sử 3 6 trường DH (trong tổng số 21 trường) là có khả năng đào tạo được những
3. Đổi mới phương pháp đạy- học
Đổi mới cách dạy và học hay đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải từ ý thức. Phương pháp dạy học truyền thống là thầy đọc- trò chép không phát huy được tinh than độc lập, sáng tạo từ học sinh. Việc đổi mới dạy- học
phải phát huy tính tích cực của học sinh thông qua tác động của giáo viên. Giáo
viên phải đổi mới phương pháp dạy thì học sinh mới đổi mới phương pháp học
được. Nhưng đổi mới phương pháp dạy không có nghĩa là tạo ra một phương
pháp mới hoàn toàm khác với phương pháp cũ, loại trừ cái cũ. Nếu như phương
139
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung
pháp dạy học cũ có ưu điểm lớn là là phát huy trí nhớ của học sinh thì nay
phương pháp mới vẫn cẩn ưu điểm đó. Song phương pháp cũ đã phần nhiều bỏ
quên vai trò của học sinh nên học sinh chúng ta hoàn toàn bị động trong việc
tiếp nhận tri thức, các em trở nên hờ hững với các sự kiện, hiện tượng lịch sử vốn rất hấp dẫn, nên phương pháp mới phải phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo nơi học sinh.
Giáo viên phải biết vận dụng một hệ thống các phương pháp dạy học khác nhau, đan xen nhau trong một tiết học, trong suốt quá trình giảng dạy. Sử dụng từng phương pháp thích hợp tuỳ vào bài học, vào đối tượng học, vào điều kiện thực tế của trường, lớp.
Có những giáo viên đổi mới phương pháp bằng cách hỏi thật nhiều, cho học sinh làm việc “tích cực nhiều” nhưng có khi lại phản tác dụng bởi những câu hỏi không tạo được tình huống có van để, làm học sinh mệt mỏi, nhằm
chán, căng thẳng. Điều khó khăn nhất của người giáo viên là trong | giờ lên lớp
phải làm sao cho những học sinh khá, giỏi, năng động được thỏa mãn những tri
thức mới, còn những học sinh yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng được tham gia vào quá trình khám phá tri thức, vào việc khám phá những điều mới đó. Như vậy, tất cả học sinh sẽ hào hứng chứ không bị nhdi nhét nữa.
Đổi mới phương pháp không déng nghĩa với việc giáo viên chỉ sử dụng
một phương pháp mớ, hiện đại nhất định nào đó không thôi vào giảng dạy như:
giáo án điện tử, thảo luận nhóm, thuyết trình... mà cẩn phải có sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau trong dạy- học, và phải luôn giữ được vai
trò quan trọng của người thầy hướng dẫn cho học sinh đi đúng hướng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Đổi mới phương pháp dạy- học phải xem người học là trung tâm hoạt động, lấy phương pháp đối thoại- nêu vấn để làm then chốt nhằm phát huy được
tối đa năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Nó là cơ sở thực tiễn và
hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại
+ Đổi mới khâu kiểm tra và đánh giá
Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hiện nay trong môn lịch sử ở trường phổ thông chủ yếu dựa vào mức độ biết của học sinh nhằm kiểm tra trí nhớ, những kiến thức thuộc lòng từ học sinh.Để nâng cao chất lượng dạy- học lịch sử ở trường phổ thông ngoài việc đổi mới nội dung còn cẩn chú trọng đổi mới vé phương pháp day học trong đó có khâu kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới khâu
140
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lô Cẩm Nhu
này là việc làm bức thiết hiện nay nếu muốn đổi mới day học lịch sử thành công. Một số biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá như sau :
Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện: Nhiệm vụ của dạy học và dạy học lịch sử là nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ về mặt kiến thức mà còn về mặt đạo đức, tư tưởng, vận dụng vào thực tế.... Kiểm tra đánh giá phải bao gồm cả các mặt biết, hiểu và vận dụng
của học sinh.
+ Mức độ biết: có nghĩa là khả nang nhớ của học sinh vé các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử...mà các em đã được học.
+ Mức độ hiểu: Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn dé, những sự kiện mà các em đã học để từ đó rút ra kết luận. Mức độ hiểu cao hơn mức độ biết khi các em phải nắm bất kiến thức với những mối liên hệ phức tạp hơn...Bên
cạnh lĩnh vực kiến thức còn kiểm tra kết quả giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh, thông qua dạy chữ để dạy người.
+ Vận dụng: các em có thể vận dụng những kiến thức đã học, nhựng bài học kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết vấn để hiện tại, tham gia các hoạt
động như sưu tim, biên soạn lich sử địa phương...
Kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên với sự tự kiểm tra, đánh giá của học sinh: với cách này sẽ thể hiện được tính công khai dân chủ trong kiểm tra, đánh giá, đặt thêm lòng tin nơi học sinh, Để phương phấp này đạt hiệu quả cao người giáo viên cẩn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, hướng dẫn học sinh xác định được yêu cẩu của bài tập được cho, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu để quá trình tự kiểm tra, đánh giá của học sinh đạt kết
quả tốt nhất.
Tăng cường và đa dạng hóa các bài tập về nhà cho học sinh nhầm củng cố tri thức lịch sử cho học sinh, phát triển khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy cho học sinh. Cũng bằng cách này mà giáo viên có thể kiểm tra được trình độ kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập trong sách bài tập, ra các câu hỏi về nhà có nội dung tổng hợp, thống kê, khái quát, vận dụng...
Kết hợp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận với kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm: mỗi hình thức kiểm tra đánh giá đều có những ưu
khuyết điểm riêng như: tự luận thì sẽ kiểm tra được khả năng tư duy, tổng hợp,
diễn đạt, tư tưởng, tình cảm của học sinh... nhưng trắc nghiệm khác quan thì
không mà trắc nghiệm lại có thể kiểm tra được toàn diện nội dung chương trình học, chấm bài nhanh, khách quan, gây hứng thú cho học sinh, điểu này thì kiểm tra tự luận không đạt được. Có thể nói rằng ưu điểm của phương pháp này chính là diéu mà phương pháp kia không có. Chính vì vậy cẩn kết hợp linh hoạt các
141
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cầm Nhung
loại hình kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử để phát huy nhưng ưu điểm và khắc phục hạn chế của các phương pháp kiểm tra, đánh giá đó.
Tổ chức tốt các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá: khi ra đề thị, kiểm tra phải phù hợp với mục tiêu bộ môn để ra trong từng bài học, trong chương trình, để thi không nên dé quá ma cũng không được khó quá, không đánh đố học sinh.... Sau đó là phải coi thi nghiêm túc để có được kết quả chính xác, công bằng. Và việc chấm thi cũng phải kết sức chính xác, công bằng,
khách quan.
Vấn để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh phổ thông trung học hiện nay là một yêu cầu cấp thiết vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng bộ môn, việc đổi mới ở khâu này không chỉ từ giáo viên trực tiếp giản dạy mà còn từ phiá Bộ, Sở, Ban giám hiệu nhà trường
các trường THPT. Chỉ khi nào đánh giá đúng khả năng, vị trí, sức học của mình thì học sinh mới say mê học tập được.
Theo TS Tưởng Phi Ngọ (giảng viên trường DH Sư Phạm TP. HCM):
“Để thi tốt nghiệp THPT hằng năm nặng về yêu cầu kiểm tra học sinh nhớ (tức là “biết”) hơn là “hiéu” lịch sử. Với dạng để này, giáo viên không cẩn nâng cao
trình độ chuyên môn, học sinh lười suy nghĩ nhưng có chỗ cho bệnh thành tích
tổn tại. Cẩn cải tiến để có những để thi đảm bảo cả hai yêu cẩu “biết” và
"hiểu ” theo một tỷ lệ nhất định. Không nên trắc nghiệm môn lịch sử ở các kỳ
thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh DH- CD vì tác dụng của hình thức này rất
hạn chế mà nhhiéu nhà khoa học đã lên tiếng không đồng tình, thậm chí có người cảnh báo rằng, diéu đó sẽ phá vỡ mục tiêu đào tao”
Ngoài ra còn có những phương pháp khác cũng nhằm nâng cao hiệu quả
môn học, đó là:
Kết hợp với các kênh truyền hình giải trí, tổ chức các game show hấp
dẫn có liên quan đến lịch sử
Ở trường học, địa phương cũng nên tổ chức nhiéu chương trình, sân chơi
cho những người yêu thích, khám phá lịch sử.
Tăng cường quảng cáo: hiện nay thành phố đang áp dụng việc treo băng
rôn quảng cáo ở các tuyến đường. Theo chúng tôi nên treo ở những điểm như chỗ đèn đỏ, trung tâm giải trí, siêu thị, trường, lớp học.... Không nên tren khắp
đường vì như vậy khá nguy hiểm khi người đi đường chú tâm vào đọc những
thông tin lịch sử trên đó.
Tăng những chuyến đi thực tế, tham quan di tích lich sử.
142
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cam Nhung