II. Tổ chức của một bai thơ trữ tình
1. Một số quan điểm khác nhau về đặc điểm của thơ trữ tinh
Trước khi trình bày hệ thống luận điểm mà chúng tôi cho là cần thiết
và hợp lý, chúng tôi xin trình bày lại cách phân chia đặc trưng các tác
phẩm trữ tình trong một số công trình nghiên cứu cụ thể, để bạn có cái nhìn toàn điện khi tiếp nhận, quan sát vấn dé từ nhiều phía.
Đầu tiên, chúng tôi xin giới thiệu giáo trình Lý fuận văn học ''” do Phương Lựu chủ biên. Toàn bộ chương xem là để giới thiệu về tác phẩm
trữ tình. Trong chương này có ba phẩn, phần I và II liên quan đến đặc điểm của thơ trữ tình.
Ở phân I, tác giả khái quát vé đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình.
Ở phần II, tác giả phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình.
Trong phần I, tác giả đã để cập đến những đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình như sau :
Một là nội dung tác phẩm trữ tình
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng tác phẩm loại trữ tình (tức bộc lộ tình cảm) thể hiện tình cảm theo cách
riêng. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong
đó các nhân vật có đường đi và số phân của chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động con người qua
những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác; thế gidi chủ
quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa được trình bày trực tiếp
và làm thành nội dung chủ yếu.
Dấu hiệu chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế
giới quan của con người : những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ. Dĩ nhiên,
như vậy không có nghĩa là tác phẩm trữ tình không phản ánh thế giới
khách quan. Ai cũng biết, mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước hiện thực nào, suy nghĩ về vấn để gì. Do đó, các sự kiện đời sống được thể hiện một cách gián tiếp. Biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
Tác phẩm trữ tình làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi
niềm — một phương tiện rất nang động, hấp dẫn của hiện thực.
SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : 27c Ê Oan 40
Tim hiéu đặc điểm: the tri tink nà ting dung phan tich mgt lố tie pham
Nhung như vậy hoàn toàn không có nghĩa là sự miêu tả các sự vật, chi
tiết, hiện tượng đời sống khách quan không có tắm quan trọng. Ngược lại là khác. Những chỉ tiết chân thực, sống động được phát hiện từ cuộc sống
mới có thể khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ.
Cũng sẽ sai lầm nếu cho rằng tác phẩm trữ tình chỉ thể hiện những gì thẩm kin, chủ quan, cá nhân, riêng biệt. Đúng là nhà thơ trữ tình bộc lộ những nỗi niém chủ quan, thẩm kín, nhưng chính vì vậy, suy tư trữ tình có thể thâm nhập vào những chân lý phổ biến nhất của tổn tại con người:
sự sống, cái chết, tình yêu, lòng chung thủy, lý tưởng, ước mơ, tương lai, hanh phúc. Không bị rang buộc bởi yêu cầu tái hiện trọn ven một tính
cách, số phận, một hành động như tự sự và kịch, tác phẩm trữ tình có thể
đạt được những khái quát, nghệ thuật hết sức phổ biến. Người ta rất có lý
khi cho rằng khái quát trữ tình thường có tim vóc phổ quát nhất về tổn
tại và nhân sinh. Biết bao câu thơ đã đi vào đời sống như tục ngữ. cách ngôn, lời cửa miệng thành khẩu hiệu hành động.
Hai là nhân vật trữ tình
Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn lién với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm
xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng
nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó
chính là nhân vật trữ tình.
Ba là phạm vì loại tác phẩm trữ tình
Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất. Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ
khúc...
Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là sự thổ lộ ý nghĩ, cảm xúc trước thế giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then chốt của tác phẩm. Đặc điểm đó biểu hiện tập trung nhất trong thơ trữ tình.
Bốn là phân loại thơ trữ tình
SOTH : Có “Thị Minh Kim - Lip : R27A Odu 4l
Tim hiéu đặc điểm the trừ tinh cà ting dung phan tich ngột số tác phim
Có thé chia thơ trữ tình bằng nhiều cách. Chia theo cách nào tùy thuộc vào truyền thống văn học cụ thể. Trước đây, trong văn học châu
Âu, người ta thường chia ra làm bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.
Với sự phát triển của thực tế thơ ca, những thể bi ca, tụng ca, thơ trào phúng đi vào văn học thời đại mới, với những hình thức hòa lẫn hay biến
dang.
Ngày nay, dựa vào đối tượng đã tạo nên cảm xúc của nhà thơ để phân
loại thơ trữ tình thành các loại :
- Trữ tình tâm tình
- Trữ tình phong cảnh
- Trữ tình thế sự
- Trữ tình công đân
Trong phan II, tác giả cho rằng ngôn ngữ thơ trữ tình có những đặc điểm sau:
Một là ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc
Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác
phẩm tự sự. Lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện một quan hệ của chủ thể đối với cuộc đời.
Sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật.
Lời thơ trữ tình còn mang tính mê hoặc. Đó là điểm khác hẳn so với
lời tự sự hay kịch hoặc của lời thường. Lời thơ thường phải khác thường
để đưa ta vào những chân lý “bí ẩn, thâm thúy của đời sống”.
Hai là ngôn ngit thơ giàu nhac tính
Tho phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riềng của nó.
Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bang cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết .. Tất nhiên. không thể giải thích
SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : K27A “ăn 42
Tim hiéu đặc điểm the trừ tinh cà ting dung phan tich một xố tác phim
ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu được không xuất phát từ nội dung của từ
ngữ.
Để thưởng thức nhạc điệu của thơ, xưa nay người ta vẫn thích ngâm thơ, đọc thơ. Vì chú ý đến nhạc tính, thơ ca nhiều lúc đã quy định khuôn nhịp — tức là số chữ trong một dòng, nhịp điệu - là nói về cách phối hợp âm thanh và cách ngắt nhịp và van - tức là sự hiệp âm cuối dòng hay
giữa dòng. Tất cả những điều đó cốt để ngôn ngữ thơ có nhạc tính. Có thể
nói rõ nhạc tính trong thơ thể hiện ở ba mặt sau đây : sự cân xứng, sự trầm bổng, và sự trùng điệp.
Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Thơ cổ điển,
thơ Đường luật hết sức chú ý sự tương xứng hài hòa này. Thơ ngày nay
phóng khoáng hơn, không theo một quy định chặt chẽ nào.
Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay, do sự phát triển của nghề in, của kỹ thuật ghi âm, nhu cầu của thơ có đổi khác. Một số người có khuynh hướng bỏ vần để khỏi gò bó, phiền
hà cho thơ. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó, như sự cân
xứng song song giữa hai ddng thơ, hai đoạn thơ — thì không còn là ngôn
ngữ thơ nữa.
Do đặc điểm của ngôn ngữ thơ hàm súc như vậy, nên quá trình khám
phá bài thơ phải công phu : đi từ lớp từ ngữ, lớp hình ảnh, lớp âm thanh
nhịp điệu để tìm hiểu hết nghĩa đen, nghĩa bóng, .. Có khi điều bài thơ
gợi ra còn quan trọng hơn diéu nói rõ. Chưa đọc kỹ ngôn ngữ thơ đã him hở phân tích nội dung thơ là phạm sai lầm căn bản.
Sách Văn học lớp 11 tập 2 ° ” nói vé đặc điểm của tác phẩm trữ tình
như sau :
Đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự thấy mình qua những ấn
tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh,
sự miêu tả sự việc, ngoại cảnh chỉ phục tùng nhiệm vụ trữ tình.
Đặc điểm thứ hai của tác phẩm trữ tình là cái tôi trữ tình luôn cảm xúc thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những cái chung của
tổn tại con người. Nhờ vậy, tiếng nói trữ tình có thể trở thành tiếng lòng
thẩm kín của mọi người.
SOTH : LE “Thị Minh Kim - Lip : X2?7c “Dâu 43
Tim hiểu đặc điểm the trợ tink cà ting dung phan lich ml vố tác phim
i
Đặc điểm thứ ba, thé hiện chủ yếu ở thơ trữ tinh là có một kiểu ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi nói chung. Nó được tổ chức một cách khác thường để biểu hiện được cái sắc
thái tinh vi của tư tưởng, tình cảm. Sự phân dòng và hiệp van của lời thơ tạo nên đơn vị nhịp điệu, sự lặp lại các từ ngữ, hình ảnh, phối hợp bằng
trắc, nâng thơ lên lời hát; sự vận dụng các phép tu từ (ví von, ẩn dụ, nhân
hóa. hoán dụ, chơi chữ, ...) như mài sắc thêm cảm giác của con người, đưa la vào bên trong nội tâm của nhà thơ. Những đặc điểm ấy làm cho tác phẩm trữ tình trở thành tiếng nói của tâm tình không thể thiếu được.
Trong chuyên để Giảng day thơ trữ tình ở trường phổ thông. giang
viên Nguyễn Thị Hồng Hà đã đưa ra hai đặc trưng của thơ :
Đặc trưng về nội dung : Thơ là sự bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp, rất riêng tư cá nhân, cảm nghiệm, dồn nén, lắng đọng, kết tinh.
Đặc trưng về hình thức: Hình tượng thơ là những hình tượng ngôn ngữ
nhịp nhàng âm vang.
Tuy vậy, giảng viên cũng lưu ý rằng, trong thực tế không ai tách riêng nội dung và hình thức. Thơ là nghệ thuật, nghệ thuật vốn mang
trong nó nội dung. Thơ là ý lớn tình sâu trong lời hay ý đẹp.
Tính nhạc của thơ được hình thành từ nhiều thứ nhưng cái gốc là sức ngân vang của tâm hồn.
H.Haing - một nhà thơ nổi tiếng của Đức, đã nói rằng : “Tâm hồn là điểm mach bảo vẫn luật. Chỉ có van luật bên trong hòa hợp với nhịp đập con tim là có ý nghĩa”.
Trên đây chúng tôi đã nêu ra ba hệ thống khác nhau về đặc trưng thơ trữ tình, của ba nhà nghiên cứu khác nhau. Hầu hết những đặc trưng này được trình bày rất ngắn gọn, để hiểu và bám sát vào đối tượng nghiên
cứu chính là thơ trữ tình.
Có rất nhiều cơ sở khác nhau để xây dưng nên những hệ thống về đặc trưng của thơ trữ tình. Việc phân tích tiếp cận tác phẩm lại gắn chat với
ee
SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : K27c4 Oan 44
Tim hiéu đặc điểm: the tri tink nà ting dung phan lich một 16 tác phim
hệ thống đặc trưng chung. Đặc trưng chung của thơ trữ tinh là như thé
nào thì các tác phẩm trữ tình sẽ thể hiện cụ thể về các đặc trưng đó.
Nhìn chung, ba hệ thống đặc trưng của thơ trữ tình nói trên đều gặp
gỡ nhau ở chỗ, tất cả đều xem thơ trữ tình có chức năng chính là bộc lộ tình cảm chủ quan của con người, những yếu tố khác cũng chỉ để phục vụ
cho chức năng chính nay mà thôi. Các tác giả dù quan niệm khác nhau
như thế nào thì cũng đều thống nhất ở điểm này.
Liên quan đến nội dung của thơ trữ tình, một số nhà nghiên cứu đã dé cập đến khái niệm nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình. Trong phần nghiên cứu trước, tuy không đi sâu nhưng chúng tôi cũng đã phần nào dé cập
đến những khái niệm này. Hơn nữa, bản thân các nhà nghiên cứu khi đưa
ra những khái niệm đó thì họ cũng đã lý giải rất kỹ, nêu ví dụ cụ thể để minh họa rất rõ ràng, chúng tôi thiết nghĩ không cần nhấc lại ở đây nữa.
Chúng ta hoàn toàn tán thành nội dung thơ trữ tình gắn bó rất chặt chẽ
với hình ảnh của nhân vật trữ tình cũng như của cái tôi trữ tình. Diéu này
có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình phân tích thơ. Khi đi vào một bài thơ cụ thể, rõ ràng chúng ta không thể bỏ qua công đoạn xác định nhân vật
trữ tình của bài thơ chính là tác giả hay là một nhân vật được tác giả gắn toàn bộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Đồng thời chúng ta cũng cẩn tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của cái tôi trữ tình thể hiện trong bài thơ là gì.
Nếu phải chọn lựa một hệ thống về đặc trưng của thơ trữ tình từ ba
hệ thống đã dẫn ra ở trên, chúng tôi thật khó để đi đến sự lựa chọn cuối cùng. Bởi lẽ, dường như chúng tôi cũng chưa cảm thấy thỏa mãn với một
cách quan niệm nào cả. Ưu điểm của hệ thống đặc điểm của tác phẩm
trữ tình trong giáo trình Lý luận văn hoc’ chính là cái nhìn tổng quát về
tác phẩm thơ trữ tình, tức là không chỉ bao gồm thơ trữ tình mà còn gồm cả tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc .. Chúng ta có thể áp dụng những đặc trưng này cho bất kỳ một tác phẩm trữ tình nào, không riêng gì thơ
trữ tình cả. Cũng vì có cái nhìn quá khái quát như vậy nên chúng tôi có
cảm giác, nếu áp dụng những đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình này để hướng dẫn học sinh phân tích những bài thơ cụ thể trong chương trình
thì sẽ đặt cả giáo viên và học sinh trước rất nhiều khó khăn. Học sinh sẽ
không phân biệt được đặc trưng nào sẽ là đặc trưng chỉ riêng thơ trữ tình
mới có mà các thể loại trữ tình khác đều không có. Nói như vậy để thấy rằng. dù thế nào đi chăng nữa, thì thơ trữ tình vẫn khác với những kiểu
SOTH : Có Thi Minh Kim - úp : X27c Ê Oan 45
Tim hiéu đặc điểm the trừ tinh nà ting dung phan lich tuột tố tác phim
tác phẩm trữ tinh khác như tùy bút, hay thơ văn xuôi, .. Từ xưa đến nay, không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến tác phẩm trữ tình. người ta nghĩ ngay đến thơ trữ tình. Điều này có lý do riêng của nó. Bởi vì bao giờ thơ trữ tình cũng mang đầy đủ và rõ nét nhất đặc trưng của tác phẩm trữ tình.
Có lẽ cũng vì ý thức thể hiện được điều đó nên tác giả đã dành một phần để khảo sát khá kỹ về đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình - của thơ trữ tình cụ thể chứ không còn là của tác phẩm trữ tình chung chung nữa.
Xuất phát từ quan điểm truyền thống, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đồng
ý cho rằng, thơ chính là nghệ thuật của ngôn từ, cho nên tác giả đã dành sự ưu tiên đặc biệt cho ngôn từ của thơ trữ tình. Từ đó người viết đã đưa
ra rất nhiều đặc điểm mang tính khoa học và rất xác đáng của ngôn ngữ
trong thơ trữtình. _
Sau khi nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình, người viết
đã đi sang một phần nghiên cứu mới không hé nằm trong hệ thống đặc
trưng của tác phẩm trữ tình. Đó là tổ chức của một bài thơ trữ tình. Như
vậy, bên cạnh những đặc trưng chung của tác phẩm trữ tình, tác giả chỉ
nghiên cứu thêm về đặc điểm ngôn ngữ của thơ trữ tình. Nếu chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi e rằng chúng ta sẽ chưa có một hệ thống vừa hoàn chỉnh, vừa cụ thể vé đặc trưng của thơ trữ tình mà chúng ta mới chỉ có cái nhìn
khái quát nhất về đặc trưng của tác phẩm trữ tình nói chung và thơ trữ tình nói riêng. Rõ ràng chúng ta cẩn phải tim cho ra một hệ thống đặc trưng của thơ trữ tình lý tưởng hơn thế.
Sách Văn học lớp 11 tập 2°" nêu ra ba đặc trưng của tác phẩm trữ
tình là đặc trưng về nội dung, đặc trưng về cái tôi trữ tình và đặc trưng về
ngôn ngữ. Đặc trưng thứ ba chủ yếu dành riêng cho thơ trữ tình. Dễ nhận
thấy ring, cách trình bày cũng thiên về các tác phẩm trữ tình nói chung,
hơn là việc đi vào nghiên cứu cụ thể về đặc trưng của thơ trữ tình. Hơn nữa, phần lý thuyết này lại được trình bày quá ngắn gọn trong sách giáo
khoa. Lý luận văn học là môn chuyên ngành phức tạp của bộ môn Van,
Để am hiểu lý luận văn học, đòi hỏi người tiếp nhận phải có một nền
ting kiến thức vững vàng. toàn điện về văn học. Cho nên chúng tôi nghĩ,
phan trình bày về đặc trưng của tác phẩm trữ tình trong sách giáo khoa
hãy còn chung chung quá. Nó mới dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho
học sinh mà chưa hướng dẫn cụ thể cho các em con đường nhận diện các đặc trưng đó qua các tác phẩm trữ tình cụ thể các em được học. Nhìn vào
SOTH : Lé Thi Minh Kim - Lip : X27‹ † Oau 46