PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
4. Bệnh thành tích ảnh hưởng đến nhiều giáo viên
Đa số giáo viên muốn đánh giá đúng chất lượng kết quả học tập của học
sinh nhưng sau một năm làm việc nghiêm túc, cuối năm học lại phại tự phủ
nhận kết quả làm việc nghiêm túc đó là buộc phải nâng điểm cho học sinh để cho đủ với chỉ tiêu của nhà trường. Đó là sự thật ở nhiều trường phổ thông hiện nay. Cho nên nhìn htẳng vào sự thật thì bệnh thành tích chủ yếu là việc nâng điểm cho học sinh, như vậy đã vô tình hình thành nơi các em tính ỷ lại, biếng học và điều tệ hại nhất là các em không còn xác định được mình là ai nữa. Nếu
chúng ta cứ đánh giá đúng thực chat của vấn để, cứ cho các em một điểm số
phù hợp với khả năng của các em thì các em sẽ biết mình là ai, đang dừng ở điểm nào.
Hoàn cảnh Việt Nam không hé trong dụng những người không phấn đấu nên việc đánh giá đúng thực chất của vấn để sẽ tác động đến lòng tự trọng và sự phấn đấu học tập của học sinh.
Bệnh thành tích như con dao hai lưỡi ảnh hưởng tới ý chí của giáo viên, không phát huy được tài năng của học sinh. Bệnh thành tích là do đâu? Do giáo
viên, phụ huynh hay chính các cấp lãnh đạo ở một số trường phổ thông hiện nay muốn "thổi phéng” kết quả, để rồi cuối cùng làm ảnh hưởng tiêu cực đến
nhiều thế hệ học sinh.
5, Cơ chế quan lý chưa đủ mạnh và còn nhiều bất cập
Cơ chế quản lý giáo dục Việt Nam còn quá nhiều bất cập, đặc thù của nghề dạy học là “giáo viên có khoảng trời chuyên môn” riêng. Nhiều người cho rằng: dạy hết giờ, hết bài là hoàn thành nhiệm vụ còn chất lượng thì khó ai mà
bất bẻ được. Hiện nay có giáo viên dạy trên lớp cho qua loa để giữ "bí quyết”
lôi kéo học sinh đi học thêm (phổ biến ở các môn học thuộc khoa học tự nhiên,
129
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
ngoại ngữ và rải rác ở những môn khoa học xã hội trong kỳ ôn thi đại học).
Trong khi đó cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học không kém theo một chế độ khen thưởng hoặc giám sát, kiểm tra, đánh giá nào. Phát động xong ai
muốn thực hiện không là tùy- nên khó có thể đặt hy vọng lớn vào công việc nửa chừng như thế này, Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học phải đi kèm
với việc đổi mới cách đánh giá giờ dạy, giờ dạy tốt không những giáo viên giỏi,
truyền đạt hay về kiến thức, học sinh hiểu bài mà trong tiết dạy ấy phải kích
thích học sinh làm việc, tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động nhóm nhằm "lấy
học sinh làm trung tâm”, giáo viên là người hướng dẫn học sinh làm việc, nắm
bắt kiến thức. Nhưng ở các trường phổ thông hiện nay vẫn sử dụng cuốn “hướng dẫn đánh giá” của bộ đã quá lạc hậu, chẳng khác gì việc nhồi nhét đổ vật đã
biến dạng vào một cái khuôn cũ.
Nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải, dung lượng chương trình
lớn nhưng thời gian phân bố lại quá ít nên không đủ thời gian cho giáo viên
truyền tải kiến thức chứ không kể đến việc kết hợp nhiều phương pháp, cho
hoạt động nhóm hoặc di sâu vào bài.
6. Cơ sở vật chất chưa đủ, đời sống giáo viên chưa được nâng cao.
Đây là một trong những bước cản lớn đối với việc đổi mới phương pháp
dạy học, mặc dù nhiều giáo viên đã ý thức được tẩm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng khi nhìn vào đời sống thực tế của mình, giáo
viên bộ môn sử vẫn còn rất nhiều khó klhăn (bậc lương..), họ phải chật vật lo
cho cuộc sống hằng ngày vẫn chưa đủ chứ nói gì đến việc mua tư liệu, tranh ảnh, tài liệu đọc thêm, học thêm vi tính, ngoại ngữ... Như chúng ta đã để cập, có nhiều giáo viên phải đi làm thêm những ngành không gắn với chuyên môn
để có thể bám trụ được với nghề, để trang bị cho tiết học được tốt hơn nhưng họ cũng không thể nào trang bị phương tiện trực quan đẩy đủ cho tất cả các tiết
học.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất ở các trường Trung học phổ thông còn lạc
hậu, chưa trang bị đủ, hầu hết các trường chưa có phòng bộ môn (lịch sử), không có máy chiếu trang bị trong các lớp học (trừ một số trường ở 2 thành phố lớn: Hà Nội, Hỗ Chí Minh), vậy thì giáo viên muốn trình chiếu giảng dạy bằng
giáo án điện tử có thé tự trang bị cho mình nổi | máy vi tính không, rồi cả máy chiếu nữa?. Mặt khác, các trường phổ thông lại không chủ động bồi dưỡng trình
độ vi tính cho giáo viên, họ muốn có 1 giáo án điện tử hoàn chỉnh phải đi thuê,
mượn hoặc phải bỏ tiền, thời gian để hoc thêm. Quả là khó khăn chồng chất
khó khăn nhất là những giáo viên phải vất vả cho cuộc sống mưu sinh gia đình.
130
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Phạm Thi Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung
Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt
được kết quả cao, xuất phát chính của vấn để chính từ người giáo viên, họ cần phải tự béi dưỡng chính mình, về trình độ chuyên môn và tin học. Họ cẩn phải lấy cái tài, cái tâm cho việc dạy học. Bên cạnh đó cẩn có sự quan tâm, đầu tư của nhà trường, các cấp, các ngành cho cơ sở vất chất, sự nghiệp giáo dục, nâng cao mức sống cứa người giáo viên.
131
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Pham Thị Nhạn - Phan Lê Cẩm Nhung