1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Tìm hiểu đặc điểm thơ trữ tình và vận dụng phân tích một số bài thơ trong chương trình trung học phổ thông:

171 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu đặc điểm thơ trữ tình và vận dụng phân tích một số bài thơ trong chương trình trung học phổ thông
Tác giả Lê Thị Minh Kim
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoài Thanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 59,56 MB

Nội dung

Lý luận và phê bình văn học Trần Đình Sử, Lý luận văn học Phương Luu chủ biên, Quá trình sáng tạo thơ ca Bùi Công Hùng, Ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh, Thơ và mấy vấn dé trong thơ Việt Na

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM TP HO CHÍ MINH

KHOA NGU VAN

“' Md oe

LUAN VAN TOT NGHIEP

MON LY LUAN VAN HOC

ĐỀ TAL:

TÌM HIỂU ĐẶC DIEM THO TRU TINH

VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MOT SO BAI THƠ TRONG CHƯƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN HOÀI THANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ MINH KIM

Trang 2

LOI CAM ON

Em xin gửi lời cảm ơn chân

thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Hoài Thanh- Giảng viên

bộ môn Lý luận văn học- người

thầy đã tận tình hướng dẫn em

hoàn thành luận văn này.

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2005

Sinh viên

Trang 3

ư ˆ.‡ nn tt EE EEE REESE EEE EEE 9496969990906 0949949949 0999990991960 94499009099000 090999900499 94999909996996090009092seee9as

s.s 9449999490900099 999990699996

FERRERS EERE EE EE EERE EEE EERE EE TEETER 1000909 9019091910 019901019 19(09V010900909090999909094919999009996499 90499009999 9999994$v

EEE EERE EERE EE EERE EEE E EERE EERE EEE EERE EEE EEE EEE SEE EEEEEEEEEE EERE ES EEEEEE SEETHER THEE TREE ETE ROO EE

Trang 4

MỤC LỤC

A/ DẪN NHẬP cccceccccccsecrreesecrre I

BA |; -————~^ ae 1

UU fects dữ vất OB cisieicissitniicsasccacinascnictcs döšc ti xš ga, RT ME

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ee 3

IV Phương pháp nghiên cứu « „4

v Cin HH của lege VĂN a ===s 4

Chương I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƠ VÀ

TU TRE TÍNH 22222 2 dtttttCacsetsga 5

Ph lóc lii ne cia 5

Bs Tc gasaccaasviscasanncs cassia ees Sa nae 5 CBs REDD MEER URIS ID): S020 20114461%1066101014ã(lxeeo0ssteaiirson 6

IL Tổ chức của một bài thơ trữ tình - «‹««‹««s-Ö

bế tệ pce ME cae SO pe REO dane Ree he ste ee RES RR ee II

oA A | 1 fe RSME Sheree oy Op et RRO NR TARR A CRT er OTR RP RSS 13

3, Dòng thơ va câu thơ EE 31

TL | ee 34

ba Bee | LV tLe tecic:20102620022666G120 5002042064090 6403GI4G10S80X%kc4CtG016 36

IH Đặc điểm của thơ trữ tình -.-‹«<555555s<sexseessss2Ø

1 Một số quan điểm khác nhau về đặc điểm | thở trữ tình wane 40

2 Xác định đặc điểm của thơ trữ tình -. -‹¿ 48

DA Đặc di th:VỀ CỒN ARO sessile 49 9.2 Đặc điểm vb HỘI MU vassieccccveseesiesissssesconrsvecesevouvvecvssncieveaseocs $0

PR n2 De py, on oe SY

2.5 Đặc điểm về Kiọng Bề a 2st0672000480110144911 720606860800 36 60

Chương II : THUC HANH PHAN TÍCH MOT SỐ TÁC PHẨM

THƠ TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG

S>)2SE820548402010385385 380S0466500106090380/040/62866x414605660388095368564480do046:33 8s: ED

SH GHẦÊGI201466G0%000G6)01GG016620206666/4/SUU 65

# Thơ trung đại 555 s5 mm mem mem 72

|, Doan trích: Trao duyên (Truyện Kiểu - Nguyễn Du) 74

2, Đoạn trích: Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phí

Trang 5

(Chinh phụ ngâm khúc - Dang Tran Côn) -. 79

3 Bảo kính cảnh giới 43 (Nguyễn Trãi) c- 2-2 83

4 Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến) - 2-2-5252 S7crzc5Z 85

SA erat (Hỗ Kae HƯU) d4 0xeeeeceeee 91

1 Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) - c5 S55 5215 97

2 VGA wang (Nuên Die) ssa see 100

3: GIANG guøng (Hy CO) 662040) 446 4c x62664660áá<6c¿soà 105

4 Ð9y Hân VE Die (EA MRETTW — êe -s 110

5 Tông biệt hành (Thâm Tâm) 114

# Thờ cấch HN: 406k GGGGGLA0 G6666 4G117

US > | j1 HH huy 121

2, Đất nước (Nguyễn Đình Thi) s5 se 127

3 Bên kia sông Dudng (Hoàng CAM) 132

Bi Wide Bale (TẾ HN] cise eA 136

5 Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) cà l4I

© Thơ Đường -2s.eertttrefetttrrerttrreerrtrrretrrrerrrrocer 147

1 Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) 148

2 Xiến wong (Đồ PHÙ) cá RAR 151

lh LAE UYU Rete ae ea

Trang 6

Tim tiếu đặc điểm the trừ tink nà ting dung phan tich một số tác phẩm

xuất hiện chữ viết Khi nghiên cứu về bất cứ nén van học nào trên thế

giới, chúng ta đều dé đàng tìm thấy rất nhiều nhà thơ trữ tình tiêu biểu,

nhiều kiệt tác thơ trữ tình làm đấm say trái tim bao nhiêu thế hệ độc giả.

Có thể nói, thơ trữ tình luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người

sáng tác, nhà phê bình và bạn đọc yêu thơ.

2 Vấn để nghiên cứu về lý luận và phân tích thơ trữ tình, từ trướcđến nay, vẫn luôn là vấn để mang tính chất thời sự Đặc biệt chúng ta cần quan tâm đến việc áp dụng các thao tác phân tích thơ trữ tình vào

phân tích các tác phẩm thơ trữ tình cụ thể của sách giáo khoa phổ thông

Đây quả là vấn dé cấp thiết Thực tiễn giảng dạy hiện nay cho thấy, việcgiảng dạy thơ trữ tình còn tách rời giữa lý luận và phân tích, ít có sự gấn

kết giữa hai quá trình này, vì thế hiệu quả của việc dạy và học thơ trữ

tình chưa cao,

3 Để khắc phục tình hình trên, nhằm nâng cao trình độ giảng dạy

và thưởng thức thơ trữ tình, rõ ràng chúng ta thấy cần phải có sự gan kết

chặt chẽ giữa việc tìm hiểu lý luận về thơ trữ tình và việc áp dụng lý luận

đó để tiếp cận tác phẩm văn chương Có như vậy, người tiếp nhận tác

phẩm trữ tình mới có cái nhìn toàn vẹn và sâu sắc hơn Từ đó có thể thấy,

việc tìm hiểu lý luận về thơ trữ tình, gắn với việc phân tích giảng văn đối với thơ trữ tình là vấn để vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn Trong luận văn này, người viết bước đầu có cái nhìn xuyên suốt chươngtrình thơ trữ tinh được day ở phố thông, trên cả hai mặt lý luận và thựctiễn Điều này giúp cân bằng giữa lý trí và tình cảm, trí óc và trái tim,

giúp phương pháp phân tích có nội dung khoa học, để quá trình giảng dạy

mở con đường đi sâu vào tác phẩm văn chương một cách sâu sắc và thấu

đáo nhất Mục đích cuối cùng của luận văn này, không ngoài mục đích

nâng cao chất lượng giảng day thơ trữ tình trong trường phổ thông Đó

SOTH : tê Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê “ăn l

Trang 7

Tim kiếu đặc điểm the trợ tink nà ting dang phan lich mgt 16 tác pham

cũng là bổn phận và trách nhiệm của người giáo viên - người xây dựng

nên những chiếc câu nối, đưa học sinh vào thế giới kỳ diệu của văn

chương, hiểu văn chương bằng trí tuệ, yêu van chương bằng rung động

của trái tim.

H Lịch sử vấn dé

Tài liệu lý luận văn học nghiên cứu về thơ nói chung và thơ trữ tìnhnói riêng, hiện nay không phải là hiếm Trong quá trình tìm tư liệu để

tham khảo cho đề tài này, chúng tôi đã tìm thấy một số tài liệu, cả trong

nước và ngoài nước, có nghiên cứu những vấn dé liên quan Có thể kể ra

đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của những nhà lý luận văn

học nổi tiếng Đó là Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N Pôxpêlốp), Lý

luận văn học (N.A Gulaiep), Mấy vấn dé nghiên cứu văn học (Trường CĐSP TP.HCM), Nhập môn văn học và phân tích thể loại (Hoàng Ngọc

Hiến) Lý luận và phê bình văn học (Trần Đình Sử), Lý luận văn học

(Phương Luu chủ biên), Quá trình sáng tạo thơ ca (Bùi Công Hùng),

Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Thơ và mấy vấn dé trong thơ Việt

Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần ĐìnhSử), Vấn để giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm)

Những công trình này đều thể hiện một quá trình nghiên cứu đây tính

khoa học và sự cẩn trọng của các nhà nghiên cứu tên tuổi, đã cung cấp

nhiều trì thức nền rất cần thiết cho những người muốn đi sâu vào tìm hiểu

văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng Thế nhưng ở các tài liệu

này chúng tôi không thấy đề cập đến vấn đề gắn kết giữa lý luận với thực

tế phân tích các tác phẩm trữ tình Hau hết các công trình này dé cập

chung đến cúc thuật ngữ, các khái niệm cũng như cách tổ chức một tác

phẩm văn hoc Còn việc áp dụng cu thể những lý luận đó trong việc phantích, cảm thụ thơ đường như vẫn còn bỏ ngỏ

Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta không tìm thấy những bài

viết phân tích giảng bình thơ trữ tình Những tài liệu như thế này lại càng

không hiểm và là những quyển sách tham khảo rất quen thuộc đối với

các em học sinh Có thể kể ra vài tựa sách quen thuộc: Phdn tích bình

SOTH : Lê Thi Minh Kim - úp : X27‹ Ê Oan 2

Trang 8

Tim kiểu đặc điểm the trư tink nà ting dung phéan lich tuột xố tác phim

_>——>—————>—>>->->-na-.-Ỷ-Ỷ=mxssasa«đœœm

giảng văn học chọn lọc (Nhóm tác giả), Bình giảng tha Nôm Đường luật

(La Nhâm Thin), Tinh hoa Tho mới thẩm bình và suy nghĩ ( Lê Bá Hán

chủ biên), Thơ với lời bình (Vũ Quần Phương), Giảng văn văn học Việt

Nam ( Nhóm tác giả), Phân tích tác phẩm văn học nhìn từ góc độ thi pháp

( Nguyễn Thị Dư Khánh )

Các công trình này lại đi ngay vào việc phân tích tác phẩm mà không

nêu ra phan lý luận chung về tác phẩm cũng như vé đặc trưng thể loại

của các tác phẩm ấy

Như vậy, thông qua quá trình khảo sát một số tài liệu liên quan đến

để tài của luận văn này, người viết nhận thấy, chúng ta nên nhìn nhận vấn để dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở phổ thông trên cả phương diện lýluận và thực tiễn Lý luận phải được áp dụng cụ thể vào việc phân tích

thì lý luận đó mới có ý nghĩa, và việc phân tích đạt được hiệu quả cao

cũng giúp cho lý luận đứng vững hơn Dựa trên những công trình nghiên

cứu của người đi trước, người viết mạnh dan đưa ra hướng nghiên cứu của mình Đó là nghiên cứu về lý luận của thơ trữ tình và dùng lý luận đó đi

vào phân tích một số tác phẩm trữ tình tiêu biểu trong chương trình phổ

thông :

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu đã dé ra, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

này cũng được giới hạn như sau:

1 Không nghiên cứu về thơ chung chung mà đi sâu nghiên cứu những

vấn để liên quan đến “thơ trữ tinh”.

2 Phần thực hành phân tích thơ sẽ lấy đối tượng là một số tác phẩm

thơ trữ tình quen thuộc và tiêu biểu của các tác giả được đưa vào giảngdạy trong chương trình phổ thông

3 Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi viết không có

tham vọng đưa ra những lý thuyết cao siêu, và diéu đó là quá khả năng

của một sinh viên đang chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học

nhiều chông gai Người viết chỉ muốn đưa đến cho học sinh cách thức

hoặc “chia khóa” để xâm nhập vào thế giới thơ trữ tình — một thế giới không hé giản đơn Theo tinh thần của chương trình thí điểm hiện hành,

—Ẹ£—=——Ễễ——

SOTH : Lé Thi Minh im - Lip : X27c Ê Oau 3

Trang 9

Tim hiéu dae điểm the trư tinh nà ting dụng phan lich mot lở tác phim

học sinh phải là người chủ động tiếp cận tri thức tự “câu lấy cá” Hy

vọng luận văn này sé cung cấp cho các em "chiếc cần câu” hiệu quả để

các em có thể tư minh “cau cá” tự mình cảm thụ được các tác phẩm trữ

tình trong và ngoài trường học, của bất cứ tác giả nào, thuộc bất cứ giai

đoạn văn học nào.

IV Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương

pháp nghiên cứu : phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương

pháp tổng hợp trì thức, đặc biệt là phương pháp phân tích tác phẩm theo

loại thể để làm sáng tỏ vấn dé lý luận và thực tiễn về thơ trữ tình

V Cấu trúc của luận văn

II Tổ chức của một bài thơ trữ tình

III.Đặc điểm của thơ trữ tình

—— Chương II: THỰC HANH PHAN TÍCH MỘT SỐ TÁC

PHAM THƠ TRU TINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHO THONG

C/Kết luận

Sau cùng là mục lục và tài liệu tham khảo.

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Cứp : X27‹ Ê Oan 4

Trang 10

Tim hiéu đạc điển the trữ tinh nà ting dung phan tich mgt sd tác phim

B/ NOI DUNG

Chương I : MOT SO VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE

THO VA THO TRU TINH

I Thơ và thơ trữ tinh

1 Thơ

Trả lời câu hỏi "Thơ là gì?” cũng khó như trả lời câu hỏi “Dep là

gì?", “Tình yêu là gì?” Nhân loại cho đến nay vẫn chưa thống nhất về câu trả lời cuối cùng Tuy vậy, sống với thơ, người ta xưa nay luôn tìm

cách trả lời.

Thơ là một hiện tượng phong phú, phức tạp và nó có một hàm

nghĩa rất rộng Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về

thơ.

Giáo sư Phan Ngọc : “Tho là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sứcquái đản để bất người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ

do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ nay”, '"'

Sách Thượng thư viết : "Thơ nói chí, ca làm cho lời ngân nga”.

Bai tựa lon sách Kinh thi nói : “Tho là nơi chí đi tới, ở trong lòng

là chí, thốt ra là thơ, tình cảm xúc động ở trong mà hiện hình thành lời ”.

Bach Cư Dị nói : “Thơ lấy tình làm gốc, lời làm chổi, tiếng làm

hoa, nghĩa làm qua”.

Viên Mai nói : “Hễ lời làm động lòng, sắc màu làm lóa mắt, vị

hợp với miệng, âm nghe vui tai thì đều là thơ hay”.

Lê Quý Đôn nói : “Ta cho thơ có ba điều chính : một tinh, hai

cảnh, ba sự”.

Uy-Uốts-uốf nói : “Tho lấy nhiệt tình sống động mà truyền đạt

chân lý của lòng người, là phương thức biểu đạt giàu sức tưởng tượng của

Trang 11

Tim (tiểu đặc điểm the trừ tinh nà ting dung phan lich mot sd tác phim

M.Gorki nói : “Tho đích thực mãi mãi là thơ của tâm hồn, mãi mãi

là bài ca của tâm hồn”.

Sóng Hồng nói : "Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một

b) Thơ là sản phẩm của sức tưởng tượng phong phú.

¢) Thơ là nghệ thuật của ngôn từ.

Như vậy, đọc thơ phải đi qua con đường tìm hiểu ngôn từ thơ, đi vàothế giới tưởng tượng của thơ, hiểu được tâm hồn, chí hưởng, chân lý của

lòng người trong thơ.

2 The trữ tình

Trữ tinh là một trong ba loại hình cơ bản của văn chương (tự su, trữ

tình, kịch) xét ở cấu trúc hai mặt nội dung - hình thức của tác phẩm

Ngày nay, nói đến thơ ca, ta nghĩ nhiều đến những bài thơ trữ tình những tác phẩm giống như những lời bộc bạch tâm tư.

-Theo nghĩa từ nguyên, trữ tình (lyric) là bài hát được đệm bằng đàn lyr (đàn thất huyền) Nghĩa hiện tại của trữ tình là bài thơ không có tinh

tự sự (kể chuyện), không có tính kịch (được trình diễn bởi một diễn viên)

nó là lời bộc bach cảm xúc hoặc suy tư Jame Joyce xem trữ tình như là

"trang phục ngôn từ của một giây lát cảm xúc, là tiếng kêu có tiết tấunhững thế kỷ trước đây đã khích lệ người chèo thuyền `

Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng : *Ở trữ tình,

cái được để lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn và thái đô của nó đối với

cái được mô ta".

SOTH : Lé Thi Mink Kim - ớp : X27‹ Ê Oan 6

Trang 12

Tim hiéu đặc điểm: thơ trừ tinh nà ting dang phan lich mgt số tác phim

Bản chất của thơ trữ tình là sự hiện diện của cái tôi Cái tôi trữ tình lẻ

đĩ nhiên là một hiện tượng nghệ thuật.

Ai cũng biết thơ trữ tình luôn luôn gắn liền với cái tôi, song cho đến

nay, vấn dé cái tôi trữ tình vẫn ít được nghiên cứu Nhiều từ điển văn

học, sách chuyên khảo, giáo trình lý luận văn học thiếu vắng mục từhoặc chuyên mục bàn về khái niệm này

Đối với Hêghen, thơ trữ tình được xem như là sự biểu hiện của chủ

thể và cảm thụ của chủ thể Ở thơ trữ tình, cá nhân là trung tâm trongquan niệm và tình cảm nội tại của nó G.N Pôxpêlốp xác định nội dung

trữ tình là tinh cách xã hội được biểu hiện qua nhân vật trữ tình.”

Cái tôi trữ tình trong thơ ca có chức năng duy trì sự bén vững bản chất

cá nhân, nhân cách trước mọi biến động của cuộc sống

Nói đến cái tôi trữ tình tức là nói đến con người bên trong, con người

“that” từ trong cách nghĩ — con người tiểm ẩn của nhà thơ.

Nhân cách của con người luôn luôn thay đổi và không ngừng hoàn

thiện Cấu trúc của cái hạt nhân nhân cách chưa kết thúc luôn là trung

tâm của chủ thể cảm hứng trữ tình Nhà thơ chân chính bao giờ cũng sángtạo bằng cách của mình Chính nhân cách ấy làm nền cho nhà thơ đứng

vững, sống mãi trong lòng người đọc.

Nói đến cái tôi trong thơ tức là nói đến cái tôi ngoài đời đã được nghệthuật hóa Nó thể hiện ở hình thức cái nhìn, cách thức giác độ miêu tả và

ở nguyên tắc xây dựng tái tạo hình tượng mang cảm hứng, tư tưởng, lập

trường của nhà thơ.

Như vây, khi nghiên cứu cái tôi trữ tình tức là ta đi sâu vào nội tâm

nhà thơ với những nét riêng nhất của tác giả (chủ thể sáng tạo) Cần tạo mối đồng cảm tự trong tấm lòng, trong nhân cách, để thấy hết sức truyền

cảm thẩm mỹ của thế giới nội tâm.

Tu sự hướng về quá khứ, kể những gì đã xảy ra Trữ tình hướng về

hiện tại, nấm bất người nói trong tác phẩm vào lúc đương bộc bạch, biểu

hiện Trữ tình không chỉ tái tạo lại những tình cảm của nhà thơ mà ở một

mức đáng kể còn làm cho những tình cảm ấy trở nên năng động, giàu có,

sáng tạo lại những tình cảm ấy Cảm xúc trữ tình, vì vậy, có một cường

SOTH : Le Thi Minh Kim - Ldp : X27c† “Dán 7

Trang 13

Tim hiéu đậc điểm the trừ tink nà ting dang phan lich mol số tác phim

đô một độ bão hòa đặc biệt Nhà thơ dường như bị “cầm tù” bởi tình cảm

mà anh ta đem thể hiện bằng thơ

Thơ trữ tình thường có địa chỉ rõ rệt, viết cho một người nào đó, tuy

nhiên người đọc thường cảm thấy nhân vật trữ tình trong bài thơ đương

nói với chính mình Ý kiến của John Stuart Mill về thơ đặc biệt đúng với

thơ trữ tình: “Van hùng biện được nghe, thơ được nghe trom Văn hùng

biện giả định một cử tọa, đặc điểm của thơ nằm ở vô thức tuyệt đối của

một người nghe ở nhà thơ Thơ là nhu cầu mình tâm sự với chính minh,

những lúc cô don” Tác phẩm trữ tình, bao giờ cũng bao gồm việc nhà

thơ lý giải cuộc sống - đó sẽ là công việc của thế giới nội tâm của cá

nhân nhà thơ Bởi vậy, với tất cả sự đặc sắc độc đáo của trữ tình, vẫnhoàn toàn có thể dem áp dung cho nó những khái niệm (để tài, vấn dé,

sự đánh giá một cách cảm xúc) mà người ta vừa dùng để soi nội dung

một tác phẩm văn học.

Đồng thời, nội dung các tác phẩm trữ tình có một phẩm chất đặc biệt,rất cốt yếu với người đọc Nội dung của loại trữ tình là cuộc sống tinh

thần, thế giới những tư tưởng, tình cảm của con người Ở đây chủ yếu là

những trạng thái tâm hồn, những suy tưởng cảm xúc cá nhân ẩn giấu bên

trong con người Thông qua đó, chúng ta có thể tìm hiểu được phẩm chất

tâm hồn của nhà thơ Nhà thơ nghĩ gì? Lo lắng điều gì? Có hài lòng với

thực tế hiện tại không? Có dự định gì cho tương lai? Thái độ yêu ghét ra

sao? Không chỉ đừng ở đó, nhà thơ với tư cách chủ thể trữ tình còn suy

nghĩ, nghién ngẫm chính mình để tìm cho mình một hướng đi đúng, tạocho mình một nhân cách tốt Thông qua đó, người tiếp nhận cũng bộc lộthái độ đồng tình hay phản đối, tiếp thu hay loại trừ

Theo Timoféep “Nếu con người được giới thiệu qua một trạng thái

tâm hẳn, qua một trạng thái cá biệt nhất định không có cốt truyện thi

trước mất chúng ta là loại trữ tình Trong tác phẩm trữ tình bất cứ thuộcthời gian nào, chúng ta đều thấy có một lối thể hiện con người, thể hiện

tính cách hoàn toàn khác ở đây con người được vẽ lên trong mot tâm

trang cá biệt của mình” ''

Không giống như các phương thức thể hiện đời sống khúc trữ tìnhphản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa

SOTH : Lé Thi Mink Kim - Cáp : X27‹ Ê Odn 8

Trang 14

Tim hiéu đặc điểm the trừ tinh nà ting dụng phan lich mgt số tác phim

là con người tự thấy minh qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan

của mình đối với cảm xúc và nhân sinh.

Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng đời sống nhưng tái

hiện này không mang mục đích tự thân mà tạo điều kiện để chủ thể bộc

lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình Nguyên tấc chủquan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực là nhân tố cơbản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Tran Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phí) thì tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng “Trong phương thứctrữ tình, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn

trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm Cái tôi trữ tình thường xuấthiện đưới dang nhân vật trữ tinh”

Tác phẩm trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của

con người nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại Nhờ đó,

những cảm xúc, rung động thẩm kín của nhà thơ tác động đến người đọc

tạo mối cảm thông, đồng điệu.

Tác phẩm trữ tình còn mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, nó thâm

nhập và thẩm thấu vào những nhân lý phổ biến nhất của tổn tại conngười Chính vì thế, sự phát triển của phương thức trữ tình luôn gắn liền

với những điều kiện lịch sử - xã hội.

Tiếp nhận đẩy đủ tác phẩm trữ tình - nghĩa là để cho tâm trạng củanhà thơ thấm vào mình, cảm thấy như một lan nữa sống qua các tâm

trạng ấy như một cái gì của mình, một cái gì riêng tư, thân thiết của

mình “Tinh cảm biểu hiện trong một bài thơ - J.Becker viết - khôngnhất thiết phải đồng nhất với tình cảm của chúng ta, nhưng tình cảm ấy

bao giờ cũng phải khiến chúng ta có thể đào sâu và mở rộng thêm tình

cảm của mỗi chúng ta" ”” Nói cách khác, lời thơ trữ tình có sức mạnh

khêu gợi, ám ảnh.

II Tổ chức của một bai thơ trữ tình

Tổ chức của một bài thơ trữ tình là một vấn dé rất quan trọng Bởi lẽ,

khi nói đến khái niệm “16 chức " nghĩa là nói đến một điều gì đó có tính

chất khuôn mẫu và khái quát cho một số lượng lớn Như ở phan dau đã

SOTH : Lé Thi Mink Kim - Cứu ; X2? f Odu Ụ

Trang 15

Tim luiếu đặc điểm the trừ tinh oa ting dang phan lich met id tác phim

trình bày, luận văn này không nhằm đưa ra những hệ thống lý luận chung

chung về thơ trữ tình mà mục tiêu của người nghiên cứu ở đây là muốn

gắn lý luận với thực tiễn, để phục vụ cho công tác giảng dạy thơ trữ tìnhtrong nhà trường phổ thông Vì thế, chúng tôi luôn quan tâm đến việc

đưa ra những cách thức, những con đường giúp cho học sinh có thể dễ

đàng tiếp cận các tác phẩm trữ tình.

Nếu nhìn vào cấu trúc chương trình Văn học của bậc phổ thông,

chúng ta thấy số lượng các bài thơ trữ tình được đưa vào chương trình học

không phải là ít, nếu không muốn nói là chiếm đa số Hầu hết các tácphẩm tự sự đều là văn xuôi, còn đã là thơ thì thường là thơ trữ tình

Luận văn này có phẩn phân tích một số tác phẩm trữ tình trong

chương trình phổ thông Thế nhưng chúng tôi sẽ không làm nhiệm vụ đi

phân tích tất cả các tác phẩm ấy, mà chúng tôi chỉ chọn lọc một số tác

phẩm tiêu biểu để áp dụng những kiến thức lý luận đã được trình bày

Chúng tôi mong muốn qua một vài bài thơ được phân tích, các em học

sinh sé nắm được bí quyết, cách thức hay là mô hình để phân tích một tácphẩm trữ tình, để có thể tự tin tiếp cận bất cứ tác phẩm trữ tình nào mà

các em có địp tìm hiểu.

Muốn thực hiện mục đích đó, rõ ràng, chúng ta cần cung cấp cho họcsinh những diéu khái quát nhất trên con đường lĩnh hội tác phẩm trữ tình

Có thể nói, nghiên cứu thấu đáo vé “Tổ chức của một bài thơ trữ

tình” sẽ góp phần thực hiện điều đó Qua việc tìm hiểu “Tổ chức một bài

thơ trữ tình”, học sinh sẽ được làm quen với nhiều khái niệm cũng như sự

thể hiện của nó cho tất cả các bài thơ trữ tình Đó là khái niệm về tứ thơ,cấu tứ, để thơ, dòng thơ câu thơ, Từ những hiểu biết đó, học sinh sẽ tự

trang bị công cu cho minh, để vững tin bước vào thé giới diệu kỳ của thơ

ca,

Trong các giáo trình về lý luận văn học mà chúng tôi có dịp khảo sát,

vấn để "Tổ chức của một bài thơ trữ tinh” chưa được quan tâm nghiêncứu đúng mức Các nhà nghiên cứu đôi khi cũng đề cập đến nhưng chỉ làmột phần rất nhỏ trong công trình nghiên cứu của mình.

Trong giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên, ở phan nghiên cứu về tác phẩm trữ tình, tác giả có viết về “T6 chức của một bài

SOTH : tò “Thị Minh Kim - Lip: X27‹ Ê Oan 10

Trang 16

Tim hiéu đặc diém the tra tink cà từng dung phan lich mgt sé tác phim

thơ trữ tinh” trong khoảng bốn trang giấy, từ trang 370 đến 374 Theo tác

giả của giáo trình này, nói đến tổ chức của một bài thơ trữ tình là nói đến

Để thơ, dong thơ, câu thơ, khổ thơ và đoạn thơ, '”

Còn trong chuyên luận Đọc tha trữ tình, Trần Đình Sử có nhắc đến

cấu tứ, tứ thơ nhưng lại không có một phần cụ thể dành riêng cho “Tổ

chức của một bài thơ trữ tình” ””

Trong luận án tiến si về Két cấu thơ trữ tình, Phan Huy Dũng đã

nghiên cứu rất cụ thể về tứ thơ nhưng lại xếp nó vào “Kết cấu hình tượng

trong thơ trữ tình" 9

Với tinh than trân trọng và học hỏi các công trình nghiên cứu khoa

học của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn để ra những vấn để

cần nghiên cứu, tìm hiểu về “T6 chức của một bài thơ trữ tình” Đó là :

Đề thơ

Tứ thơ Đòng thơ và câu thơ

Khổ thơ và đoạn thơ

Bài thơ

Sau đây chúng tôi xin trình bay phan nghiên cứu cụ thể.

1 Dé thơ

Đề thơ hiểu đơn giản là tựa dé của bài thơ Khi tiếp cận một văn bản

thơ trữ tình, điểu đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến đó là tựa dé của

tác phẩm Tác phẩm nào cũng có tựa dé, các tác phẩm mang tựa “Không

dé” hoặc “V6 dé” thì “Không để”, “V6 dé” đó cũng chính là tựa để của

tác phẩm.

Để thơ có rất nhiều tác dụng Trước hết, dé thơ thâu tóm tinh thần cơ

bản của nội dung bài thơ, làm cho người đọc nhớ và phân biệt với các bài

thơ khác Hoàng Hạc lâu, Hoàng Hạc lâu tổng Mạnh Hạo Nhiên chỉ

Quảng Lang, Đây mùa thu tới, Cảm tha tiễn thu, Mùa xuân chín, Mùa

xuân xanh, Biển, Sóng Chúng ta cần đọc thật kỹ để thơ để tìm hiểu

thêm nội dung của tác phẩm Cùng nằm trong chùm thơ Thu của Nguyễn

———ƑỄ®=E£E=Ằ>>>£®£Ễễễễễễ

SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê “ăn II

Trang 17

Fim hiéu đặc điểm the trữ tink nà ting dung phan lich mgt sé tác phim

Khuyến nhưng Thu diéu nói về việc câu cá mùa thu, Thu vinh là bài vịnh

về mùa thu, Thu dm là uống rượu mùa thu Những nhan để đặc biệt gọn

cho ta rất nhiều về nội dung cũng như nghệ thuật, tình cảm, tâm trạng,

cảm xúc của tác giả Khi tiếp cận bài thơ Tràng giang, hẳn nhiên chúng

ta sẽ có ấn tượng về tiêu để này Tác giả viết về cảm xúc được gợi hứng

từ một khung cảnh “Sông dài, trời rộng, bến cô liéu”, tại sao không đặt

tiêu để là Trường giang mà lại phải là Tràng giang? Phải chăng đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả? Có lẽ hai van “ang” đi lién với nhau tạo cảm giác rõ rệt hơn về cái mênh mông vô tận của đòng sông đang miệt

mài trôi chảy Tràng giang gợi liên tưởng đến thành ngữ “Trang giang

đại hải” = thành ngữ chỉ sự tiếp nối vô tận, chẳng biết đến khi nào chấmdứt Chế Lan Viên nổi tiếng là nhà thơ rất dụng công trong việc chọn lựa

ngôn từ Mỗi câu chữ được viết ra là kết tinh rất nhiều tài năng tâm huyết của tác giả Trong chương trình lớp 12 có một bài thơ đặc sắc của Chế

Lan Viên, một thành công sau Cách mạng tháng Tám Đó là bài thơ

Tiếng hát con tàu Nếu hiểu được dé thơ này, chúng ta sẽ nắm được cảm

xúc chủ đạo của toàn bài Tiếng hát con tà, là tiếng hát lên đường say

mê, sôi nổi và quyết tâm của một thế hệ thanh niên sẵn sàng cống hiếnsức mình vì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Còn rất nhiều ví dụ về

những để thơ đặc biệt như thế, chỉ giới hạn khảo sát trên những bài thơ

trữ tình trong chương trình phổ thông Một diéu đáng lưu ý là khi giảng

day những bài thơ có dé thơ đặc biệt như thế này, giáo viên thường có

dành riêng một phan để nói về “Y nghĩa nhan dé”, Đó là bước đầu tiên

giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về tác phẩm

Cũng có những bài thơ không có tựa để hay mang tựa là Khóng để ( Vô

dé) Trường hợp này cũng giống như trong âm nhạc, chúng ta có những

bài tình khúc Không tén rất nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An Nhữngtác phẩm đó không dé không phải vì nó không có một tư tưởng trung tâmnào cả Chẳng qua tắc giả muốn để lại cho người đọc một khoảng trống,một khoảng lặng đẩy ý nghĩa Người đọc khi tiếp cận với các tác phẩmnhư thế, sẽ tự suy ngẫm, tưởng tượng dựa trên cảm nhận riêng của bản

thân mình mà hiểu Không dé hay Vỏ để đó có nghĩa là gì

Lại có những bài thơ của cùng một tác gid, có tựa dé giống nhau, chỉ

được phân biệt bằng cách đánh số thứ tự; Ti tình !, Tự tình 2, Tự tình 3

hoặc một chùm thơ tình của R.Tago được đánh số mà nổi tiếng nhất và

=——ễễễễễễễễễ

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : X27 f Oan 12

Trang 18

Tim hiéu đặc điểm the trữ tinh nà ting dung phan tich mgt số tác phim

được ban đọc yêu thích nhất là Bài thơ tinh số 28 Những con số đó có đôi

khi không mang một ý nghĩa quá đặc biệt, chỉ là cách nhà thơ đánh số để

phân biệt các tác phẩm của mình Thế nhưng người đọc chúng ta cũng

nên lưu ý đến chúng để tuần tự tìm hiểu thế giới tính thần của bài thơ.

Trong đa số các trường hợp, chắc rằng trật tự trước sau đó có một nghĩa

lý nào đó.

Tóm lại, trong khi tìm hiểu bài thơ cũng cẩn chú ý đến tựa để bài thơ như một chỉ dẫn định hướng Những cảm nhận từ để thơ chưa phải là cảm

nhận sâu sắc nhất nhưng nó cũng góp phẩn giúp việc tìm hiểu tác phẩm

được thuận lợi Nói như vậy không có nghĩa rằng cứ gặp để thơ nào

chúng ta cũng bỏ công sức để suy nghĩ, liên tưởng thật xa xôi Điều này

chỉ cần thiết đối với những bài thơ có nhan để đặc biệt Trong thực tế, đã

có nhiều bài thơ đặt rất hay, rất sát, đúng với nội dung bài thơ, cũng có những dé thơ đặt quá tùy tiện hoặc sai lạc nữa.

2 Tứ thơ

Khái niệm tứ thơ vốn là khái niệm rất quen thuộc Tuy nhiên, trong các giáo trình nghiên cứu về lý thuyết của thơ trữ tình, chúng ta thấy các

tác giả ít dé cập đến Chương XVIII của giáo trình Lý ludn văn học “'”

viết về thơ trữ tình, thế nhưng chúng tôi không tìm thấy phần nghiên cứu

về tứ thơ.

Theo cách nhìn nhận của chúng tôi, tứ thơ là yếu tố rất quan trọngtrong tổ chức của một bài thơ trữ tình Bài thơ nào cũng có cái tứ riêng

của nó Nam được cái tứ thơ là nắm được cái phan hồn của tác phẩm thơ

đó Nếu chúng ta tìm hiểu, phân tích bài thơ trong khi không hiểu tứ thơcủa bài thơ đó là gì, chắc chấn sự cảm nhận của chúng ta sẽ phiến diện

và chưa sâu sắc.

Sở di chúng tôi rất quan tâm đến tứ thơ là bởi vì lâu nay trong cách

hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm trữ tình, giáo viên dường như ítquan tâm đến tứ thơ Qua phần giảng bình đặc sắc của giáo viên, học

sinh có thể hiểu rất sâu, cảm nhận rất tốt về từng câu thơ hay, về từng

đoạn thơ tiêu biểu của tác phẩm trữ tình Thế nhưng chính việc đi sâu,

bình giảng, phân tích từng câu thơ riêng biệt như vậy đã vô tình làm giảm

SOTH : Lé Thi Mink Kim - Lip : X27‹c† “ăn 13

Trang 19

Tim hiéu đặc điểm the trừ tink nà ứng dang phin lich một số tác phim

đi tính liên tục của mạch cảm xúc trong thơ Để khắc phục được điều

này, rõ ràng chúng ta cẩn tìm được tứ thơ của tác phẩm Ở một phương

điện nào đó, có thể xem tứ thơ chính là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt” chi phối

toàn bộ bài thơ.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem, thực chất, tứ thơ là gi? Để làm

sáng tỏ phần lý thuyết này, chúng tôi sẽ đưa vào một số ví dụ trích từ các

tác phẩm trữ tình quen thuộc.

Luận án tiến sĩ Kết cấu thơ trữ tình đã khái quát tứ thơ là hạt nhân kết

cát của hình tượng thơ trữ tình, xếp nó vào phần nghiên cứu về “Két cấu

hình tượng của thơ trữ tình" °?®

Tuy không có nhiều định nghĩa như thơ nhưng tứ thơ cũng được hiểu

có phan khác nhau tùy theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác

nhau.

Trong Văn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp đã bàn rất kỹ về

tứ Trước hết, ông nói tới bản chất phi thường của tứ thơ như một cái gì

giúp ta lĩnh hội được tính toàn vẹn của thế giới, khi ta đấm mình trong

mac tưởng (“Cái tứ của văn chương, cái thần của nó ở xa lắm Cho nên

khi ta ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp với ngàn năm Ta trầm

lãng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thông suốt đến vạndim”) Tiếp đó, Lưu Hiệp dé cập tác dụng kỳ diệu của việc cấu tứ và

nêu những điều kiện giúp tứ được triển khai một cách trọn vẹn “Ta thấy

cái tác dụng kỳ diệu của việc cấu tứ, nó có thể khiến cho cái tinh thần

của nhà văn hòa mình với cái tổn tại khách quan bên ngoài ( )” Ngoại

vật do giác quan mà vào; những lời nói, câu van là cái cai quản cái máy

hoạt động của nó Hé cái then máy mà thông suốt thì mọi hình tượng của

sự vật không có cái gì bị che đấu nữa Nếu cái cửa, cái khóa tắc lại thì

tinh than sẽ trốn cái tâm Vì vậy cho nên việc vất nặn ra tứ văn cốt là ở

chỗ hư và tĩnh

Nhìn chung, Lưu Hiệp đã có một quan điểm rất toàn điện về tứ thơ.

Mặc dù khái niệm tứ của Lưu Hiệp mang một hàm nghĩa khá rong nhằm

làm sáng tỏ bản chất sáng tạo không cùng của văn chương nói chung,

nhưng quan niệm trên đã thường xuyên được vận dụng vào tìm hiểu thơ

trữ tình với kiểu kết cấu hình tượng đặc thù của nó, và những sự vận dụng

đó tỏ ra hợp lý, hiệu quả.

SSS

SOTH : Lé “Thị Mink Kim - Lig : K274 Oan l4

Trang 20

Tim hiéu đặc điểm: the trừ tink nà ting dang phan lich một số tác phim

Như trên đã nói, chúng tôi chưa tìm ra được nhiều công trình khoa

học chỉ đơn thuần nói về tứ thơ Thế nhưng rải rác trên các sách báo trong khoảng vài ba chục năm trở lại đây, xuất hiện khá nhiều bài nghiên

cứu về tứ thơ của các tác giả : Trần Nhân Khang, Hoàng Bội Ngọc

(Trung Quốc), Xuân Diệu, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam, Bùi Công Hùng, Mã Giang Lân, Nguyễn Viết Lãm, Quách Tấn, Mỗi bài nghiêncứu có một điểm nhấn riêng nhưng vé cơ bản quan niệm tứ thơ của các

tác giả khá thống nhất với nhau Rất nhiều vấn dé chung quanh tứ thơ đã

được để cập và đôi khi được lý giải thấu đáo Đặc biệt, nhiều người đã

phân biệt khái niệm rứ với khái niệm ý để thấy rằng từ cái ý trừu tượng,

khái quát và phan nào phi cá tính đến cái £ứ tho mang đậm bản sắc sáng

tạo cá nhân và có sự hòa quyện máu thịt giữa suy nghĩ với cảm xúc giữa

yếu tố chủ quan với yếu tố khách quan, là cả một bước nhảy vọt trong

hành động sáng tạo một bài thơ cụ thể

Trần Đình Sử bàn về cái tứ trong thơ trữ tình như sau :

“Tu chữ Hán có nghĩa là tư tưởng, quan niệm tứ thơ (thi tứ) có nghĩa

là mạch suy nghĩ, hứng thú, tình cảm trong thơ, thể hiện tư tưởng, quan

niệm của nhà thơ”.

Tứ trong bài thơ là một cấu trúc bao gồm hai yếu tố chính : hình tượng và cảm xúc Ví dụ bài Bánh trôi nước của Hỗ Xuân Hương :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước nonRan, nát mặc dẫu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Cả bài thống nhất trong một hình tượng cái bánh trôi nước, đồng thời

là sự liên tưởng bánh trôi nước với thân phận người phụ nữ Chiếc bánh

và hình dáng của bánh thật đẹp, nhưng số phận của bánh phụ thuộc vào

lay người nặn, nổi chìm theo nổi nước luộc, cũng như người phụ nữ dep,

1 ®cudc đời phụ thuộc vào số phan, nổi chìm với đời Mặc dù vậy, “em”

vẫn giữ tấm lòng son Mối liên tưởng, thể hiện ở lời nói của bánh : “Thân

em”, "mặc dd”, “ma”, "vẫn giữ” là yếu tố thứ hai Yếu tế thứ nhất làmnền, yếu tố thứ hai nâng tình cảm trong bài thơ lên trên sự tam thường,không để tâm hồn chìm theo số phận Đó là tứ thơ hay

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : X27c Ê Oan 15

Trang 21

Tim (tiểu đặc điểm the trừ tinh nà từng dang phan tich mot sd tác pham

Bài thơ Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan là mượn cảnh nói

tình Cảnh (yếu tố thứ nhất) quyện với tình (yếu tố thứ hai) Đèo Ngang

là con đèo phân chia Dang trong với Dang ngoài, vượt qua nó là vào

vùng đất khác Mặc dù nhà Lê mất đã lâu, nhưng niềm hoài cổ vẫn còn.

Cảnh đèo gợi tình cảm xốn xang, cảnh nắng xế tà, cỏ cây chen đá, lá

chen hoa, hai chữ chen trong một câu gợi một cái gì hoang dại, vô trật tự

và xa lạ Cảnh vật tiêu sơ với mấy chú tiểu, mấy lều chợ càng làm chạnh

lòng “nhớ nước”, “thương nhà”, tôn lên nỗi lòng cô đơn kiên định ở cuối

bài “Mot mảnh tình riêng ta với ta” Trong tứ thơ thường bao giờ cũng tôn

lên ý thức của chủ thể - con người phát ngôn trong thơ

Tứ thơ thể hiện một sự phát hiện về đời, về thiên nhiên, về bản thân

minh, cho nên nó thường có cấu trúc "bước ngoặt”, nâng tư tưởng bài thơ

lên Điều này thấy rõ qua thơ tứ tuyệt Ví dụ bài thơ Ngắm trăng của Hỗ

Một tình huống khó xử trong hai câu đầu gây niềm ban khoăn và một

giải pháp người ngắm trăng, trăng ngắm người đã nâng cao người tù

thành nhà thơ Cái thú của bài thơ là ở chỗ đó.

Bài Rdm tháng giêng của Hỗ Chí Minh cũng có một cái thú rất thi sĩ

Rdm xuân lông lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngắt trăng ngân đẩy thuyén.

Một đêm rằm mùa xuân, trăng thật đẹp, thế mà phải bận bàn việc

quân nơi chỗ tối (nguyên văn chữ Hán câu thứ 3 : Noi chỗ tốt giữa khói

song bàn việc quan), đã tưởng không còn dip chơi trang Ấy thế mà khi

trời khuya, xong việc trở về vẫn còn trăng soi day thuyền Đó là mộtchuyện thú vị đẩy chất thơ

Tứ thơ không phải chỉ biểu hiện ở hình tượng mà còn biểu hiện ở kết

cấu.

SOTH : Có Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Oan 16

Trang 22

Tim hiéu đặc điểm the tri link cà ting dung phan lich mgt sé tác phẩm

Trong thơ hiện dai, do hình thức thơ, ngôn ngữ thơ thay đổi, tự do hơn, không gian thơ rộng hơn, nên tứ thơ có nhiều cấu trúc mới Ví dụ bài Nhớ

rừng của Thế Lữ, là lời con hổ trong vườn bách thú nằm nhớ lại một quá khứ vinh quang — hoài niệm quá khứ Bài Khi con tu hi của Tố Hữu có tứ

thơ là người tù bị giam khi nghe tiếng chim bên ngoài, khao khát một trời

tự do Bài Tiéng hát sông Hương của Tố Hữu là từ hiện tại cực nhọc

khẳng định một ngày mai tươi sáng Bài Vi vàng của Xuân Diệu có cấu

tứ là một ngọn trào cảm xúc đào dạt trước thời gian chảy xiết và một khát

vọng bột phát muốn tận hưởng Cho no nê thanh sắc của thời tươi.

Trong tứ thơ không chỉ có ý và hình mà còn có nhạc, có thời gian giục

giã Chính Hữu là nhà thơ rất chú trọng tứ Bài Đồng chí (1948)phát hiệncái chung của hai người “xa la” đã làm nên tình đồng chí : “Sting bên

sting, đầu sát bên đầu - Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ - Đẳng

chí" Nửa bài sau mở rông những kỷ niêm về cuộc sống gian khổ giống

nhau, gấn bó những người lính "Đầu súng trăng treo” là một biểu tượng

của tình đồng đội đầm thắm Trong đêm phục kích giặc, rừng hoang sương muối, hình ảnh trăng treo d4u súng như một biểu tượng của tâm hồn thanh thản.

Trong bài Ld ngụy trang của Chính Hữu sau đây :

Mười năm đi mải miết,

Mang quê mình xanh biếc trên lưng

Người xa rồi, hành quân đã khuất

Lá ngụy trang còn đọng tiếng chim rừng

Tha thiết —

Cây moc trăm miễn gửi lá theo taGian khổ đêm ngày chiến dịch

Vẫn nghe rì rào thôn xóm ta qua

Nghe núi nghe sông trong cành lá hat.

Tứ thơ nằm ở sự phát hiện trong lá ngụy trang mang trên lưng là hình

ảnh quê hương có tiếng chim rừng, có núi sông ca hát.

Bùi Công Hùng xếp tứ thơ là một khâu trong quá trình sáng tạo thơ

ca, Cách nhìn nhận của tác giả về tứ thơ có phần khác so với Trần Đình

Sử - như đã trình bày ở phần trước.

——EE—ễễ

3⁄07 : Li Thi Mink Kim - Lip : X27‹ Ê Oadn 17

Trang 23

Tim hiéu đặc điểm the trit tink nà từng dung phan lich mgt tố tác phim

Bùi Công Hùng cho rằng : Tứ thơ là trung tâm của quá trình sáng tạo

thơ ca Nó là kết quả của một chang dau : đi vào thực tiễn, tích trữ vàchuyển hóa cảm giác mở rộng liên tưởng, tăng cường suy tưởng, pháthuy mạnh mẽ trí tưởng tượng Kết quả của chặng đầu này là nhà thơ có

một tứ thơ Sau khi có tứ thơ là một chặng thứ hai của quá trình sáng tạo

tứ thơ huy động việc tìm kiếm nhạc điệu, chọn lựa từ ngữ, xây dựng hình

tượng, tể chức bài thơ

Suy nghĩ về sự khác nhau căn bản của văn xuôi và thi sĩ giúp ta tìm ra

được bản chất của tứ thơ Đó là cái tinh túy của thơ, là chỗ khác ý văn

xuôi và tứ trong thơ “Y ví như gạo, văn ví như nấu gạo thành cơm, tha ví

như cất gạo thành rượu Cơm vẫn hình gạo, rượu thì hình hài biến hết, ăncơm thì nó có thể sống người, có thể sống lâu, đó là đạo chính của người

ta, uống rượu thì say, khi lo hóa vui, người ta vui hóa buồn, có lúc chẳngbiết vì sao mà như thế” Tứ thơ là linh hồn, là cốt tủy của bài thơ Vậy tứthơ là cái phần tinh túy, có khi không rõ hình hài, có sức lay động tâmhồn Tứ thơ là cái nội dung cơ bản, là ý song không còn là ý nữa mà đãbiến hóa rồi Thử nói về cái tứ trong bài Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn

Mỹ Về ý thì chấc nhiều người đều có : thời chống Mỹ có những cuộc

chia tay lên đường đánh Mỹ Người ra đi và người ở lại đều bịn rịn nhưng hăng hái, quyết tâm, tin tưởng lên đường với khí phách hiên ngang.

Nhưng phải đến lúc Nguyễn Mỹ tìm được hình ảnh “chiếc áo đỏ rực như

than lửa” của người con gái thì nhà thơ mới tìm ra tứ thơ “cháy không

nguôi trước cảnh chia ly”, “nghĩa là màu đỏ ấy theo đi” Và có tứ thơ : cuộc chia ly màu đỏ Cuộc chia ly không sâu thảm, cuộc chia ly màu đỏ,màu vui, màu chiến đấu và màu đỏ ấy theo người chiến đấu đi xa

Một đặc điểm của tứ thơ là từ sự việc, hình ảnh cụ thể — phải tìm ra

cái cốt lôi trừu tượng, có ý vị triết học sâu sắc.

Mưa rơi Đã có nhiều bài thơ về mưa rơi Nhưng từ mưa rơi có thể là

nói chuyện buồn, nói chuyện vui, nói chuyện mùa thu, nói chuyện mùa xuân, nói về sự nảy mầm Lê Đức Thọ từ chuyện mưa rơi tìm đến tứ thơ :

Lo cho anh bộ đội thâu đêm lẫy lội quãng đường dài Người làm thơ

không ngủ đếm tiếng mưa rơi không phải tran trọc vì tuổi già khó ngủ,

không phải băn khoăn lo cho cá nhân, mà là lo cho bộ đội, cho nhân dân,

3⁄0 72: Lé “Thị Mink Kim - Lip : X27‹ Ê “ấn 18

Trang 24

Tim kiểu đặc điểm the trừ tink oa ng dụng phan tick mot số tác phim

lo cho việc chung Đây là đêm không ngủ vi tâm hồn trẻ trung, vì tâm hẳn rong mở chứ không phải đêm không ngủ tắc tj, già nua, mệt mỏi.

Suốt đêm qua không ngủ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

Lo cho anh bộ đội

Lây lội quãng đường dài.

Về mối quan hệ giữa ý và tứ, Viên Mai có chú ý đến sự phân biệt này: "Nghĩ ra ý thơ tuy khó khọc mà đưa ra phải nhẹ nhàng, tứ thơ tuy ra

ngoài ý tưởng mà vẫn phải ở trong ý nghĩ của mọi người, các nhà van thơ nổi tiếng xưa đều như thế cả” Nói như thế là tứ thơ tuy đặc biệt nhưng phải giản dị, phải từ suy nghĩ mà biến hóa, biến hình.

Đặc điểm nữa của tứ thơ chính là mang phong cách riêng biệt của

người làm thơ khá rõ rệt Một ý chung đã hiện hình trong trường hợp cụ

thể đưới một cái nhìn cụ thể, một nét rung cảm riêng biệt vào thời gian,không gian cu thể Vì thế I-u-ri Bôn-đa-rép đã khẳng định rằng : “Dau có

phải phong cách cưới ý làm vợ Phong cách và ý kết hôn với nhau và trong mối tình vợ chồng ấy, ai là người di bước trước? Dù sao thì người di

bước trước chính là ý, cô vợ chưa cưới khó tính Phong cách chính là ý

đã được vật chất hóa, là cá tính hiện thân trong thời gian bằng nghệ

thuật”,

Để thể hiện ý : Nhân dân chở che, đùm bọc quân đội, Dương Hương

Ly có : Đất quê ta mênh mông, lòng mẹ rộng vô càng Còn Anh Ngọc

lại chọn hình ảnh độc đáo mang phong cách Anh Ngọc, ưa nét táo bạo

trong cấu tứ, chọn hình ảnh :

Nếu tôi là con của Gia Rai

Me sẽ giấu tôi sau lỗng ngựcTôi mắc võng dưới hai bầu vú

(Gia Rai)

Hình ảnh mắc võng dưới hai bau vú thật là lạ, thể hiện rõ tứ thơ theo

phong cách Anh Ngọc.

Tản Đà- một nhà Nho đầu thé kỷ XX, trong bài Ndi chuyện với ảnh,

đã tìm ra một tứ thơ độc đáo, Tứ thơ này thật là mới và lạ, tứ thơ về sự

SOTH : Cè “Thị Minh Kim - Lip : K274 Oan 19

Trang 25

Tim hiéu đặc điểm the trừ link nà ting dụng phan tich ruột sd tác pítẩm

phân thân của mình, mình của hôm nay và mình của hôm qua mình của thể xác và mình của tính thần tỉnh anh.

Người đâu? Cũng giống đa tình

Ngữ là ai, lại là mình với ta

Mình với ta đẫu hai nhưng một

Ta với mình tuy một mà hai.

Tứ thơ có đặc điểm là phải do hứng đưa đến Trong Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Bùi Công Hùng cũng đã nói rõ : “Tit thơ đến từ sự ngạc nhiên về cái mới dẫn đến sự thú vị đặc biệt Sự thú vị ấy nói một

cách khác là do hứng đem đến” ''*' Nguyễn Quỳnh trong lời tua tập Tây

hỗ mạn lưỡng của Ninh Tốn, đã bàn về cái hứng trong thơ : “Người như

sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió Gió thổi tới sông, biển cho

nên nước lay động làm thành gon, thành sóng, thành ba đào Hứng cham

vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nói được mà sinh ra ở tronglòng ngâm, vịnh ở ngoài miệng, viết nên ở bút nghiên, giấy mực Giókhông bám vào chỗ nào nhất định, hứng cũng biến động không ở yên;mỗi cái tuy ở hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mà buột ra rất nhanh Người

làm thơ không thể không có gió vay.” Có người nói : “Tâm người ta như

chuông, như trống, hứng như chấy và dùi Hai thứ gd đó, đánh vào

chuông, trống khiến cho chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật

ra thơ, cũng tương tự như vậy ”.

Theo Bùi Công Hùng, có rất nhiều nguyên nhân đưa cái hứng đến

cho thơ, đưa hứng thúc đẩy việc hình thành tứ thơ, song quan trọng nhất

là sự phát hiện ra cái mới.

Tứ thơ có khi hiện ra rất rõ, có khi kín đáo khó tìm thấy, phải nghiền

ngẫm mới tìm ra, mà tìm ra được cái tứ, cái thắn sắc mới thấy cái hay Có

những tứ thơ bộc lộ rõ như tứ bài : Mộ Bé Van Đàn của Xuân Diệu :

"Không giữ cho mình dù chỉ là hài cốt” Bai Bao giờ trở lại của Hoàng

Trung Thong, tứ hiện rõ trong câu thơ “Nhin lá don sơ — Tấm lòng rộng

mi”, Còn ở bài Múi, mây và đàn bò của Vương Trung thì kín đáo hơn :

Tỉnh xitơng, núi và mây công đàn bò di

Chiêu hôm, nti và mây công đàn bà lại.

Tứ thơ là cái ý lớn nhất, quán xuyến toàn bộ bài thơ hay, là cái đỉnh cao của bài thơ cần dat, Còn trong bài thơ có khi mỗi câu một ý hay cả

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : X27‹ † Oan 20

Trang 26

Tim kiểu đặc điểm the trợ tink cà ting dung phan lich mat xố tác phdm

bài chỉ có một ý, có khi ý ở trước lời, có khi ý ở sau lời Có khi ý chỉ theo

chữ mà sinh ra, có khi chữ theo ý mà sinh ra.

Nhìn chung, tứ thơ sẽ chỉ huy chung việc chọn hình ảnh, từ ngữ, nhạc

điệu, câu thơ, tổ chức bài thơ để làm nổi cái tứ lên Cái tứ đó có khi hiện

rất rõ ở một câu một chữ nhưng đồng thời cũng hiện lên ở toàn bộ bài

thơ đo ấn tượng chung của bài thơ, do tác động chung của bài thơ đem

vào Khi còn là tứ thơ, tứ chưa có thân xác, da thịt, chỉ là cái cốt, cái

hương, cái hồn Phải khi đã viết xong bài thơ, cái tứ đó mới có phần da

thịt cụ thể Như cái hồn cô Tấm khi là cây xoan, khi là chim vàng anh,

khi là quả thị và chỉ khi quả thị bị xé vỏ, một Tấm thật sự mới hồi sinh ra

nó Vì thế người đọc có thể tìm đúng cái tứ đó Cũng có khi không tìm ra

đúng cái tứ đó Cũng có khi ngược lại, nhà thơ tưởng đó là cái tứ chính

của bài thơ nhưng thật ra nhà thơ đã bị một cái tứ khác chỉ phối một cách

không tự giác Tứ thơ có khi hiện lên như một đồ án, có khi chỉ là một hạt

nhân mơ hổ, một cái có còn mơ hồ, mông lung

Trong bài thơ Cuốc kêu cảm hứng, có thể lúc đầu mới chỉ là tiếng

cuốc kêu, rồi sau đó dân dẫn mới có tứ thơ nhớ nước,

Khắc khoải sdu đưa giọng ling lơ

Ấy hồn Thục đế thác bao giờ

Năm cạnh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ

Thâu đêm ròng ra kêu ai đó

Giục khách giang hỗ dạ ngẩn ngơ

Có khi tứ thơ có sẵn : Phải có chiến lược chiến thuật trong cách mạngrồi nhân lúc đánh cờ, chuyện đánh cờ phù hợp với suy tư và hiện lên

thành tứ thơ cụ thể vào chỉ huy việc tạo thành ba đoạn thơ nhỏ một chủ

để, nhưng đều có ý triển khai, rất riêng biệt Đó là ba khổ bài Học đánh

cờ của Bác Hồ trong Neuc trưng nhật ký Cũng như Tản Đà có sẵn suy tư

về đất nước rồi nhân có bức dé rách mà thể hiện tứ thơ tâm sự về nỗi

niềm đối với đất nước.

Mỗi nhà thơ trong từng thời kỳ cụ thể có từng mạch thơ chung cho

nhiều bài, nhưng trong từng bài thơ cụ thể lại có cái tứ của nó Trong

——

SOTH : Có Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê ấn 21

Trang 27

Tim hiéu dae điểm the trừ tink nà ting dung phan lich mel sd tác phim

mạch thơ về miền Nam của Tố Hữu, có tứ thơ về anh Trdi, về người con

gái Việt Nam, về Huế Trong mạch thơ trong tù của Bác có nhiều tứ thơ

riêng về cái gây, cái răng, về giấc mộng, về ánh trăng qua song cửa

Trong mạch thơ về đánh giặc của Lê Đức Thọ có tứ thơ điểm tựa.

Do đó, có khi cái tứ các bài thơ rời nhau, không gắn bó với nhau,

nhưng có khi các tứ gần gũi với nhau, ở trong một hệ thống của mạch thơ

nói chung Đi tim tứ thơ cũng là một lao động nghệ thuật tinh vi đòi hỏi

khổ công và tài nãng Cuộc sống có mặt luôn luôn biến đổi, có mặt luôn

lap lại, người ta đã làm thơ trên khấp địa cầu, trong hàng vạn năm, người

đi sau phải tìm ra tứ thơ mới, đâu có phải chuyện dé dàng Nhưng lịch sử,

vũ trụ, con người chủ yếu là vận động nên rốt cuộc tứ thơ cũng không

hiếm Đành rằng có người lười biếng sử dụng tứ thơ có sẩn của mình hay

của người khác, điều đó cũng không hiếm.

Tác giả luận án Kết cấu thơ trữ tình quan niệm về tứ thơ như sau :

"Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình Nó đứng ở

vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chỉ phối sự liên kết tất cả

các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất Tứ thơ qui định

sự sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô

đọng, khái quát, thấm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình

ảnh rời rac, cá biệt của hiện thực khách quan.” °®

Tứ thơ hiển nhiên đóng vai trò quy định âm hưởng, màu sắc cụ thể,

độ đài của bài thơ và đôi khi cả thể thơ mà tác giả lựa chọn nữa Sự phát

hiện của tứ thơ, của thơ bao giờ cũng nảy sinh trên một nền tang cảm xúc

nhất định và nó có chức năng làm sáng tỏ trở lại nền ting cảm xúc ấy, do vậy nó mang day tính chủ quan, có khi quy về chung một mối những hình

ảnh, sự vật không có liên hệ tất yếu với nhau Chẳng hạn giữa hình ảnh

rặng liễu mùa thu với hình ảnh cô gái xõa tóc buồn chẳng có mối liên hệ

tất yếu nào cả Nhưng trong bài Đây mia thu tới của Xuân Diệu,với tứ

thơ về sự chuyển van đang giật mình của thời gian qua bước chân mùa

thu đẹp, mối liên hệ ấy lại trở nên tất yếu và chính nó làm cho âm hưởng

của bài thơ trở nên xôn xao, buồn bã, hay là buồn bã trong nỗi xôn xao.

RO ràng lúc này tứ thơ đó quy định chiéu hướng cảm xúc âm hưởng

của bài thơ,

SOTH : Lê Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Oau tờ tờ

Trang 28

Tim kiểu đặc điểm the trở tink nà ting dung phan lich một 1d tác phim

Tứ thơ cũng là một yếu tố quan trong ảnh hưởng đến độ dai của bài

thơ Bén kia sông Đuống (Hoàng Cẩm) là bài thơ có cái tứ khá độc đáo : lời ước hẹn đưa nhau vé “bên kia sông Đuống” giữa tháng ngày quê

hương chìm trong cảnh điêu tàn Bài thơ ra đời trong mạch tâm trạng,

cảm xúc rất đặc biệt của tác giả khi thấy quê hương mình đang ngập day

bóng giặc Tứ thơ độc đáo, cảm xúc đặc biệt đã tạo cho bài thơ chảy tràn

hàng chục câu thơ không dứt Đôi khi tác giả đã không cất nổi mình khỏivòng vây của kỷ niệm, hồi ức để làm công việc sáng tạo thơ khiến cho

bài thơ ngồn ngôn chỉ tiết, mang một số lượng câu thơ rất lớn, là một

trong những bài thơ dài của chương trình phổ thông.

Về mối quan hệ giữa tứ thơ với thé thơ, dựa vào kinh nghiệm sáng tácphong phú của bản thân, nhà thơ Huy Cận đã có ý kiến : “Không phải tứ

thơ nào cũng có thể khuôn vào bất cứ hình thức, thể loại nào Trong đờilàm thơ của tôi, tôi phải mấy lần thay áo cho thơ, phải đổi thể loại thì tứ

thơ mới bật ra được Ví dụ bài Đẹp xva trong trong tập Lửa thiêng lúc

đầu làm theo thể thơ Đường luật nhưng sau đó chuyển sang thể lục bát

Bài thơ lục bát đọng hơn bài thơ Đường luật ”

Như vậy, tứ thơ là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá

cường độ cảm xúc, chiéu sâu nhận thức, chiéu sâu cái nhìn và cả phong

cách nghệ thuật của tác giả, thậm chí là phong cách nghệ thuật của một

cá nhân, một dân tộc Bài Xudn rung (Xuân Diệu) va Mùa xuân chín

(Hàn Mặc Tử) đều có tứ thơ giống nhau là cảm quan của cái tôi cá nhân

thời Thơ mới trước thời gian, trước số phận con người, số phận cái đẹp Ở

bài thơ Xuân rung, tứ thơ dường như kết đọng ở câu thơ : “Hổn ơi phongcảnh cũng là ngươi!" Đó là một tiếng than đồng thời cũng là một lời

nhắc nhở cảnh báo Cái tứ của bài thơ đã thể hiện rõ chiều hướng cảm thụ của nhà thơ về thế giới, đồng thời cũng thể hiện rõ phong cách sáng

tạo của Xuân Diệu — một phong cách “hướng ngoại” — luôn muốn kêu to

lên nổi niềm của mình và luôn muốn giành thế chủ động tinh vi của tự

nhiên, van vật Bài Maa xudn chín lại có một kiểu cấu tứ khác, mà qua

đó ta có thể nhìn ra phong cách “hướng nội " của thơ Hàn Mặc Tử Cái tứ

thơ của bai này đường như nảy sinh đồng thời cùng với một sáng tạo bất

ngờ về từ ngữ : "mùa-xuân-chín” Có phải Hàn Mặc Tử đã được Hồ

Xuân Hương gợi ý cho từ “chin” này (“Một trái trăng thu chín mdm

mom")? Bằng một sự nhạy cảm lạ lùng, với những gì mang tính bản chất

SOTH : tê Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Oadu 23

Trang 29

Tim hiéu đặc điểm the trừ tink nà ting dang phan lich mgt số tác phim

nhất, có thể ngay lúc cum từ “mia xuân chin” vừa thoáng vụt qua tri não,

tâm trạng hay toàn bộ con người của nhà thơ đã lập tức rơi vào thế lưỡng

cực : nửa hân hoan cùng lời mời gọi của mùa xuân viên mãn, nửa bổn

chỗn trước tiếng nhắn gọi âm thẩm của nỗi hư vô RO rang, đi vào cái tứ thơ của bài thơ này, ta đã bất gặp một cái nhìn rất có chiểu sâu của Hàn Mặc Tử về cuộc đời Cuộc đời, theo ông, không phải chỉ là những cái gì

tổn tại trước mắt, mà còn có những chiéu kích khác, đặc biệt là chiéukích tâm linh của con người, và để hiểu hơn giá trị của cuộc đời này, cần

phải biết đặt nó vào trong tương quan với cái hư vô.

Nhận định về vai trò quan trọng của tứ thơ trong bài thơ, Xuân Diệu

đã xác nhận : "Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng, bài thơ là nghệ

thuật của ngôn ngữ Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan

trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bai”.

Làm thơ khó nhất là tìm tứ Đó là nói về phía người sáng tạo Còn

đối với độc giả, với người nghiên cứu, khi đi vào bài thơ, diéu quan trọng

đầu tiên là phải xác định cái tứ của nó Nếu không làm được điều này, ta

sẽ khó chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó, và ở

trường hợp tiêu cực nhất, những lý giải của ta sẽ bị những “su kiện”

trong chính bài thơ bác bỏ.

Trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo sát phần nghiên cứu vé tứ thơ

được trình bày qua các công trình Quá trình sáng tạo thơ ca (Bùi Công

Hùng), Chuyên để vé thơ trữ tình (Trần Đình Sử) và luận án Kết cấu thơ

trữ tình (Phan Huy Dũng) Các quan niệm về tứ thơ của ba nhà nghiên

cứu nói trên tuy có đôi chỗ khác nhau nhưng hoàn toàn không hể mâu

thuẫn.

Bản thân người viết, với trình độ học vấn và sự hiểu biết còn hạn hẹp.chúng tôi không có tham vọng đưa ra được những lý thuyết mới mẻ về tứ

thơ Nhưng thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu liên quan,

chúng tôi cũng mạnh dan đưa ra cách hiểu của mình về tứ thơ trong tổ

chức của một bài thơ trữ tình.

Trước hết, chúng tôi thấy có một số khái niệm cần phân biệt rõ ràng.

Trong một số tài liệu, khi nói về tứ thơ, người ta có thường hay đồng

nhất khái niệm cấu tứ và tứ Hai khái niệm này rõ ràng có hàm nghĩa rất

khác nhau, có liên quan đến nhau, nhưng không thể đồng nhất với nhau

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Cáp : X27?‹ Ê “Đan 34

Trang 30

Tim hiéu đặc điểm the trừ tink nà ting dung phan tich một sd tác phim

được Chúng tôi đưa ra một cách hiểu đơn giản như thế này : Cấu tứ chính là cách cấu tạo nên tứ thơ Còn định nghĩa về tứ thơ là gì, chúng ta

có thể tìm hiểu theo những ý kiến của các nhà nghiên cứu trên Chúng tôitiếp thu những tỉnh thần đó và được ra một cách định nghĩa về tứ thơ như

sau : Trong một bai thơ bao giờ cũng gồm một hệ thống nhiều ý, có ý lớn, ý nhỏ, ý chính, ý phụ Nếu ý chính được xây dựng bằng hình tượng nghệ thuật thì được gọi là tứ thơ Trong ý kiến trên, chúng tôi có để cập đến khái niệm “hình tượng nghệ thuật” Chúng tôi sẽ dé cập đến khái

niệm này kỹ hơn ở phan sau, khi chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc trưng của

thơ trữ tình Trong phần này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về tứ thơ.

Như vậy, tứ thơ trong một bài thơ trữ tình chính là phan ý chính đượcxây dựng bằng hình tượng nghệ thuật Còn về những đặc trưng của tứ thơtrong một bài thơ trữ tình, chúng tôi xin hệ thống lại những luận điểm cần

thiết mà các nhà nghiên cứu đã trình bày Chúng tôi chọn lọc ra những

luận điểm theo chúng tôi thấy là dé hiểu, cẩn thiết và có thể áp dụng vào

việc thực hành phân tích thơ trữ tình.

Tứ thơ là một yếu tố rất quan trọng và là một khâu không thể thiếu

trong quá trình sáng tạo thơ ca.

Tứ thơ có liên quan đến hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và kết cấu

của một bài thơ trữ tình.

Tứ thơ là bước đầu tiên giúp người đọc có cái nhìn xuyên suốt và khái

quát về tác phẩm trữ tình.

Tứ thơ là ý thơ đã được chuyển hóa, là cái linh hồn, cốt tủy của một

bài thd,

Tứ thơ giúp ta từ sự việc, hình ảnh cụ thể, phải tìm ra cái cốt lõi trừu

tượng, có ý vị triết học sâu sắc.

Tứ thơ mang phong cách riêng biệt của người làm thơ.

Tứ thơ qui định âm hưởng, màu sắc cụ thể, độ dài của bài thơ và đôi

khi cả thể thơ mà tác giả chọn lựa nữa

Có thể những luận điểm chúng tôi đưa ra trên đây chưa thật sự toàn

diện và sâu sắc lắm Nhưng vì mục đích của luận văn này là hướng tới sự

kết hợp giữa lý luận và thực tiễn phân tích thơ, cho nên chúng tôi chủ

=—ễễ——

SOTH : Le Thi Mink Kim - Lip : X27‹ Ê ấn 25

Trang 31

Tim hiéu đặc điểm: the tri tink nà từng dung phan tác: mol 16 tác phim

tâm chọn lọc những lý luận về tứ thơ mà có thể mở ra con đường tìm hiểunhững tứ thơ cụ thể trong những tác phẩm thơ trữ tình cụ thể

Con đường của nhà thơ là từ tứ thơ để sáng tạo nên một văn bản trữ

tình hoàn chỉnh về mọi phương diện Nhiệm vụ của người tiếp cận chúng

ta là làm một cuộc hành trình ngược dòng, từ văn bản ngôn từ của tác

phẩm để xác định tứ thơ là gì Nhà thơ không hé dễ dàng khi đi tìm một

tứ thơ vừa mới lạ, vừa độc đáo, lại giản dị, dễ hiểu cho nên cái hành trìnhngược dòng của người tiếp nhận văn bản là một hành trình đẩy chông

gai.Vấn để dat ra là làm sao tìm cho đúng cái tứ thơ ẩn giấu sau bể matvan bản Nếu không giải quyết vấn để này thì coi như chúng ta đã bị

chặn lại trước cánh cửa bí ẩn của thơ ca, Ở đây, tứ thơ là chiếc chìa khóa

thần kỳ để mở ra cánh cửa thần kỳ để đi vào một thế giới cũng thần kỳ

không kém.

Có rất nhiều cách để xác định tứ thơ Chúng ta có thể tiếp cận ngôn từcủa văn bản, chú ý những điểm đặc biệt của ngôn từ để tìm hiểu tứ thơ.

Nếu bài thơ có hiện tượng lặp lại một từ ngữ, một hình ảnh nào đó thì

chắc chắn tứ thơ sẽ liên quan đến cái hình ảnh giữa ý nghĩa ấy Khi đọc

bài thơ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), hình ảnh hoàng hac được lặp lại rất

nhiều lần, cho nên tứ thơ cũng gắn với hoài niệm về chim hoàng hạc, về

lầu Hoàng Hạc.

Sâu hơn một chút, có những bài thơ có sự nối kết lạ lùng giữa những

hình ảnh, chỉ tiết mang tính chất khác biệt nhất Bài thơ Trăng của Chế

Lan Viên là một ví dụ Cái tứ thơ của bài thơ được bật lên nhờ liên tưởng

so sánh giữa bóng hình đậm nét của “em” trong tâm tưởng với hình ảnh

vang trăng trong một đêm tình rao rực, bổn chén : Anh đi đâu cũngmường tượng thấy mặt “em”, "*em” theo “anh” như vắng trăng luôn theođuổi từng bước anh đi Có phải trăng chính là hiện thân của khuôn mặt

“em” rạng rỡ đó chăng :

Giữa hai cây lại đâi mắt em nhìn

Anh đến suối mặt em cười dưới suối

Lòng anh chạy cho lòng em theo đuổi

Đêm ái tình đâu cũng mặt trăng em

Khi viết bài thơ Ong đỏ sự thật trước mắt nhà thơ Vũ Đình Liên chỉ là

một khoảng trống :

SEE

SOTH : Le Thi Mink Kim - Lip : X27‹ Ê ăn 26

Trang 32

Tim kiểu đặc diém the trit tink oa từng dung phan lich suốt lố tác gu ấm

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Nếu không có liên tưởng, khoảng trống đó chỉ là sự trống rỗng, chẳng gây được cảm xúc gì Ngược lại, do hoạt động của liên tưởng, do sự sống dậy của ký ức, khoảng trống kia bỗng có một lịch sử, bỗng trở thành hiện thân của một giá trị đã phôi pha Quá khứ, hiện tại, tương lai phút chốc

bỗng tụ về trong một hình ảnh “tiểu tụy” đánh thức trong lòng ta bao

nhiêu mối cảm hoài Bài thơ chính ra đời từ đó, dẫu trong bài, tác giả đã

chọn cách “kể việc " theo trình tự thời gian trước sau

Đối với những bài thơ như Trăng (Chế Lan Viên), như Ông đổ (Vũ

Đình Liên) — là những bài thơ đầy tính liên tưởng, muốn xác định tứ thơ,

chúng ta phải xác định được những quan hệ liên tưởng độc đáo trong bài

thơ Từ những quan hệ liên tưởng đó, chúng ta sẽ hình dung rõ hơn về

hình tượng nghệ thuật của bài thơ, từ đó tìm ra được tứ thơ.

Phần phía trên chúng tôi đã có nhắc đến một ý, rằng tứ thơ có thể qui

định cả thể thơ Diéu đó chứng tỏ rằng mỗi thé thơ sẽ có những kiểu tứ

thơ riêng Những tứ thơ của thơ trung đại sẽ khác với tứ thơ của thơ hiện

đại Tứ thơ của thơ Đường khác với tứ thơ của Thơ mới Chúng khác nhau

ở cách cấu tứ — nghĩa là cách cấu tạo nên các tứ thơ Mỗi thể loại thơ có

cách cấu tứ riêng chỉ phối tứ thơ trong tác phẩm

Ở đây, chúng tôi xin trình bày ngắn gọn một số cấu tứ của thơ Đường

~ một loại thơ rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.

Thế giới của thơ Đường là thế giới của những mối quan hệ : quan hệ

thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người và con người với

con người Đặc điểm của thơ Đường là hàm súc, cô đọng, ý tại ngônngoại Những diéu này chi phối mạnh mẽ đến nghệ thuật cấu tứ của thơ

Đường.

Một bài thơ Đường thường rất ngắn gọn nhưng ý tình thì mênh mang.

Cho nên tứ trong thơ Đường hết sức quan trọng Nó giúp cho nội dung và

nghệ thuật của tác phẩm phát huy hết tác dụng và hiệu quả to lớn,

Sau đây là một số cách cấu tứ của thơ Đường :Thơ Đường chiếm hữu hiện thực, xác lập tinh đồng nhất của cáchiện tượng nhằm làm nổi bật đối tượng miêu tả.

——-—-

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Odu 27

Trang 33

Tim tiếu đặc điểm the trở tink nà ứng dung phan tich một cố tác phim

—————

Cụ thể : Các tác giả thơ Đường thường mang thiên nhiên, đất trời vào

thơ mình, biến nó thành thiên nhiên của mình.

Ví dụ :

Tỉnh thùy bình da khoái

Nguyệt dũng đại giang la

(Ánh sao rủ xuống đồng bằng rộng

Bóng trăng tung tóe trên dòng sông chảy)

Ở đây, ta thấy xuất hiện bốn hình ảnh của hiện thực : tinh (sao), bình

di (đồng bằng), nguyệt (trăng), đại giang (sông rộng).

Tác giả đã chiếm lĩnh những hình ảnh hiện thực của thiên nhiên và

đưa nó vào thơ của mình Ở đây, nhà thơ muốn tả cái đồng bằng rộng,

dòng sông chảy xiết nhưng không tả trực tiếp đồng bằng rộng như thế

nào, dòng sông chảy xiết như thế nào Tác giả gián tiếp miêu tả qua ánh

sao và bóng trăng Ánh sao đường như ở rất gần, phủ ánh sáng lên đồng

bằng, khiến cho déng bằng trở nên quá rộng Còn bóng trăng trôi trên dòng sông chảy xiết cho nên bóng trăng mới tung tée, vỡ vụn ra như thế.

Tứ thơ của toàn bài được gợi ra từ những hình ảnh đó.

Tảo phát Bạch Đế thành

Lý Bạch Phiên âm:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian

Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú

Khinh chu dĩ quá vạn tràng san

Dịch nghĩa:

Sáng từ biệt thành Bạch Đế giữa làn mây rực rỡ

Một ngày về tới Giang Lăng xa ngàn dặm

Hai bên bờ sông tiéng vượn kêu không ditt

Thuyền nhẹ đã VưỢI qua núi non muén tràng

Ở câu thứ ba, nhà thơ viết về tiếng vượn kêu không dứt, kéo dài bất

tân để nói lên tốc độ nhanh của con thuyền Vì thuyền lướt rất nhanh nên

———

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : K27A4A Oadn 28

Trang 34

Tim kiểu đạc điểm: thet trợ tink nà ting dung phan tich một vã tác pham

nn

mới nghe được tiếng vượn kêu liên tiếp, vừa mới nghe tiếng kêu của vượn ở đầu này đã kịp lướt đến nghe thấy tiếng vượn kêu ở đầu kia Cứ

như vậy, ta thấy hình ảnh con thuyền dang lao vun vút trong tiếng vượn

kéo dai mãi không thôi Tứ thơ được gợi lên từ hình ảnh “khinh chu”

(chiếc thuyển nhẹ), Ai cũng biết nếu dùng thuyén thì không thể trong

một ngày vượt hết quãng đường hơn nghìn dặm từ Bạch Đế đến Giang

Lãng Rõ ràng, tứ thơ này đã thể hiện khả năng lớ n trong việc sáng tạo

nghệ thuật của Lý Bạch Ông đã biến cái không thể thành có thể , cái bất

bình thường thành cái bình thường Quãng đường hơn nghìn dim ấy, đối

với một hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng và táo bạo như Lý Bạch thì nó

chẳng có ý nghĩa gì cả, có thể đi trong một ngày là chuyện rất bình

thường.

Thơ Đường thể hiện sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên, thể

hiện khát vọng hòa hợp với thiên nhiên.

Đây cũng là một cách cấu tứ của thơ Đường.

Gần như bài thơ nào của thơ Đường cũng thấy xuất hiện hình ảnh củathiên nhiên Thiên nhiên trong thơ Đường không đơn thuần chỉ là cáithiên nhiên do trời đất tạo ra, vô tri vô giác mà thiên nhiên đó cũng là con người, cũng có thế giới tâm linh như con người Nó hòa với con người

làm một Những câu thơ vé thiên nhiên trong thơ Đường không chỉ để

miêu tả phong cảnh mà còn là tâm cảnh.

Khi Thôi Hiệu viết : “Bach vân thiên tải không du du” (Ngan năm

mây trắng bây giờ còn bay) trong bài Hodng Hac lâu những ing mây

trắng ngàn năm đó dường như đã mang cả linh hồn, mang cuộc sống của

con người Nó tỏ ra thờ ø trước tâm trạng của người lữ khách dừng chân

tại lầu Hoàng Hạc, nó cứ nhởn nhơ bay, bay mải miết như đã bay ngàn

năm qua, Đôi mắt tác giả dõi theo những cum mây thờ ở ấy để cảm thấy

rợn ngợp trước cái nhỏ bé, hữu hạn của đời người trước cái rộng lớn, vô

hạn của trời đất Con người sinh ra từ đất, về lại với đất, còn thiên nhiên

vũ tru thì mãi mãi trường tổn.

Trong bài thơ Đề Đô thành nam trang, Thôi Hộ đã để lại cho người

đời hai câu thơ thuộc loại tuyệt cú :

Nhân diện bất trí hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong

iS

SOTH : LE Thi Mink Kim - Lip : X27‹ Ê Odu 29

Trang 35

Tim hiéu đặc điểm the trừ tink oa ting dung phan tich một số tác phim

—————

(Khuôn mặt người xưa giờ không biết đã ở xứ nào

Chỉ còn hoa đào vẫn đang cười với ngọn gió đông

Hoa đào là tượng trưng cho thiên nhiên, cho vũ trụ — một thiên nhiên,

vũ trụ không hé vô cảm Hoa đào đang cười với ngọn gió đông - nhà thơ

đã khéo ghi lại một khoảnh khắc, một khoảnh khắc nhưng có lẽ là vĩnhviễn Nụ cười của hoa đào, nụ cười đẩy vẻ thách thức, cười con người

đang đối mặt với sự trống vắng, đối mặt với cảnh hoa ở đây mà người

xưa đã không còn nữa.

Thiên nhiên thường gặp trong thơ Đường có vẻ bể ngoài hết sức tinh

mịch và xa vắng, nhưng sự tĩnh mịch đó chỉ là tương đối mà thôi.

Đã có nhiều giai thoại xung quanh chuyện nhà thơ Giả Đảo chọn chữ

"thôi” hay "xao ” cho câu thơ của mình :

Điểu túc trì biên thụ

Tăng thôi? nguyệt hạ môn

xao?

(Chim đậu trên cây bên bờ ao

Vị sư gõ? cửa đưới trăng)

đẩy?

Cuối cùng, nghe lời Hàn Dũ, Giả Đảo đã chọn chữ “thôi” Tứ thơ

được hình thành từ hình ảnh một thiên nhiên trong đêm rất yên tĩnhnhưng vẫn có sự hoạt động, dù rất nhỏ bé, rất nhẹ nhàng của con người

Những nhà nghiên cứu cũng hay nhắc đến sự đột ngột, bất ngờ của

lối tư duy trong cách cấu tử của thơ Đường Thơ Đường là loại thơ mang tính tứ duy cao vì ngôn ngữ thơ bị rút gọn đến cực độ.

Người đọc phải nghiền ngẫm thơ Đường để tự minh đi đến những kết

luận kì thú và bất ngờ

Các nhà thơ Đường thường đặt sự vật trong những quan hệ phức tap,

người đọc phải tiến hành những thủ thuật của tư duy để đi đến việc

chiếm hữu và phát hiện quá trình tư duy của tác giả Chính vì thế, các nhà thơ Đường thường gây cho người đọc một cái gì đó đột ngột, bất ngờ nhưng cũng rất nên thơ bằng hệ thống các mâu thuẫn.

EEE

SOTH : Li Thi Minh Kim — Lip : K27A4 Van 30

Trang 36

Tim hiếu đặc điểm the trừ tink nà ting dang phan lich tuột xố tác phiim

Trong bài Khuê oán của Vương Xương Linh, trung tâm cấu tứ của bài

thơ là lời lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa Diễn biến tâm trạng củangười thiếu phụ trong bài không phải là quá trình xuôi chiều, mà có chỗ

ré ngoặt đột ngột rất bất ngờ Ta có thể hình dung như sau :

Bất trị sầu > Hốt > Hốt

(Không biết buồn) (Chợt thấy) Hối han

(Màu đương liễu)

Rõ ràng, “hốt kiến" là một khoảnh khắc mang tính chất bước ngoat,làm thay đổi hoàn toàn tâm trạng, nhận thức của người thiếu phụ trongbài thơ Nếu không nhìn thấy màu của dương liễu thay đổi, chắc chấnngười thiếu phụ ấy vẫn không bao giờ biết đến buồn phiền Theo triết lý

đạo Phật đây là quá trình từ mê đến đốn đến ngộ sâu sắc.

Như vậy, về phần tứ thơ, chúng tôi tạm đưa ra một số lý thuyết cũngnhư các ví dụ minh họa như trên Ở phan thực hành, khi đi vào phân tíchmột số tác phẩm cụ thể, chúng tôi sẽ từng bước đi sâu vào các tứ thơ cụ

thể để người đọc có thể hình dung rõ ràng hơn

Tóm lại, tứ thơ là một hiện tượng có tính phổ quát của thơ trữ tình.

Các bài thơ trữ tình thuộc nhiều thể, nhiều thời khác nhau, về cơ bản đều

có tứ, Sự tổn tại của tứ thơ là rất cụ thể ở từng bài thơ một, nhưng điều đó

không ngăn cần ta đi tới tim hiểu những loại hình tứ thơ khác nhau hay

biến thể của một cái tứ phổ biến nào đó trong thơ của từng thời đại

3 Dong thơ và câu thd

Cách tổ chức dòng thơ phụ thuộc vào các thể thơ Có thể thơ quy định

cu thể vé quy cách của dòng thơ, lại có thể thơ rất tự do về cách tổ chức

dong thơ Trong các thể thơ cách luật, số chữ của mỗi đòng thơ có quyđịnh trước, thường phải bằng nhau (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ) Như thế

giữa dòng trên và dong dưới có sự cân xứng.

Sang tiền mình nguyệt quang

Nghỉ thị dia thượng sương

(Tĩnh dạ tư - Lý Bạch)

Trong thơ lục bát, song thất lục bat, sự cân xứng thể hiện trong dòng

trên và dòng dưới, khổ trên và khổ dưới Độ dài thông thường của dong

thơ phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngôn ngữ, để cho người đọc, người nghe dé tiếp nhận Nói chung, dòng thơ Việt Nam thường biến đổi từ 4

đến 8 chữ Lúc kéo dài cũng không quá 12 chữ Tất nhiên có ngoại lệ

SOTH : tê “Thị Mink Kim - Lip : K27A4A Oan 3l

Trang 37

Tim hiéu đặc điểm the trữ tinh nà ting dang phan lich một và tác phim

— - TT

Nếu không vì một nhu câu nghệ thuật cân thiết nào mà lại dat những

dòng lòng thòng, làm rối sự suy nghĩ của người đọc thì thật đáng trách

Dòng thơ cũng là câu thơ khi nó điễn đạt trọn ven một ý Thơ xưa, thơ cổ

điển thường như thế Thơ ngày nay có khi hai ba đồng mới thành một câu

trọn nghĩa :

Trong làn nắng từng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lam tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý.Bóng xuân sang.

(Mùa xuân chín - Hàn Mac Tử )

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Trời ở trên cao lá ở cành

Lúa ở đồng xanh và lúa ở

Đồng nàng và lúa cạnh đồng anh

(Mùa xuân xanh-Nguyễn Bính)

Để giữ sự cân đối giữa hai dòng, để làm nổi bật van, có khi để nêu

bật ý, người ta đã làm thơ theo kiểu vắt dòng :

Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ

Nghiêng xuống làn rêu, một tối day

(Xuân Diệu)

Trong bài thơ, điểu dé nhận thấy, dễ tính đếm chính là dòng thơ

-nhất là với cách trình bày thơ hiện nay trên các ấn phẩm Phải từ nội

dung, ý nghĩa mới nhận ra từng câu thơ, vì câu thơ có khi không đồng

nhất với vần thơ Khi đọc văn cổ, biết chấm câu thơ cho đúng đã cần

-phải có một trình độ học vấn nhất định Đọc thơ ngày nay cũng -phải chú

ý đến cách chấm câu, ngắt đoạn thơ cho thông nghĩa.

Bùi Công Hùng đã bàn về câu thơ như sau : '"”

Câu thơ có cú pháp thơ riêng biệt Có mấy đặc điểm đáng chú ý sau : Trong thơ có những thành phan bi tinh lược, để trống gợi nên nhiều

cách hiểu khác nhau :

Trong câu :

Trèo lên cây bưởi hát hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tam xuân

————ễễễEEEẼEẼEẼEEẼEEEEễễễỄỶỶỄễ£Šễễễ

SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lig : X2?7‹ Ê£ Oan 32

Trang 38

Tim hiéu đặc điểm thet trừ tink nà từng dung phan lich một 1d tác phẩm

ta không thấy chủ ngữ Ta không rõ ai trèo lên, ai bước xuống Đây là

một người hay hai người; một người thi là con gái hay người con trai?

Hay là không nói ai cả, chỉ nói chung thôi? Nếu trong câu văn xuôi thì

câu này phải viết khác đi.

Hiện tượng tỉnh lược xuất hiện khá phổ biến trong ca dao trữ tình :

Hôm qua tắt nước đâu đình

Bỏ quên chiếc ảo trên cành hoa sen

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đông ngó bên ni đẳng cũng bát ngát mênh mông.

Trong thơ, các thành phần câu hay bị đảo lộn trật tự, nhiều khi không

theo trật tự bình thường của câu văn xuôi.

Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Tran Đăng Khoa)

Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi

Rắc trắng vườn nhà nhiing cánh hoa vương.

Đẹp lắm anh ai con sông Ngàn Phố

Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau

(Mùa hoa budi-T Hùng)

Trong thơ, các câu không phải lúc nào cũng theo một logic bình

thường, một lập luận bình thường Các từ, các vế câu, các ý nhiều khi

trông qua hình như không có mối liên hệ logic với nhau, nhiều khi trái

ngược nhau, thậm chí có khi phi lý Nhưng người đọc vẫn hiểu được mạch ngầm các ý trong câu, hiểu được sự liên tưởng ẩn náu đằng sau để

tạo nên một sự hợp lý nhất định, có thể chấp nhận được

Trang 39

Tim hiéu đặc điểm the tri tink nà ting dung phan tich muột số tác pham

Bao giờ cho đến thang ba

Ech cắn cổ rắn tha ra ngoài vườn

Ham nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hông nuốt lão tam mii.

(Ca dao)

Như vậy, trong tổ chức của một bài thơ tữ tình, chúng ta cần chú ýphân biệt khái niệm câu thơ khác với dòng thơ và lưu ý về những cách tổchức đặc biệt (giản lược thành phan, thay đổi vị trí các thành phần) trong

yêu cầu mở rộng bài thơ và tăng cường nhạc cảm cho thơ Cứ nhìn những

khổ thơ từng đôi như nhau, xếp nối tiếp nhau theo những khoảng cách

nhất định, người đọc đã nhận ra một nhịp điệu hài hòa nào đó Sự hài hòa

về thị giác đó sẽ được củng cố hơn nữa với sự hài hòa về âm thanh, nhịp

điệu khi ngâm đọc.

Khổ thơ là sự phối hợp của một số dòng thơ Các khổ thơ thường 4, 5

dòng với số chữ giống nhau Các khổ thơ trong bài thơ khi trình bày

thành văn bản đứng nối tiếp nhau, phân cách bằng một khoảng chừatrắng Khi ngâm đọc, cần có một thời gian ngừng nghỉ nhất định Sự cânxứng nhịp nhàng của ngôn ngữ thơ thể hện rõ Hơn nữa cũng tạo thời

gian cho người đọc đi sâu vào lời thơ vốn súc tích Nói chặt chẽ, mỗi khổ

thơ phải có số dòng như nhau và một số chữ tương đương Có thể thơ nhưthể xonnê, số ddng của từng khổ và số khổ của từng bài déu được quyđịnh rõ Nếu số dòng của các khổ quá chênh lệch nhau không theo một

quy ước nào cả, thì vé thực chất, không còn sự đều đặn cân đối Và

không nên gọi là khổ thơ

Như vậy, khổ thơ mang nhiều dấu hiệu vẻ hình thức nên việc xác

định khổ thơ trong tác phẩm trữ tình không phải là quá khó.

Đoạn thơ

—ễ

SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Odu 34

Trang 40

Fim hiéu đặc điểm: the tre tinh cà tng dang phan lich tuột số tác phiim

Mỗi khổ thơ có thể cũng là một đoạn thơ, nhất là trong một bài thơ

ngắn Đoạn thơ cũng có thể có một sự giống nhau về hình thức và một sự

hài hòa cân đối nào đó Ta dùng chữ đoạn thơ để nói đến một số khổ

thơ, một số dòng thơ thể hiện một ý tương đối trọn ven Theo cách trình

bày văn bản, tác giả thường để giữa hai đoạn thơ một khoảng cách rộng

hơn khoảng cách giữa hai khổ thơ Như thế sự phân chia thành khổ thơ

nhằm thể hiện sự cân đối, nhịp nhàng Sự phân chia thành đoạn thơ nhằm

làm sáng tỏ ý nghĩa Nghệ thuật lớn bao giờ cũng chú ý đến sự tiếp nhận

của người đọc Và lối suy nghĩ sáng sủa tự nó đã là một vẻ đẹp

Việc phân chia khổ thơ, đoạn thơ có tác dụng để nhận ra các thứ lớp của nội dung bài thơ Nói đến những vấn để lớn này, tác phẩm tỏ ra vô

giá trị, thì hà tất ta phải đi sâu vào từng dong, từng chữ làm gì nữa Sau

cái nhìn tổng thể, ta mới đọc lại từng câu, xem cách dùng chữ có sắng tạo không, nhịp điệu có điêu luyện không, kiến trúc có vững chãi không (từ tổng thể đến chỉ tiết Phải tránh tình trạng phiến diện, chi chú ý trích

bình một số câu thơ hay riêng lẻ — mà tập thơ dé nào chấc cũng có vai

câu Hoặc ngược lại, chỉ nói chung chung về để tài, chủ để tốt mà không nói đến câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu của từng câu thơ, khổ thơ Cả hai

cách đều dẫn đến cái nhìn không đúng vé bài thơ - một công trình kiến

trúc phải đẹp từ thiết kế đến thi công, từ ngoại thất đến nội thất.

Trong Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca," Bùi Công Hùng chỉ

trình bày về câu thơ, đoạn thơ, bài thơ mà bỏ qua không trình bày về khổ

thơ Cho nên trong phân nghiên cứu về đoạn thơ, ta thấy tác giả có phần đông nhất giữa đoạn thơ và khổ thơ Tác giả có nêu ra một số dấu hiệu

để chia đoạn thơ Chúng tôi xin trình bày lại ở đây những dấu hiệu đó để

bạn đọc tiện tham khảo.

- Đoạn thơ có khi lấy dấu hiệu là sự hoàn thành ngữ điệu - cú pháp,

và sự luân phiên theo qui luật những câu thơ có vần.

- Đoạn thơ, có thể gồm các câu thơ nhất định, có sự luân phiên nhất

định các van Có thể có nhiều kiểu luân phiên vần Nhưng có các kiểu

luân phiên vẫn phổ biến hơn cả :

+ Kiểu đoạn thơ van AAbb

+ Kiểu đoạn thơ theo vẫn AbAb

+ Kiểu đoạn thơ theo van ABBa+ Kiểu đoạn thơ theo vin AaAA

i

SOTH : Lé Thi Minh Kim — Lép : K27A “Dán 35

Ngày đăng: 01/02/2025, 01:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G.N Pôxpêlốp. Dan luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo duc, 1998 Khác
2.N.A Gulaiep. Lý luận văn học, NXB DH và THCN, 1982 Khác
3, L.L Timôfêep. Nguyên lý lý luận văn học-tập 1,2, NXB Văn học, 1962 Khác
4. Phương Luu ( chủ biên). Lý luận văn học, NXB Giáo dục ,1986 Khác
5. Phương Lựu ( chủ biên). Lý luận văn học-tập I: Nguyên lý tổng quát,NXB Giáo dục, 1986 Khác
6. Tran Đình Sử. Lý luận và phê bình văn học: Những vấn dé và quan niệmhiện dai, NXB Giáo dục, 2003 Khác
7. Lê Ngọc Trà. Lý luận và văn học, NXB Trẻ, 1990 Khác
8. Nguyễn Văn Hạnh- Huỳnh Như Phương. Lý luận văn học, vấn dé và suynghi, NXB Giáo duc, 1998 Khác
9, Ha Minh Đức. Lý luận văn học, NXB Giáo dục ,1995 Khác
10. Nguyễn Văn Dân. Nehién cứu văn học lý luận và ứng dụng, NXB Giáodục .1999 Khác
11. Trần Dinh Sử. Lý luận và phê bình văn học. NXB Giáo dục, 2000 Khác
13, Phùng Quý Nhâm. Bài tập thực hành lý luận văn học, Trường DHSPTPHCM, 1986 Khác
15, Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn dé trong thơ Việt Nam hiện đại NXBGiáo dục ,1997 Khác
16. Trần Thanh Đạm- Hoang Như Mai. Vấn dé giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thé. NXB Giáo dục, 1971 Khác
17. Bùi Công Hùng. Góp phân tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB Khoa họcxã hội. 1983 Khác
18. Bùi Công Hùng. Quá trình sáng tao thơ ca, NXB Văn hóa thông tin,2000,I9. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ, NXB ĐH và GDCN, 1987 Khác
20. Nguyễn Thị Bích Hải. Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hoá, 1995 Khác
21. Bùi Công Hùng. Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa thông tin,2000 Khác
22, Hoàng Ngọc Hiến. Nhập môn văn học và phân tích thể loại NXB ĐàNẵng, 2003 Khác
23. Đỗ Đức Hiểu- Nguyễn Huệ Chi- Phùng Văn Tửu- Trần Hữu Tá ( chủbiên). Từ điển văn học ( bộ mdi), NXb Thế giới, 2004 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN