Thực trạng vận dụng các PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hà Chí Minh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở một số trường Trung học Phổ thông quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 77)

THỰC TRẠNG QUAN LÝ DOI MỚI PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC MON LICH SỬ Ở MOT SO TRƯỜNG THPT QUAN 5

Bang 2 3 Thống kê mẫu CBQL, GV Lịch sử ở ba trường THPT Quận 5

2.2.6. Thực trạng vận dụng các PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hà Chí Minh

Bảng 2.11.Mitc độ và kết qua thực hiện vận dụng các PPDH môn Lịch sử ở một số trường THPT Quận 5 TP Hỗ Chí Minh.

59

học theo y

Các PPDH môn Lich sử

Dạ

án Nhóm PPDH

truyền thống

Một số PPDH

hiện đại

Một số PPDH

đặc thù cho môn Lịch sử

Căn cứ vào bang 2.11 ta thay CBQL, GV va HS đánh giá mức độ và

kết quả vận dụng các PPDH môn Lịch sử có sự khác nhau:

+ Mức độ và kết quả vận dụng nhóm PPDH truyền thống vào môn Lịch sử

được CBQL, GV và HS đánh giá như sau:

> Mức độ và kết quả vận dụng nhóm PPDH truyền thống vào môn Lịch

sử của CBQL, GV:

- Phương pháp “sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo” là

phương pháp được CBQL, GV vận dụng ở mức “rất thường xuyên" (DTB 1.25) và đánh giá cũng ở mức “tốt" (DTB 1.33), Tuy nhiên, phương pháp

“luyện tập” được CBQL, GV sử dụng ở mức “không thường xuyên” (ĐTB

3.29) và đánh giá cũng chỉ ở mức “trung bình” (ĐTB 2.55). Kết quả trên cho thấy, đo đặc thù của môn Lịch sử, số tiết dành cho luyện tập ít nên việc sử

dụng “phương pháp luyện tập” không được GV Lịch sử thực hiện thường

xuyên. Những tiết luyện tập thường chủ yếu dành cho các lớp có tiết nâng cao môn Lịch sử nhằm định hướng và hỗ trợ cho HS trong các kỳ thi Cao Đăng

va Đại học.

61

- CBQL, GV cho rằng phương pháp “thuyết trình”; “đàm thoại” và

“kiểm tra hỏi, đáp” là những phương pháp được sử dụng ở mức “thường xuyên” (ĐTB dao động từ 2.00 đến 2.48) và đánh giá cũng ở mức “khá”

(PTB dao động từ 1.88 đến 2.25).

- Phương pháp “trực quan”; “ôn tập” và “kiểm tra viết" là những

phương pháp được CBQL, GV sử dụng ở mức “ít thường xuyên” (ĐTB dao

động từ 2.66 đến 3.22) nhưng đánh giá thì ở mức "khá, tốt" (DTB dao động

từ 1.74 đến 2.33).

> Mức độ và kết quả vận dụng nhóm PPDH truyén thống vào môn Lịch

sử của CBQL, GV được HS nhận định như sau:

- Phương pháp “sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo” và “kiêm tra

viết" là hai phương pháp mà HS cho là được CBQL, GV sử dụng với mức

“thường xuyên” (ĐTB lần lượt là 1.90; 2.33) và đánh giá cũng ở mức “khá”

(PTB lần lượt là 1.91; 2.21).

- HS còn cho rằng các phương pháp “thuyết trình”; “đàm thoại”; “trực quan”; “luyện tập”; “ôn tập” và “kiểm tra hỏi, đáp” là những phương pháp

được CBQL, GV sử dụng “ít thường xuyên” (ĐTB dao động từ 2.54 đến

3.01) và đánh giá cũng chi ở mức “trung bình, khá" (DTB dao động từ 1.91

đến 2.69).

*Nhận định chung:

Từ những phân tích trên chúng tôi đi đến kết luận: Nhóm các PPDH truyền thong được CBQL, GV sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học môn Lịch sử. Theo ý kiến của các thay, cô dạy lâu năm, sở di nhóm các PPDH truyền thống vẫn được thực hiện một cách thường xuyên vì những

62

phương pháp này dé thực hiện trên lớp, phù hợp với chương trình học, không

đòi hỏi phải biết ứng dụng công nghệ thông tin,.... và HS dễ tiếp thu, ít cần

"động não” như áp dụng một số PPDH hiện đại. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm các PPDH truyền thống là ít kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, việc học tập trở nên thụ động và dễ tạo lối mòn học tập, hạn chế phát

triển tư duy cho HS và dần dan sẽ “làm mắt” tính hứng thú, tính tích cực của

HS khi học tập môn Lịch sử.

% Mức độ và kết quả vận dụng một số PPDH hiện đại vào môn Lịch sử

được CBQL, GV và HS đánh giá như sau:

- Phương pháp “day học giải quyết vấn dé” và “day học theo dự án”

được CBQL, GV va HS nhận định đây là phương pháp sử dụng ở mức “it

thường xuyên” (ĐTB dao động từ 2.55 đến 3.03) và đánh giá cũng chi ở mức

“trung bình” (ĐTB dao động từ 2.57 đến 3.03). Chỉ riêng phương pháp “day

học giải quyết vấn đề" được CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện đạt mức

“kha” (ĐTB 2.40).

- Bên cạnh đó, phương pháp “dạy học theo nhóm nhỏ” được CBQL, GV ghi nhận với mức thực hiện “thường xuyên” (DTB 2.18) và đánh giá cũng

ở mức “kha” (ĐTB 2.11). Nhưng HS lại cho rằng phương pháp “day học theo

nhóm nhỏ” được CBQL, GV vận dụng ở mức “it thường xuyên” (ĐTB 2.80) và đánh giá cũng chỉ ở mức “trung bình” (ĐTB 2.58).

*Nhận định chung:

Việc vận dụng một số PPDH hiện đại ít được CBQL, GV và HS quan

tâm khi CBQL, GV cho rằng việc thực hiện một số phương pháp này là “ít

thường xuyên”, và đánh giá cũng chi ở mức “trung bình”. Chí có PPDH theo

63

nhóm nhỏ được ghi nhận là phương pháp được sử dụng thường xuyên và

đánh giá ở mức “khá” trong quá trình đạy học môn Lịch sử.

Thực tế trên cho thấy mặc dù CBQL, GV đều nhận thức việc đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn Lich sử nói riêng là quan trọng va

cần thiết nhưng mức độ và kết quả vận dụng các PPDH hiện đại vào môn Lịch sử chưa được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả cao. Điều

nay sẽ gây khó khăn và cản trở cho việc quản lý đổi mới PPDH nói chung và quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử nói riêng tại trường.

% Một số PPDH đặc thù cho môn Lịch sử ở trường THPT

- Một số PPDH đặc thủ cho môn Lịch sử ở trường THPT được GV và HS ké tên như: phương pháp thuyết trình; trực quan; day học giải quyết vấn đề; dạy học theo nhóm. Kết quả thực tế trên cho thấy GV đã sử dụng và phối hợp các PPDH truyền thống và hiện đại trong quá trình dạy học môn Lịch sử.

Các PPDH mà GV Lịch sử và HS kẻ trên là phù hợp với những PPDH mà đề tài tiến hành khảo sát. Điều này cho thấy sự tương quan và phù hợp về lý luận

với thực tiễn của các PPDH môn Lịch sử ở trường phổ thông.

Như vậy có thể kết luận một số PPDH đặc thù cho môn Lịch sử mà GV

và HS đưa là có nét tương đồng và phù hợp với những phương pháp mà đề tài

tiễn hành khảo sát. Điều này cho thấy, các PPDH môn Lịch sử mà chúng tôi lựa chọn là phù hợp với thực tế dạy học Lịch sử của các trường THPT hiện

nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở một số trường Trung học Phổ thông quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)