* Khái quát về vị trí của thơ trữ tình trong chương trình văn
học phổ thông (cấp 3)
Để biết được vị trí của thơ trữ tình, chúng tôi đã tiến hành thống kê số
lượng thơ trữ tình được giảng dạy trong chương trình văn học của lớp 10,
11, 12.
Hiện nay, hấu hết các trường trung học phổ thông déu sử dụng bộ
sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản Min đầu tiên vào năm 2000.
Bên cạnh đó, cũng có một số ít các trường phổ thông trung học "lĩnh ấn tiên phong” triển khai giảng dạy bộ sách Ngữ văn được biên soạn trên tinh than đổi mới nội dung và phương pháp học tập, giảng dạy văn
chương trong nhà trường. Đây chỉ mới là quá trình triển khai thí điểm,
nên bộ sách Ngữ văn chắc chắn sẽ còn nhiều điều cẩn phải được chỉnh lý
và sửa chữa. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận quan điểm đổi
mới rất tích cực của bộ sách giáo khoa thí điểm này. Nét đổi mới nổi bật nhất của chương trình thí điểm là đổi mới về phương pháp. Nếu như theo phương pháp giảng day cũ, giáo viên là người độc diễn, học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, rap khuôn tri thức mà giáo viên cung cấp thì ở
SOTH : Lé Thi Minh Kim - Của : X27‹ Ê Oan 64
Tim hiéu đạc điểm the trừ link nà ứng đụng phan lich một tố tác phẩm
phương pháp mới. giáo viên chỉ là người tổ chức. còn học sinh sẽ chủ
động chiếm lĩnh ti thức. Điều này giúp học sinh phát huy tối da năng lực
và sự sáng tạo của mình trong quá trình tiếp nhận văn chương.
Chúng tôi thực hiện việc thống kê số lượng tác phẩm trữ tình dựa trên
hai bộ sách : Sách Văn học chỉnh lý hợp nhất năm 2000 và Sách Ngữ van
bộ H (chưa có chương trình lớp 12).
Loại tác phẩm trữ tình bao gồm : thơ trữ tình, thơ trào phúng, ca dao
trữ tình, các khúc ngâm, hát nói, tùy bút, trường ca hiện đại. Phú, văn tế cũng có thể xem là những dạng đặc biệt của tác phẩm trữ tình.
Trên đây chi là bản thống kê sơ bộ của chúng tôi về số lượng các tác
phẩm trữ tinh, Chúng tôi không có điểu kiện đi sâu thống kê cụ thể số
lượng của các loại thể cụ thể trong tác phẩm trữ tình. Qua việc thống kê
trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét khái quát như sau :
- Số lượng tác phẩm trữ tình nhiều hơn hẳn so với số lượng các tác
phẩm khác.
- Trong tác phẩm trữ tình thì thơ trữ tình là chủ yếu và chiếm đa số.
Các tác phẩm trữ tình khác cũng có xuất hiện nhưng số lượng không
phong phú bằng thơ trữ tình.
SOTH : Lé Thi Minh Kim - Létp : X2? Ê Van 65
Tim hiểu đặc điểm the trừ tink cà ting dung phan tich mi sé tác pham
Nhận xét như vậy để thấy ring, thơ trữ tình chiếm một vị trí hết sức
quan trọng trong chương trình phổ thông. Đây là đối tượng rất đáng được
quan tâm.
Chương trình Ngữ văn thí điểm chưa được triển khai rộng rãi, hơn nữa
lại cũng chưa là một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh. Chúng tôi nêu ra ở đây như một tài liệu mang tính tham khảo.
Trong phần thực hành phân tích thơ trữ tình, chúng tôi sẽ chọn ra hai mươi tác phẩm thơ trữ tình để tìm hiểu phân tích. Chúng tôi xếp hai mươi tác phẩm trữ tình đó vào ba thời kỳ văn học riêng biệt : thơ trung đại, Thơ mới và thơ hiện đại. Ngoài ra chúng tôi sẽ phân tích một số bài thơ
Đường tiêu biểu có trong chương trình học. Chúng tôi chọn thơ Đường
như là một đại diện của dòng văn học nước ngoài mà không chọn các tác
phẩm thơ trữ tình khác của Pháp, Nga hay Ấn Độ là bởi vì : Thơ Đường
rất gần gũi với người Việt Nam vì có sự tương đồng lớn lao về nền văn hóa giữa Trung Hoa và Việt Nam; chúng ta có thể tiếp cận thơ Đường ngay trên văn bản phiên âm chính thức mà đôi khi không cần thông qua bản dịch thơ. Chính vì điểu này mà thơ Đường có lợi thế hơn hẳn các tác phẩm thơ thuộc các ngôn ngữ khác. Học sinh có thể đọc thuộc lòng bản phiên âm và hiểu được nghĩa của những bài thơ Đường quen thuộc. Thế
nhưng đòi hỏi các em đọc thuộc bản tiếng Nga của bài thơ Tôi yêu em
(Puskin) hay bản tiếng Ấn Độ của Bài thơ tình thứ 28 (Tagore) có lẽ là
một điều không tưởng. Ngay cả giáo viên cũng không chắc đã làm được
điều đó hay chưa. Văn học vốn là nghệ thuật của ngôn từ, cho nên muốn tiếp cận một tác phẩm văn chương, chúng ta phải làm việc trực tiếp với văn bản ngôn từ của tác phẩm đó. Bản dịch nghĩa và dịch thơ của các tác phẩm trữ tình nước ngoài cho dù có sát, có đúng, có hay đến thế nào đi chang nữa cũng sẽ không diễn tả hoàn hảo nội dung và nghệ thuật của
văn bản chính gốc, đặc biệt, ngôn ngữ thơ trữ tình lại là ngôn ngữ thơ cô
đọng, hàm súc, giàu tính hình tượng. Nếu chỉ làm việc với bản dịch nghĩa và địch thơ thì chúng ta sẽ đánh mất đi rất nhiều nét đặc sắc của tác
phẩm thơ trữ tình nước ngoài. Thơ Đường khắc phục được những điều
này vì chúng ta có thể tiếp cận các tác phẩm thơ Đường trên ngôn ngữ đã
hình thành nên chúng. Bản dịch nghĩa và địch thơ hoàn toàn chỉ có giá trị
tham khảo.
Sau đây là một số nguyên tắc phân tích thơ trữ tình :
-——ỄỄƑ£—>ễễễ——
SOTH : Le Thi Minh Kim - Lip : X27‹ Ê “ăn 66
Tim hiéu dade điểm: the trừ tink nà ting dụng phan te: một số tác phẩm
Nguyên tắc 1 : Bảo đảm mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và
hình thức.
Nội dung và hình thức của tác phẩm thơ trữ tình bao giờ cũng có mối
quan hệ rất mật thiết với nhau. Nội dung bao giờ cũng được thể hiện qua
hình thức, hình thức bao giờ cũng là hình thức chứa đựng một nội dung cụ
thể nào đó. Không có nội đung nào không được thể hiện qua hình thức và
cũng không có hình thức nào không chứa nội dung.
Nguyên tắc 2 : Bảo đảm mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái toàn thể với cái bộ phận.
Đó là mối quan hệ giữa một chỉnh thể thống nhất với những đơn vị cấu tạo nên chỉnh thể đó, Từng yếu tố, hình ảnh, từng van, từng nhịp...
trong tác phẩm đều được tập hợp theo một yêu cầu chung nhằm thể hiện
tư tưởng, chủ để chính của tác phẩm và được soi sáng bởi một cách nhìn
thống nhất của nhà thơ.
Nếu tách rời từng yếu tố ra khỏi cái toàn thể để phân tích, lúc đó ta sẽ
làm mất đi ý nghĩa sâu sắc của các yếu tố đó trong việc đảm nhiệm chức
năng biểu hiện cái đẹp chung của tác phẩm mà không đánh giá đúng giá
trị của từng bộ phận, từng yếu tố cụ thể góp phần tạo nên giá trị chung của tác phẩm thì việc phân tích thơ sẽ chỉ còn là bình luận chung chung,
khô khan, không gây được xúc động đối với học sinh.
Quan hệ giữa cái chung với cái riêng là quan hệ gắn bó máu thịt. Cái
chung là kết quả hợp thành của nhiễu cái riêng, và mỗi cái riêng lại là hiện thân của cả hệ thống, sự thể hiện của cái chung vậy. Vì thế cho nên khi phân tích, giáo viên phải lưu lý kết hợp các chuỗi bộ phận để xác
định rõ ý biểu hiện cơ bản nhất.
Nguyên tắc 3: Luôn bám sát đặc trưng của thể loại.
Thể loại của chúng ta ở đây là thể loại thơ trữ tình. Những đặc trưng của thể loại đã được chúng tôi bàn rất kỹ ở những phan trước. Khi phân
tích, chúng ta phải bám sát các đặc trưng đó. "Bám sát” ở đây không có
nghĩa là dùng các tác phẩm thơ để minh họa cho các đặc trưng đó. Ngược
lại, chúng ta phải tìm hiểu xem những đặc trưng đó đã chuyển hóa vào
các tác phẩm thơ trữ tình cụ thể như thế nào.
SOTH : Le Thi Minh Kim - Lig : K27A4 Van 67
Tim hiéu đặc điểm the trợ link nà ứng dung phan lich mgt tố tác pham
Luận văn của chúng tôi thuộc ngành lý luận văn học. Khi chon dé tai này, chúng tôi cũng sợ phải “lấn sân” sang bộ môn giáo học pháp là bộ
môn đặc trưng nghiên cứu vé các phương pháp dạy học, trong đó có
phương pháp giảng dạy thơ trữ tình. Bởi vậy, chúng tôi sẽ không đi sâu
vào những phương pháp cụ thể để tiếp cận thơ trữ tình. Đó là nhiệm vụ của bộ môn giáo học pháp. Giáo học pháp sẽ cung cấp cho học sinh
những phương pháp cụ thể như phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp
nêu vấn đề...
Trong phan thực hành cụ thể, chúng tôi sẽ không tiến hành công việc bình giảng từng tác phẩm thơ trữ tình, nghĩa là những bài phân tích của chúng tôi sẽ chưa thể là bài phân tích hoàn chỉnh.
Như đã nói ở những phan lý luận ở trên, mục đích của chúng tôi không phải là trình diễn khả năng phân tích thơ trữ tình, mà chúng tôi
muốn đưa đến cho học sinh các mô hình mẫu có thể áp dụng phân tích
bất cứ tác phẩm trữ tình nào.
Chúng tôi chọn ra đây hai mươi bài thơ trữ tình để phân tích. Đây là những bài thơ tương đối tiêu biểu của từng thời kỳ văn học, của mỗi tác
giả đó.
Công việc phân tích tác phẩm văn học không phải là chuyện đơn giản. Muốn đi sâu tiếp cận tác phẩm đó, chúng ta phải hiểu biết rất nhiều
về tác giả, vé tác phẩm. Chẳng hạn cuộc đời đặc biệt của tác giả, quê
hương, gia đình, .. những diéu đó ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của tác giả. Quê hương và thiên nhiên xứ Huế đã tác động rất nhiều đến
tâm hồn thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu luôn có giọng điệu tâm tình ngọt ngào,
thiên nhiên trong thơ Tố Hữu luôn là một thiên nhiên đẹp và đẩy sức
sống.
Nếu không biết Chế Lan Viên sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn - Binh Định - nơi có rất nhiều tháp Chàm đứng sừng sững qua thời gian năm tháng, chúng ta sẽ không thể nào tiếp cận được với tập thơ Điêu tàn -
"niềm kinh dị” (chữ dùng của Hoài Thanh) thứ nhất Chế Lan Viên gửi
lại cho cuộc đời này.
Mỗi thể thơ khác nhau lại cũng đòi hỏi một cách tiếp cân khác nhau.
Vi thế, Trần Thanh Dam mới viết cuốn sách Phân tích tác phẩàm văn học
theo loại thể '*Š' đã bàn rất sâu về các thể loại văn học rất khác nhau.
SOTH : Lé “Thị Minh Kim - Lip : X27‹ Ê Oan 68
Tim hiéu đặc điểm the trừ tink nà ting dang phan lich mgt số tác phim
Trong pham vi của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi không thể đi
sâu phân tích thấu đáo tất cả các tác phẩm thơ trữ tình. Điều đó cần phải
có thời gian, và trong một phạm vi nghiên cứu khác rong hơn.
Vấn để thi pháp học cũng là một vấn để đang rất được quan tâm hiện
nay. Chúng tôi cũng muốn thể nghiệm phân tích tác phẩm thơ trữ tình dưới góc độ thi pháp. Chúng tôi không trình bày lý thuyết về thi pháp học cũng như phương pháp phân tích tác phẩm văn học dưới góc đô thi pháp
ở đây, vì đây là một vấn để nghiên cứu rất lớn, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Dựa trên phần lý luận đã viết ở phần Một số vấn để lý luận về thơ và thơ trữ tình, chúng tôi tạm đưa ra một mô hình để đi vào phân tích
tác phẩm thơ trữ tình :
- Xác định loại thơ, thể thơ và giá trị của nó.
- Phân tích ý nghĩa nhan để của bài thơ.
- Xác định tứ thơ, giọng điệu của thơ.
- Tái hiện vẻ đẹp của hình tượng trong thơ.
- Gắn bài thơ với những mối liên hệ của nó.
- Khai thác các biện pháp nghệ thuật được biểu hiện trong bài thơ
a/ Cách sử dung ngôn ngữ
- Tu từ về ngữ âm
- Tu từ về hình tượng - Tu từ về cú pháp
b/ Cách sit dụng kết cấu
c/ Cách sử dụng hình ảnh trong thơ
- Phân tích nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.
- Đánh giá giá trị của tác phẩm
- Giá trị nhận thức - Giá trị giáo dục
- Giá trị thẩm mỹ
- Liên hệ với thực tế (nếu có)
Đưa ra một mô hình như vậy chỉ là một cách cụ thể hóa công việc phân tích tác phẩm thơ trữ tình, để người đọc có thể hình dung dễ dàng
hơn. Trên thực tế phân tích thơ trữ tình, mô hình này nhiều khi bị xóa
SOTH : Lé Thi Minh Kim - Cáp : X27‹ † Oan 69
Tim luếu đặc điểm the trợ tink cà ting dung phan tich mgt số tác phim
nhòa ranh giới giữa các thao tác, Tất cả đều có thể đan xen hòa Ln với nhau để nêu bật lên giá trị của tác phẩm trữ tình.
Mục đích của môn Giảng văn trong nhà trường là giúp học sinh cảm
thụ được day đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và
nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm. Từ đó mà giáo dục cho các em về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, về cả tư
duy và ngôn ngữ nữa. Đọc - phân tích và giảng giải các tác phẩm là nhằm vào mục đích đó : làm cho học sinh cảm và hiểu.
Đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa nay có thể phân chia một cách tổng quát thành hai loại lớn : thơ cách luật và thơ tự do.
Thơ cách luật bao gồm tất cả những bài thơ làm theo những thể thức ổn định, cố định về mặt thi pháp. Thơ cách luật Việt Nam có hai nguồn :
nguồn thơ cổ điển Việt Nam (lục bát, song thất, nói lối, hát giam, ..). Đặc
điểm của thơ cách luật từ nguồn cổ điển Trung Quốc. là chỉ có van chân ở cuối câu, còn thơ cách luật từ nguồn dân gian Việt Nam, ngoài vẫn
chân ở cuối câu, còn có vẫn lưng ở giữa câu. Trong quá trình phát triển
lịch sử, hai nguồn này có lúc giao nhau, từ đó sinh ra nhiều thể thơ cách
luật, hỗn hợp như thể hát nói (ca trù). Chế Lan Viên đã nói trên một tờ báo của nước ngoài rằng : “Lối ca trù cổ truyền của chúng tôi - kết hợp
với ảnh hưởng thơ Pháp - đã đẻ ra hình thức phong phú của thơ mới -
nhất là lối thơ tám chữ rất đân tộc mà rất hiện đại, có khả năng diễn tả khá nhiêu”. Thể thơ tám chữ có vần lién nhau hoặc cách nhau xuất hiện
trong phong trào Thơ mới, 1930 — 1945, trong hình thức ổn định của nó, cũng có tính chất cách luật. Phân lớn thơ cổ điển và cận đại Việt Nam
déu là thơ cách luật.
Thơ tự do thật ra không phải hoàn toàn phủ định mọi luật lệ của thơ.
Gọi là tự do vì nó bao gồm các loại thơ không theo một thể thức ổn định,
cố định nào cả. Số chữ trong từng câu, số câu trong mỗi bài, cách hiệp
vin, cách ngắt nhịp đều hoàn toàn phóng khoáng, tùy theo nội dung của bài thơ và chủ định của nhà thơ. Thơ tự do chỉ tự do với các luật lệ gì gò
bó. cố định, còn thật ra nó cũng tự giác tuân theo những qui luật cơ bản
về âm thanh, vẫn luật, nhịp điệu của tiếng nói và câu thơ Việt Nam, đều rất chú trong, quan tâm đến nhạc điệu của lời thơ. Thơ tự do mở rộng khả
năng diễn tả của thi pháp Việt Nam, làm giàu thêm nhạc điệu cho câu
thơ Việt Nam, chứ không phải là vứt bỏ và phá hoại nhạc điệu đó.
SOTH : Lé Thi Mink Kim - Lip : K27‹ Ê “(ân 70
Tim hiéu đạc điểm the trừ tink nà từng dụng phén lich một số tác phim
————
Phan lớn các bài thơ hiện đại ưu tú là thơ tự do, xây đựng trên cơ sở
những qui luật cơ bản của thi pháp Việt Nam hình thành qua bao thời đại
kết hợp với sự đổi mới của các nhà thơ trong quá trình tìm tòi sáng tạo về
nghệ thuật.
Sau đây là hệ thống những bài thơ chúng tôi sẽ tiến hành phân tích :
* Thơ trung đại :
Đoạn trích : Trao duyên (Truyện Kiéu - Nguyễn Du)
Đoạn trích : Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chỉnh phụ (Chính
phu ngâm khúc - Đặng Tran Côn)
Bao Kính cảnh giới 43 (Nguyễn Trai)
Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến)
- Thu điếu
- Thu vịnh
- Thu ẩm
Mời trầu (Hỗ Xuân Hương)
* Thơ mới :
Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) Vội vàng (Xuân Diệu)
Tràng giang (Huy Cận)
Đây thôn Vĩ Da (Hàn Mặc TH)
Tống biệt hành (Thâm Tâm)
* Th h :
Tay Tién (Quang Ding)
Đất nước (Nguyễn Dinh Thị)
Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cim Việt Bắc (Tố Hữu)
Tiếng hát con tàu ( Chế Lan Viên)
~
* Thơ Đường :
Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
Xuân vọng ( Đỗ Phủ) Đăng cao (Đỏ Phủ)
=————ễễễễễễễễễ
SOTH : Lê “Thị Mink Kim - Lip : X2? Ê Oan 7Ị