PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 33)

1. Cơ sở lý luận:

Việc dạy học phát huy tính tích cực hoạt động, suy nghĩ của học sinh

dưới sự hướng dẫn của thay cô giáo là vấn để đã được đặt ra từ khá lâu. Việc

dạy học định hướng vào người học được xem là mục đích khá quan trọng của

giáo dục vào thời cổ đại. Ở Ba Tư- Hy Lạp, người ta đã hướng vào việc đào tạo

con người vừa giỏi võ nghệ vừa có đạo đức tốt; Ở Trung Quấc thời phong kiến,

tiêu chuẩn để đánh giá một người quân tử là “nhân, trí, dũng”. Đối với Việt

Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, chủ trương đưa

“giáo dục làm quốc sách hàng d4u” để giáo dục con người “phát triển hài hòa, cân đối giữa thể lực và trí lực, giữa đức và tài, phát triển cá tính và sự phong phú của con người, phát triển một cách tự do, đẩy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng của xã hội". Nền giáo dục phải đảm bảo: giáo dục và đào

tạo những con người năng động “ Học để biết, hoc để làm, học để chung sống và để tự khẳng định minh”,

Với những thành tựu của giáo dục học hiện đại, đã để cao sự tác động lẫn nhau giữa giáo viên va học sinh, dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” tức là trong dạy học phải khắc phục lối truyền thụ một chiểu từ giáo viên, bằng việc

cho học sinh tích cực suy nghĩ, hoạt động tư duy, làm việc nhóm để chủ động khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

Như vậy, việc day học phát triển tư duy học sinh không phải là vấn để mới được đặt ra mà nó có một cơ sở lý luận khá vững chắc từ những tư tưởng

được manh nha từ thời cổ đại, nó luôn thường trực trong quá trình phát triển của

loài người, và đặc biệt với những thành tựu của ngành tâm lý học, giáo dục học

thì vấn để "lấy học sinh làm trung tâm” trở thành vấn để thường trực của giáo

dục.

2. Cơ sở thực tiễn

Loài người đang bước vào thế kỳ XXI- một thế kỷ với nén văn minh trí tuệ, một thời đại của Công nghệ thông tin, kỹ thuật số nên “giáo dục phải là

đơn đặt hàng của xã hội”, giáo dục buộc phải thay đổi nội dung, chương trình, phương pháp cho phù hợp. Và dù có thay đổi như thế nào chăng nữa thì có một nguyên lý không thay đổi- giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Cái thay đổi là cách thức kiến tạo kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy

học. Cách thức đó phụ thuộc vào 4 yếu tố:

28

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung

+ Đối tượng để dạy học- dạy ai?

+ Mục đích của day học- Dạy để làm gì?

+ Nội dung dạy học- Dạy cái gì?

+ Phương pháp dạy ra sao- Dạy như thế nào?

Bốn yếu tố này thay đổi liên tục theo thời gian, hoàn cảnh xã hội nên nó

đòi hỏi hình thức và phương pháp dạy học phải khác đi, không còn là một cách

thức đơn điệu, tẻ nhạt. Chúng ta có thể phân tích kỹ để thấy sự thay đổi của 4

yếu tố theo thời gian như sau:

Trước hết, trong thời đại ngày nay, câu hỏi "dạy để làm gì?” là một câu

hỏi rất hay, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ đến mục tiêu học tập, đào tạo. Xã

hội đã và dang thay đổi rất nhiều, có nhiều cơ hội cho con người lựa chọn

nhưng cũng không thiếu những thách thức, những thử thách đẩy cám dỗ. Vì vậy,

nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải thích ứng với hoàn cảnh, có thể chuyển đổi và tự chuyển đổi nghé nghiệp một cách nhanh chóng, diéu quan trọng nhất là mỗi

con người phải học tập, hình thành cho mình kĩ năng sống.

Đồi hỏi của xã hội là phải giáo dục và đào tạo ra những con người toàn

diện, vì vậy mà việc day học, mục tiêu day học không thể mãi đào tao ra những

con người chỉ biết học vẹt, học thuộc lòng theo kiểu “tẩm chương trích cú” mà ít động não, ít sáng tạo. Cần phải giáo dục và đào tạo ra những công dân tương lai, biết làm, biết chung sống và biết tự khẳng định bản thân. Như vậy, mục tiêu

giáo dục, học tập đặt ra đã quá rõ, nó là triết lý giáo dục chi phối lời giải đáp

cho ba câu hỏi còn lại.

Dạy cái gì?. Lời giải đáp cho câu hỏi "Dạy cái gì?” trong xã hội ngày

nay là dạy cách học, dạy phương pháp để nấm bắt, lĩnh hội kiến thức, bởi

phương pháp vô cùng quan trọng “có phương pháp thì một người bình thường

cũng trở thành phi thường”, “không có phương pháp thì một người tài cũng

chẳng làm nên công trạng gi”, "phương pháp như ngọn đèn roi đường cho ta đi

trong đêm tối"°.Phương pháp hay là cách thức để ta lĩnh hội kiến thức, phương

pháp đúng và khoa học sẽ theo mỗi con người trong suốt cuộc đời, là chìa khoá

để dẫn đến nhiều thành công. Dung lượng kiến thức thì vô hạn, vô cùng mà thời gian truyền đạt thì có hạn, vì vậy người thay không thể hiểu biết hết và truyền

tải mọi vấn để cho học sinh, mà diéu quan trọng là phải chỉ ra cách thức nắm bắt vấn để cho học sinh. “Dạy cách học”, câu trả lời này là hệ quả của việc dạy

® Bacon- triết gia người Anh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung

học hình thành nhân cách có khả nang hoc tập suốt đời, vì cẩn phải học suốt

đời, “Học nữa, học mai”’, "Những gì ta biết chỉ là một hạt cát, những gì ta chưa

biết là cả một đại dương bao la”. Chỉ có hình thành phương pháp, cách thức

nắm bắt vấn để để con người có khả năng học suốt đời, là chìa khoá để bước vào nên kinh tế tri thức. Vì ngày nay, với sự phát triển vô cùng nhanh chóng

của khoa học công nghệ, làm cho tri thức của nhân loại tăng theo hàm số mũ.

(Nếu như ở thập niên 70, của thế kỷ trước, tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi

trong chu kỳ 8 năm, thì hiện nay chu kỳ này rút ngắn còn 4 năm)". Điểu này sẽ

dẫn tới mâu thuẫn một bên là thời gian con người được giáo dục trong nhà trường luôn luôn có hạn và nhu cầu nắm bắt, tiếp thu một khối lượng kiến thức

khổng 16 và ngày càng biến đổi, bổ sung. Không có cách học, chúng ta sẽ bị dim trong bể thông tin, như vào trận dé bát quái không có lối thoát ra.

“Day ai?” câu hỏi liên quan đến đối tượng giáo dục- người học. Nó có tác dụng đến việc lý giải vì sao có thể và phải đổi mới phương pháp day học trong nhà trường hiện nay. Lời giải đáp cho câu hỏi này để cập đến đặc điểm trí tuệ của học sinh. Các chỉ số phát triển tâm sinh lý, thể lực, trí tuệ của học sinh thế hệ trẻ ngày nay đều tăng và thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển nhận thức và tư duy học sinh. Có thể nói năng lực

tiếp nhận tri thức của học sinh ngày càng được nâng cao hơn trước nhiều, Vì vậy, hoạt động day học có điều kiện tổ chức, khai thác tiểm năng đó với hiệu suất cao hơn, Hơn nữa, học sinh ngày nay đang được tắm mình trong bể thông tin mà tri thức chảy từ nhiều kênh nguồn khác nhau. Như thế học sinh ngày càng có nhiều công cụ, nhiều cách khác nhau để thu nhận thông tin phong phú,

đa dạng, đã làm cho nguồn thông tin đến từ bài giảng của thầy không còn có tính chất tuyệt đối như trước nữa. Và thông tin thuyết trình từ phía giáo viên

nếu không cải tiến, cập nhật thường xuyên có thể dẫn đến không chỉ nghèo về

lượng mà còn lạc hậu về chất.

Tóm lại, học sinh thế hệ hiện đại có khả năng tự gia công trí tuệ và

thông tin để bổ sung kiến thức cho riêng mình (mặc dù là số ít). Đặc điểm đó không cho phép mà còn buộc giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động và phát huy khả năng tư duy độc lập của học sinh.

Chuyển từ phương pháp cung cấp thông tin là trọng tâm sang phương pháp tổ

chức cho người học gia công xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ và bản chất của phương pháp dạy học mới.

V.1.Lênin

* Báo “Giáo dục và thời dai”.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Pham Thị Nhạn — Phan Lê Cẩm Nhung

Cần phải nhấn mạnh rằng, day học ngày nay có diéu kiện thuận lợi để tiết kiệm thời gian, công sức thay giáo bỏ ra cho việc cung cấp thông tin, nhưng điều đó không làm giảm vai trò của người thay, trái lại càng đòi hỏi giáo viên phải phấn đấu nhiều hơn, có năng lực sư phạm cao hơn, mới hơn. Vì thông tin khoa học có khả năng tự tra cứu được, thu thập được nhiều nguồn ở nhiều cơ hội khác nhau, nhưng vấn để khoa học đặt ra để định hướng người học thu thập

thông tin để giải quyết lại thường phan nhiều do người dạy học. Người thay

phải là người chủ đạo trong việc định hướng nhận thức và học tập cho học sinh,

dần hình thành nhân cách nơi các em,

Những phân tích trên đây, đó là lời giải đáp cho câu hỏi “Day như thế nào ”.

Nói gọn lại, nếu như hiện nay đang phổ biến phương pháp dạy truyền đạt kiến thức một chiều giống như bón cơm cho trẻ thì ngày nay còn phải có sự kết hợp đa phương pháp, lấy ưu của những phương pháp này để lấp cho khuyết của phương pháp kia, bằng công việc ấy, thầy day học sinh hoàn thành công việc đó

để tự thu nhận kiến thức giống như cho trẻ thìa để tự xúc cơm ăn”

Cần khẳng định đổi mới phương pháp day học là bài toán khó đặt ra,

nhưng không phải vì nó khó mà đừng lại không tim cách để giải quyết. Không giải quyết được thì giáo dục Việt Nam đã lạc hậu và sẽ còn tụt hậu rất nhiều so

với nền giáo dục trong khu vực và thế giới. Đổi mới phương pháp day học này

không chỉ là phong trào mà còn là yêu cầu bất buộc đối với giáo viên. Thông thường ở các giờ thao giảng hay dự thi giáo viên giỏi thì tất cả giáo viên đều nỗ

lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dù còn có ngưới chưa thành công như mong muốn trên thực tế và diéu tra xã hội học cho thấy tỷ lệ giáo viên thực

hiện được yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều.

Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà cẩn phải tiến hành đổi mới đồng bộ về sách giáo

khoa, nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đời sống giáo viên, trang thiết

bị, cơ sở vật chất cho các trường học cũng như khâu kiểm tra, đánh giá....

* Theo báo “Giáo duc và thời dai”

31

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lô Cẩm Nhun

II. NỘI DUNG CUA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)