Áp dụng công nghệ thông tin vào day học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 57)

Theo I.la. Lecner trong cuốn Dạy học nêu vấn để, ông cho rằng dạy học

3.4 Áp dụng công nghệ thông tin vào day học

a. Khái niệm

Trước hết cần thống nhất các khái niệm sau:

+ CNTT là khái niệm rất rộng nhưng việc giảng dạy tại các trường học hiện

nay thi phan mềm Microsoft PowerPoint (MS PowerPoint) được ứng dụng

và đem lại hiệu qủa cao. Do đó, có thể tạm hiểu CNTT là phẩn mềm

Powerpoint.

+ Bài giảng điện tử là bài giảng được thực hiện chuẩn bị (soạn) và giảng dạy

bằng phương tiện giảng dạy hiện đại - máy tính. Trong đó, giáo viên sử

dụng MS PowerPoint để soạn và giảng dạy thông qua chương trình trình

diễn bằng phương tiện nghe nhìn

+ Vậy ứng dụng công nghệ htông tin vào bài giảng lịch sử là sử dung phan

mềm MS Powerpoint dể soạnvà giảng môn lịch sử bằng phương tiện dạy

học hiện đại- máy tính, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

b. Sự cần thiết của việc ứng dụng những thành tựu hiện đại vào day học

53

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Phạm Thị Nhạn — Phan Lô Cẩm Nh

Như đã phân tích ở trên, bước vào thế kỷ XXI, con người đang sống

trong sự phát triển như vũ bão của thông tin, với những phương tiện truyền thông hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT), đã

tác động đến nhiều mặt của cuộc sống, sản xuất. CNTT đã trở thành công cụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà trong đó có giáo dục và đào tạo. CNTT,

truyền thông là một trong những công cụ để sử dụng vào việc đổi mới phương pháp dạy học đang được thế giới quan tâm.

Thấy được tẩm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

giáo dục và đào tạo, Bộ chính trị đã có chỉ thị 58 - CT/TW vẻ việc *.. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo các cấp học, ngành học". Sau đó, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo có chỉ thị 29/CT -

BGDDT (Tháng 7/2001) để ra nhiệm vụ ứng dụng CNTT cho các trường phổ

thông từ năm 2002 — 2005, là phải ứng dụng từ 5-10% thời gian lên lớp.

Xuất phát từ thực tế, nên việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói

riêng cần sử dụng giáo án điện tử trong bài giảng, đặc biệt với môn lịch sử,

không chỉ tuân thủ quy luật nhận thức mà lịch sử cẩn gắn lién với sự kiện, “sự kiện là không khí của nhà khoa học”, nên nó gắn phải lién với những sự kiện cụ

thể, những nhân vật, những địa danh, những trận chiến cụ thể đã từng xảy ra

trong quá khứ. Nên việc sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học là biện pháp

hữu hiệu để nâng cao chất lượng bộ môn, CNTT là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp đạy học.

Việc sử dụng CNTT trong dạy học lịch sử phải tuân thủ các bước nhất

định.

c. Các bước thực hiện một giáo án điện tử:

- Một là từ khâu chuẩn bị:

Trước hết giáo viên phải chuẩn bị hé sơ bài giảng bao gồm các tư liệu

mang nội dung cẩn giảng ngoài SGK như : sách tham khảo, ảnh tư liệu , các đĩa để lưu bài, kênh âm thanh có liên quan đến bài giảng.

Sau khi có tư liệu, giáo viên cân xử lý tư liệu, lựa chọn những thông tin

cần thiết, xử lý những hình ảnh cho rõ nét, có khả năng thể hiện nội dung cụ thể

sinh động.

Lập hổ sơ cho bài giảng cu, thé, giáo viên có thể làm nhiều cách để lập

hô sơ:có thể đánh dấu, số vào các tư liệu cho bài soạn trên cơ sở đã được sắp xếp theo hệ thống các sự kiện, theo vấn đề.

$4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Phạm Thị Nhạn ~ Phan Lê Cấm Nhung

Cuối cùng giáo viên nhập các kênh tư liệu đã chuẩn bị vào máy tính thông qua các thiết bị ngoại vi (máy Scan, ổđĩa SSB) va dat tên cho thư mục hoặc từng tiết dạy cụ thể..nhằm giúp giáo viên dé tìm kiếm khi dàn đựng hoặc

khi giảng

- Hai là từ khâu dàn đựng- soạn giáo án

Đây là khâu quan trọng, nó đóng góp vào sự thành công của bài giảng

cũng là sự thể hiện một cách trí tuệ, khoa học và khả năng ứng dụng CNTT vào bài giảng. Cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

+ Dam bảo tính hệ thống theo SGK, theo sơ dé của nội dung bài giảng đã chuẩn bị từ khâu trước

+ Tiến hành dàn dừng trên chương trình MS Powerpoin

+ Định dạng các đối tượng, tạo hiệu ứng trang và hiếu ứng cho từng đối tượng

- Ba là khâu giảng bài bằng giáo án điện tử:

Khi thực hiện giảng bài giáo viên có thể giảng trên lớp, phòng chức

năng, phòng bộ môn được trang bị những thiết bị cần thiết.

Thực hiện giảng bài thông qua các khâu trình chiếu. Cần chú ý giữa việc giảng với trình chiếu một cách lôgic, liền mạch đảm bảo phù hợp với sự nhận

thức của học sinh.

d. Những thuận lợi từ việc ứng dụng CNTT vào giảng day:

Đối với học sinh khi được học trên giáo án điện tử các em Dược quan sắt nhiều phương tiện trực quan, nếu có sự hướng dẫn khoa học của giáo viên, các

em sẽ nhớ kỹ bài, nhanh chóng hình thành khái niệm lịch sử.

Đối với giáo viên có khả năng tiếp cận và ứng dụng một cách sáng tao các phương tiện day học trong công tác giảng dạy góp phan tích cực vào việc

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của

học sinh. Giáo viên năng động, bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn, nhiều

hình ảnh trực quan hơn.

Những khó khăn khi tiến hành soạn giáo án điện tử:

+ Cơ sở vật chất chưa đầy đủ

+ Trình độ vi tính của nhiều giáo viên chưa được nâng cao nên rất khó khăn khi tiến hành xây dựng một giáo án điện tử đảm bảo khoa học và hấp dẫn

55

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SVTH: Phạm Thị Nhạn = Phan Lô Cẩm Nhun

+ Mất rất nhiều thời gian cho các khâu...

e. Thực tế sử dụng CNTT trong các trường THPT hiện nay.

Do đòi hỏi không những về trình độ chuyên môn sâu mà cần tới trình độ

vi tính căn bản, cũng như có sự đầu tư cho trang thiết bị hiện đại các trường phổ

thông mới có thể tiến hành sử dụng CNTT trong đạy học, cho nên việc áp dụng

CNTT trong dạy học hiện nay chưa được tiến hành đại trà.

Nhiều giáo viên đã ý thức được tẩm quan trong của việc sử dụng những

phương tiện hiện đại vào dạy học nên ngay từ năm 2003 ở TP.Hồ Chí Minh

nhiều trường đã áp dụng giảng dạy bằng giáo án điện tử. Những trường như:

trường THPT Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong đã đẩy mạnh áp dụng CNTT vào giảng dạy.

Để có nhiều giáo viên sử dụng tốt GAĐT can sự nổ lực rất nhiều từ phía

chính những giáo viên, sự quan tâm và đầu tư của những trường phổ thông, các cấp các ngành cho trang thiết bị. Có như vậy mới có thể nói đến sự khả thi của

CNTT trong giảng dạy.

Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới phương pháp dạy học mà cẩn phải tiến hành đổi mới déng bộ về sách giáo

khoa, nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đời sống giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường học cũng như khâu kiểm tra, đánh giá....

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)