II. Tổ chức của một bai thơ trữ tình
2. Xác định đặc điểm của thơ trữ tinh
2.3. Ngôn ngữ thơ trữ tình là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ
văn học,
Đó là một ngôn ngữ đã "cách điệu hóa” trong từng lời, từng chữ, đã
được chọn loc và sáng tạo, được giới thiệu và vận dụng một cách tinh tế, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Đây chính là điểm khác biệt giữa ngôn ngữ
thơ và các ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ thơ trữ tình có các đặc điểm sau :
2.3.a. Đó là ngôn ngữ giàu tính hình tượng, hình ảnh
Hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, cấu
tạo đó làm cho lời thơ vừa sống động vừa ngân vang, làm cho hình tượng
thơ không chỉ có “hình” mà còn có “nhạc”, hình tượng ấy chính là sự tổng hợp của "hình" và “nhac”. Hình của thơ do ý nghĩa của ngôn ngữ
tạo nên, nhạc của thơ sinh ra từ âm thanh của ngôn ngữ. Nhạc ở đây là
nhạc của những âm, những thanh, những van, những nhịp thơ như ngân
nga, hòa điệu cùng nhau, nâng cao hình tượng được biểu đạt, tác động
sâu sắc đến người đọc khi cảm thụ :
Không một tấm hình, không một địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chi để lại dang đứng Việt Nam tac vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ giải phóng quân
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ơi Anh giải nhóng quan!
SOTH : Lé “Thị Mink Kim - Lip : X27‹ Ê Oan 51
Tim hiéu đặc điểm the trữ tình nà ting dung phan lich mgt vế tác phdm
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bat ngắt mùa xuân.
(Lê Anh Xuân)
Hình tượng về sự hy sinh của anh giải phóng quân là hình tượng tiêu biểu của cả đất nước, của cả dân tộc Việt Nam anh hùng.
Ý nghĩa của từ ngữ trong thơ khác với từ ngữ hàng ngày. từ ngữ trong
văn bản khoa học, văn bản nghị luận, do chỗ nó sử dụng một lớp nghĩa riêng, nghĩa biểu tượng chủ quan để xây dựng hình tượng. Bởi vì nhà thơ
khi làm thơ là sống trong thế giới tình cảm và cảm xúc của tâm hồn mình, ngôn từ trở thành hình thức, trở thành giác quan để nhà thơ cảm
thấy mình và cảm nhận thế giới (nhà thơ hóa thân thành ngôn ngữ.
Ví du, trong bài thơ Ty tinh của Hồ Xuân Hương, câu thơ :
Đêm khuya văng vắng trống canh dẫn
thì "vàng vắng trống canh đồn” không chỉ là “tiếng trống canh” đánh thức con người mà còn là tín hiệu thời gian don dập đối với một người
đang khao khát tình duyên.
Trong câu “Tro cái hồng nhan với nước non”, các từ ngữ đầu dùng với
ý nghĩa biểu tượng. “Trơ” có người hiểu là “tro lì” không còn cảm giác, nhưng có lẽ nên hiểu “tro” là tro trọi. Héng nhan vốn là từ chỉ sắc mặt hồng của người đẹp, người phụ nữ, thêm từ “cdi” thành “cái hổng nhan"
có tính vật thể, đã hàm ý mia mai. Từ “nước non” vốn chỉ sông nước, núi non, hiểu rộng là đất nước, ở đây chi "đời” (như “ba chìm bảy nổi với
nude non”). Với từ "nước non” này, nhân vật trong bài thơ không chi
thấy mình ở trong phòng khuê mà thấy mình ở giữa đời.
Câu "Chén rượu hương dua say lại tỉnh” có nghĩa trực tiếp là nâng
chén uống rượu, hương rượu bay qua mặt, uống để giải sầu nhưng chỉ say
được từng lúc, sau đó lại tỉnh. Y nói. uống rượu không giải được sau,
không quên được số phận cô đơn. Câu thơ còn hàm ý nhiều cuộc uống rượu xảy ra, nghĩa là nhiều thời gian trôi qua cứ say rồi lại tỉnh, lặp đi lặp
lai, Ý nghĩa vượt qua cái thời điểm "trống canh dồn” mà hướng tới một
dong thời gian chảy trôi. Câu “Vâng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” lại nối tiếp ý vẻ dòng thời gian ở trên, nhưng là dòng thời gian sắp hết (bóng
xế) nhưng chưu hé tròn đẩy - trăng xế nhưng vẫn khuyết, ý nói tuổi sắp già mà hạnh phúc chưa tròn day, ham ý tiếc nuối, tiếc đời.
————
SOTH : Lé Thi Minh Kim - Cấp : X27?7‹ Ê Oan 52
Tim hiéu đạc điểm: the trữ tinh nà ting dung phan tich mot và tác pham
Hai câu “Xién ngang mặt đất rêu từng đám” ~ và “Ddm toạc chân
mây đá mấy hòn” là câu đảo ngược, ý nói đến rêu chọc thủng mặt đất để
mọc lên, mấy hòn núi đá nhô cao đâm toạc chân mây, nghĩa là các vật vô tri cũng tràn đẩy sức sống (theo Lê Trí Viễn). Hai câu này kết hợp với hai câu cuối làm toát ra cái ý : Các vật vô tri cũng tràn day sức sống. thế mà con người lại chỉ có một “mảnh tình” - rất nhỏ bé, monh manh, mà
lại chỉ được “san sẻ tí con con”. Các câu này tạo thành lời than thân của
bài thơ.
Phân tích nghĩa từ và câu trong bài thơ cho thấy ý nghĩa ngôn từ thơ
là ý nghĩa biểu hiện suy nghĩ, cảm xúc của con người, biểu hiện những điều con người cảm thấy. Ngôn từ trở thành biểu tượng để qua đó nhà
thơ tự cảm thấy mình.
Chính do ý nghĩa chủ quan, tình cảm, cảm xúc đó mà ngôn từ thơ
thường biểu đạt bằng các phương thức chuyển nghĩa, như ví von, ẩn dụ
bằng tương phản, đối chọi, ...
Để cho lời thơ hàm súc, đòi hỏi ngôn ngữ thơ phải giàu hình ảnh.
Hình ảnh ngôn ngữ là một phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ
thuật. Ngôn ngữ hình ảnh ở thơ trữ tình đòi hỏi chặt chẽ hơn ngôn ngữ
hình ảnh ở các thể loại khác. Đó là thứ ngôn ngữ mà mỗi từ, mỗi ngữ
đều như đang cựa quậy, có khả năng dựng dậy những cảm nghĩ trừu
tượng nhất thành những hiện tượng cụ thể, sinh động, làm cho người đọc
như mat thay, tai nghe, sờ dude, hình dung được bằng những cảm giác
trực quan tựa hổ bản thân mình đang chứng kiến sự vật diễn biến trước
mat, dang thể nghiệm những cảm nghĩ sôi sục hoặc âm i trong lòng. Dé
tạo nên hình ảnh ngôn ngữ, nhà thơ đã vận dụng tu từ học, kết hợp với
nhiều phương thức ngữ pháp, phương thức tư duy, làm cho khả năng biểu
hiện của ngôn ngữ được nhân lên gấp bội. Một số biện pháp để sáng tạo nên hình ảnh ngôn ngữ như so sánh, ẩn du, điển tích.
Đặc trưng của thơ trữ tình là thể hiện thế giới bên trong con người, đó
là một thế giới đa dạng, phong phú và phức tạp. Vì vậy, ngôn ngữ của thơ
trữ tình cũng phải đa dạng, phải giàu hình ảnh mới diễn tả hết được sự phong phú của tâm hồn con người. Mặt khác, thơ trữ tình phản ánh cuộc
sống một cách tập trung cô đọng trong một hình thức ngôn ngữ hết sức ngắn gọn cho nên nó phải chọn lọc ngôn ngữ giàu hình ảnh, và hình ảnh
ấy phải thật tiêu biểu để đạt được giá trị biểu đạt cao. Khi nói “Bén pha
272: Lé Thi Mink Kim - Lip : X27‹ £ Oan 53
Tim hiéu đặc điểm the trừ link cà ting dung phan tich một số tác phim
Vinh bom cắt ở hai đâu”, nhà thơ Xuân Diệu không phải chỉ đơn thuần
miêu tả sự thả bom của giặc, mà là với từ "cắt", nhà thơ đã cho ta thấy
cái xối xả của việc ném bom, thấy một bến phà lúc nào cũng có bom. Đó là một hình ảnh nói lên sự ác liệt của chiến tranh, sự da man của kẻ thù
và sự chịu đựng của người dân dưới làn bom đạn khủng khiếp ấy.
Trong thơ trữ tình, hình ảnh ngôn ngữ mang nhiều đặc điểm có loại
hình ảnh bao trùm toàn bộ tác phẩm (như hình ảnh chị lao công trong
Tiếng chổi tre), có hình ảnh do một hai từ ngữ tạo thành theo phép tu từ
của ngôn ngữ (như "Thân lươn bao quản lắm đâu - Tấm lòng trinh bach từ sau xin chữa” — tâm trạng của nàng Kiểu), cũng có khi đó là một loạt hình ảnh nhằm diễn tả một tâm trạng, một cảm xúc, một thực tế nào đó
trong cuộc sống (như hình ảnh người con gái giang hồ, hình ảnh con
thuyền trôi trên dòng sông. hình ảnh trang lên... trong Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu cho ta thấy tâm tư, suy nghĩ của một con người, một
số phân).
Do sự sáng tạo của nhà thơ mà những từ ngữ giàu hình ảnh ngày càng
phong phú, làm tăng giá trị biểu hiện của người nghệ sĩ.
Biển xanh rờn cát trắng dịu êm
Đã có một ngày em yêu anh như thế
Ngọt mía lau và nỗng hương quế
Em yêu anh như tín đồ thèm giọng thánh kinh
(Dương Thu Hương)
2.3.b. Ngôn ngữ thơ giàu âm thanh, nhạc điệu
Trong thơ trữ tình, để tạo nên những dòng cảm xúc cao thấp, tuôn
tràn hay lắng đọng thì bản thân ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ được
chất lọc và giàu âm sắc. Các âm thanh "tự thân nó không hề có một giá
trị nghệ thuật độc lập” nào, nhưng sự kết hợp giữa các âm thanh trong
ngôn ngữ thì lại tạo nên giá trị biểu cảm hết sức có ý nghĩa.
Vỏ âm thanh của các từ ngữ sẽ tạo nên tính nhạc cho ngôn ngữ. Ở
đây, riêng cấp bậc âm đã có hai cấp độ : nguyên âm và phụ âm; mỗi một
âm vi như thế déu có giá trị riêng của mình và sự lặp lại của một âm
hoặc một số âm nào đó trong câu sẽ tạo nên một âm hưởng nhất định.
Lơ thơ tơ liễu buông manh
SOTH : Cá “Thị Minh Kim - Lip : X27‹ ‡ Oadu 54
Tim hiéu đặc điểm the trit tink nà ting dung phan tich mgt sé tác phim
Sự lặp lại âm “o” gợi đáng nhẹ nhàng, thanh mảnh của một cây liễu với cành lá thướt tha, buông rũ xuống tạo thành một bức mành thưa, là, day lên niém xao xuyến, bing khuâng trong lòng người.
Trong tiếng Việt, đã nói đến âm là phải nói đến thanh, bởi hai yếu tế
này có quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên âm thanh. Thanh là sự thể hiện độ cao thấp của âm tiết khi phát ra, là yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trầm bổng trong thơ. Tiếng Việt ta vốn giàu nhạc điệu, giàu thanh điệu (sáu thanh : ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Sự vận dụng tài tình của các nhà thơ về cách kết hợp âm thanh đã tạo nên những giá
trị biểu đạt có giá trị cao. Các thanh nằm trong tổ hợp thanh bằng bao giờ
cũng thể hiện tình cảm tha thiết, mênh mang, buồn bã hay êm ái nhẹ
nhàng :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
(Tố Hữu)
Nhà ai Pha Luông mua xa khơi (Quang Dũng)
Các thanh nằm trong tổ hợp thanh trắc lại là những tình cảm mạnh
mẽ, đau đớn, xót xa :
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hỗ mê chơi quên quê hương
(Tan Đà)
Déc lên khuúúc khuỷu dốc thăm thắm Heo hút cần mây súng ngửi trời
(Quang Dũng)
Các yếu tố âm thanh, van luật, tiết tấu lời thơ tạo nên nhạc điệu cho thơ, ngôn ngữ thơ trở nên vừa lắng đọng, vừa ngân nga. Có được điều này cũng nhờ một phần vào cách tao van trong lời thơ. Van thơ là sự phốt
SOTH : Lê Thi Minh Kim - Lip : K27A Odu 55
Tim hiếu đặc điểm the trừ tinh cà ting dung phan tich một sé tác phim
hợp hưởng ứng của các âm có cùng khuôn và có cùng loại âm thanh, nó
nối những từ, những hình ảnh, những ý nghĩa lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, thuận lợi cho trí nhớ, có một âm hưởng riêng và làm tăng
sự liên kết, tăng sức gợi cảm cho nhà thơ. Thơ Việt Nam có nhiều cách gieo van (van chân, vần lưng..), van làm cho câu thơ như liên lại với
nhau, vui mừng hay chua xót, .. tùy theo ý đò biểu cảm của nhà thơ.
Thử xem xét cách gieo vần chân trong đoạn thơ sau : Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau nh cắt
Gọi anh chưa thành lời
Ma hàm răng đính chặt
Lòng căm thù và đau xót như càng gia tăng qua mỗi lần điệp lại vần
“a”,
Thu diéu của Nguyễn Khuyến được gieo van chân là vẫn “eo” (veo —
teo - veo - bèo) gợi lên cảm giác bé nhỏ và vắng vẻ của cảnh vật trong
bài.
Ngôn từ thơ (tức lời thơ) khác hẳn lời nói hàng ngày, khác lời văn
xuôi, khác lời văn khoa học. Ngôn từ thơ có nhịp điệu, "câu thơ” khác cầu nói thường. “Cau thơ” là một đơn vị nhịp điệu. Câu thơ có câu 4 chữ,
câu 5 chữ, hoặc câu 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc phối xen câu 6 với câu 8
như thể lục bát, hai câu 7 với câu 6-8 tạo thành thể song thất lục bát. Câu
5 chữ có nhịp khác câu 7 chữ, 8 chữ. Câu văn thường là một cấu tạo theo ngữ pháp : chủ - vị. Câu thơ là một cấu tạo nhịp điệu. Câu 5, câu 7 mà
ngất nhịp khác nhau cũng tạo thành nhịp điệu khác nhau.
Ví dụ :
Làm chim vài hàng tỏi
Le thơ mấy khóm khương
Và chỉ tèo teo cảnh
Thế mà cũng tang thương
(Nguyễn Gia Thiéu)
Bài này ngắt nhịp theo lối 2/3 cổ điển .
Anh xin làm / sóng biếc
H6n mãi cát/ vàng em Hon thật khé/ thật êm
7%: : L¢ “Thị Mink Kim - Lip : X27‹ Ê Oan 56
Tim hiéu đặc điểm the trợ tinh cà ting dang phan lich mgt 1d tác phadm
Hon êm đêm / mãi mãi
(Xuân Diệu)
Đoạn này ngất nhịp theo lối 3/2 của dân ca Nghệ Tĩnh (hát giặm).
Câu 7 chữ :
Nhớ nước/ dau lòng/ con quốc quốc
Thuong nhà “mỏi miệng/ cái gia gia
(Bà huyện Thanh Quan)
Đoạn này ngất nhịp theo thơ Đường luật : 2/2/3, 4/3.
Trời thăm thẳm /xa vời không thấu Nỗi nhớ chàng /dau đáu nào xong
Đoạn này ngất nhịp theo lối thơ dân tộc 3/4.
Như vay, số chữ (tiếng) và cách ngất nhịp tạo thành nhịp điệu của lời
thơ. Nhịp điệu là cơ sở của tính nhạc trong thơ.