đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị day đủ, cụ thé, rõ rang cả về phíagiáo viên và học sinh để đạt được kết quả giáo dục môi trường là tốt nhất Nhìn

tới hướng phát triển trong tương lai chúng ta có quyển hy vọng về một ngày mai

tốt đẹp hơn đối với sự nghiệp giáo dục môi trường của đất nước.

Trang 12

Trang 13

Khod Cuan tốt nghi¢h Dai hoe Pham Thi Bink

VI - Quan điểm và phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu :

Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu

sau :

1 — Phương pháp phân tích hệ thống :

Đây là phương pháp quan trọng nhất trong lí luận nghiền cứu để tài Sử dụng

phương pháp này là đem đối tượng nghiên cứu của để tài gồm : học sinh, giáo

viên, sách giáo khoa, tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông xem xét trong một hệ

thống hoàn chỉnh, xác định những yếu tố liên quan, mức độ ảnh hưởng đến nhau

để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm và tìm ra phương pháp hoạt động phù

hợp nhất, hiệu quả nhất trong mỗi modun.

2 = Phương pháp phân loại :

Phân loại nội dung kiến thức có cơ hội giáo dục môi trường trong sách giáo

khoa Sau đó phân tích và lựa chọn phương pháp phù hợp với từng modun cụ thể,

sao cho phù hợp với nội dung giáo dục môi trường.

Việc tham khảo những để tài, tư liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung để tài

đang thực hiện là rất cẩn thiết Sau đó hệ thống lại để rút ra những ưu, nhược

điểm, những kiến thức cần áp dụng vào để tài của mình, tránh những hạn chế,

nhược điểm Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu luyện tập tính tự giác

cao, chuyên cẩn tìm tòi và suy nghĩ.

Dự giờ, quan sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh, từ đó rút ra được

những kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng các modun ở trường phổ thông Nhờ đógiúp cho người nghiên cứu xác định đúng hơn việc lựa chọn các phương pháp

cũng như nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục môi trường.

Trang 13

Trang 14

Kho luận tơi nghi¢p Dai hoe Pham Thi Bink

Quan điểm nghiên cứu :

1 — Quan điểm sinh thái và phát triển lâu bên :

Giáo dục môi trường nhầm mục đích bảo vệ môi trường để đạt đến sự pháttriển lâu bến Cơ sở của sự phát triển lâu bến là giảm đến mức thấp nhất sự khánh

kiệt tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tính đa dang sinh học, duy trì các hệ sinh tháithiết yếu, bảo đảm cuộc sống cong đồng Quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải

giải quyết được các vấn để môi trường, những thách thức môi trường đang đặt ra.

Trên cơ sở đó vạch ra hướng giáo dục môi trường phù hợp và hiệu quả.

Con người và môi trường có mối quan hệ tương tác với nhau Trong đó con

người chủ động tác động vào môi trường và môi trường ảnh hưởng ngược trở lại con người Do đó giáo dục môi trường phải làm cho học sinh thấy rõ những tác hại

do con người gây ra và đồng thời thấy được vai trò to lớn của con người trong sự

nghiệp bảo vệ môi trường.

Bước 2 : Sưu tập tài liệu

Bước 3 : Đọc, xử lí tài liệu

Bước 4 : Viết để cương chỉ tiết

Bước 5 : Viết nháp

: Viết sạch và in ấn hoàn thành

:

Trang 14

Trang 15

‘Khoa luận tot nghi¢p Dai hoc Pham Thi Bink

PHẦN II:

NỘI DUNG

Trang 15

Trang 16

Khoa luận tốt nghi¢p Pai hoe Pham Thi Bub

Chương 1: CO SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DUC MOI TRƯỜNG

I ~ Giáo dục môi trường :

"Giáo dục”, là quá trình hình thành niềm tin, thị hiếu lao động , thẩm mỹ

và phát triển thể lực, tạo nên cơ sở khoa học của Thế giới quan Tiêu chuẩn để

đánh giá giáo dục là nhận thức, ý thức nhưng tiêu chuẩn quan trọng hơn là hành vi

thói quen.

Theo nghĩa hẹp nhất :"Giáo dục" đồng nghĩa với giáo dục đạo đức để chỉ

một hiện tượng giáo dục vừa xảy ra cần phải có biện pháp uốn nắn kịp thời Đó là

vấn đề mà các nhà giáo dục phải quan tâm, giải quyết.

®Môi trường ` là toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra

Ở xung quanh mình Trong đó con người sinh sống và bằng sức lao động của mình

đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu

cầu của mình (UNESCO - 1981).

Ở Điều | (Chương |) Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 1994 thì khái

niệm môi trường được nhắc đến như sau :

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,

sự tổn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Như vậy khái niệm: “giáo dục môi trường" được kết hợp lại từ hai khái

niệm độc lập “giáo duc” và "môi trường” Sự kết hợp này nhằm mục đích gì ?

Tai sao phải kết hợp hai khái niệm đó với nhau ?

Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nặng nể, tài nguyên thiên

nhiên cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái Môi trường đã và đang bị suy thóai

nghiêm trọng trên phạm vi toàn cau và trở thành một nguy cơ thực sự đối với cuộc

sống hiện tại và sự tổn vong trong tương lai của xã hội loài người Nguyên nhân

do các hoạt động sản xuất, sinh hoại của con người gây nên.

Loài người đã nhận thức rõ trách nhiệm và bổn phận của mình về tài

nguyên, môi trường Con người không chỉ sử dụng mà còn cải tạo và bảo vệ tài

nguyên môi trường Vì sử đụng tài nguyên môi trường theo quan điểm phát triểnbến vững là sử dung cho hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến các thế hệ tương

Trang 16

Trang 17

‘Khod (uậu tốt nghigh Dai hye Pham Thi Bink

lai Lương tâm nhân loại ngày nay đặt ra vấn để liên - thé - hệ Đây là trách

nhiệm không chỉ của các nhà hoạch đình, chính sách, các nhà khoa học mà là

trách nhiệm của tất cả cộng đồng Đã đến lúc đốn chặt hay nuôi dưỡng một cái

cây, hay tiêu diệt một loài thú, hoặc đổ rác đúng nơi qui định là một vấn dé đạo

đức, một vấn để lương tâm Đối xử với môi sinh là đối xử với con người : “Hay

hành động như thế nào để cho hậu quả hành động của mình phù hợp với sự

trường tần của nhân loại" (Hans Tonas - Đức) Chính bởi lẽ đó giáo dục môi

trường là vấn để quan trọng được tất cả các nước trên thế giới cùng hợp tác thực

hiện Do vậy việc giáo dục để mọi thành viên trong xã hội nhận thức đẩy đủ về

vai trò, hiện trạng của môi trường hiện nay cũng như nhiệm vụ bảo vệ môi trường

của mỗi cá nhân đang đặt ra hết sức cấp thiết, Giáo dục môi trường là làm cho tất

cả mọi người trong cộng đồng đều có ý thức và hành động bảo vệ môi trường.

Việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường là

nhiệm vụ của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan Tuy nhiên

do vị trí và chức năng của mình mà các ngành : giáo dục và văn hoá giữ vai trò

đặc biệt quan trọng trong công tac giáo dục bảo vệ môi trường Có thể khẳng định

rằng giáo dục môi trường gắn bó rất chặt chế với ngành giáo dục.

Thuật ngữ “giáo đục môi trường” xuất hiện lần đầu tiên tại Paris vào năm

1948 trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ môi trường và tài nguyên

thiên nhiên Cho đến nay thuật ngữ này không còn lạ lẫm cùng với sự phổ cậpgiáo duc môi trường trên toàn thế giới.

II - Cơ sở lý luận chung :

Mọi hoạt động giáo dục đều có mục đích rd rang Hoạt động giáo dục môi

trường có mục đích sau :

+ ch chung :

- Làm cho nhân dân thế giới có ý thức và quan tâm đến môi trường, làm cho họ có những kiến thức, kĩ năng, trí tuệ và tỉnh thần trách nhiệm giúp họ thực hiện các hoạt động cho các giải pháp về những vấn để môi trường đang đặt ra và

ngăn ngừa không để những vấn để mới về môi trường mạ sinh thêm.

- Lam cho học sinh : hiểu biết về thiên nhiên, môi trường trên thế giới và

Việt Nam hiện nay Nhân thức rö mối quan hệ khang khít, tác động lẫn nhau giữa các thành phan của tự nhiên sự tác đông mạnh mẻ của con người đến môi trường;

Trung 17

Trang 18

‘Khoa an tt nghitp Bui hoc Pham Thi Bink

thấy rõ nguy cơ của môi trường ; thấy được tấm quan trong của môi trường đổi vớiđời sống của con người sự tốn tại và phát triển của xã hội loài người

- Nhằm tang cường nhận thức của học sinh về môi trường, về sự quan tâm

vào các hoạt động thực tiễn nhằm mục đích đảm bảo sự tổn tại và cải thiện chất

lượng cuộc sống của con người.

- Nhằm giúp cho học sinh ý thức được vấn để môi trường ở Việt Nam như:

kiểm soát dân số, bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên : đất, nước, rừng, khoángsản để tránh các hoạt động làm ô nhiễm môi trường sống, làm cạn kiệt hoặc hủy

diệt tài nguyên của tổ quốc

- Giáo dục ý thức quan tâm thường xuyên tới môi trường Xây đựng từng

bước tình cảm trân trọng thiên nhiên, lòng yêu thích, lòng thiết tha mong muốn

được bảo tổn môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá, lịch sử của

đất nước, làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách, nếp sống và là

một chuẩn mực đạo đức của học sinh,

- Trang bị cho học sinh kĩ năng, phương pháp bảo vệ môi trường và tập dượt bảo vệ môi trường.

Tóm lại : Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đat đến

mục đích cuối cùng là :

Mỗi học sinh được trang bị : một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển

bén vững của trái đất, của tổ quốc; một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền

tảng đạo lí về môi trường Để đạt được mục đích ấy, giáo dục môi trường phải đạt

được 3 mục Liêu sau ;

- Cung cấp cho học sinh năng lực biết suy xét, xử lí thông tin.

- Rèn luyện cho học sinh đạt đến hệ thống kĩ năng : hiểu vấn để và biết

giải quyết nó.

- Thúc đẩy những thay đổi từ nhận thức sang thái độ, hành vi, biết quyếtđịnh, biết tham gia và tuyên truyền lôi kéo người khác

Giáo dục môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục mà

là trách nhiệm của toàn xã hội, các ngành ,các cấp, Như vậy phạm vi giáo dục

môi trường rất rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực : kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,

chính trị Đối tượng của giáo dục môi trường là tất cả mọi người trong xã hội :

nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, học sinh, sinh viên Những chủ nhân

tương lai của đất nước Đó là lớp trẻ có nhiệt tinh, hăng hái, trí óc giàu sáng tao,

sức sống không mệt mỏi, tỉnh thần ham học hỏi, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

Lứa tuổi này là đội quân hùng mạnh tham gia vào sự nghiệp chung : Bảo vệ môi

trường ở nước ta trong hiện tại và tương lai.

Trang I8

Trang 19

*KRoa luận tốt nghig p Dai hoa Pham Thi Bink

Ý thức của giui đoạn đấu tiên là tập trung vào học sinh ở các trường phổ

thông Vì giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông không chỉ có hiệu quả trước

mắt mà còn đạt được lợi ích lâu dài Trường phổ thông là nơi có thể thực hiện giáo

dục môi trường một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, rong rãi nhất vì xố lượng họcsinh của nước ta rất đông chiếm 24% dân số cả nước (1994), vì học sinh phổ thông

đang Ở trong giải đoạn phát triển các thái độ nhận thức, hành vi, kiến thức, ki

nang để trở thành một con người mới có tri thức, có nhân cách.

Để giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông đạt hiệu quả cao ở nước ta

hiện nay, thì biện pháp hữu hiệu nhất là tiếp cân với những người trực tiếp đào

tao, đó là giáo viên trong mọi lĩnh vực chuyên môn.

Có nhiều cách thức tiến hành giáo dục môi trường Mỗi cách thức có một

thế mạnh, ưu điểm riêng Trong thực tế khi tiến hành giáo dục môi trường chúng

ta có thể kết hợp nhiều cách thức với nhau (nếu phù hợp).

Bảng dưới đây thong kê các cách thức giáo dục môi trường đã được tiến

hành Ký hiệu biểu hiện những cách thức nào phù hợp với làm việc cá nhân,

nhóm, hay hoạt động tập thể :

[ae ae NHAN

TOAN THE

(01 | Thuyết trình (báo cáo chuyên để) | ~ | OY]

Trang 20

4~ Nguyên tắc giáo duc môi trường :

Giáo dục môi trường phải dựa trên cơ sở trang bị cho học sinh một hệ thống

kiến thức, nội dung tương đối hoàn chỉnh vé môi trường và phương thức bảo vệ

môi trường của đất nước Hệ thống kiến thức này nằm trong các bộ môn theo

nguyên tắc phù hợp với đặc thù của từng môn, đảm bảo nguyên tắc phát triểnkhái niệm, kĩ năng, kĩ xảo Phải xem xét môi trường trong tổng thể của nó: môi

trường tự nhiên và nhân tao, môi trường công nghệ - xã hội; kính tế, văn hoá,

chính trị, lịch sử, đạo đức,

Nội dung giáo dục môi trường phải có tính giáo dục sâu sắc vé các mặt thế

giới quan, nhân sinh quan trong hành động bảo vệ môi trường.

Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các giáo viên bộ

môn ở trường phổ thông Nó mang tính liên thông giữa các bộ môn học nhằm đạt đến mội triển vọng hài hòa.

Giáo dục môi trường là một quá trình liên tục suốt đời, bất đầu từ cấp học

mam non và tiếp diễn thông qua những giai đoạn chính thức và không chính thức.

Nội dung và phương pháp giáo dục phải phd hợp với mục tiêu đào tạo của nhà

trường ở từng bậc học.

Giáo dục môi trường phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp nội

dung, kiến thức giáo dục môi trường với tình hình thực tế mỗi địa phương để họcsinh hiểu rõ bản chất của các điểu kiện môi trường trong những điều kiện địa lí

khác nhau.

Việc giáo dục môi trường được thực hiện trong môi trường, qua môi trường

một cách tối đa dựa vào hoàn cảnh của địa phương, trường sở, của đặc thù môn

học Từ đó tạo điều kiện cho người học có một vai trò quan trọng trong việc hoạch

định kinh nghiệm học tập, hình thành một lối suy nghĩ biết phân tích, biết phán

xét và hình thành kĩ năng giải quyết vấn dé, cho họ cơ hội ra quyết định và chịu

trách nhiệm Vì mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là hình thành thói quen, hành động bảo vệ môi trường cho mỗi học sinh.

Để con người có thể tiếp tục sống trong một môi trường trong sạch và cânbằng vốn có của thiên nhiên Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội với tốc độ

lớn như hiện nay, môi trường đã bị ô nhiễm nặng nể Vấn để đặt ra cấp thiết là

phải bảo vệ môi trường bằng tất cả những biện pháp có hiệu quả Do đó giáo dục

môi trường là biện pháp hàng đầu quan trọng nhất làm cho mọi người hiểu rõ và

tham gia công tac bảo vẻ môi trường.

Trang 20

Trang 21

Giáo dục môi trường giữ vai trò quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong nhà

trường phổ thông, giúp cho học sinh hiểu rd vấn để môi trường cấp thiết của quốc

gia.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông đại chúng trên : báo, đài, tivi giữ

vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện công tác giáo dục môi trường trong hiện

tại và tương lai Một trong những biện pháp giải quyết vấn dé 6 nhiễm môi trường

tốt nhất là giáo dục môi trường

¬

— môi tr

= zi nié odun :

Modun_; Là một don vị hoạt động giáo duc trong các môn hoc hay các

tiết học ngoại khoá, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo

đục, tự rèn luyện của học sinh

2 - Modun giáo dục môi trường : Modun giáo dục môi trường thực chất là một

hoạt động, một đơn vị thực hiện giáo dục môi trường Gồm có 4 yếu tố cơ bản sau:

Tổng quan về hoạt động (mô tả

ngắn gọn các ý tưởng của hoạt động,

các công việc học sinh sẽ thực hiện

c hoạt động.

Bối cảnh chung

(Trình bày thông tin, sự kiện cần thiết

có liên quan đến hoạt động đang diễn

ra, càng nhiều thông tin, ý kiến càng

Trang 21

Trang 22

Khoa luận tốt nghié fr Dai hye

Chuẩn bi sẩn sàng

- Thiết lắp tình huống để đưa học sinh

'vào hoạt động Triển khai vài công

việc tổ chức Chuẩn bị hiện trường các

Làm đa dạng, phong phú thêm nội

dung hoạt động nếu có những cơ hội

tốt hơn dự kiến Mặt khác có nhiều khi

sự khác nhau giữa các vùng dja lí văn

hoá đòi hỏi giáo viên phải sẩn sàng

phương án thay thế.

«©Ẳ Kiểu 1: Modun độc lập.

Mẫu thiết kế.

- Chon chủ để môi trường

Pham Thi Bink

Các cơ hội đánh giá

Đánh giá vào lúc nào, bằng cách nào

Ai đánh giá?

Các họat động có liên quan

Những quan hệ với các hoạt động

Hình thức của hoạt động : Câu lạc bộ, hoạt động da ngoại, chiến dịch truyền

thông, tuần lễ môi trường

- _ Thiết kế hoạt động :

+ Chương trình kế hoạch chỉ tiết các bước thực hiện.

+ Cách thức thực hiện

+ Phân công nhiệm vụ thực hiện cụ thể cho nhóm, cá nhân

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất hd trợ tài chính (nếu cẩn)

+ Thời gian, địa điểm, sự cho phép.

- Thực hiện hoạt động : giám sát, giúp đỡ, điểu chỉnh, đánh giá trong cả quátrình thực hiện.

Trang 22

Trang 23

- Kết thúc hoạt động : đánh giá kết quả, nhận xét bài học, báo cáo, kiến nghịthực tiễn.

e Kiểu 2 : Modun giáo dục môi trường thông qua giáo trình giảng dạy bộ

- Hoạt động giáo dục môi trường.

Hai dang modun giáo dục môi trường thông qua giáo trình giảng dạy bộ môn.

Dang 1 : Modun liên kết :

Là hệ thống các modun có liên hệ với nhau về kiến thức, kĩ năng từ modun

đầu tiên cho đến modun cuổi cùng Xây dựng hệ thống modun liên kết phải theo

một trình tự từ thấp đến cao, và thực hiện cũng phải theo thứ tự đó.

Dang 2 : Modun rồi :

Là hệ thống các modun có kiến thức, nội dung, kĩ năng không liên hệ mật thiếtvới nhau Với các modun rời đã xây dựng, chúng ta có thể thực hiện một modunbất kỳ khi có cơ hội

4-é LỰ FG “| 1(1( af

- Có 3 dang cơ hội.

Dạng 1 : Nội dung chủ yếu của bài học hay một phần nội dung của bài trùng

hợp với nội dung giáo dục môi trường.

Ví dụ : Bài : Môi trường và xã hội loài người (SGK Địa lí 10),

Dạng 2 : Một số nội dung của bài học hay một số phan nhất định có liên quan

trực tiếp với nội dung giáo dục môi trường.

Dang 3 : Một số phan nội dung của bài học được xem như là dạng vật liệudùng để khai thác vấn để môi trường.

Trang 23

Trang 24

‘Khoa luận tốt ngÑ¡£h Dai hoc - Pham Thi Bink "

5 ~ Nguyên tắc xây dựng modun giáo dục môi trường :

Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông chính là một quá trình dạy

học Do đó xây dựng hệ thống modun cũng cần đảm bảo các nguyên tắc chung trong lí luận dạy học Nhờ những nguyên tắc này mà người soạn thảo modun giáo dục môi trường xác lập được mối liên hệ về mặt kiến thức, kĩ năng theo hệ thống

logic, phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi học sinh Đó là một trong những cơ sởrất quan trọng để công tác giáo dục môi trường đạt được kết quả cao

e Nguyên tắc ddm bdo tính khoa học và tính vừa sức.

Trong quá trình xây dựng modun, việc lựa chọn kiến thức giáo đục môi trường

phải chính xác và không làm biến tính đặc trưng của môn học Khai thác nội dung

có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện,

Yêu cầu đặt ra trong nội dung, phương pháp của mỗi modun là phải phù hợp

vừa sức với trình độ tiếp thu của học sinh Nhằm phát huy cao độ hoạt động nhận

thức, tích cực suy nghĩ, tư duy, tìm tòi ở học sinh, phát triển năng lực trí tuệ, kĩ

năng, thay đổi trong thái độ nhận thức để đi đến hành động bảo vệ môi trường

một cách khoa học và hiệu quả.

Hệ thống kiến thức ki nang phải được sắp xếp theo một chương trình từ thấp

tới cao, nhằm tăng lượng kiến thức để học sinh tiếp thu nội dung chương trình một

cách logic Song song với việc học lý thuyết, người soạn thảo phải tạo cho học

sinh có cơ hội thực hành liên hệ thực tiễn với các vấn để môi trường ở địa phương

(ưường học, khu phố, thôn xóm) để học sinh suy nghĩ và tìm ra giải pháp

© Neuyén tắc bảo đảm tính giáo dục :

Trường hoc là môi trường giáo dục Giáo dục môi trường gắn lién với các môn

học trong nhà trường Nội dung giáo dục môi trường chính là nền tảng để giáo dục học sinh Nguyên tắc này đòi hỏi modun giáo dục môi trường phải là những kiến

thức khoa học, chính xác, đúng đắn để dẫn dẫn hình thành cho học sinh niém tin,

tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, những phẩm chất và nhân cách

của con người mới Thấy rd trách nhiệm cá nhân trước vấn để chung : bảo vệ môi

trường của nhân loại.

c và phát triển tu duy cho học sinh :

Trong tất cả các modun giáo dục môi trường đều đòi hỏi học sinh phải hoạt

động là chủ yếu dưới sư hướng dẫn chỉ đạo, gợi ý của giáo viên Học sinh phải có

mot số kiến thức, ki năng và các thao túc tư duy nhất định khi thực hiện một

Trang 24

Trang 25

‘Khoa ludn tot nghiep Dai hye {Đam Thi Bink

modun Sau khi hoàn thành một modun thi kiến thức, kĩ năng của học sinh phải

được nâng lên một mức cao hơn, Có như vậy, giáo dục môi trường mới đảm bảo

tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.

V mod áo dục môi trườn môn lí 12 :

1 - Nội dung chương trình Dia lí I2 :

Địa lí 12 là chương trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam gồm 4 chương : Chương 1 : Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

+ Nguồn lực bên trong : tài nguyên, lao động

+ Nguồn lực bên nguài : vốn, kĩ thuật

Chương 2 : Những vấn để kinh tế - xã hội

+ Vấn dé xã hội : lao động việc làm, y tế, giáo dục

+ Vấn để kinh tế : sử dụng vốn đất, lương thực thực phẩm, công nghiệp, nông

nghiệp, giao thông vận tải, thương mại.

Chương 3 : Nêu lên những nét nổi bật : mặt mạnh, mặt yếu về kinh tế - xã hội

của các vùng kinh tế nước ta :

- Vấn dé kinh tế xã hội trên các đồng bằng : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng

sông Cửu Long.

- Vấn dé kinh tế - xã hội miền Trung.

- Vấn để kinh tế — xã hội ở trung du miền núi :

- Trung du miền núi phiá Bắc

- Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ.

Chương 4 : Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu

vực Đông Nam A về một số vấn dé : khai thác tài nguyên, mở rộng ngoại thương,

và hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Địa lí 12 tuy không có nhiều khái niệm, thuật ngữ mới nhưng khi dạy giáo

viên cần giải thích rõ những kiến thức khó hiểu và đưa vào kiến thức cập nhật (vì

địa lí kinh tế xã hội thay đổi rất nhanh).

Ví dụ : Trong bài 24 (Đông Nam Bộ) có đoạn viết : "dự định hình thành tam

giác kinh tế ở Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu"

(trang 84)

Trang 25

Trang 26

giáo viên phải cho học sinh biết hiện nay đã hình thành tứ giác kinh tế : Thành phố Hỏ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng tàu - Thủ Dâu Một.

Đặc biệt địa lí 12 là địa lí tổ quốc, giáo viên phải có trách nhiệm giáo dục các

em lòng yêu quê hương, đất nước, làm cho các em thấy rö những thuận lợi khó

khan của đất nước để sau này khi ra đời các em sẽ góp phan xây dựng đất nướcngày một giàu mạnh hơn.

Bên cạnh kênh chữ, sách giáo khoa Địa lí 12 có khá nhiều biểu dé, lược đồ.

bing số liệu trong 3 chương đầu Đây là đặc trưng của môn Địa lí nói chung và làmột phần rất quan trọng trong chương trình Địa lí 12 Thông qua số liệu, lược dé

học sinh sẽ rèn luyện các kĩ năng : phân tích, so sánh để tìm ra những nét đặc trưng về kinh tế xã hội của từng vùng, từng ngành kinh tế Vì vậy giáo viên phải biết tận dung tối đa các bảng số liệu, lược dé này để học sinh hiểu sâu, hiểu rõ vàbài giảng tăng thêm sức thuyết phục, thêm sinh động

Phan câu hỏi cuổi bài học rất quan trong, củng cố kiến thức lí thuyết, pháttriển tư duy và rèn luyện ki nang vẽ, doc bản đồ, phân tích số liệu và biết liên hệthực tế địa phương

Ngoài ra chương trình Địa lí 12 còn có hai tiết thực hành tìm hiểu về một vấn

để địa lí kinh tế - xã hội địa phương Để hoàn thành bài thực hành này, học sinh

phải có kĩ năng thu thập, xử lí tài liệu, thông tin và khả năng viết tốt Đây là

những kĩ năng cần thiết đối với việc học môn Địa lí cho các em hiện nay và sau

này.

2~ Các bước xây dựng hệ thống modun địa lí 12.

Để có hệ thống modun giáo dục môi trường qua môn địa lí 12 chúng tôi đã tiến

hành soạn thảo theo từng bước.

Bước 1 : - Chọn bài có cơ hội dành cho giáo dục môi trường : chọn nội dung

giáo dục môi trường có thể là một mục, một ý nhỏ, sau đó để ra mục tiêu của

modun sẽ xây dưng.

Bước 2 :

~ Thu thập thông tin, lựa chọn thông tin sẽ cung cấp cho học sinh

- Chuẩn bị vật dụng.

- Chọn phương pháp hoạt động của học sinh trong modun.

- Để ra yêu cẩu phải đạt được về - Kiến thức

- Kĩ năng cho học sinh

Bước 3 : Thiết kế modun

- Xây dung theo mẫu thiết kế chung

Trang 26

Trang 27

‘Khoa luan tot nghi¢p Nai foe Pham Thi Bink

- Thiết kế theo trình tự các hoạt động đã dự định

- Đánh giá, tổng kết

Qua nội dung chướng trình địa lí 12 chúng tôi đã xây dựng hệ thống gồm 8

modun Các modun này được xây dựng dựa vào nội dung của từng phần, từng mụcnhỏ trong các bài Do đó chúng ta sử dụng chúng dưới dạng các modun rời Tuynhiên muốn đạt hiệu quả cao hơn thì trong 4 modun đầu chúng ta nên sử dungdưới dạng modun liên két (nếu thời gian cho phép).

Modun | : Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam :

Học sinh sẽ nấm được những kiến thức chung về tất cả các loại tài nguyên

thiên nhiên nước ta Hiện trang sử dụng và giải pháp dé ra

Ở các modun 2, 3, 4 học sinh đi vào tìm hiểu cụ thể từng loại tài nguyên thiên

nhiên đó,

Học sinh tìm hiểu về tài nguyên nước ở Việt Nam và rút ra bài học giáo dục

môi trường.

Modun 3 : Vốn đất đại :

Để cập đến tài nguyên đất ở nước ta Học sinh sẽ thực hiện một thí nghiệm để

rút ra nhận xét, kết luận cần thiết về việc bảo vệ tài nguyên đất.

Modun 4: Lá phối của su sng.

Để cập đến tài nguyên rừng : tinh hình khai thác quá mức, giúp học sinh hiểu

được :bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống là vấn để cấp bách đang đặt ra ở nước

la.

Tóm lại : Các tài nguyên đất, nước, rừng đều là những tài nguyên thiên nhiên

quí giá đã và đang bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng Những tài nguyênnày chính là các thành phân của môi trường tự nhiên Giữa chúng có mối liên hệchặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau Do đó sử dụng 4 modun này đưới

dạng liên kết giúp cho học sinh có sự liên hệ rõ ràng, cụ thể hơn về các yếu tố tựnhiên trong môi trường sống Qua đó các em hiểu được bảo vệ một trong những

tài nguyên này là góp phần bao vệ môi trường của đất nước.

Trong 4 modun suu chúng ta nên sử dụng dưới dạng modun rời Qua các

modun này học sinh nắm được mức độ, nguyên nhân ô nhiễm môi trường giữa các

Trang 27

Trang 28

vùng có sự khác nhau Đó cũng chính là lí do ma tính cấp thiết và biện pháp bảo

vệ môi trường ở mỗi vùng khác nhau,

Modun 5 : Dân số và môi trường.

Học sinh thấy được dân số là nhân tố gây sức ép nặng nề nhất đến môi trường

ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Modun 6 : Còn hay không vùng tự nhiên da dạng.

Học sinh nắm được vấn để bảo vệ và cải tao tự nhiên vùng đồng bằng sông

Cửu Long đang đặt ra hết sức cấp thiết Đó là một trong những giải pháp quan

trọng để bảo vệ môi trường của vùng

Modun 7 : Trách nhiệm thuộc về ai?

Học sinh nhận thức rõ những tác động của con người vào tự nhiên Trong quá

trình phát triển kinh tế là hết sức mạnh mẽ Con người là nhân tố chủ động, bảo

vệ hoặc phá hủy môi trường sống.

Modun 8 : Lời cảnh báo của biển.

Học sinh hiểu được những tác động của con người làm ô nhiễm môi trường

biển đang một ngày tăng lên rất nhanh Đây là vấn để cẩn giải quyết để bảo vệ

môi trường.

Sau khi thực hiện các modun này học sinh sẽ nắm được vần để chính : Bảo vệ

môi trường là phải bảo vệ mọi mặt, mọi nơi Tuy nhiên ở vùng nào, loại tài

nguyên nào cấp thiết hơn cẩn phải giải quyết trước, phải để ra những giải pháp

phù hợp, kịp thời để bảo vệ môi trường đất nước.

Trang 29

‘Khoa luận tốt ngÑi‡P Dui foc Pham Thi Bink

CHƯƠNG II - HỆ THONG MODUN :

Modun 1: Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam

1 - Mục đích : Học xinh nhận thức được hiện trạng suy giảm, can kiệt tài

nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay Qua đó thấy rõ tầm quan trong của việc

khai thác tài nguyên hợp lí đi đôi với việc phục hồi bảo vệ, tái tạo Đây là biện

pháp bảo đảm sự phát triển kinh tế bén vững trong hiện tai và tương lai của đất

nước.

Il - Phương pháp : Thảo luận, thuyết trình

III— Bối cảnh :

Sự đa dạng của các loại tài nguyên thiên nhiên : Đất, nước, sinh vật, khoáng

sản, khí hậu Những tài nguyên này là nguồn lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước

Hiện trạng khai thác các loại tài nguyên :Tài nguyên có khả năng phục hồi : Đất, nước, rừng đang bị suy giảm hết sức

nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nặng nể Một số loại sinh

vật có nguy cơ bị diệt vong đặc biệt là các loài quí hiếm.

Tài nguyên không có khả năng phục hồi : là khoáng sản, sắt, than, vàng, đáquí, dầu mỏ đang bị khai thác quá mức

Tài nguyên vô tận : ánh sáng mặt trời, sóng biển, sức gió chưa được khai thác

nhiều do trình độ khoa học kĩ thuật của nước ta còn thấp kém

Khí hậu bị biến đổi dẫn đến : hạn hán, lũ lụt, gió, bão xảy ra nhiều hơn và đột

ngột, thất thường gây nhiều thiệt hại

Tài nguyên giảm sút ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội đồng

thời làm cho môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đi

Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,

bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự sống , mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế

-xã hội? Đó là câu hỏi học sinh phải trả lời được sau khi thực hiện modun này.

LV — Chuẩn bị :

| - Giáa viên : - Chia lớp thành 3 nhóm :

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thảo luận.

- Trang 29

Trang 30

Câu 1 : Kể tên những tài nguyên có thể phục hổi ? Hiện trạng sử dụng khai

thác và giá trị kinh tế của chúng ? Biện pháp bảo vệ và cải tạo ? Nêu mối quan hệ

giữa các thành phan tự nhiên : Đất, nước, sinh vat

Câu 2 : Kể tên những tài nguyên không thể phục hồi ? Hiện trạng sử dụng và

giá trị kinh tế của chúng ? Giải pháp nào cho những tài nguyên không thể phục

hồi? Chứng minh 2

Câu 3 : Kể tên những tài nguyên vô tận ? Giá trị kinh tế của chúng : Kha năng

khai thác và sử dụng chúng trong hiện tại và tương lai ở nước ta? Giải thích.

2 ~ Học vinh :

- Học sinh chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.

- Sưu tẩm tài liệu, số liệu hoặc hình ảnh minh hoạ

V - Hoạt động :

- Giáo viên cho 3 nhóm bốc thăm câu hỏi thảo luận của nhóm.Mỗi câu hỏi là

nội dung thảo luận của một nhóm.

Thời gian hội ý, thảo luận nhóm 5 - 7 phút Rồi cho các nhóm lên thảo luận,

trình bày ý kiến, trả lời câu hỏi.

Qui ước :

- Thời gian trình bày bằng nhau (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể)

- Nhóm nào xung phong trình bày trước sẽ được cộng điểm.

- Khi một nhóm thảo luận 2 nhóm còn lại có quyền đặt câu hỏi hoặc nêu ý

kiến phản bác.

- Nếu người đang thuyết trình không giải đáp được thì thành viên bất kỳ trong

nhóm được quyền bổ xung, trả lời thay.

Lần lượt từng nhóm lên thảo luận

Sau đó giáo viên tổng kết và rút ra bài học giáo dục môi trường.

Bài học :

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng và quí giá của đất nước

Chúng ta phải khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ, cải tạo nhằm mục đích phát triểnkinh tế bền vững và bảo vệ môi trường

Trang 30

Ngày đăng: 12/01/2025, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng dưới đây thong kê các cách thức giáo dục môi trường đã được tiến - Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Cải tiến phương pháp dạy học địa lý truyền thống theo xu hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở các trường PTTH
Bảng d ưới đây thong kê các cách thức giáo dục môi trường đã được tiến (Trang 19)
Hình thức của hoạt động : Câu lạc bộ, hoạt động da ngoại, chiến dịch truyền thông, tuần lễ môi trường ... - Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Cải tiến phương pháp dạy học địa lý truyền thống theo xu hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở các trường PTTH
Hình th ức của hoạt động : Câu lạc bộ, hoạt động da ngoại, chiến dịch truyền thông, tuần lễ môi trường (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w