LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPSVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhưn tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
** *
LUAN VAN TOT NGHIEP
THUC TRANG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP DẠY HOC LICH SU
Ở MOT SỐ TRƯỜNG PHO THONG
TREN DIA BAN THANH PHO HO CHi MINH
GVHD : PGS TS NGO MINH OANH SVTH : PHAM THỊ NHẠN
PHAN LÊ CẨM NHUNG
NIÊN KHÓA : 2004-2008
Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
Loi Cim On
x*wx*
Với môi trường sư phạm chúng tôi đã dân được hoàn thiện và
lớn lên về nhân cách cũng như chuyên môn Chúng tôi đã lĩnh hội
được phương pháp tự học, tự tin vào chính bản thân để trang bị những hành trang cắn thiết khi bước vào đời Để bước qua chặng
đường bốn năm đại học củng như việc hoàn thành luận văn tốtnghiệp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của cácthay cô trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư Pham, và đặc biệt là
thây Ngô Minh Oanh đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi.
Một lần nữa xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý
thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM
Trang 3LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhung
MUCLUC
A PHAN MỞ ĐẦU 2222222222222221222222220022222T2220222222222210222122221112212-SEe xe 4
I LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 22222222211 20222112111122221211111122121002110000210,e 4
Do tA hang ung ee na 5
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CUU- GIỚI HAN DE TÀI ::¿-+¿ 7
IV; PHƯƠNGPHÁPNGHIENCUUG Suy 1 1 Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgìc SẰ Si 8 2 Phương pháp điều tra, so sánh, thống kê và phân tích tổng hợp 8
NG LIE Ee lov eeeenencerrrenavienmevacemeun mmm ee:8 PA PS Ay TOI (cá geknccccotidiiictcccaotsaese-ei 10 CHƯƠNG I: THỰC TRANG DẠY VA HOC LICH SỬ Ở NHÀ TRUONG PHO THONG oo cccccccsessssesssvesssenessseessneassnnessanenssnmnas tensnnnesn tenmensnntsnnanseneesarensnmnnenesevennnnnee 10 I NHỮNG THUẬN LỢI CƠ BAN CHO VIỆC DAY VÀ HOC LICH SỬ 10
II CHẤT LƯỢNG BỘ MON CÓ SỰ GIẢM SÚT 2sscc2SSS2 227 l4 Ill NGUYÊN NHÂN CUA SỰ GIẢM SÚT CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN 17
1 Môn lịch sử chưa được đặt đúng vị trí, chức năng của nó 17
2 Đời sống giáo viên thấp, thời gian cho bộ môn quá co hẹp - 18
3 Cách phân phối chương trình, biên soạn SGK còn nhiều bất cập 19
4 Việc day học lich sử còn quá nhiễu bất cập -22ccccczrze+ 21 5 Khâu kiểm tra, đánh giá thiếu khoa học sscsssssosersessseneeessnssnsnsnessseeseneeeeeee 22 IV YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 6 BGT ¿kGit0662201/0GG660 Q0 286366xik.ii0tG6xxi0G64cu0GGaGilsoabul 23 CHUONG II: THỰC TRANG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHO THONG NHỮNG NĂM QUA -.-22 25 1 CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP DAY HỌC 25
1 Khái niệm đổi mới phương pháp 5 Su S111, 25 2 Những quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: - - 25
3.1 Qua8 điển của ĐỀN co ine asec a a 25 2.2 Theo quan điểm của tâm lý học oo-ocoooooosooseeseeooe 26 2.3 Đổi mới PPDH theo quan niệm điểu khiển học - 26
2.4 Theo quan điểm công nghệ (HH erreiee 26 2.5 Theo quan điểm của những chuyên gia sử học, những thay cô dạy lịch sử Se 01 me 9c J0: GIẾT Ti tS 2T NV SE TT xà TH 711.1 26 II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN CUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG L; 1` |: 7.0 EIR CICT NNNRNMNRNNNENNaufitiitadtiidpfSiodf2084/70000(6///27/-45,,- 28 12C SN THIẾT no c044231121426e2210004y80cpakzvagaeamggkddYasoasgisriviÐ 28 Si: 0 0 Hi tuong ttt46ixcak¿660x2i666 tr ke: G66 keassnocsbserzl 28 III NỘI DUNG CUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC LICH SỬ 32
{¡: Đy tang nit Ba eae ices 0120640105504 aR NS 32
Trang 4LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhung
2 Sự thay đổi trong quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học 33
3 Nội dung của việc đổi mới phương pháp day học 5 35 3.1 Dạy tite what VẤN ĐỀ vác 00266006 G0ásiilasuið 35 3.2 Sử dụng đổ dùng trực quan 2s z4 tư xxx gzzzcrrerzszke 48 3.3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc chia nhóin-đião liên, Huyết TÊN Go ecă si sesenspisisvsscocsenscivnrseecanvussesepannsvsescsonsons 52 3.4 Áp dụng công nghệ thông tin vào day NOC ecccecssessesseesveeseenneennvees 53 IV THUC TRANG ĐỐI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HOC TRONG THỜI GIAN Isis acti TBR Aas le cist 56 AG NhữgW@Š OM Weer đồ 22400236266, sseen0216420ses620sej“d 56 2 Những han chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học lich sử 57
3 Đánh giá về hệ quả của việc chậm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử BRED BV c2 — 12401 CG2G/026666242660312215554601G465646541604G0x03086/4/k2436632x49zS0-227D2-5Ga 323% $8 4 Thực trạng đổi mới phương pháp day học ở một số trường phổ thông 59
4.1 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3-TP.Hồ Chí Minh) 60
4.2 Trường THPT chuyên Trin Dai Nghĩa (Quận 1, TP HCM) 79
4.3 Trường THPT Lê Quy Đôn (Quận 3-TP.H6 Chí Minh) 103
4.4 Nhận xét sau khi tìm hiểu thực tế giảng dạy ở bu trường 125
V NHỮNG BUGC CAN TREN CON DUONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP DẠY HỘ kỊGH GU sác6t6cettbccc:cccc2ốt 0203 0260260100040 bbe pate 126 1 Sức ỳ trong thói quen của mỗi giáo viên 5-5555 cesscsreee 127 2 Hạn chế về năng lực chuyên môn và trình độ vi tính của mỗi giáo viên 127
3 Giáo viên thiếu lòng tin đối với học sinh «ss5s<sseexe 128 4 Bệnh thành tích ảnh hưởng đến nhiều giáo viên .-¿ 129
5 Cơ chế quản lý chưa đủ mạnh và còn nhiều bất cập - 129
6 Cơ sở vật chất chưa đủ, đời sống giáo viên chưa được nâng cao 130
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC LICH SỬ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP s5 se 132 I NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP Oo TTS TSR Ï ằ hư — ẶẰ-———— 132 II NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN: SR eS te eS ee ee eae aS 133 [G0 CRAM gần Tƒ ease ea a 102000( 00002 133 2 Các giải pháp hành chính 2 -2-.2A2/1E2/2242.17124221112112428e.100 134 2.1 Đặt đúng vị trí bộ môn «nhe 134 2.2 Đổi mới sách giáo khoa, phân phối chương trình - 136
2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Si 138
3 Đổi mới phương pháp đạy- học .-scccvzcecrrvecrrerrrerererrerrre 139
C PHAN 1‹44001/9VdđỪŨŨỖŨŨŨÝỶÝÝ 143
UI TRIG ssc hc 79/1 i ik ag sc gaan 107 0010) 150
Trang 5LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cầm Nhụng
A PHẦN MỞ ĐẦU
I LY DO CHON ĐỀ TÀI
Chúng ta dang bước vào thời đại của văn minh trí tuệ với sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ, vì vậy “giáo dục phải là đơn đặt hàng
của xã hội", sản phẩm của giáo dục phải thực sự tạo ra những con người có đủ khả năng để nhận biết vấn để, để làm, để chung sống và khẳng định được bảnthân Muốn đạt được mục đích đào tạo trên cẩn có sự đầu tư hơn nữa cho giáo
dục, và ngay chính bản thân ngành giáo dục, những nhà giáo dục phải hiện đại
hoá, đa dạng hoá các phương pháp dạy học nhằm phát huy sự suy nghĩ, sáng
tạo của học sinh.
Trong thời đại ngày nay, cơ may tổn tại và phát triển của mỗi quốc gia
cẩn phải dựa trên sự thông minh tài trí của cộng đồng hơn là của cải và tài nguyên có sẵn Phương pháp giáo dục không còn là việc cung cấp "bửu bối”, nhổi nhét càng nhiều kiến thức cho học sinh càng tốt, cũng không đơn thuần là việc “thay đọc trò chép” nữa Mà diéu quan trọng là cẩn rèn luyện khả năng tư
duy, khả năng thích ứng mau lẹ, rèn luyện đầu óc và nhân cách để khi rơi vào hoàn cảnh như thế nào thì cũng có thể xoay xở và thích ứng kịp, để tự khẳng định mình, góp phẩn phát triển xã hội Trước yêu cầu mới của thời đại, đã đặt
ra cho ngành giáo dục nói chung và những thay cô đang ngày ngày giảng day
trên lớp nói riêng cẩn tìm ra, thử nghiệm và ấp dụng những phương pháp dạy
học mới để nâng cao chất lượng dạy chữ và dạy người cho học sinh.
Môn lịch sử là bộ môn cột trụ trong những ngành khoa học nhân văn, nó
góp phan giáo dục những giá trị nhân văn cho con người như:lòng yêu nước,niểm tự hào về nòi giống, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu chuộng
hoà bình cho người ta nhìn lại quá khứ để phục vụ cho hiện tại và hướng tới
tương lai Giá trị bộ môn là không thể phủ nhận nhưng trong khoảng từ năm
2005 trở lại đây, kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, mà đặc biệt là qua tuyểnsinh đại học với kết quả rất thấp, thậm chí nó còn gây ra "chấn địa điểm 0 mônsử” đã gây xôn xao dư luận Dư luận bắt đầu đổ lỗi cho việc dạy và học kém
chất lượng Liệu đó có phải là nguyên nhân duy nhất?, đã có nhiều cuộc hội
thảo khoa học diễn ra nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn các nhà chuyên môn, những thấy cô có tâm huyết với nghề, họ đã cùngnhau bàn và tìm ra căn nguyên của hiện trạng trên Việc giảm sút chất lượng bộ
Trang 6LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cấm Nhung
môn có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không thể không kể đến hậu quả
của việc dạy-học thụ động chưa phát huy được khả năng làm việc của học sinh.
Nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài cẩn được dé ra và thực hiện, trong
đó có việc cẩn áp dụng những phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tinh
tích cực suy nghĩ và hoạt động của học sinh Chính vì tầm quan trọng của vấn
để nên trong để tài khoá luận của mình, chúng tôi quyết định tìm hiểu “ thựctrạng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một số trường phổ thông trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh” Từ đó, có một cái nhìn toàn diện vé việc dạy-học bộ
môn, đồng thời còn trang bị cho bản thân những kiến thức cẩn thiết về phương phấp giảng dạy vé mặt lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ tốt cho công việc
giảng dạy sau này.
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là một vấn để hoàn toàn mới
mẻ Mà việc dạy học phát huy tính tích cực suy nghĩ và hoạt động của người
học đã được quan niệm từ khá sớm trong lịch sử loài người, kể cả trong nêngiáo đục phương Đông lẫn phương Tây Việc dạy học định hướng vào người học
được xem là mục đích khá quan trọng của giáo dục vào thời cổ đại Ở Ba
Tư-Hy Lạp, người ta đã hướng vào việc đào tạo con người vừa giỏi võ nghệ vừa có
đạo đức wt; Ở Trung Quốc thời phong kiến, tiêu chuẩn để đánh giá một người
quân tử là "nhân, tri, ding”.
Ở Việt Nam, cho đến những năm 1960 của thế kỉ XX, vấn để đổi mới
phương pháp dạy học đã được để cập đến, nhưng rõ nhất phải kể đến những
năm cuối thập kỉ 1980, trước xu thế chung của thời đại, "giáo dục đã trở thànhquốc sách hàng đầu” Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng cộng sản Việt Nam
đã khẳng định “giáo dục và nhằm đổi mới sự nghiệp giáo dục: “nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bổi dung nhân tài “ cho đất nước và “nhà trường đào tạo
thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả
năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần "
Cùng với công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế- xã hội, yêu cầu cải cách giáo dục cũng được đặt ra về việc đổi mới mục tiêu giáo dục và nội dung
giáo dục Muốn đạt được những mục tiêu ấy thì vấn để đổi mới phương phápdạy học lại đặt ra Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã xác định mục tiêu của việcđổi mới phương pháp: “nhầm khắc phục lối truyền thụ một chiểu, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp
' Văn kiện đại hội Dang Mn thứ VII-1991
Trang 7LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhưn
tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”,
Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học không phải là vấn để mới
được đặt ra, tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế vẫn còn khác xa nhau, việc ápdụng những phương pháp mới vào dạy học trên thực tế như thế nào lại là một
vấn để Trăn trở với những tâm tư nghề nghiệp và nhằm năng cao chất lượng giáo dục cho bộ môn lịch sử đã có khá nhiều những nhà sử học, những thầy cô
tâm huyết với nghề đã bày tỏ ý kiến của mình về việc “đổi mới phương pháp dạy hoc”, mà trong đó phải kể đến những tên tuổi khá nổi tiếng như GS Phan
Ngọc Liên, GS-TS Nguyễn Thị Côi, P8F-TS Ngô Minh Oanh
- GS Phan Ngọc Liên đã viết khá nhiều tác phẩm về giáo học pháp, đặc biệt với tác phẩm “Đổi mới phương pháp day hoc lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, đã vạch ra những vấn để có tính chất nguyên lý: muốn đào tạo những con
người năng động thích ứng trước cuộc sống và nghề nghiệp, thì ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, các em cẩn hình thành cho mình khả năng tự học, vàthẩy giáo là người hướng dẫn chứ không phải là người duy nhất cung cấp kiến
thức cho học sinh Học sinh cẩn làm việc tích cực, thảo luận, và chủ động nấm
bất kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đây là tác phẩm có giá trị khoa
học cao và là tài liệu tham khảo quan trọng của chúng tối trong quá trình làm
khoá luận.
- Với GS-TS Nguyễn Thị Côi (giảng viên của trường đại học sư phạm
Hà Nội), cô đã viết khá nhiều đầu sách về phương pháp, hướng dẫn giảng dạy,
đặc biệt với tác phẩm “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường phổ thông”: nội dung cơ bải để cập đến thực trạng dạy học lịch
sử và các con đường, biện pháp để nâng cao chất lượng bộ môn theo hướng đổi mớip hương pháp, đây là đầu sách khá hay khi chúng ta muốn tìm hiểu về giáo
học pháp.
- Với PGS-TS Ngô Minh Oanh (giảng viên khoa lịch sử trường đại học
sư phạm), đồng thời thẩy còn là một nhà nghiên cứa về phương pháp dạy hoc
lịch sử có thâm niên, nên trong quá trình làm khoá luận, chúng tôi nhận được
khá nhiều ý kiến hướng dẫn cũng như được tham khảo khá nhiều tài liệu của thdy Đặc biệt với công trình cấp bộ mà thầy đã thực hiện: “Tìm hiểu thực trạng
đội ngũ giáo viên dạy sử ở thành phố Hồ Chí Minh” Đây là nguồn số liệu quý
báu để chúng tôi có cái nhìn sát thực hơn về tình hình giáo dục, góp phẩn làm
tăng tính thuyết phục cho để tài
Trang 8LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhung
Đổi mới phương pháp dạy học còn là vấn để thường xuyên được đưa ra
trong những buổi hội thảo khoa học Năm 2005, khoa lịch sử trường đại học sưphạm TP Hỗ Chí Minh đã tổ chức hội thảo ban về thực trạng, nguyên nhân củaviệc giảm chất lượng bộ môn, cũng như đã có nhiều ý kiến để xuất nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn Năm 2006 trường đại học sư phạm I Hà Nội cũng tổ
chức hội thảo khoa học xung quang việc dạy và học lịch sử Như vậy đổi mớiphương pháp dạy học nói chung và đổi mới dạy học nói chung là vấn để có tính
chất lịch sử, thời sự.
Hội thảo do Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 27/3/2008: các đại biểu để nghị Bộ giáo dục - đào tạo cho phép môn sử trở
thành môn cố định trong các môn thi tốt nghiệp THPT hằng năm.
Hội nghị đổi mới phương pháp dạy học lịch sử từ ngày 22-25/4/2008 tại
Đà Lạt bàn về thực trạng dạy học, đổi mới phương pháp, giải pháp nâng cao
hiệu quả bộ môn.
Những khóa luận của các anh chị sinh viên khoa lịch sử trường ĐHSP
TP.HCM đã có để cập đến một khía cạnh nào đó của thực trạng dạy và học lịch
sử ở trường phổ thông hiện nay Với luận văn này, được sự hướng dẫn tận tình
của thay Ngô Minh Oanh, chúng tôi cố gắng tìm hiểu khái quát về thực trạngcủa nền giáo dục, thực trạng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và ở một
số trường THPT TP.H6 Chí Minh Từ đó để xuất những giải pháp nhằm nângcao chất lượng giảng dạy bộ môn
HI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian và sự hiểu biết có hạn nên để tài tập trung vào việc tìm hiểu :
- Thực trạng giáo dục cùng những bất cập trong lối giảng dạy thụ động một
chiều
- Việc cẩn thiết phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học- tình hình đổi
mối phương pháp
- Mà trọng tâm là tiếp cận thực tế, dy giờ và thực tập giảng dạy ở một số
trường phổ thông trên địa bàn TP.Hồ Chí MinhMột số giải pháp để xuất để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi đã tuân thủ những phương
pháp nghiên cứu đối với một để tài lịch sử nói riêng và một để tài nghiên cứu
Trang 9LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhung
khóa hoc nói chung, những phương pháp được sử dung trong quá trình làm luận
văn là :
1 Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Chúng tôi đặt vấn để theo sự phát triển của thời gian, cụ thể là trong
hoàn cảnh đất nước đổi mới cũng như sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó
có sự phát triển về giáo dục của nhiều nước trên thế giới nhằm thấy được nhữngmặt làm được và mặt còn hạn chế của giáo dục nói chung và việc dạy học lịch
sử nói riêng.
Phương pháp Lôgic là một phương pháp không thể thiếu trong việc tiến
hành nghiên cứu khoa học Phương pháp này được chúng tôi sử dụng khá
thường xuyên trong việc tiếp cận, tìm hiểu và rút ra bản chất của vấn để
2 Phương pháp điều tra, so sánh, thống kê và phân tích tổng hợp.
Nhằm làm cho vấn để tăng thêm tính thuyết phục cũng như muốn có cái
nhìn thực tế, học hỏi kinh nghiệm trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông hàng đầu của TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu thực tế giảng dạy ở
ba trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Trân Đại Nghĩa Chitiếc rằng do thời gian cùng với những điều kiện khác có hạn nên chúng tôi chưa
về được nhiều trường tuy vậy, với việc tiếp xúc thực tế cùng với việc phát phiếu
thăm đò trên diện rộng giáo viên, học sinh chúng tôi đã có những thu nhập thực
tế khá thú vị vé cách day và học ở những trường này
Sau khi tìm hiểu và có những số liệu điểu tra khách quan trên tay chúng
tôi đã xử lý, thống kê, so sánh, đối chiếu với thực trạng dạy học chung hiện nay
IV Phương pháp nghiên cứu
V Bố cục khóa luận.
B PHAN NỘI DUNG
Trang 10LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn ~ Phan Lê Cấm Nhung
CHƯƠNG I: THỰC TRANG DẠY VA HỌC LICH SU Ở NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHỮNG NĂM QUA
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRANG ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
C PHẦN KẾT LUẬN
Trang 11LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn = Phan Lê Cẩm Nhu
^
B PHAN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THUC TRANG DAY VÀ HOC LICH SU Ở
NHA TRUONG PHO THONG
Trước khi tìm hiểu thực trang day va học lich sử chúng ta hãy xem xét những
thuận lợi cơ bản của việc đạy học lịch sử
Il NHỮNG THUAN LỢI CƠ BẢN CHO VIỆC DAY VÀ HOC LICH SỬ
Sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp dạy học lịch sử nói riêng vẫn
có những điều kiện thuận lợi:
Nhà nước trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đã lấy
"giáo dục và đào tạo làm quốc sách hàng đầu", phát triển giáo dục nhằm nâng
cao đân trí, đào tạo nhân lực và bổi dưỡng nhân tài cho đất nước”, cùng với ánh
sáng của của nghị quyết TW2 (12/1996), sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã thuđược những thành tựu to lớn Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có những chuyểnbiến tích cực về quy mô, chất lượng, hiệu quả, góp phần không nhỏ vào mục tiêubồi dưỡng dân trí, nhân lực cho đất nước
Đội ngũ giáo viên được quan tâm để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống và nghề nghiệp nhầm đáp ứng những nhu cẩu của sự nghiệp đổi mớiđất nước, mà trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục Nhiều thầy cô đã nỗ lực
vượt qua nhiều khó khăn để có thể bám trụ được với nghề, họ vẫn ngày ngày tựnâng cao trình độ nghề nghiệp bằng cách tự nghiên cứu, học tập và ứng dụng
những thành tựu của công nghệ thông tin vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn Theo số liệu trong một công trình cấp bộ của nhóm nghiên cứutrường đại học sư phạm thành phố Hé Chí Minh do PGS-TS Ngô Minh Oanh chủ
trì đã khảo sát “Tìm hiểu tình hình đội ngũ giáo viên lịch sử PTTH khu vựcĐông Nam Bộ hiện nay” đã cho chúng ta thấy những tín hiệu rất khả quan với
142 thầy cô ở khu vực TP.Hồ Chí Minh được hỏi, báo cáo đã xoay quanh những
vấn để sau:
+ Trước tiên các thầy cô đã bày tỏ những bức xúc nghề nghiệp của mình
về việc môn lịch sử chưa được đặt đúng vị trí vốn có của nó trong các trường phổthông hiện nay, môn Lịch sử vẫn bị xem là môn phụ và có rất ít số tiết, nhiềuhọc sinh không còn yêu thích lịch sử, đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn
È Điều 35, hiến pháp nước CHXHCNVN, 1992
10
Trang 12LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn = Phan Lê Cẩm Nhung
+ Thứ hai: Dù có đứng trước những khó khăn như vậy nhưng các thay cô
vẫn luôn nỗ lực phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, niềm đam mê
nghề nghiệp của họ vẫn không hé bị giảm sút Day là khi được hỏi vể phẩm chấtchính trị và tình yêu nghề nghiệp, đa số các thầy cô trả lời rằng gắn bó với mônlịch sử bởi do có sự ham thích từ nhỏ Họ đến với sử học bởi sự đam mê, hoặc
theo thời gian thì nó cũng đã trở thành niém đam mê nghề nghiệp.
- Có 95 giáo viên (69.9%) trả lời đến với ngành sử học từ yêu thích.
- Có 84 giáo viên (51,9%) trả lời yêu thích lịch sử từ khi học phổ thông
+ Khi được hỏi nếu có cơ hội chọn lại ngành nghề khác, đã có những ý kiến như
sau:
- Có 26 thầy cô (18,3%) chọn lại các ngành khác
- Có 20 thầy cô (19,7%) lưỡng lự
- Có 89 thầy cô (62,7%) vẫn chọn ngành lịch sử
+ Khi được hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách nào?
- Có 110 thầy cô (77,%)tự học, tự nghiên cứu
- Có 4 thầy cô (27,5%) nhờ bồi dưỡng thường xuyên
- Có 114 thầy cô tự đánh giá và được nhà trường công nhận là có trình độchuyên môn đạt khá giỏi.
- Có 9 thay cô (6,3%) thường xuyên sử dụng ngoại ngữ
- Có 96 thầy cô (67,6%) thỉnh thoảng sử dụng ngoại ngữ trong khi giảng
nhiêu thay cô âm thẩm vượt qua những khó khăn của cuộc sống dể bám nghề,
phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ của đất nước Lực lượng giáo viên làvốn quý trong sự phát triển giáo dục của Tổ quốc trước mắt và lâu dài.
Vẫn còn nhiều người còn nhận ra giá trị đích thực của bộ môn, vẫn cònnhiều học sinh thích học lịch sử Dù cái nhìn của xã hội vẫn chưa coi trọng môn
học, nhưng với những bài giảng hấp dẫn của giáo viên cùng với việc phát huy sự
suy nghĩ và làm việc của học sinh, tạo ra một không khí thoải mái trong lớp học
thì bản thân bài học, và nhiều khi là chính cách day của thấy cuốn hút các em
vào sự ham thích môn học Sự thật có nhiều em học sinh yêu lịch sử từ bài giảng
của cô Trong Cuộc thi “người thầy của tôi” được phát động trên báo “lao động”,
Trang 13LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
số ra ngày 31-03-2008 chúng tôi đã bắt gặp bài viết: “Yêu sử từ bài giảng của
câ”
“Thud nhỏ, tôi rất ghét môn lịch sử vì đốt với một dda con trai ham chơi
thì việc phải nhớ từng con số, sự kiện quả là một cực hình Tôi còn nhớ mình đã
bị phạt đứng lớp hay trên bục giảng không biết bao nhiêu lần vì tội lười họctrong giờ môn này dẫu sức học của tôi luôn xếp vào loại giỏi.
Sự vô tình với môn học ấy kéo dài tới tận lớp 12
Cô bước vào lớp kèm với một nụ cười, dang vẻ hiển khô.Lời của cô cũng
ngọt ngào y như nụ cười ấy Tôi vẫn còn nhớ mình đã vui mừng như thế nào khi
thấy số phận thật may mắn khi môn học mà mình ghét nhất lại có giáo viên quáhiển như vậy Tôi nghĩ một cách đơn giản "giáo viên hiển đồng nghĩa với việc
học sinh thoải mái lười học! ".
Thế mà như có một ma lực, chúng tôi lại say mê với lời giảng của cô lúc
nào không biết, những con số khô khan đáng ghét không biết từ lác nào nhẹ
nhàng đi sâu vào tiểm thức của chúng tôi Một giọng nói nhẹ và ngọt ngào như
kẹo bông lúc bình thường bỗng trở nên hăng say, đây lita đam mê đủ để đám họctrò chúng tôi hình dung thật rõ về những trận đấu, chiến tích hào hùng, những
mất mát đau thương trong lịch sit dan tộc một cách sống động Nhìn cách cô kểnhư trút hết nổi lòng qua từng tiết học, mọi người không ai bảo ai, tất cả đã di từ
cảm giác ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì không hiểu tại sao trước giờ mình lại bỏqua một môn học đây thi vị như thé?
Chỉ qua một thời gian ngắn được học cùng cô,chúng tôi ai nấy cũng đều
trở nên siêng năng hơn Chuyện “không thuộc bài "nhanh chóng trở thành di
vãng.Có lẽ vì vậy mà dưới sự dìu đắt của cô, ngôi trường Lê Quý Đôn (TP.HàChí Minh) của tôi đã từng giành được không biết bao nhiêu giải học sinh giỏi
cấp quốc gia và thành phố cho môn học này Và tôi chắc chắn một điều là những
ai may mắn được học với cô déu cảm thấy mình yêu sử nước nhà hơn bao giờ hết
Dao gân đây qua báo đài điểm môn sử trong các kỳ thi đại học, caođẳng đã thấp đến mic kinh ngạc Nhưng tôi vẫn nuôi một hy vọng rằng những
thế hệ đàn em xuất thân từ mái trường của mình sẽ không nằm trong số đó, đặc
biệt là những ai được cô đáng lớp
Vì với cô chúng tôi không chỉ được giáo dục bằng trí óc mà còn bằng cả
trái tim.
Và tôi rất hãnh điện khi nói rằng người tôi yêu quý nhất trong quãng đời
học sinh là cô,cô Chu Thị Bích Nga thân thương "
* Bài viết của H.Nam một cựu học sinh trường THPT Lê Quy Đôn, dang du học tại
Trung Quốc đăng trên báo “lao động” ngày 31-3-2008.
12
Trang 14LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn ~ Phan Lê Cầm Nhung
Quả thật bản thân lịch dân tộc thật là hào hùng, nhưng để cho học sinh yêu thích lịch sử thì vai trò của người thay cô với tài năng và tâm huyết nghề nghiệp là điểu vô cùng quan trọng, ước mong sao những người giáo viên lịch sử
khi đứng trên bục giảng, khi dứng trước học trò, khi day lịch sử hãy “dạy bằng
cả trái tim” như cô Chu Thị Bich Nga.
Cũng cần phải nói thêm rằng, bên cạnh những bài thi bị điểm 0 môn lịch
sử vẫn có những thí sinh làm có cách diễn dat hay, thông minh và khá Légic,
theo đánh giá của nhiều chuyên gia sử học những bài viết này còn hay hơn cả
những đáp án của bộ giáo dục.Người ta gọi đây là những bài thi “vượt” đáp án.
Chúng tôi xin đẫn ra một số câu trả lời hay trong kỳ thi tuyển sinh đại học môn
lịch sử năm 2006:
Câu |: Những thắng lợi của quân Đông Minh trong việc tiêu diệt phát xítNhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945?
Có thí sinh đã viết:
"- Từ cuối năm 1943, quân Đồng Minh chuyển sang phản công trên các
chiến trường Sau khi Anh vào Miến Điện, Mỹ vào Philippin, Nhật chỉ còn đường
bộ duy nhất qua Đông Dương xuống căn cứ phía Nam.Vì vậy chúng cần độc
chiếm Đông Dương bằng mọi giá.
- Để trừ hậu hoạ bị Pháp đánh sau lưng và để giữ Đông Dương làm câu
nối từ Trung Hoa xuống phía Nam, ngày 9/3/1945 Nhật nhanh tay đảo chính lật
đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương Sau khi đảo chính thành công, Nhật thi hành
nhiễu biện pháp để cằng cố quyên thống trị của chúng (tác động bậc 1)
Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào
kháng Nhật cứu nước để làm tiền dé tiến tới tổng khởi nghĩa (tác động bậc 2)
- Sau khi tiêu điệt phát xit Đức (5/1945), tháng 8/1945Liên Xô tuyên chiến
và đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, gồm
hơn | triệu tên Mỹ ném hai quả bom nguyên từ xuống Hirôsima và Nagasak,
Nhật đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện (ngày 13-8 Nhật Hoàng ra lệnh
cho quân đội hạ vũ khi đâu hàng, ngày 14-8 chính phủ Nhật tuyên bố ddu hàng,ngày 15-8 chúnh phủ Nhật ký giấy đầu hàng
- Quân phiệt Nhật Bản bị tiêu diệt làm cho chính quyên Nhật và tay sai ở
Đông Dương hoang mang, quân đội Nhật mất hết tinh thần,kẻ tha trực tiếp củanhân dân ta đã gục ngã Vào lúc đó quân Đẳng minh cũng chuẩn bị vào Đông
Dương làm nhiệm vụ tước vũ khí của quân Nhật.
- Tranh thủ thời cơ thuận lợi, với tỉnh thần “dem sức ta mà giải phóng cho
ta” Đảng và lãnh tụ Hỗ Chí Minh kiên quyết phát động toàn dân nổi dậy khi
nghĩa giành chính quyển từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương.
13
Trang 15LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
Đây là cách trình bay rõ rang không thuộc vet, không cẩu kỳ nhưng đúng
và đủ ý, Song thực tế dạy và học lịch sử với chất lượng như thế nào?
II CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN CÓ SỰ GIẢM SÚT
Hiện nay, việc dạy học lịch sử còn nhiều bất cập, nhiều học sinh sau khi học xong không hiểu biết đúng lịch sử, còn khá nhiều quan niệm cho rằng việc học tập lịch sử chỉ cần cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện, nhiều giáo viên
còn duy trì lối day học theo kiểu “nhdi sọ”, “thay đọc trò chép”, những tiêu
chuẩn của việc kiểm tra và đánh giá quá dễ dãi- chỉ cẩn học sinh học thuộc
những gì giáo viên cho ghi là có thể đạt điểm cao Cách dạy học, đánh giá như
vậy đã vô hình chung dẫn học sinh đến lối học thụ động, kém khả năng tư duy
để suy luận và rút ra lôgic, quy luật của vấn dé Mà yêu câu tự thân của môn
lich sử, học và nấm bắt lịch sử không chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng các sự
kiện một cách đơn thuần, nó cẩn cả một quá trình nghiền ngẫm, tiếp thu wi
thức Dạy- học lịch sử không chỉ dừng lại cung cấp những dữ liệu để xây dựng
biểu tượng, mà người thấy cẩn hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, hình thànhnhững khái niệm, rút ra bản chất vấn để, những quy luật lịch sử , vận dụng
những kiến thức lịch sử vào cuộc sống.Nhưng trên thực tế, giáo dục bộ môn
chưa đạt được những yêu cầu như trên, một bộ phận khá lớn học sinh đã không
nấm được những kiến thức cơ bản, đặc biệt là “Quốc sử” Nên trong những kỳ
thi tuyển ssinh đại học và cao đẳng gần đây, kết quả bộ môn đã thấp đến mức
kinh ngạc làm xôn xao du luận:
- Kết quả kỳ thi tuyển sinh môn lịch sử năm 2005 có 58,5% số bài thi dưới
điểm trung bình Năm 2005, điểm trung bình các bài thi tuyển sinh thấp nhất
trong tất cảcác môn:1,96 điểm.
- Năm 2007, số điểm thi dưới trung bình chiếm khoảng 95,74% (số liệu từ báo
tuổi trẻ, số ra vào thứ 6,ngày 28/03/2008), số liệu cụ thể như sau:
- Số liệu thống kê điểm thi của một số trường đại học (2005-2006):
+ Đại học SPTP.Hà Nội: Có 5399 thí sinh dự thi thì có 4038 em đạt từ điểm 3
trở xuống (chiếm 75%)
+ Đại học SPTP.Hồ Chí Minh: Có 9.008 thí sinh dự thi thì có 7.269 em đạt từ
điểm 2 trở xuống, trong đó có khoảng 29% số bài đạt điểm 0
+ Đại học SPTP.Đà Lạt: Có 7.807 thí sinh dự thi thì có 4.650 em đạt từ điểm
trở xuống (chiếm 59,6%)+ Đại học SPTP.Đồng Tháp :Có 1.374 thí sinh dự thi thì có 1.052 em đạt từ
điểm 3 trở xuống (chiếm 76,6%)
14
Trang 16LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
Biểu đồ kết qua thi môn Lịch sử (Khối C) kỳ thi DH, CD năm 2007
S$diém $3điểm 3điểm (điểm
Trang 17LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cẩm Nhung
năm, con em chúng ta ngày ngày công chiếc cặp nặng wiu trên vai thì các em đãlĩnh hội được những gì mà những bài viết của các em ngô nghê đến như vậy:
-*®Xi-a-núc lãnh đạo cách mạng Lào”
- “Dé phản đối chiến tranh đặc biệt của Mỹ, nhà su Thích Quảng Đức đã treo
cổ tự Hè ở ngã tứ Sở”
Có những em lại bóp méo sự thật một cách tai hại: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, TWĐảng cùng tổng bộ Việt Minh đã họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giớicho Nhật tràn vào ", Có thí sinh lại ngô nghé, đi từ cái nhdm này đến cái nhằmkhác trong bài làm của mình “Quảng Bình, Quảng Trị, sông Hiển Lương ở đâu emkhông biết Em chỉ biết Mỹ đã dội bom B52 xuống Điện Biên Phủ, làm nên một
trận Điện Biên Phi trên không chấn động địa cẩu” Chỉ có không đẩy ba dòng kẻngang mà thí sinh đã phạm phải những lỗi nghiệm trọng về phương pháp lẫn kiến
thức Chúng tôi xin được bình đôi chút vé cái sự ngô nghê “cười ra nước mắt
này” Ở đây học sinh đã không có một chút kiến thức cơ bản, mà chỉ nhớ mang
máng một vài vấn để và đã “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” Mỹ không bỏ bomnguyên tử xuống Điện Biên Phủ (cái nhdm thứ nhất), mà Mỹ đã âm mưu dùng
máy bay B52, F111 để bỏ bom xuống mién Bắc nước ta, đặc biệt là hai thànhphố lớn Hà Nội và Hải Phòng hòng đưa miền Bắc Việt Nam "trở về với thời kỳ
đồ đá”, nhằm gây sức ép với ta trên bàn hội nghị Paris buộc ta phải chấp nhận
những điểu khoản do chúng đặt ra Nhưng bằng sự quyết tâm, mưu lược và lòngquả cảm của toàn Dang, toàn quân và nhân dân, ta đã làm nên chiến thắng vang
dội Và người ta ví chiến thắng năm 1972 của mién Bắc có ý nghĩa như trận Điện
Biên Phủ 1954, vì vậy gọi đó là “trận Điện Biên Phủ trên không” làm chấn độngđịa cầu Em thí sinh đã nhắm lần thứ hai khi “móc nối “các sự kiện không đâu
vào đâu cả.
Những con số quá báng về tỉ lệ điểm thi dưới trung bình chưa phải là tất
cả những nó cũng phản ánh sự giảm sút chất lượng bộ môn, đủ để làm xôn xao và
bàng hoàng dư luận, nó dấy lên sự trăn trở không yên trong lòng những nhà giáo
dục, những thầy cô có tâm huyết với nghề, đến nỗi dư luận đã gọi kết quả của kỳ
thi điểm không bằng một cụm từ “cơn chấn địa điểm 0 môn lich sử” Rất nhiều
câu hỏi, nhiều ý kiến thắc mắc trên các kênh thông tin đại chúng, bao nhiêu cuộchội thảo đã diễn ra, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, song đều gặp nhau ở một
câu hỏi nghỉ vấn song không dễ giải đáp: Với kết quả như thế, vậy thì học sinh
của chúng ta đã học gì trong 12 năm học phổ thông? Các em đã cõng chiếc cặp
nặng triu những sách vở suốt 12 năm ấy, chưa nói là học cả mùa hè, nhưng cái sự học ngày nay sao mà kỳ lạ quá, cái cần học nhất là đạo đức học làm người chưađược chú trọng đúng mức.Những kiến thức cơ bản nhất các em vẫn chưa nấm
được.
l6
Trang 18LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cẩm Nhung
Mặc dù kết quả tuyển sinh đại học có thấp, chất lượng bộ môn có giảm
sút nhưng đó không phải là tất cả, không phải bất cứ lúc nào điểm số của học sinh
cao mới là tốt, mà nhiều khi những con điểm thấp ấy lại cho chúng ta nhìn thẳng
vào sự thật, tìm ra căn nguyên của vấn để dể có hướng khắc phục vì "thất bại là
mẹ của thành công”, Vẫn còn nhiều người tâm huyết với sự nghiệp dạy chữ dạy người, vẫn còn nhiều giáo viên dạy lịch sử đang ngày ngày vượt qua những khó
khăn, thậm chí còn phải làm thêm nhiều nghề phụ để có thể bám trụ được với
nghề, nhiều học sinh vẫn còn yêu thích môn lịch sử Chính vì vậy mà môn sử,vẫn có thể cứu van và phát triển được để thực hiện đúng chức năng của minh,giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ có nhân sinh quan và thế giới quan vững vàng, đúng đắn
Sau đây chúng tôi sẽ để cập đến những nguyên nhân làm giảm sút chất lượng bộ
môn.
Ill NGUYEN NHÂN CUA SỰ GIẢM SÚT CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
Những con số mà chúng tôi phân tích ở trên về tỉ lệ điểm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trong những năm vừa qua, đã làm xôn xao đư luận, nó tác động
mạnh đến tâm tư của chính những người trong cuộc- những nhà giáo dục, những giáo viên dạy môn lịch sử, những người yêu thích môn lịch sử Nhìn vào thực tế
giáo dục hiện nay, họ vẫn chưa hài lòng, việc giảm sút chất lượng bộ môn là
đáng "báo động", chưa hài lòng nhưng chúng ta không được nản chí, đã có nhiềucuộc hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đã diễn ra
trước đó (vào các năm 2000, 2005), các buổi diễn đàn về sử học ở cấp độ TW,
các hội thảo khoa học của nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước Tất
cả những hội thảo ấy đều xoay quanh chủ dé tìm hiểu thực trạng giảng dạy, nguyên nhân và nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử Chúng tôi xin tổng hợpnhững nguyên nhân chủ yếu sau đây dẫn đến việc giảm sút chất lượng bộ môn:
1 Môn lịch sử chưa được đặt đúng vị trí, chức năng của nó
Trong hệ thống những môn học ở trường phổ thông, người ta tập trung
vào các môn như: Toán, Lý, Hoá, Văn môn sử là một trong những môn có ít tiết
nhất: lớp 10,11 có 1 tiếư! tuần, lớp 12 có 2 tiếưItuần Từ nhà trường, gia đình, xãhội đều xem đây là “môn phy”, chính vì vậy mà sự quan tâm đầu tư cho mônhọc này còn hạn chế Thậm chí ở nhiều trường, Ban giám hiệu còn cho đây làmôn học thuộc bài, không cần đào sâu suy nghĩ nên không cần tăng tiết cho học
sinh nếu năm nào không thi tốt nghiệp thì có thể cất giảm tiết để giành thời gian
cho các môn học khác! Có nhiều nơi dùng giáo viên dạy sử để dạy môn giáo dục
17
Trang 19LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
công dân, địa lý hay ngược lại” Đây là nguyên nhân thứ yếu đẫn đến việc sa sút
chất lượng học tập.
Từ việc chưa đặt đúng vị trí bộ môn cho nên nó đã chi phối đến cái nhìn
của nhà trường- gia đình- xã hội với một thái độ chẳng mấy mặn mà.Từ đó kéotheo nhiều hệ quả khác mà thấy rõ nhất là sự khó khăn trong cuộc sống của giáo
viên bộ môn Không những chất lượng bộ môn bị giảm sút mà với việc đặt môn
lịch sử như vị trí vốn có của nó đã làm ảnh hưởng đến sự nghiệp dạy chữ, dạy người ở trước mất va` lâu dài: từ cái nhìn của gia đình, nhà trường, xã hội đã chi
phối đến thái độ của con em chúng ta, một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay không
còn thích sử, chán học môn này, điều này nó gây nên những hậu quả tai hại trước
mắt và lâu đài: một dân tộc, một đất nước mà quên đi lịch sử của chính dân tộcmình (Quốc sử) thì dân tộc đó dễ có nguy cơ bị mất gốc, dân tộc đó sẽ không còn
là chính mình và rất dé bị đồng hoá bởi những dân tộc nào nắm chắc lịch sử dântộc họ hơn Không chú ý đến việc giáo dục lịch sử cho học sinh cũng đồng nghĩa
với việc thiếu giáo dục những giá trị nhân văn, nhân sinh quan cho thế hệ tươnglai củađất nước, điểu này thật là nguy hiểm!
2 Đời sống giáo viên thấp, thời gian cho bộ môn quá eo hẹp
Cũng theo nhận định từ nhiều chuyên gia sử học, nhiều thầy cô trực tiếpgiảng dạy bộ môn đã khẳng định rằng: “đời sống giáo viên dạy Sử đang gặp
nhiều khó khăn, họ phải làm thêm nhiều việc không gắn hoặc rất ít gắn vớichuyên môn để đảm bảo cuộc sống Cùng với những hạn chế vé nguồn lực kinh
tế, khả năng quản lý, cơ chế quản lý , chế độ chính sách chưa đẩy đủ”.Chính
điểu kiện làm việc ddéu kiện sống như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ dến
tâm huyết nghề nghiệp và chất lượng bộ môn Day là chưa kể đến những cái nhìn
ái ngại từ phía chính những đồng nghiệp, không biết chính một số những giảng
viên đại học chua xót cho cuộc đời nghèo của nhà giáo hay dé biu về đồngnghiệp của mình ở bậc phổ thông như thế này “chuột chạy cùng sào mới vào sưphạm, và trong những con chuột chạy cùng sao ấy những con chuột bé nhất mới
vào bộ môn khoa học xã hội- Trong đó có bộ môn lịch sử” Dù có ác ý hay không
nhưng những cách phát biểu của một số người như thế cũng đã làm giảm nhiệt
huyết của những thấy cô phổ thông đã trọn đời cống hiến cho nghề nghiệp-vốn
được xem là một nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” Cô Nguyễn
Kim Tường Vy tổ trưởng bộ môn trường THPT Nguyễn Hiển đã bày tỏ những bức
xúc của mình trong buổi hội thảo khoa học năm 2005 tại hội thảo trường đại học
sư phạm TP.Hồ Chí Minh về vấn để trên: thực sự chua xót và căm phẫn trước
* Theo báo cáo từ hội thảo khoa học (trường ĐHSP TP.HCM).
18
Trang 20LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
những cách phát biểu của đồng nghiệp cấp trên như thế Ngay cả đến gia đình, xã
hội, đồng nghiệp cũng nhìn họ (những giáo viên dạy lịch sử) bằng ánh mắt chẳng
mấy lạc quan như vay, dù cho thẩy cô nào tâm huyết, tài năng đến đâu cũng
không tránh khỏi những chạnh lòng “chỉ e đến một lúc nào đó lực bất tòng tâm,
số giáo viên tâm huyết hoặc về hưu chuyển sang một ngành khác thì lấy đâu ra
lực lượng mà bù đấp"” RO ràng “có thực mới vực được đạo”, chừng nào khi đời
sống của giáo viên còn khó khăn, bộ môn chưa dược khẳng định và dặt đúng vị
trí của nó thì lúc đó chất lượng bộ môn còn bị ảnh hưởng nhiều theo chiều hướng
đi xuống.
3 Cách phân phối chương trình, biên soạn SGK còn nhiều bất cập
Chương trình thiếu sự đồng bộ, liền mạch, SGK mới biên soạn có những
ưu đểm vượt trội song vẫn có không ít những bất cập, cách phân phối thời gian
cho việc dạy- học còn nhiêu vấn để cẩn phải bàn.
Chúng tôi xin nhắc lại về việc phân phối thời gian cho việc học tập bộ
môn còn quá ít: Lớp 10, 11 chỉ có 1 tiết trong 1 tuần, lớp 12 thời gian khá hơn là 2
tiết trong một tuần Có nhiều người khi so sánh thời gian dành cho dạy học lịch sử
của Việt Nam với một số nước như Mỹ , Pháp, Liên Xô, đã chua xót nót rằng: bể
dày lịch sử của Hoa Kỳ chỉ có hơn 200 năm lịch sử nhưng rất được coi trọng ở
phổ thông va được giảng 5 tiết trong | tuần.Với Việt Nam có nhiều ngàn năm
lịch sử nhưng học sinh lại được học theo “kiểu hàn lâm” nhất- khoảng 1 tiết trong
1 tuần, một sự thật khá phủ phàng với môn lịch sử ở nước ta
Trong cách phân phối chương trình và biên soạn sách giáo khoa lại cónhiều vấn để đáng phải bàn, Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên SGK lịch sử
của ba khối lớp 10, 11, 12.
Ví như với một số SGK lớp 10,chúng tôi đã có những thống kê sau:
" i SGK Toán | SGKLý | SGK Hoá | SGK An.
(CB) (CB) (CB)
Trang 21LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lô Cấm Như
Chương trình lịch sử lớp 10, gồm ba nội dung lớn:
+ Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại
+ Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX
+ Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại
SGK đã có những thay đổi vượt bậc: Các vấn để được trình bày hết sức
ngắn gọn, kết thúc mỗi phẩn có một hoặc hai câu hỏi để chốt ý và kết thúc mỗi
bài có khoảng 3- 4 câu hỏi Cách soạn này có thể giúp học sinh khái quát được
bài học dựa vào những câu hỏi gợi ý.Nhưng nếu phân tích kỹ, ta vẫn thấy sự bấtcập đấy là nội dung chưa xuyên suốt, không có sự cân xứng giữa dung lượng vàquá trình, bể rộng và chiều sâu
+ Trong cả một thời kỳ dài của lịch sử thế giới- hàng triệu năm mà chỉ tóm
gọn trong 62 trang sách.
+ Gan hai mươi thế ki dựng nước va giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng
chỉ được trải dài trong hơn 60 trang sách (Tr70-Tr137)
+ Sau phần lịch sử Việt Nam là phẩn Lịch sử thế giới cận đại”- với 60
trang.
Qua sự thống kê trên đã cho ta thấy một sự không liền mạch của kiến
thức, với cả một thời kỳ dài trong lịch sử loài người và lịch sử Việt Nam chỉ đượctóm gọn trong những trang sách với số lượng hạn chế, cho nên nếu càng học
những kiến thức kiểu “hàn lâm” cộng với một lượng thời gian eo hẹp thì khó có
thể truyền thụ hết kiến thức cho học sinh chứ chưa nói gì đến chuyện tạo hứng thú học tập cho các em Chương trình SGK lịch sử chỉ là cách “tóm tất lịch sử của
người lớn cho trẻ con học”.
Với SGK lớp 11 đã có sử dụng khá nhiều hình ảnh,nhưng lượng kiến thức khá nhiều, vì vậy giáo viên bộ môn đa số đều than phiển “cháy giáo án vì chương
trình quá nặng”
Với SGK lớp 12, NXBGD (2003) nghèo nàn về những đổ dùng trực quan:
+ Tập 1: có 4 hình ảnh, 5 lược đổ, 2 bản 46, 2 bảng biểu số liệu+ Tập 2: 26 hình ảnh, 5 lược đồ
Trang 22LUẬN VAN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cấm Nhung
Như vậy cách biên soạn SGK như trên, dù có những cải cách vượt bậc nhưng
vẫn còn nhiều bất cập (phân tích ở trên), xét từ cấp trung học cơ sở, chương trình
và SGK hầu như chưa tuân thủ quy luật nhận thức “đi từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến cụ thể" Đó là nếu xét từ cách biên soạnsách ở phổ thông cơ sở, nếu như trong “thời kỳ nguyên thuỷ của xã hội loài người *
ở một số nước (Mỹ, Nga, Pháp) có thể dạy trong nhiều tiết thậm chí đến nửa học
kỳ, nhưng SGK Việt Nam thì quá tóm gọn và học sinh chỉ cần học trong hai, ba
tiết Nội dung ở hai cấp học có sự trùng lặp, ở THCS tóm gọn, lên bậc THPT lại
được chỉ tiết hơn một chút Vậy là với học sinh cấp hai khi tư duy chưa phát triển
các em phải học theo kiểu “han lâm”- mà lẽ ra các em cẩn học từ cái cụ thể,
nhưng việc day học lịch sử ở nước ta đã đi ngược lại quá trình nhận thức, lên đến
cấp ba các em được học chỉ tiết hơn nhưng lại theo kiểu “doc- chép "
Lối biên soạn SGK, chương trình như vậy đã vô hình chung chưa tuân thủ quy luật nhận thức, hệ quả là chưa tạo lập vững chắc những kiến thức lịch sử cơ bản
cho học sinh, không phát huy được sự suy nghĩ và làm việc tích cực của các em.
Chương trình PTTH lại nặng nể và quá tải, học trong khoảng thời gian ít Đặc biệt
vời chương trình lịch sử lớp 12 quá nặng, đây cũng là năm học cuối cấp các em
phải dồn sức cho rất nhiều môn không những thi tốt nghiệp mà còn ôn thi đại học,
nên cả thầy và trò phải “chạy đua" cho kịp chương trình, đấy là chưa kể đến việc
nếu năm nào không thi tốt nghiệp môn sử thì có thể cắt giảm môn này để tập trung
cho việc ôn thi các môn khác, đó là một trong những nguyên nhân làm giảm sút
chất lượng bộ môn.
4 Việc dạy học lịch sử còn quá nhiều bất cập
Phía trên chúng tôi mới để cập đến những nhân tố ở cấp độ vĩ mô liênquan đến việc giảm sút chất lượng bộ môn, sau đây chúng tôi sẽ phân tích một
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, đó là việc dạy và học môn này:
Không thể khẳng định tất cả các giáo viên dạy sử, những học sinh học sử đều thụ động trong cách truyền thụ và lĩnh hội tri thức, nhưng đa số giáo viên vẫn
còn day học theo kiểu áp đặt, họ vẫn cho rằng nguồn kiến thức mà thấy cô truyền
đạt cùng với những gì được trình bày trong SGK có tính chất đúng tuyệt đối, học sinh chỉ cần học thuộc lòng và ghi nhớ.Kiến thức giáo viên cung cấp là chuẩn và
đủ, không cho học sinh làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình Từ đó dẫn đến lốihọc thụ động, các em học theo kiểu đối phó, học thuộc lòng để “trả bài” hoặc
làm bài kiểm tra, sau một thời gian không lâu “chữ thay lại trả cho thẩy” Về
nhà, các em lại giành thời gian cho các môn tự nhiên Tại sao các em cũng học
những con số của Toán, Lý, Hoá mà các em không cho đó là những con số * khôkhan”, nhưng hễ đụng đến những con số của lịch sử thì các em lại xem là một cực
21
Trang 23LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cấm Nhung
hình, và gọi đó là những “con số vô hồn”? Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng mộtnguyên nhân không thể không kể đến là các em chưa tìm được hứng thú cho việc
học tập bộ môn này, nhiều giáo viên dạy nhàm chán, SGK quá nhiều kiến thức
Lối dạy và học bất cập đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn
5 Khâu kiểm tra, đánh giá thiếu khoa học
Rất nhiều giáo viên đã tóm tắt SGK để lên thuyết giảng trước học sinh,
dạy cho hết tiết, hết chương trình và mỗi khi kiểm tra đánh giá chỉ cẩn học sinh
học thuộc lòng và trình bày những kiến thức mà giáo viên cho ghi Cách day thu
động và đến cách kiểm tra đánh giá cũng chẳng có gì để phát huy sự suy nghĩ,
tìm tồi sáng tạo của học sinh, cho nên các em không nắm được lịch sử.
Đa phan giáo viên phổ thông khi soạn giáo án thường vạch ra những mục
tiêu bài học nhưng trong quá trình đạy học và đánh giá lại không đụng gì tới mục tiêu đã đặt ra từ trước đó Mục tiêu bài học chỉ mang tình hình thức, hoặc khi đặt
ra mục tiêu nhưng không vạch ra những tiêu chí để hoàn thành mục tiêu đó.
Trong các tiết học hấu như giáo viên lấy kiên thức làm trung tâm, chỉ
cần truyền đạt tốt kiến thức mà ít quan tâm đến hình thành những kỹ năng tư duy
cho học sinh Các em chỉ quen với những để thi mà chỉ cần học thuộc lòng là có
thể làm được Cho nên khi gặp những để thi có tính chất tổng hợp, tư duy thì các
em lúng túng không làm được Để thi đại học trong các năm qua nhìn chung là
hay, phân hoá được trình độ học sinh Ngược lại, học sinh của chúng ta thì chưa
gặp loại để này bao giờ, kết quả là * cơn chấn địa diểm 0, môn lịch sử” đã làm
xôn xao đư luận.
Đấy là chưa kể những để thi đại học có tính chất đánh đố, diễn đạt không
rõ ràng Chúng tôi xin trích nguyên văn ý thứ 2, câu 1, để thi tuyển sinh đại học
năm 2005: “ Hổ Chí Minh, Trung Ương Đảng, Tổng Bộ Việt Minh đã thực hiện
những chủ trương gì để Việt Nam vơi tư cách là một nước độc lập đón tiếp quân
Đẳng Minh vào dégidi giáp quân Nhật" Nếu đóng vai trò là một thí sinh tôi sẽphân tích để bài như sau:
Cụm từ “Việt Nam với tu cách là một nước độc lap” vậy là phải tính từ
ngày 2/9/1945, Và thực hiện những “chủ trương” (chứ không phải là những “biện
pháp cụ thể") để đón quân Đồng minh vào để “giải giáp quân Nhật Day cũng là
cách phân tích để của đa số các giáo viên ở phổ thông, ngược lại đáp án của bộ
giáo dục lại nêu những biện pháp cụ thể chứ không nêu chủ trương
Với vế thứ hai của câu hỏi “dé Việt Nam với tứ cách là một nước độc lậpđón rước quân đội Đồng minh vào để giải giáp quân Nhật"- với ý này phải trình
22
Trang 24LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn = Phan Lê Cầm Nhung
bày nội dung lịch sử trước hay sau độc lập Đáp án của bộ giáo dục đòi hỏi thí
sinh phãi trình bày trong khoảng 13/08/1945- 02/09/1945, tức là trước độc lập,
trong khi đó nhiều học sinh trình bày sau độc lập, thế là bị lạc dé!
Như vậy, có thể kết luận rằng chất lượng bộ môn có sự giảm sút là hệ quả của
nhiều nhân tố tác động từ khâu quản lý giáo dục, khâu biên soạn SGK và phân
phối chương trình đến việc dạy học, kiểm tra đánh giá còn khá nhiều bất cập, màmuốn nâng cao chất lượng giáo dục phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp (vĩ
mô đến vi mô), mà một trong những vấn để bức thiết là: đổi mới phương phápdạy học
IV YÊU CAU CAP BACH CUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC LỊCH SỬ
Từ thực trạng giảm sút chất lượng môn lịch sử đã cho chúng thấy nềngiáo dục đang đứng trước một thực tế "truyền thống, kinh nghiệm dân tộc, quan
điểm của Đảng chưa được thấu suốt trong công tác dạy học lịch sử Lịch sử vẫn bị
xem là một môn phụ Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động vào giáo
dục-một nghề vốn thanh cao- làm thay đổi bậc thang giá trị của môn học Việc dạy
thêm các môn chính đã làm cho đời sống hàng ngũ giao viên bị phân hoá, chênh
lệch vì học sinhn học thêm với mục đích thực dụng và đua nhau vào các ngành
nghề có thể kiếm được việc làm có nhiều tién sau này Việc day và học thêm có
những điểm tích cực nhất định trong việc bối dưỡng và củng cố kiến thức, song
việc “day chữ” không chăm lo “day người” phát triển theo lối "nhồi so”, "đoán tủ” trái với quan điểm của Đảng Việc thương mại hoá trong giáo dục đang đemlại những hậu quả khôn lường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ, chất lượng giáodưỡng, giáo dục, phát triển, tiếp nhận lối sống xa lạ với lối sống dân tộc mang
tính lai căng và hướng ngoại *Ẻ Xã hội, gia đình, nhà trường đã vô hình chung coi
môn sử như là một “ môn phụ” nên đã tác động nhiều đến nhận thức cả các em
học sinh, cùng với lối dạy bất cập của đa số giáo viên hiện nay đã tác độngkhông nhỏ đến thái độ cũng như hứng thú học tập của các em, một bộ phận lớp
trẻ không còn hứng thú với việc học tập và yêu thích môn sử, không hiểu về quốc
sử Theo một điều tra của phóng viên đài truyền hình Việt Nam vào tháng
10/2006, khi phỏng vấn 5 học sinh về bức tượng Lý Thái Tổ cạnh hổ Hoàn Kiếm
chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không biết và 2 em trả lời sai Khi được hỏi về
"quốc hiệu Việt Nam có từ thời nào?, các em cũng không trả lời được, trong khi
> Theo Phan Ngọc Liên, Đổi mới day học lịch sử theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm NXBGD (1996)
23
Trang 25LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhan - Phan Lê Cấm Nhung
chính khách quốc tế khi đến Việt Nam lại rất ham thích và biết rất rõ về lich sử
hào hùng của dân tộc ta!
Kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng các năm 2005,2006, 2007 rấtthấp, hơn 80%, thậm chí hơn 90% đưới trung bình, cùng với nhiều bài viết ngô nghê thậm chí xuyên tạc lịch sử đã làm xôn xao dư luận Làm sao lấy lại cho
môn sử vị trí vốn có của nó, làm sao cho con em chúng ta và cả xã hội thấy đượcnhững giá trị nhân văn của việc học tập lich sử, làm sao dé nâng cao chất lượng
bộ môn, và thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đã diễn ranhư thế nào?
24
Trang 26LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nhung
CHƯƠNG II: THUC TRANG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP
DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
NHỮNG NĂM QUA
1 CAC QUAN NIỆM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Khái niệm đổi mới phương pháp
a Đổi mới:
Đổi mới theo cách hiểu thông thường là sự thay thế những cái gì đã cũ
kỹ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn
b Phương pháp
Phương pháp là con đường, là cách thức dể lĩnh hội hoặc khám phá mộtvấn để
e Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là sự thay đổi từ việc “giáo viên
làm trung tam” sang việc "lấy học sinh làm trung tim"
2 Những quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp không phải là vấn để mới được dặt ra, nó là vấn để
có tính chất lịch sử và thời sự thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực khác nhau:
2.1 Quan điểm của Đảng
Trước nhu cầu của thời đại và sự đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp
hoá-hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải đổi mới giáo duc, trong đó cần nhấn mạnh
đến việc đào tạo con người lao động có năng lực, chủ động, sáng tạo và thíchứng với xã hội hiện đại Nghị quyết TW 2 của ban chấp hành TW khoá VIII đã
khẳng định: phương pháp giáo dục hiện nay chậm đổi mới, chưa phát huy tính
chủ động sáng tạo của người học và mong muốn tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh, đem lại cho học sinh khả năng tự học, phát huy nội sinh, phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của người học Cẩn dựa vào đặc điểm của từng
vùng miễn, từng tang lớp xã hội để có những cách quản lý và cách dạy học cho
thích hợp.
Trang 27LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lô Cẩm Nhung
2.2 Theo quan điểm của tâm lý học
Đổi mới phương pháp là hướng quan trọng có tác dụng chỉ đạo, có bể daylich sử lâu dai vì nó tác động trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm hồn, ýchí là sức mạnh bản chất của người học, yếu tố quyết định thành công Bảnchất của hướng này là tm mọi cách để phát huy năng lực nội sinh của người
học, để phát huy trí tuệ, tâm hồn, ý chí Trong hoạt động này giáo viên thường
tiến hành những hoạt động sau:
+ Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo
+ Tổ chức cho học sinh làm việc độc lập, cá nhân hoá quá trình học tập
+ Hình thành động cơ học tập lành mạnh cho các em, phát huy tính tự lục,
ý chí.
2.3 Đổi mới PPDH theo quan niệm điều khiển học
Theo quan điểm này chủ trương giải phóng người học, tạo diéu kiện chongười học tự do phát triển nhu cẩu học tập, năng lực cá nhân Mục đích củangười thầy là lấy hạnh phúc và sự phát triển của người học làm cơ sở, “tất cả vì
học sinh thân yêu”, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, là việc làm cẩn thiết
trong giai đoạn hiện nay Người thấy còn hướng đến việc điểu khiển hoạt động
trí tuệ, nhu cầu, ý chí, động cơ của học sinh.
2.4 Theo quan điểm công nghệ
Đổi mới phương pháp là hướng cung cấp cho giáo viên, học sinh những
công cụ lao động mới (vi tính, mạng truy cập), dựa trên những thành tựu của
khoa học công nghệ ngày nay.Đây là một trong những đặc điểm của nhà trường
hiện đại.Đòi hỏi phải tổ chức lại quá trình dạy học với những phương pháp,
nhiệm vụ, kỹ năng mới phù hợp Phải chuẩn bị nội dung thông tin phù hợp với
phẩn mềm máy vi tính, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh nhằm
mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
2.5 Theo quan điểm của những chuyên gia sử học, những thấy cô đạy
lịch sử
Trên là những quan điểm xét từ những góc độ khác nhau từ các lĩnh vực
khác nhau, mỗi quan điểm lại phản ánh một đặc trưng từ mỗi ngành nghề, ví
như quan điểm của Đảng có tính chất như một tôn chỉ, định hướng cho ngành
giáo dục của nước nhà nói chung Quan điểm của ngành tâm lý học lại thiên về
26
Trang 28LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
việc dựa vào tâm sinh lý, lứa tuổi học trò từ đó áp dụng những phương pháp dạy
học cho phù hợp nhầm nâng cao chất lượng giáo dục Quan điểm công nghệ lại
thiên vé việc áp dụng công nghệ thông tin vào day học
Nhìn chung các quan điểm đến việc phát huy tính tích cực của học sinh
nhưng mới chỉ phản ánh một khía chạnh của đổi mới phương pháp dạy học Vì
trong thực tế không có một phương pháp nào tối ưu, mà cẩn lấy cái ưu của
phương pháp này bù cho cái khuyết của phương pháp kia Sau đây chúng ta hãy
để cập đến quan niệm của các chuyên gia sử học, của những thầy cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm:
Những năm gần đây chúng ta thường bất gặp những thuật ngữ: dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học
sinh
Theo các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử việc dạy học “lấy giáo viên
làm trung tâm “ là muốn nhấn mạnh đến vai trò chủ thể, độc quyển cung cấp
kiến thức, đánh giá học sinh của giáo viên, còn học sinh chỉ thụ động ghi chép,thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi Điểu này dẫn tới phương pháp độcgiảng, nhổi nhét kiến thức, không phát triển trí thông minh sáng tạo của họcsinh Cách dạy học này còn tổn tại phổ biến ở các trường phổ thông, cẩn phải
thay đổi.
Quan niệm “lấy học sinh làm trung tâm” nêu rõ vai trò tổ chức hướng
dẫn, điểu khiển của giáo viên trong quá trình nhận thức của học sinh Còn học
sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học, được phát huy năng lực,
Trên là quan điểm của hai sử gia cũng là những nhà nghiên cứu phương
pháp có thâm niên: GS Phan Ngọc Liên và GS-TS Nguyễn Thị Côi
Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến về DMPPDH mà trong giới hạn thờigian cho phép chúng tôi xin được lược bớt Như vậy, ĐMPPDH là một vấn để
có chiéu dai lịch sử, có cơ sở vững chắc, có tính thời sự đối với sự nghiệp giáo
dục Sau đây chúng ta sẽ xét cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề.
27
Trang 29LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cầm Nhung
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN CUA VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Cơ sở lý luận:
Việc dạy học phát huy tính tích cực hoạt động, suy nghĩ của học sinh
dưới sự hướng dẫn của thay cô giáo là vấn để đã được đặt ra từ khá lâu Việc
dạy học định hướng vào người học được xem là mục đích khá quan trọng của
giáo dục vào thời cổ đại Ở Ba Tư- Hy Lạp, người ta đã hướng vào việc đào tạo
con người vừa giỏi võ nghệ vừa có đạo đức tốt; Ở Trung Quấc thời phong kiến,
tiêu chuẩn để đánh giá một người quân tử là “nhân, trí, dũng” Đối với Việt
Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, chủ trương đưa
“giáo dục làm quốc sách hàng d4u” để giáo dục con người “phát triển hài hòa, cân đối giữa thể lực và trí lực, giữa đức và tài, phát triển cá tính và sự phong
phú của con người, phát triển một cách tự do, đẩy đủ và làm chủ, thích ứng với
sự di động chức năng của xã hội" Nền giáo dục phải đảm bảo: giáo dục và đàotạo những con người năng động “ Học để biết, hoc để làm, học để chung sống
và để tự khẳng định minh”,
Với những thành tựu của giáo dục học hiện đại, đã để cao sự tác động lẫn
nhau giữa giáo viên va học sinh, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” tức làtrong dạy học phải khắc phục lối truyền thụ một chiểu từ giáo viên, bằng việccho học sinh tích cực suy nghĩ, hoạt động tư duy, làm việc nhóm để chủ động
khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo
Như vậy, việc day học phát triển tư duy học sinh không phải là vấn để
mới được đặt ra mà nó có một cơ sở lý luận khá vững chắc từ những tư tưởngđược manh nha từ thời cổ đại, nó luôn thường trực trong quá trình phát triển của
loài người, và đặc biệt với những thành tựu của ngành tâm lý học, giáo dục học
thì vấn để "lấy học sinh làm trung tâm” trở thành vấn để thường trực của giáo
Cái thay đổi là cách thức kiến tạo kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy
học Cách thức đó phụ thuộc vào 4 yếu tố:
28
Trang 30LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
+ Đối tượng để dạy học- dạy ai?
+ Mục đích của day học- Dạy để làm gì?
+ Nội dung dạy học- Dạy cái gì?
+ Phương pháp dạy ra sao- Dạy như thế nào?
Bốn yếu tố này thay đổi liên tục theo thời gian, hoàn cảnh xã hội nên nó
đòi hỏi hình thức và phương pháp dạy học phải khác đi, không còn là một cách
thức đơn điệu, tẻ nhạt Chúng ta có thể phân tích kỹ để thấy sự thay đổi của 4
yếu tố theo thời gian như sau:
Trước hết, trong thời đại ngày nay, câu hỏi "dạy để làm gì?” là một câuhỏi rất hay, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ đến mục tiêu học tập, đào tạo Xãhội đã và dang thay đổi rất nhiều, có nhiều cơ hội cho con người lựa chọnnhưng cũng không thiếu những thách thức, những thử thách đẩy cám dỗ Vì vậy,
nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải thích ứng với hoàn cảnh, có thể chuyển đổi và tự
chuyển đổi nghé nghiệp một cách nhanh chóng, diéu quan trọng nhất là mỗi
con người phải học tập, hình thành cho mình kĩ năng sống.
Đồi hỏi của xã hội là phải giáo dục và đào tạo ra những con người toàn
diện, vì vậy mà việc day học, mục tiêu day học không thể mãi đào tao ra những
con người chỉ biết học vẹt, học thuộc lòng theo kiểu “tẩm chương trích cú” mà
ít động não, ít sáng tạo Cần phải giáo dục và đào tạo ra những công dân tương
lai, biết làm, biết chung sống và biết tự khẳng định bản thân Như vậy, mục tiêu
giáo dục, học tập đặt ra đã quá rõ, nó là triết lý giáo dục chi phối lời giải đáp
cho ba câu hỏi còn lại.
Dạy cái gì? Lời giải đáp cho câu hỏi "Dạy cái gì?” trong xã hội ngày
nay là dạy cách học, dạy phương pháp để nấm bắt, lĩnh hội kiến thức, bởi
phương pháp vô cùng quan trọng “có phương pháp thì một người bình thường
cũng trở thành phi thường”, “không có phương pháp thì một người tài cũng
chẳng làm nên công trạng gi”, "phương pháp như ngọn đèn roi đường cho ta đi
trong đêm tối"°.Phương pháp hay là cách thức để ta lĩnh hội kiến thức, phương
pháp đúng và khoa học sẽ theo mỗi con người trong suốt cuộc đời, là chìa khoá
để dẫn đến nhiều thành công Dung lượng kiến thức thì vô hạn, vô cùng mà thời
gian truyền đạt thì có hạn, vì vậy người thay không thể hiểu biết hết và truyền
tải mọi vấn để cho học sinh, mà diéu quan trọng là phải chỉ ra cách thức nắm
bắt vấn để cho học sinh “Dạy cách học”, câu trả lời này là hệ quả của việc dạy
® Bacon- triết gia người Anh
Trang 31LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
học hình thành nhân cách có khả nang hoc tập suốt đời, vì cẩn phải học suốt
đời, “Học nữa, học mai”’, "Những gì ta biết chỉ là một hạt cát, những gì ta chưa
biết là cả một đại dương bao la” Chỉ có hình thành phương pháp, cách thức
nắm bắt vấn để để con người có khả năng học suốt đời, là chìa khoá để bước
vào nên kinh tế tri thức Vì ngày nay, với sự phát triển vô cùng nhanh chóngcủa khoa học công nghệ, làm cho tri thức của nhân loại tăng theo hàm số mũ.
(Nếu như ở thập niên 70, của thế kỷ trước, tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi
trong chu kỳ 8 năm, thì hiện nay chu kỳ này rút ngắn còn 4 năm)" Điểu này sẽ
dẫn tới mâu thuẫn một bên là thời gian con người được giáo dục trong nhà
trường luôn luôn có hạn và nhu cầu nắm bắt, tiếp thu một khối lượng kiến thức
khổng 16 và ngày càng biến đổi, bổ sung Không có cách học, chúng ta sẽ bị
dim trong bể thông tin, như vào trận dé bát quái không có lối thoát ra.
“Day ai?” câu hỏi liên quan đến đối tượng giáo dục- người học Nó có
tác dụng đến việc lý giải vì sao có thể và phải đổi mới phương pháp day học trong nhà trường hiện nay Lời giải đáp cho câu hỏi này để cập đến đặc điểm trí tuệ của học sinh Các chỉ số phát triển tâm sinh lý, thể lực, trí tuệ của học sinh thế hệ trẻ ngày nay đều tăng và thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển nhận thức và tư duy học sinh Có thể nói năng lựctiếp nhận tri thức của học sinh ngày càng được nâng cao hơn trước nhiều, Vì
vậy, hoạt động day học có điều kiện tổ chức, khai thác tiểm năng đó với hiệu
suất cao hơn, Hơn nữa, học sinh ngày nay đang được tắm mình trong bể thông tin mà tri thức chảy từ nhiều kênh nguồn khác nhau Như thế học sinh ngày càng có nhiều công cụ, nhiều cách khác nhau để thu nhận thông tin phong phú,
đa dạng, đã làm cho nguồn thông tin đến từ bài giảng của thầy không còn có
tính chất tuyệt đối như trước nữa Và thông tin thuyết trình từ phía giáo viên
nếu không cải tiến, cập nhật thường xuyên có thể dẫn đến không chỉ nghèo vềlượng mà còn lạc hậu về chất
Tóm lại, học sinh thế hệ hiện đại có khả năng tự gia công trí tuệ và
thông tin để bổ sung kiến thức cho riêng mình (mặc dù là số ít) Đặc điểm đó
không cho phép mà còn buộc giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động và phát huy khả năng tư duy độc lập của học sinh.
Chuyển từ phương pháp cung cấp thông tin là trọng tâm sang phương pháp tổ
chức cho người học gia công xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ và bản
chất của phương pháp dạy học mới
V.1.Lênin
* Báo “Giáo dục và thời dai”.
Trang 32LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
Cần phải nhấn mạnh rằng, day học ngày nay có diéu kiện thuận lợi để
tiết kiệm thời gian, công sức thay giáo bỏ ra cho việc cung cấp thông tin, nhưng
điều đó không làm giảm vai trò của người thay, trái lại càng đòi hỏi giáo viên
phải phấn đấu nhiều hơn, có năng lực sư phạm cao hơn, mới hơn Vì thông tin
khoa học có khả năng tự tra cứu được, thu thập được nhiều nguồn ở nhiều cơ hội khác nhau, nhưng vấn để khoa học đặt ra để định hướng người học thu thậpthông tin để giải quyết lại thường phan nhiều do người dạy học Người thay
phải là người chủ đạo trong việc định hướng nhận thức và học tập cho học sinh,
dần hình thành nhân cách nơi các em,
Những phân tích trên đây, đó là lời giải đáp cho câu hỏi “Day như thế nào ”.
Nói gọn lại, nếu như hiện nay đang phổ biến phương pháp dạy truyền đạt kiến
thức một chiều giống như bón cơm cho trẻ thì ngày nay còn phải có sự kết hợp
đa phương pháp, lấy ưu của những phương pháp này để lấp cho khuyết củaphương pháp kia, bằng công việc ấy, thầy day học sinh hoàn thành công việc đó
để tự thu nhận kiến thức giống như cho trẻ thìa để tự xúc cơm ăn”
Cần khẳng định đổi mới phương pháp day học là bài toán khó đặt ra,nhưng không phải vì nó khó mà đừng lại không tim cách để giải quyết Không
giải quyết được thì giáo dục Việt Nam đã lạc hậu và sẽ còn tụt hậu rất nhiều sovới nền giáo dục trong khu vực và thế giới Đổi mới phương pháp day học nàykhông chỉ là phong trào mà còn là yêu cầu bất buộc đối với giáo viên Thông
thường ở các giờ thao giảng hay dự thi giáo viên giỏi thì tất cả giáo viên đều nỗ
lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dù còn có ngưới chưa thành côngnhư mong muốn trên thực tế và diéu tra xã hội học cho thấy tỷ lệ giáo viên thực
hiện được yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều
Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà cẩn phải tiến hành đổi mới đồng bộ về sách giáo
khoa, nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đời sống giáo viên, trang thiết
bị, cơ sở vật chất cho các trường học cũng như khâu kiểm tra, đánh giá
* Theo báo “Giáo duc và thời dai”
31
Trang 33LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lô Cẩm Nhun
II NỘI DUNG CUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
LỊCH SỬ
1 Đặc trưng môn lịch sử
Lịch sử theo quan niệm duy danh gồm hai phần là “lich” và “sử”; “lịch” là
thời gian, “sử” là kiện Lich sử là ghi chép những sự kiện xảy ra theo thời gian.
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ không kể thời gian ngắn dài, mànhững sự kiện ấy do con người và có liên quan đến những hoạt động của con
người.
Trong đó, lịch sử mang những đặc trưng riêng so với những ngành học khác.
Nếu như những môn học tự nhiên, đối tượng để học tập, tìm hiểu là đối tượng
trực tiếp, ví như cơ thể ước lượng được sức hút của trái đất so với mặt trăng, sự
quay quanh mặt trời của quả địa câu (yếu tố vật lí) Có thể kiểm chứng được
sức bật mạnh mẽ của m4m cây, cấu tạo nội tạng của cơ thể sinh vật (yếu tố sinh
học) hay có thể thực nghiệm để biết được tác dụng hoá học giữa đa chất-đơn
chất, giữa những đơn chất với nhau (yếu tố hoá học) Và chúng ta có thể tính
ngay được diện tích hay chu vi của một mảnh đất hình chữ nhật bằng cách đo
chiểu dài và chiểu rộng của nó (yếu tố toán học) Như vậy, đối tượng của các
môn học này là đối tượng trực tiếp, cụ thể, có thể kiểm nghiệm được đúng sai
ngay trên sự vật hiện tượng, và có thể thực nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khoa học lịch sử nghiên cứu những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá
khứ, và hầu như không lặp lại Chúng ta không thể đem trực tiếp bản thân sự
vật hay những nhân vật, sự kiện trong quá khứ ra để mổ xẻ một cách trực tiếp
được Nói vậy không có nghĩa là không nhận thức được lịch sử, chúng ta cẩn
phải có phương pháp nắm bắt quá khứ gần như nó đã diễn ra, để đi gần tới chân
lý lich sử Can cósự tìm hiểu về tri thức nhằm rút ra những bài học Quý báu của
quá khứ dân tộc và nhân loại, nhận thức từng bước đi của nhân loại theo thời
gian, hình thành nên tình cảm bộ môn Bất cứ một dân tộc nào, bất cứ một con người nào cung đều có quá khứ, đều có lịch sử, một dân tộc đánh mất đi lịch sử thì đó không còn là dân tộc nữa, dân tộc ấy sẽ dẫn trở thành nột “nhóm người” không biết mình là ai, rất dé bị đồng hoá, không có quá khứ thì sẽ không có
hiện tại, tương lai.
Người giảng dạy lịch sử cẩn phải tái hiện lại lịch sử gần như nó đã diễn ra bằng nhiều cách, nhiều phương pháp khác nhau để ngày càng nâng cao chất
lượng giáo dục và giáo dưỡng Giúp học sinh tái hiện lại lịch sử cũng đồng
nghĩa với việc xây dựng biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra kinh nghiệm
32
Trang 34LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cấm Nhung
bài học và quy luật lich sử Phải "ôn cố duy tân” để phục vụ hữu ích cho cuộc
sống hôm nay và mai sau Lênin đã từng nói: “Tôi chỉ biết một khoa học duynhất, đấy là khoa học lịch sử" Vì vậy, lịch sử và để nấm bắt được chân lý lịch
sử là một quá trình gian nan, tìm hiểu khổ luyện, nó đòi hỏi sự nỗ lực của chúng
ta, sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò
Người thầy cần sử dụng nhiều phương pháp tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh Học sin thảo luận, làm việc, suy nghĩ, phát huy tư duy độc
lập để giải quyết vấn dé
2 Sự thay đổi trong quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Trước yêu cầu của thời đại và sự nghiệp giáo dục, việc đổi mới phương
pháp dạy học bức thiết cẩn đặt ra và thực hiện, tuy nhiên đó không phải là sự
hô hào đổi mới phương pháp giáo dục chung chung mà can chú trọng đến các
mặt sau:
Một là: Dạy học lịch sử không chỉ làm cho học sinh phải ghi nhớ những sự
kiện năm tháng, nhân vật mà cần hình thành tư duy lịch sử, từ biết
đến hiểu, hay nói đúng hơn: học tập lịch sử là để hiểu biết lịch sử
xã hội, các giai đoạn phát triển, biết rút kinh nghiệm để phục vụ
cho hiện tại, tương lai.
Hai là: Dạy và học là một quá trình tác động qua lại giữa việc giảng dạy
của giáo viên và học tập của học sinh, hai khâu này không thể
tách rời nhau Đánh giá việc giảng dạy của giáo viên phải căn cứ
vào kết quả học tập của học sinh, vì vậy khâu kiểm tra, đánh giá
là biện pháp rất quan trọng để xem xét kết quả học tập của học
sinh, và qua đó đánh giá kết quả lao động sư phạm của giáo viên.
Balà: Đổi mới trong dạy học phải phát huy tác dụng, ý nghĩa thực tiễn
đối với học sinh: Lịch sử là hiện thực khách quan, chính là cuộc
sống lao động và đấu tranh Vì vậy, học sinh không chỉ phản ánh
đúng cuộc sống đã qua mà phải gắn với cuộc sống hiện tại và dự
đoán sự phát triển của tương lai, hay nói đúng hơn “học đi đôi với
hành”, “lấy xưa để giáo dục nay”, “lấy cũ để biết mới” Sự đổi
mới day học lịch sử là yêu câu quan trọng cấp thiết để hiểu đúng quá khứ, có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ, phục vụ cho sự phát triển
đất nước hôm nay và ngày mai.
33
Trang 35LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
Bốn là: Đổi mới day học lịch sử phải "lấy học sinh làm trung tâm"”- là đối
tượng trung tâm của việc học” Tại sao phải đặt người học là
trung tâm? Tại sao phải thay đổi quan niệm từ “giáo viên là trung
tâm” sang “hoc sinh là trung tâm”? Như chúng ta đã biết nhiệm
vụ của người thdy trong dạy học truyền thống là người thầy truyềnđạt kiến thức cho học sinh, kiến thức đó chủ yếu trong sách giáo
khoa được thấy chuẩn bị trước sau đó thuyết giảng (đọc), trò chép
Kiến thức của thầy và sách giáo khoa được xem là có tính tuyệtđối, học sinh chỉ cần học thuộc lòng những gì thay cho ghi và một
số kiến thức sách giáo khoa Việc kiểm tra đánh giá hầu như chi yêu cầu học sinh học thuộc Cách dạy- học- kiểm tra, đánh giá
như vậy vô hình chung đã “bóp chết” sự tư duy và tính làm việc
tích cực nơi học sinh, các em khỏi suy nghĩ, thụ động trong học
tap, không khác gì một đứa trẻ được người lớn bón cơm cho ăn.
Khoa học giáo dục đã chỉ ra rằng quá trình học phải là một quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, phải là một quá trình “tự đào
tao” thì việc nắm kiến thức mới lâu dài và bén vững Đã từ lâu các nhà giáo
dục đã khởi xướng một kiểu dạy học mới, theo đó thay đổi hẳn vai trò người
thầy trên lớp Từ đóng vai trò là trung tâm của lớp học, có đặc quyển trong
việc cung cấp kiến thức có sẵn cho học sinh, trở thành người tổ chức, hướng
dẫn học sinh tự tìm tòi kiến thức, khiến việc học trở thành một nhu cẩu tự
thân, hay nói đúng hơn người học sẽ đóng vai trò trung tâm của lớp học, để
đạt đến mục đích là tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
Chúng ta có thể hình dung sự khác nhau qua hai cách dạy học
truyền thống và cách dạy đổi mới qua bảng thống kê sau:
thích và tự rút ra kết luận, trò ghi | vấn để với thông báo gợi mở để trò
các kết luậ rút ra kết luận cần thiết
!9 Theo GS Phan Ngọc Liên.1996 “Đổi mới day học lịch sử lấy học sinh làm trung
tâm “, NXB ĐHQGHN
!! Theo GS-TS Nguyễn Thị Côi (2006) các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả
day học ở trường phổ thông NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 36LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhan = Phan Lê Cầm Nhung
( Bản đồ, hình ảnh, bang biểu) - Như một nguồn kiến thức, học
- - Mang tính chất minh Giáo viên | sinh sử dụng đổ dùng trực quan và
dựa vào đổ dùng trực quan để hình | tự rút ra nhận xét
thành kiến thức
3 Các tài liệu học tập 3 Các loại tài liệu học tập
- Giáo viên lặp lại nguyên xi hoặc | - Giáo viên lựa chọn kiến thức cơ
tóm tắt sách giáo khoa, kể chuyện | bản trong sách giáo khoa để giảng
ngoài sách giáo khoa dạy.
- Sử dụng các loại tài liệu tham| - Tăng cường sửu dụng tài liệu
khảo có tinh chất minh họa hoặc ít | tham khảo để làm kiến thức cơ bản
sử dụng tài liệu tham khảo Giáo viên hướng dẫn, gợi mở để
học sinh làm việc với nguồn tư liệu
4 Giảng dạy lý thuyết 4 Giảng dạy lý thuyết
-_Ít gắn với thực hành - Để nâng cao trình độ nhận thức
- {tra bài tập vé nhà cho học sinh | của học sinh làm cơ sở để vận dụng
những kiến thức đã học vào thực
hành.
- Tăng cường ra bài tập về nhà cho
học sinh.
3 Nội dung của việc đổi mới phương pháp day học
Từ sự thay đổi quan niệm cũng như yêu cẩu thực tiễn của giáo duc batbuộc cần phải áp dụng đan xen nhiều hình thức, nhiều phương pháp để nâng
cao hiệu quả dạy học Sau đây là những phương pháp mới trong dạy học nói
chung và dạy học lịch sử nói riêng:
+ Dạy học nêu vấn để+ Sử dụng đồ dùng trực quan
+ Chia nhóm, thuyết trình, thảo luận+ Áp dụng công nghệ thông tin vào day học.
3.1 Dạy học nêu vấn dé
a Khái niệm:
35
Trang 37LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn = Phan Lê Cấm Nhung
Dạy học nêu vấn để là tạo ra những tình huống có vấn để nhằm thu hút
sự chú ý, kích thích tư duy học sinh trong suốt tiết học, quá trình học, để lấy
những sự kiện đã biết nhầm giải thích cho cái chưa biết, tìm ru câu trả lời Vínhư khi học về “cuộc hành trình cứu nước của Nguyễn Ai Quốc”, chúng ta cóthể đặt ra một vấn để lớn ngay trước khi vào bài: “Tai sao nói muốn cứu nước,
giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản?", Và trong suốt quá trình học, học sinh sẽ theo đối và tìm ra câu trả lờicho vấn để này
b Ý nghĩa của day học, nêu vấn để đối với việc phát triển năng lực nhận
thức cho học sinh trong dạy học lịch sv.
Tính chất quan trọng nhất của day học nêu vấn dé là: dé cao nhu cầu,
hứng thú học tập của học sinh từ đó tạo được hứng thú học tập một cách tích cực
ở các em Với hứng thú, sự ham muốn hiểu biết và cách tổ chức dạy học theo
tinh thần tôn trọng vai trò chủ thể của học sinh sẽ chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham
gia lao động, và biểu lộ được tiểm năng sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động
sau này Từ đó, tạo cho học sinh khả năng, thói quen độc lập, chủ động sáng tạo
trong lao động và cuộc sống Với việc học sinh có thói quen tư duy độc lập,
sdng tao, các em sẽ từng bước rèn luyện khả năng ngôn ngữ, học được cách
trình bày nội dung một vấn để dưới hình thức một bài nghị luận về lịch sử Bên
cạnh đó, qua những buổi tranh luận, trao đổi để bảo vệ ý kiến, các em sẽ được
rèn luyện khả năng, thói quen bạo dạn, tỉnh thần dân chủ trong giao tiếp
Việc tổ chức day học theo kiểu nêu vấn dé là một trong những phương pháp đáp ứng được nhu cầu của nén kinh tế- xã hội hiện đại Đó là đào tao thế
hệ trẻ thành một lực lượng lao động “tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực
giải quyết các vấn để do thực tiễn đặt ra”
Trong dạy học lịch sử, dạy học nêu vấn để với những ưu điểm của mình
đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là việc phat
triển năng lực nhận thức các vấn để lịch sử ở học sinh Tuy nhiên, dù có vai trò
tích cực, to lớn như vậy thì đạy học nêu vấn để cũng không phải là một phương pháp vạn nang để cung cấp kiến thức cũng như phương pháp chiếm lĩnh tri thức
của học sinh Việc vận dụng kiểu dạy học này vẫn có những giới hạn và hạn
chế riêng.
Thứ nhất, dạy học nêu vấn để không thể áp dụng khi dạy những bài học
có tính chất mô tả (tiểu sử nhân vật ) Do đó, khi vận dụng, giáo viên cần nhấn
36
Trang 38LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn = Phan Lê Cầm Nhung
mạnh khía cạnh phát huy tính tự lực tìm kiếm wi thức, không cản trở sự tiếp thu
có suy nghĩ về khía cạnh tư tưởng của học sinh đối với tài liệu học tập
Thứ hai, theo quan niệm dạy học nêu vấn dé, hình thức tổ chức việc dạy
học sẽ được tổ chức theo hướng cá nhân hóa hoạt động của học sinh Hình thức
học chung cả lớp sẽ giảm, các em được giành nhiều thời gian để làm việc một
mình, tay đôi, hoặc theo từng nhóm nhỏ Vì thế, việc ấp dụng dạy học nêu vấn
để đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức, phải có cơ sở vật chất phù hợp
với cách tổ chức dạy học theo lối đàm thoại, tranh luận Ngoài ra, dạy học nêu
vấn để cũng đòi hỏi học sinh có năng lực và trình độ đồng đều về nhận thức, người thầy phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là phải có sự giúp
đỡ những điều kiện cơ sở vật chất từ phía nhà trường
Cuối cùng, do dạy học nêu vấn để để cao nhu cầu, hứng thú của học sinh
mà các em lại có những nhu cẩu, hứng thú khác nhau và cũng do học sinh tựmình khám phá tri thức đã ảnh hưởng đến việc tổ chức học tập, đến kế hoạchdạy học mà chương trình quy định sẵn, đôi khi làm giảm hiệu quả của giáo dục.
Vì thế, vai trò điểu khiển lớp học của giáo viên là vô cùng cần thiết
c) Các quan niệm về dạy học nêu vấn để
Lí luận và việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn để được các nhà
giáo, các nhà sư phạm rất quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên có rất nhiều cáchgiải thích khác nhau, quan niệm về dạy học nêu vấn để khá phong phú Sau đây
là một số quan niệm về kiểu dạy học nay của một số tác giả trong và ngoài
nước:
Theo I.la Lecner trong cuốn Dạy học nêu vấn để, ông cho rằng dạy họcnêu vấn để là trong quá trình học tập, “học sinh giải quyết một cách sáng tạo
các vấn để và các bài toán có vấn để trong một hệ thống nhất định, thì diễn ra
sự lĩnh hội sáng tao các tri thức và kỹ nang, sự nắm nhhững kinh nghiệm màhoạt động hoạt động sáng tạo của xã hội tích lũy được, sự hình thành nhân cách
có tính tích cực của công dan” Như vậy, theo Lecner, trong day học nêu vấn để phải có vấn để và các bài toán có vấn để, học sinh phải giải quyết các vấn dé
này một cách sáng tạo.
Theo V Okon, “dưới dạng chung nhất, dạy học nêu vấn để là toàn bộ
các hành động như tổ chức các tình huống có vấn để, biểu đạt (nêu ra) các vấn
để (tập cho học sinh quen dẫn để tự làm lấy công việc này), chú ý giúp đỡ cho
học sinh những điểu cẩn thiết để giải quyết vấn để, kiểm tra các cách giải
37
Trang 39LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cẩm Nh
quyết đó và cuối cùng, lãnh đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được” V.Okon đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo ra các tình
huống có vấn dé
Như vậy, theo ý kiến cua các tác giả trên, dạy học nêu vấn để phải có
các tình huống nêu vấn để, và vai trò, vị trí của người giáo viên trong việchướng dẫn, chỉ đạo học sinh giải quyết tình huống có vấn để là vô cùng quan
trọng.
Các nhà sư phạm và giáo dục nước ta cũng có những ý kiến về dạy họcnêu vấn dé:
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, “Trong dạy học nêu vấn để, người học tự
mình tìm ra kiến thức, phát hiện những vấn để nảy sinh trong cuộc sống Dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận dạng vấn để của mình, tranh luậnđúng, sai với bạn bè, và giáo viên là người đưa ra kết luận Từ đó, học sinh tựđiều chỉnh, tự đánh giá và rút ra kết luận, bổ sung cho tri thức của minh”
Theo các tác giả Phan Ngọc liên, Trịnh Đình Tùng trong giáo trình
Phương pháp dạy học lịch sử, các tác giả đã nêu quan niệm về dạy học nêu vấn
để: “Trong dạy học, giáo viên luôn chú trọng việc khơi gợi học sinh đặt vấn để
tìm hiểu, không dừng ở việc thụ động tiếp thu Đặt câu hỏi nêu ra điuể mình
chưa biết là một yếu tố quan trọng để hiểu sự kiện chứ không là những chỉ tiết
vụn vặt, hình thức bên ngoài Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải
quyết vấn dé, sau đó tiếp thu và củng cố kiến thức mới Cách dạy học như thếgọi là dạy học nêu vấn dé”
Như vậy, theo các tác giả, để thực hiện dạy học nêu vấn để giáo viên
phải tạo ra tình huống có vấn để để học sinh phải tự đặt vấn để tìm hiểu, tự
mình tìm ra kiến thức Từ những ý kiến trên đây về dạy học nêu vấn để, chúng
ta có thể rút ra một số quan điểm xung quanh dạy học nêu vấn để như sau:
Dạy học nêu vấn để là một quan niệm dạy học, trong đó việc phát triển
tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, khơi gợi nhu cầu, hứng thú học tập của học
sinh được đặt lên hàng đầu Vai trò của giáo viên là vô cùng quan trong, đặcbiệt trong việc tạo ra tình huống có vấn để và hướng dẫn học sinh giải quyếtsáng tạo vấn để đó
Như vậy, day học nêu vấn dé là cách tổ chức dạy học gồm ba yếu tố cơ
bản: tình huống có vấn dé, biểu dat vấn để đưc học sinh vào tình huống có vấn
để và tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực, tự giác, sáng tạo trong giải
quyết “van dé”,
38
Trang 40LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhan = Phan Lê Cẩm Nhun
Dạy học nêu vấn dé không phải là một phương pháp dạy học riêng, mà
là một kiểu dạy học được tiến hành thông qua sự liên kết nhiều phương pháp
giảng dạy khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học.
Nói cách khác, đây là một hình thức tổ chức sự tìm tòi kiến thức mới khi trongquá trình học tập thông qua việc giải quyết các vấn dé
d Các yếu tố cơ bản của day học nêu vấn để
Dạy học nêu vấn để được cấu thành bởi nhiều yếu tố, từ việc đưa ra tìnhhuống có vấn để, biểu đạt nó và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn dé Chúng
ta lần lượt tìm hiểu các công đoạn của dạy học nêu vấn để như sau:
- Vấn để: Vấn để là những mâu thuẩn mà tự nhiên và xã hội đặt ra đòi hỏi
con người phải giải quyết Vấn để mang tính khách quan không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của con người.
- Tình huống có vấn để: là trạng thái tâm lý của sự khó khăn về trí tuệ, đòi
hỏi phải giải quyết, không thể giải thích một sự kiện bằng những lý luận đã có, hoặc không thể thực hiện hành động đã biết bằng cách thức đã có trước đây và
họ phải tìm một cách thức hành động mới Như vậy, tình huống có vấn để là sựnhận thức mâu thuẫn khách quan của chủ quan, nó phụ thuộc vào vốn kinh
nghiệm và trình độ hiểu biết của chủ quan Tình huống có vấn để là vấn để
trung tâm, là điểm khởi đầu để hình thành kiểu đạy học nêu vấn để
Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa vấn dé và tình huống có vấn
để như sau:
Thực tiễn > Vấn để > Chủ quan nhận thức được > Tình huống có vấn
dé
Theo T.V Cudriapsev: "Khái niệm về tinh huống có vấn để và biện
pháp của nó tạo nên cơ sở của day học nêu vấn dé” Như vậy, tình huống có
vấn dé là cốt lõi của day học nêu vấn dé, không có tình huống có vấn để thì sẽ không có dạy học nêu vấn để Từ khái niệm tình huống có vấn để nói trên ta có thể diễn tả tình huống có vấn để trong học tập lịch sử của học sinh như sau:
Trước hết là sự xuất hiện một mâu thuẩn mà học sinh đứng trước sự cẩn
thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết nhưng cần phải biết Cụ thể là:
+ Về nội dung: học sinh chưa biết một kiến thức nào đó, như nguyên
nhân (bùng nổ, thắng lợi, thất bại), bản chất của các sự kiện, ý nghĩa, khuynh hướng phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những kiến thức trừu
tượng, khái quát như khái niệm, qui luật, bài học lịch sử
39