DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
P. V.Zimin, M.LKondakép, N.I.Saxerđôtôp trong “Những van đề quan lý
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.3. Quản lý phương pháp dạy học và quản lý đỗi mới PPDH
1.3.1.1. Vị tri, vai trò của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông
Lịch sử là một trong những môn văn hóa co ban, bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT, là một bộ phận không thé thiếu của học vấn phd thông. Môn Lịch sử ở trường THPT không chỉ đáp ứng nhu cầu của HS trong việc tìm hiểu quá khứ, nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật
mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ van dé giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu qué hương, đất nước, ý thức trách nhiệm
công dân,....Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Lịch sử
cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS
ở trường THPT.
1.3.1.2.Mục tiêu môn Lịch sử ở trường THPT
Mục tiêu của môn Lịch sử phải được xác định theo mục tiêu đào tạo
của bậc THPT. Cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đầu thế kỷ XXI đã tạo nên chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình mới của bộ môn Lịch sử. Được xây dựng theo quan điểm dam bảo tính
khoa học, tinh cơ ban, tính dân tộc và tính khả thi. Từ đó, mục tiêu môn Lich
sử ở trường THPT được cụ thê hóa theo 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng va tinh
cảm, thái độ, tư tưởng như sau [1, tr.7-8]:
* Về kiến thức
21
- HS trình bày được sự kiện Lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của Lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ đến nay có ảnh hưởng lớn, liên quan đến Lịch sử nước ta.
- Giải thích quá trình phát triển của Lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay trong sự phát triển chung của thế giới.
- Liệt kê một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như : kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cau hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử,
vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra
các chuyên biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử...
% Về ki năng
- Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :
+ Xem xét các sự kiện Lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian.
+ Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.
+ Phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật Lịch sử.
- Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong
học tập Lịch sử.
- Hình thành năng lực tự học, tự làm giau tri thức Lich sử cho HS thông
qua các nguồn sử liệu khác nhau.
+ Về tình cảm, thái độ, tư tưởng
- Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ tran trọng đối với các di sản Lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc.
22
- Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.
- Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh
của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
- Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân: thái độ tích
cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước — cộng đồng :
yêu lao động ; sống nhân ái, có ki luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn
kết dân tộc va quốc tế...
13.13 Chương trình học Lịch sử ở truéngTHPT | I |
Do bộ môn Lịch sử phải đảm bảo cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, có hệ thống, phân biệt trình độ học tập ở các cấp, nên chương trình đã làm nổi bật các mạch nội dung theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường
thắng theo bảng sau đây:
bls + orem 7 ~
nh “|
/————EEBb
Mi cc hh!
23
Ghi chú: Dấu * thẻ hiện môn học có trong chương trình, (Nguồn: Lược
trích từ Bộ Giáo dục và Đào tạo [1, tr.9]).
- _ Kế hoạch day học
Nội dung môn học như trên được thực hiện theo kế hoạch của cấp
THPT, trình bày theo bảng sau:
Bảng 1.2: Kế hoạch dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phố thông (Lược
trích).
KÝ 1= BE. a ree
Trung học
mỏng | | Ơ | ỉ | g | E03 |70
Bá a bel
Ghi chú: Các số liệu trong dấu ngoặc đơn “(...)” là số tiết thuộc chương trình nâng cao của trường THPT. (Nguồn: Lược trích từ Bộ Giáo dục
và Dao tạo [1, tr.10]).
Mục tiêu, nội dung va kế hoạch dạy học tông quát trên đã được cụ thé
hóa thành chương trình bộ môn Lich sử cap THPT. Chương trình học đều có mục tiêu cụ thé chiếu theo mục tiêu tổng quát nêu trên, trình bày đủ ca ba lĩnh
vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ tinh cảm. Nội dung dạy học cũng được cụ thẻ
24
hóa đến từng chủ dé va các đề mục. Các chuân kiến thức và kỹ năng của từng chủ đề cũng được vạch rõ.
Dựa trên chương trình bộ môn Lịch sử của cấp THPT, các sách giáo
khoa đã được biên soạn, bám sát nội dung chương trình đến từng chí tiết. Là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình mới của bộ môn Lịch sử cũng có những ưu điểm như chương trình giáo dục chung:
được biên soạn theo những quan niệm phát triển chương trình học hiện đại, đẻ cập day đủ bốn yếu cơ bản trong quá trình giáo dục là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá, bước đầu đáp ứng việc dạy học phân hóa bằng phân ban kết hợp với day học tự chọn.... Trong khi đó, chương trình bộ môn Lịch sử vẫn kế thừa chương trình cải cách giáo dục của bộ môn: vị trí của bộ môn trong kế hoạch dạy học chung vẫn như trong chương trình cũ, thời lượng
dành cho bộ môn hầu như không thay đổi (ngoại trừ chương trình nâng cao ở cấp THPT được tăng lên) [dẫn theo 24, tr.237-238].
l.3.1.4 Phương pháp day học môn Lịch sử ở trường THPT
% Khái quát hệ thống các PPDH đang được sử dụng trong nhà trường THPT bao gồm { I0]:
- Nhóm PPDH dùng lời bao gồm: Phương pháp dạy học thuyết trình,
Phương pháp đàm thoại, Phương pháp làm việc với sách giáo khoa va các tải liệu tham khảo.
- PPDH trực quan bao gồm: Phương pháp quan sát và Phương pháp
trình bảy trực quan.
- Nhóm PPDH thực hành bao gồm: Phương pháp luyện tập, Phương
pháp ôn tập, Phương pháp công tác thí nghiệm.
25
- Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá bao gồm: Phương pháp kiểm
tra “hỏi — dap”, Phương pháp kiểm tra viết, Phương pháp kiểm tra thực hành, Phương pháp trắc nghiệm và Đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở HS.
* Phuong pháp dạy học môn Lich sử đang được sử dụng ở
trường THPT | \ 3]
Hệ thống PPDH môn Lịch sử ở trường THPT bao gồm: phương pháp trình bảy miệng; phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; phương pháp sử
dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác; phương pháp thâm nhập
thực tế xã hội, một phương thức đối với dạy học Lich sử và tổ chức việc tự
học Lịch sử cho HS. Nhìn chung PPDH môn Lịch sử ở trường THPT dựa trên
cơ sở của các PPDH truyền thống. Do đó mà hiện nay các phương pháp này được sử dụng với liều lượng nhất định, nhằm phát huy hiệu lực trong các loại
hình dạy học mới.
1.3.1.5.Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vu cho việc day học
môn Lịch sử ở trường THPT [27T]
Dé phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập môn Lịch sử đòi hỏi cả thầy và trò đều phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết
bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Lịch sử như: tranh ảnh, bản
đồ, máy tính, phòng đa năng, ....Sử dụng thành thạo những thiết bị, phương
tiện phục vụ cho hoạt động dạy học sẽ làm phong phú thêm các hình thức
tương tác giao tiếp giữa GV và HS. Qua đó, làm tăng hiệu quả bài giảng trên
lớp của GV và tạo được tính hứng thú, tích cực của HS khi học tập môn Lịch
sư,
26
1.3.2.Thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Lịch sử ở trường
THPT {8}, (27|
Ké hoach day học môn Lịch sử là văn bản quy định thành phân môn
Lịch sử trong nha trường, trình tự dạy học bộ môn trong từng năm, từng lớp,
số giờ dành cho bộ môn trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian
của năm học.
Chương trình dạy học môn Lịch sử của cấp THPT là văn bản mang tính
pháp quy của Nhà nước, do BGD & ĐT ban hành trong cả nước. Đây là công
cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát hoạt động dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thông qua các cơ quan quản lý giáo dục. Đồng thời, nó cũng
là căn ctr pháp lý để nhà trường và các GV tiến hành tổ chức công tác giảng
dạy môn Lịch sử thong nhất trong phạm vi toàn quốc, HS tiễn hành học tập môn Lịch sử theo yêu câu chung.
Chương trình dạy học môn Lịch sử quy định một cách cụ thé ve:
- Vị trí môn Lịch sử trong kế hoạch day học chung của nha trường.
- Mục đích, yêu cầu của môn Lịch sử (yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thái độ hành vi).
- Nội dung môn Lịch sử (các phần, các chương, các bai).
- Kế hoạch của môn Lịch sử theo thời gian: số tiết đành cho từng phan, từng chương, từng bài cũng như số tiết dành cho ôn tập, kiểm tra, thực
hành...
- Giải thích chương trình môn Lịch sử và hướng dẫn thực hiện chương
trình môn Lịch sử.
Như vậy, chương trình dạy học môn Lịch sử được thể hiện chủ yếu trên
hai loại văn bản: phân phối chương trình môn Lịch sử và SGK Lịch sử. Việc
27
thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Lịch sử thể hiện ở các nội
dung sau:
- Thực hiện đúng theo phân phối chương trình và sách giáo khoa môn
Lịch sử của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Thực hiện điều chỉnh chương trình dạy học môn Lịch sử theo hướng tỉnh giảm, trên cơ sở thực tế về điều kiện dạy học tại trường (bằng cách khuyến khích tập thé GV tiếp tục xây dựng bổ sung dé có phân phối chương
trình môn Lịch sử chỉ tiết).
- Thực hiện kế hoạch, chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Lịch sử.