1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập Đoàn viettel

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Kinh Tế Của Tập Đoàn Viettel
Người hướng dẫn Phạm Thị Dự
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 5,64 MB

Nội dung

Đánh giá thành công, thách thức và hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel...32 2.3.1.. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Kinh Tế -🙞🙜 -

BÀI THẢO LUẬN CHÍNH NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đề tài thảo luận:

Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của

tập đoàn Viettel Nhóm : 3

Lớp HP: 241_TECO2031_03

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Dự

Hà Nội, tháng 11 năm 2024

Trang 2

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 3

Phần mở đầu 4

1 Tính cấp tiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

Nội dung 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 6

1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 6

1.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 6

1.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 7

1.2 Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 8

1.2.1 Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất 8

1.2.2 Đảm bảo tính tối ưu và kinh tế 9

1.2.3 Đảm bảo tính ổn định tương đối 9

1.2.4 Đảm bảo tính tin cậy 9

1.2.5 Đảm bảo tính linh hoạt 10

1.3 Các loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế 10

1.3.1 Cơ cấu tổ chức trực tuyến 10

1.3.2 Cơ cấu tổ chức theo chức năng 11

1.3.3 Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến- chức năng 13

Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập đoạn Viettel 15

2.1 Tổng quan về tập doàn Viettel 15

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel 15

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính và quy mô hoạt động 17

2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn của tập đoàn Viettel 18

2.1.4 Các mục tiêu chiến lược của Viettel trong ngắn hạn và dài hạn 19

2.1.5 Tình hình kinh doanh của tập đoàn Viettel trong những năm gần đây 20 2.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế Viettel theo cơ cấu kết hợp trực tuyến -chức năng 22

Trang 3

2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trực tuyến kết hợp chức năng tại Viettel 22

2.2.2 Chức năng và quyền hạn và nghĩa vụ của từng cấp quản lý: 24

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban tiêu biểu 28

2.2.4 Lý do lựa chọn mô hình kết hợp: 31

2.2.5 Cách thức kết hợp mô hình trực tuyến- chức năng trong thực tế: 31

2.3 Đánh giá thành công, thách thức và hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập đoàn Viettel 32

2.3.1 Thành công trong cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng của Viettel 32

2.3.2 Hạn chế và thách thức trong việc áp dụng mô hình cơ cấu kết hợp trực tuyến- chức năng của Viettel 33

2.3.3 Nguyên nhân những thách thức và hạn chế trong việc áp dụng mô hình 35

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế tại Viettel 36

3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của Viettel 36

3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức kết hợp trực tuyến- chức năng tại Viettel.38 Kết luận 40

Tài liệu tham khảo 40

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nhóm tiến hành thảo luận và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ cấu

tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập đoàn Vettel ” chúng em xin gửi lời cảm ơn chân

Trang 4

thành và sâu sắc đến cô Phạm Thị Dự– Người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạtnhững kiến thức quý giá, giúp đỡ và định hướng tận tình từ khi nhóm nhận và thực hiện

đề tài

Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn các ý kiến đóng góp của các bạn và sự nhất trí trongthảo luận, hợp tác hết mình từ tất cả các thành viên nhóm 3 Nguyên lý quản lí kinh tế.Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến cô vì đã tạo mọi điều kiệncho chúng em thực hiện đề tài này và tạo cho nhóm có tiền đề, trải nghiệm quý báu đểtiếp cận và giải quyết những vấn đề sau này trong nghiên cứu và công việc

Mặc dù có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song do hạn chế vềmặt kiến thức cũng như thời gian nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sótvậy nên nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của cô để nhóm rútkinh nghiệm và hoàn thiện đề tài tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Phần mở đầu

1 Tính cấp tiết của đề tài

Trang 5

Trong bối cảnh ngành viễn thông và công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độchóng mặt, kéo theo những thay đổi nhanh chóng trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.Viettel không chỉ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam mà còn đang tíchcực mở rộng ra thị trường quốc tế, đối diện với những thách thức không nhỏ từ sự cạnh tranhcủa cả các doanh nghiệp trong nước lẫn những tập đoàn viễn thông lớn toàn cầu Trong bốicảnh này, việc hiểu rõ cơ cấu tổ chức của Viettel trở nên cực kỳ cần thiết, không chỉ để xácđịnh các yếu tố góp phần tạo nên thành công mà còn để đưa ra các cải tiến mô hình kinhdoanh nhằm phù hợp hơn với xu hướng phát triển hiện tại Với thực trạng môi trường cạnhtranh khốc liệt như hiện nay, một cơ cấu tổ chức hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định giúp Viettelduy trì được lợi thế cạnh tranh, nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi liên tục củathị trường và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đa dạng của khách hàng Việc phân tích và đánhgiá cơ cấu tổ chức hiện tại sẽ giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra các giảipháp cụ thể nhằm tối ưu hóa quy trình quản lý và hoạt động Cơ cấu tổ chức rõ ràng sẽ giúpxác định vai trò và trách nhiệm của từng bộ phận, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồngthời tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, khuyến khích sự hợp tác và tương tác giữa cácphòng ban Đặc biệt hơn, trong thời đại công nghệ số và cách mạng công nghiệp 4.0, việcthúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tồn tại vàphát triển Nghiên cứu cơ cấu tổ chức sẽ làm rõ cách mà Viettel khuyến khích văn hóa đổimới và sáng tạo, tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và sáng tạo, nơi nhân viên đượckhuyến khích đưa ra ý tưởng mới và tham gia vào các dự án đổi mới sáng tạo Điều nàykhông chỉ nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc mà còn góp phần xây dựng một thươnghiệu mạnh mẽ và bền vững Hơn nữa, việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức còn cung cấp thông tinquý giá cho ban lãnh đạo Viettel trong việc hoạch định chiến lược phát triển Kết quả nghiêncứu sẽ giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về tình hình hiện tại, từ đó đưa ra quyết định chínhxác hơn trong việc phân bổ nguồn lực, xác định mục tiêu và định hướng phát triển trongtương lai Các chiến lược này sẽ không chỉ dựa trên dữ liệu và phân tích mà còn được củng cốbởi sự tham gia tích cực của toàn bộ nhân viên trong tổ chức, từ đó tạo ra sự đồng thuận vàcam kết cao trong việc thực hiện các mục tiêu chung Như vậy, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức

bộ máy kinh tế của Tập đoàn Viettel không chỉ có tính cấp thiết cao mà còn mang lại nhiềugiá trị thực tiễn Nó sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của Tậpđoàn trong một thị trường đang thay đổi không ngừng Đặc biệt, việc xây dựng một cơ cấu tổchức hợp lý, linh hoạt và chú trọng vào nguồn nhân lực sẽ là chìa khóa cho sự thành công củaViettel trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng Thông qua việc hiểu rõ và tối ưu hóa cơcấu tổ chức, Viettel có thể không chỉ duy trì vị thế hàng đầu trong ngành viễn thông và côngnghệ mà còn vươn tới những tầm cao mới trong tương lai Dựa trên thực tiễn về thực trạng cơcấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Viettel hiện nay hiện nay nhóm 3 xin đề xuất đề tài thảo

luận: “Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy kinh tế của tập đoàn Vettel”

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích chi tiết cơ cấu tổ chức bộ máy kinh tế của tập đoànviettel, từ đó đánh giá các yếu tố cấu thành như cơ cấu chức năng, mối quan hệ giữa các bộphận, vai trò và trách nhiệm của từng phòng ban Mục tiêu này nhằm cung cấp cái nhìn tổngquan về cách thức vận hành của tổ chức và những điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu hiện tại

- Xác định các yếu tố nội bộ và ngoại vi tác động đến hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổchức viettel, từ đó giúp tập đoàn nhận diện những thách thức và cơ hội trong việc cải tiến vàtối ưu hóa mô hình tổ chức

- Cung cấp các thông tin và kiến nghị quý giá cho ban lãnh đạo viettel trong việc hoạchđịnh chiến lược phát triển, nhằm tối ưu hóa nguồn lực, xác định các mục tiêu chiến lược vàhướng đi trong tương lai

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng, nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp cụ thểnhằm cải tiến và tối ưu hóa cơ cấu tổ chức của viettel, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh,nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh tế của tập đoàn Vettel

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ tập trung vào các dữ liệu và thông tin về tập đoàn Viettel trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến cơ cấu

tổ chức của Tập đoàn Viettel, bao gồm các báo cáo nội bộ, tài liệu quy trình làm việc,các báo cáo hàng năm và tài liệu chiến lược Phân tích tài liệu giúp hiểu rõ về mô hình

tổ chức, cơ cấu chức năng và các quy trình vận hành của Viettel, từ đó làm cơ sở chocác phân tích tiếp theo

- Phỏng vấn sâu với các lãnh đạo, quản lý và nhân viên ở các phòng ban khácnhau sẽ được thực hiện để thu thập thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức, vai trò và tráchnhiệm của từng bộ phận cũng như những khó khăn và thách thức mà họ gặp phải trongquá trình làm việc Phương pháp này giúp thu thập dữ liệu định tính, mang lại cái nhìnsâu sắc về văn hóa tổ chức và môi trường làm việc tại Viettel

- Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát với một mẫu nhân viên đại diện từ các bộ phậnkhác nhau trong Tập đoàn để thu thập dữ liệu định lượng về mức độ hài lòng của nhânviên, ý kiến về cơ cấu tổ chức và hiệu quả của các quy trình làm việc

Trang 7

Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy quản lý

kinh tế

1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế

Cơ cấu là hình thức cấu tạo bên trong của một hệ thống, bao gồm sự sắp xếp các

vị trí giữa các phân tử và các phân hệ trong hệ thống cùng mối quan hệ ràng buộcgiữa chúng

Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung được hiểu là hệ thống các bộphận,các phân hệ,cá nhân với trách nhiệm quyền hạn nhất định được phân công thựchiện điều hành mọi hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.Hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận,phân hệ, cá nhân như tính chuyên môn hóa,tính phối hợp,quyền hạn và trách nhiệmtrong đó sự ảnh hưởng của mỗi bộ phận, phân hệ tới cả bộ máy như thế nào

Còn trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế được

hiểu là một hệ thống bao gồm các bộ phận quản lý trong các đơn vị kinh tế hay cấp

độ quản lý khác nhau của nền kinh tế với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí theo từng khâu và từng cấp quản lý tạo thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế xác định.

1.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế

Trong quá trình vận hành với những mục tiêu và môi trường hoạt động khác nhau,các chủ thể quản lý sẽ lựa chọn và sử dụng linh hoạt các cơ cấu tổ chức bộ máy quản

lý khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của quản lý Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu tổ chức

bộ máy quản lý nói chung có nhiều loại khác nhau, song chúng đều có những đặcđiểm sau:

- Có tính mục đích chung Trong cơ cấu tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau,thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trungnhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức Mục đích chính làyếu tố cơ bản nhất của tổ chức, nếu như không thống nhất và xây dựng được mụctiêu chung thì tổ chức đó sẽ không còn lý do để tồn tại

Trang 8

- Có sự kết hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức Các thành viên trong cơcấu tổ chức giữ mối quan hệ với nhau thông qua hình thái cơ cấu nhất định, nhưngđều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạtđược mục tiêu chung

- Có sự phân công lao động Sự phân công lao động cho mỗi thành viên là mộtvấn đề tất yếu trong bất cứ một tổ chức nào Nó đảm bảo tính chuyên môn, hoạtđộng sâu của một thành viên vào một công việc nhất định Phân công hợp lý sẽ tácđộng đến hiệu quả của tổ chức

- Có thống nhất thứ tự quyền lực Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyềnlãnh đạo, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức Đồng thời, góp phần tạo ra

sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế ngoài những đặc điểm chung nói trên còn

có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt giữa hệ thống thứ bậc trong quản lýkinh tế Cụ thể:

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế:

+ Đặc điểm về kinh tế: Cơ cấu tổ chức với bộ máy quản lý nhà nước về kinh tếnắm và chi phối các nguồn lực kinh tế Các nguồn lực này bao gồm: Nguồn lực tiền

tệ, tài chính (ngân sách nhà nước; giá trị các cổ phần của nhà nước tại các công ty cổphần trong và ngoài nước ); Nguồn lực vật chất (như: thiết bị, máy móc, phươngtiện trong các doanh nghiệp nhà nước, dự trữ quốc gia ); Nguồn lực tài nguyên(đất đai, rừng, biển, khoáng sản )

+ Đặc điểm về tổ chức: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thuộc “Kiến trúcthượng tầng” Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một phân hệ của hệ thống cơquan nhà nước vừa thuộc “Kiến trúc thượng tầng”, vừa có quyền lực, lại nắm thựclực to lớn Do đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tác động tới cơ

sở hạ tầng có thể theo nhiều hướng khác nhau với kết quả khác nhau + Đặc điểm vềhoạt động: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế hoạt động bằng quyền lực công vàthông qua quyền lực công Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật và bằng cácvăn bản qui phạm pháp luật, bằng thể chế, chính sách có tính pháp lý với sức mạnhhiệu lực tương ứng Hơn nữa, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế do có quyềnlực lớn, nắm thực lực lớn và sức mạnh chi phối nên dễ có nguy cơ quan liêu hóa.Đặc biệt dễ xảy ra tình trạng quan liêu khi quyền lực tập trung cao độ, thái quá ở cấptrên

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở đơn vị cơ sở kinh tế:

+ Tính tập trung: Thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay

bộ phận

Trang 9

+ Tính tiêu chuẩn hóa: Đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong đơn vị cơ sở kinh

tế hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của đơn vị đó

1.2 Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế

Mỗi cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng đều thực hiện những mục tiêukhác nhau, tuy nhiên khi xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nói chung (cả quản

lý nhà nước về kinh tế và quản lý trong đơn vị cơ sở kinh tế ) đều phải tuân thủ nhữngyêu cầu cơ bản sau:

1.2.1 Đảm bảo tính hệ thống, thống nhất

Tính hệ thống và chỉnh thể thống nhất của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thể hiệntrên các mặt và khi thiết kế cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức quản lý đều hướng tới các mục đích rõ ràng, nhất định.

Mục đích là cái kỳ vọng mọi người trong tổ chức xã hội đều mong muốn nỗ lực đểvươn tới và có được Để đảm bảo tính thống nhất, cần có những quy định rõ ràng trongviệc phân công, phân cấp, phân quyền và xác định trách nhiệm Sự minh bạch trongcác quy trình này sẽ giúp mọi người hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, từ đó tạonên sự phối hợp hiệu quả trong công việc

Thứ hai, tập hợp các yếu tố nguồn lực của tổ chức bao gồm con người, vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, tri thức Bất kỳ cơ cấu tổ chức nào muốn hoạt động hiệu

quả đều cần có sự kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực khác nhau Điều này bao gồmkhông chỉ tài nguyên vật chất mà còn cả nguồn nhân lực và thông tin Sự phối hợp vàtương tác hợp lý giữa các nguồn lực này là điều tối quan trọng, giúp tối ưu hóa quytrình làm việc và nâng cao hiệu suất chung Khi các nguồn lực hoạt động ăn khớp vớinhau, tổ chức sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn với các thách thức và đạt được mục tiêu

đề ra một cách hiệu quả hơn

Thứ ba, mối liên hệ và tương tác giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ, giữa các yếu tố nguồn lực Mỗi bộ phận trong một cơ cấu tổ chức đều có mối liên hệ và tương tác lẫn

nhau,bổ sung cho nhau, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong một chỉnh thể thốngnhất Mặc dù có tính thống nhất, nhưng cũng xuất hiện mâu thuẫn và xung đột trongquá trình tương tác Những yếu tố này là cơ sở để hình thành cái mới, giúp tổ chứcphát triển và hoạt động hiệu quả hơn

1.2.2 Đảm bảo tính tối ưu và kinh tế

Tính tối ưu thể hiện ở việc xác lập các khâu và các cấp quản lý cũng như những

mối liên hệ giữa chúng trong tổ chức phải được thiết lập hợp lý Phải quy định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn mỗi cấp, mỗi khâu quản lý và đảm bảo tính ràng buộctương xứng, cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm Yêu cầu số lượng cấp, khâu quản

Trang 10

lý phải phù hợp với mục tiêu quản lý và bối cảnh thực tiễn trong từng giai đoạn, đảmbảo cho hoạt động của tổ chức được tốt nhất.

Tính kinh tế (hay tính hiệu quả) đòi hỏi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung

phải đảm bảo thực hiện mục tiêu cao nhất với chi phí thấp nhất Chí phí quản lý baogồm cả về phương diện kinh tế và nhân lực Do vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýcần gọn, nhẹ và đảm bảo điều hành thông suốt Tránh cồng kềnh, gây tốn kém và hiệuquả thấp

1.2.3 Đảm bảo tính ổn định tương đối

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý liên quan tới sự chuyên môn hóa về chức năngcủa từng bộ phận gắn liền với mô hình hoặc các hình thức tổ chức bộ máy cụ thể Dovậy khi thiết kế mô hình tổ chức hay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo tính

ổn định tương đối theo thời gian Không thể tùy tiện thay đổi mô hình tổ chức quản lý,chức năng của tổ chức Các bộ phận hợp thành trong tổ chức mang tính khách quan,con người chỉ nhận thức và vận dụng đúng chức năng đó khi xác định các nhiệm vụ cụthể trong từng giai đoạn

1.2.4 Đảm bảo tính tin cậy

Cơ cấu tổ chức quản lý cần đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của mọithông tin được sử dụng Điều này rất quan trọng để phối hợp hiệu quả giữa các hoạtđộng và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức Việc lựa chọn phương thứctruyền tin và trao đổi nhiệm vụ cần phải diễn ra một cách nhanh chóng và hợp lý, nhằmđảm bảo rằng mỗi bộ phận và công việc đều có người phụ trách rõ ràng Ngoài ra, cũngcần thiết lập các biện pháp để kiểm tra và xử lý thông tin, đảm bảo rằng mọi thông tinđược quản lý chặt chẽ và hiệu quả

1.2.5 Đảm bảo tính linh hoạt

Sự ổn định trong cơ cấu tổ chức quản lý là rất cần thiết, nhưng do cơ chế thị trườngluôn biến động, nên các chính sách của nhà nước cũng cần được điều chỉnh thườngxuyên Các chiến lược và kế hoạch sản xuất-kinh doanh của ngành, địa phương vàdoanh nghiệp không thể hoàn toàn ổn định Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức cần phảiminh bạch, rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, nhằm tránh chồngchéo và thiếu sót trong nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức cũng phải linh hoạt để thích ứng vớicác tình huống mới từ bên trong và bên ngoài Mặc dù có thể tĩnh, nhưng nó không nêncứng nhắc và trì trệ Cần thiết kế bộ phận với ít đầu mối trung gian và số lượng cấpquản lý hợp lý, để mỗi bộ phận có mức độ tự do sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu quả vàphát triển tài năng của nhân viên

Trang 11

1.3 Các loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế

1.3.1 Cơ cấu tổ chức trực tuyến

- Khái niệm:

Cơ cấu tổ chức trực tuyến là một loại cơ cấu tổ chức quản lý, trong đó mỗi ngườilãnh đạo cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạotrực tiếp cấp trên

- Đặc điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức trực tuyến không hình thành các bộ phận mà chỉ có một

cấp trên và một số cấp dưới Cấp trên đưa ra chỉ thị, mệnh lệnh và cấp dưới thi hành,tính tập trung của cơ cấu tổ chức này rất cao, thể hiện quyền lực được tập trung vàomột người Người quản lý điều hành tất cả các bộ phận chức năng trong bộ máy màmình phụ trách

Thứ hai, toàn bộ công việc được giải quyết trong bộ máy quản lý kinh tế dưới các

cấp độ khác nhau và được thực hiện theo “chiều dọc” Quản lý trực tiếp từ người quản

lý cao nhất đến người quản lý thấp nhất

Thứ ba, tính phức tạp của cơ cấu tổ chức rất thấp đến mức đơn giản, người lãnh

đạo trong bộ máy quản lý kinh tế trực tiếp điều hành và chịu hoàn toàn về kết quả hoạtđộng của người dưới quyền cũng như chịu trách nhiệm về sự tồn tại của bộ máy quản

lý kinh tế Người quản lý ở cấp dưới chỉ nhận quyết định và chịu trách nhiệm trướcmột người quản lý cấp trên trực tiếp quản lý mình

Thứ tư, thông tin, các quyết định quản lý của người lãnh đạo thường có nội dung

đơn giản, số lượng thông tin truyền tải không lớn, do vậy cơ cấu tổ chức này sẽ hạn

Trang 12

chế được việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.Hơn nữa, cơ cấu tổ chức trực tuyến phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt với sự thay đổicủa môi trường, gia tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý kinh tế.

- Ưu và nhược điểm cửa cơ cấu tổ chức trực tuyến:

+ Nhược điểm:

Nhược điểm là hạn chế việc sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao vềmặt quản lý, không có nhiều ý kiến tham mưu trong lĩnh vực chuyên môn do vậynhững quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao

Hơn nữa, tập trung quyền lực vào một người nên dễ dẫn đến tình trạng quan liêu,

áp đặt, chuyên quyền, độc đoán, cục bộ, vô kỷ luật

1.3.2 Cơ cấu tổ chức theo chức năng

- Khái niệm:

Cơ cấu tổ chức theo chức năng là một loại hình cơ cấu của tổ chức quản lý, trong

đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một cơ quan hay một bộ phận đảm nhận

Trang 13

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức theo chức năng

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức này dựa trên việc chuyên môn hóa theo chức năng công

việc, các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực được tập hợp ở cùng một đơn vị

cơ cấu (bộ phận) Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theochức năng, do vậy đã hình thành nên những nhà quản lý ở những bộ phận chức năng,cấp dưới nhận và thi hành mệnh lệnh từ các bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý

Thứ hai, thông tin liên hệ giữa các thành viên trong cơ cấu này rất phức tạp bởi vì

những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới không những nhận mệnh lệnh và thôngtin từ người lãnh đạo cấp trên, mà còn cả từ những nhà lãnh đạo các chức năng khác

Thứ ba, vai trò của người lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải tạo ra được sự ăn

khớp giữa những người lãnh đạo chức năng (quản lý các bộ phận), đảm bảo sự thốngnhất trong chỉ đạo, tránh tình trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau trong quản lý

- Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức theo chức năng

+ Ưu điểm;

Thúc đẩy chuyên môn hóa kỹ năng, thu hút được nhiều loại chuyên gia và nhữngngười tham mưu vào công tác quản lý nhằm giải quyết các vấn đề về chuyên môn mộtcách chuyên nghiệp hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản lý cho nhà lãnh đạocao nhất trong bộ máy quản lý

Trang 14

Nhiệm vụ phân định rõ ràng đã phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũcán bộ theo từng chức năng, công việc vì thế dẫn đến giảm chi phí, tăng hiệu quả củaviệc sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất

Quản lý công việc theo chức năng do vậy thúc đẩy việc đưa ra các giải pháp mangtính chuyên môn và chất lượng cao

+ Nhược điểm:

Người quản lý cấp cao nhất phải phối hợp hoạt động của những người lãnh đạochức năng vì vậy đôi khi quyết định đưa ra chậm, dễ xảy ra trình trạng chồng chéo vềchức năng, nhiệm vụ giữa các cá nhân và bộ phận với nhau

Khối lượng quản lý công việc quá lớn do đó khó có thể phối hợp được tất cảmệnh lệnh của họ, dẫn đến tình trạng người thừa hành trong một lúc có thể phải nhậnnhiều mệnh lệnh từ các cấp chức năng khác nhau, thậm chí các mệnh lệnh lại tráingược nhau

Tính chuyên môn sâu cộng với thứ bậc trong phân cấp quản lý có thể gây cản trởtrong giao tiếp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức Công việc của mỗi cá nhân hoặcnhóm có thể gây ra sự nhàm chán, tẻ nhạt nếu thúc đẩy công việc theo chuyên mônhẹp

1.3.3 Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến- chức năng

- Khái niệm:

Đây là cơ cấu tổ chức quản lý dựa trên nguyên tắc quản lý trực tuyến, nhưng bêncạnh người lãnh đạo có các bộ phận chức năng (phòng, ban, tổ chức) để giúp ngườilãnh đạo ra quyết định

Trang 15

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến - chức năng

Thứ nhất, tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không

có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến Những người lãnh đạo trực tuyến chịu tráchnhiệm về lĩnh vực quản lý cũng như toàn bộ kết quả hoạt động quản lý trong đơn vịmình phụ trách

Thứ hai, theo cơ cấu này người lãnh đạo cao nhất được sự trợ giúp của cán bộ quản

lý chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyếtđịnh Người lãnh đạo cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt trong công việc vàtoàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức, việc truyền mệnh lệnh vẫn theo cáctuyến đã quy định

Thứ ba, các cán bộ quản lý ở các bộ phận chức năng (theo tuyến) vẫn phát huy được

vai trò của mình, trợ giúp cho nhà lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức tuy nhiên họkhông có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi người trong tổ chức

- Ưu, nhược điểm cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến - chức năng

Trang 16

trên ra quyết định, mệnh lệnh, trực tiếp kiểm tra cấp dưới Các cơ quan chức năngđược phân công, ủy quyền trong phạm vi chuyên môn của mình để đưa ra các quyếtđịnh quản lý kịp thời và chính xác

Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản

lý kinh tế của tập đoạn Viettel

2.1 Tổng quan về tập doàn Viettel

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel

Viettel được chình thức thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Tập đoàn Viễnthông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịutrách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công tyViễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thựchiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưuchính - viễn thông và công nghệ thông tin

Dưới đây là lịch sử hình thành và phát triển chi tiết của Viettel qua các giai đoạn:

Thời kỳ 1.0: Công ty xây dựng công trình cột cao

Ở thời kỳ 1.0, khi Việt Nam đang trên đà thoát khỏi tình trạng lạm phát của nhữngnăm 1987, 1988 Kinh tế nước ta lúc bấy giờ tập trung vào sản xuất, xây dựng những cơ sở

hạ tầng, trang bị các thiết bị, máy móc nhằm tập trung phát triển kinh tế đất nước Cũngthời kỳ này, hình thức liên lạc bằng mạng viễn thông cũng bắt đầu được biết đến ở ViệtNam ta Nắm bắt thời cơ đó, Viettel Group ra đời

- Viettel Group được thành lập vào ngày 1/6/1989, khi ấy công ty lấy tên là TổngCông ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco)

- Đến năm 1990, Sigelco vinh dự là đơn vị đầu tiên cung cấp và xây dựng tuyến vi

ba số AWA

- Đến năm 1995, công ty đổi tên lần đầu với tên mới là Công ty Điện tử Viễnthông Quân đội

Trang 17

- Năm 1999, Viettel hoàn thành dự án cáp quang Bắc – Nam 1A.

Thời kỳ 2.0: Phổ cập dịch vụ di động ở Việt Nam

Sau khi kết thúc thời kỳ 1.0, khi tình hình kinh tế dần ổn định hơn, con người bướcvào thời kỳ phát triển, hội nhập Nhu cầu sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động củangười dân Việt Nam tăng dần Đây chính là cơ hội lớn cho Viettel Group lúc bấy giờ

- Nắm bắt cơ hội, Viettel phá thế độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178vào năm 2000

- Năm 2004, Viettel khai trương dịch vụ di động Việt Nam với đầu số 098

- Viettel xuất sắc trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất ViệtNam vào năm 2008

- Năm 2009, Viettel thử sức vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào vàCampuchia Chính điều này đã đem lại thành công lớn cho Viettel Đó cũngchính là động lực, bước đệm, tiền đề cho tương lai vương tầm các châu lcuj kháccủa Viettel

- Năm 2009, Viettel tạo ra cú nổ lớn khi xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhấtViệt Nam thời bấy giờ

Thời kỳ 3.0: Tập đoàn công nghệ toàn cầu

Đến những năm 2014 trở đi, với sự phát triển tân tiến của công nghệ lúc bấy giờ vàcác thành tưu Viettel đã đạt được trong quá khứ Viettel Group không khó để đón đầu vàcung cấp cho khách hàng các dịch vụ cần thiết và Viettel bắt đầu vươn tầm thế giới

- Năm 2016, Viettel vinh dự lọt top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới

- Năm 2017, Viettel một lần nữa tiên phong trở thành nhà mạng dầu tiên kinhdoanh 4G trên toàn quốc

- Viettel từng bước khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắpChâu Á, Châu Mỹ, Châu Phi vào năm 2018

- Cũng chính vào năm 2018, Viettel chính thức đổi tên thành “ Tập đoàn Côngnghiệp – Viễn thông Quân đội”

Thời kỳ 4.0: Tập đoàn toàn cầu tiên phong kiến tạo xã hội số

Đối với sự phát triển công nghệ vượt bật ở thời điểm hiện nay, vấn đề kết nối vạnvật được quan tâm hơn bao giờ hết Cũng chính vì thế, Viettel Group đẩy mạnh nghiêncứu, phát triển công nghệ số nhằm xây dựng lên một xã hội số chuyên cung cấp các dịch

vụ tuyệt hảo cho người dùng

Trang 18

- Năm 2019, Viettel lọt top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai côngnghệ kết nối vạn vật BNB-IoT.

- Với thuật ngữ 5G rất nổi tiếng bên nước ngoài, Viettel thử nghiệm thành côngcuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam vào năm 2019

- Một cuộc cách mạng nổi ra với Viettel năm 2021, Viettel chính thức tái định vịthương hiệu với sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số” để bắt kịpvới thời đại 4.0

Qua 4 thời kỳ, Viettel liên tục chuyển mình để sáng tạo, phát triển và bắt kịp xuhướng thời đại, nhằm đem đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho người dùng Viettel

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính và quy mô hoạt động.

- Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh,truyền hình, truyền thông đa phương tiện; hoạt động thông tin và truyền thông; hoạtđộng thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát

- Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động

- Sản xuất kinh doanh các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông,công nghệ thông tin, truyền hình

- Cung ứng dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung giantiền tệ; dịch vụ trò chơi điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ khácđược phát triển trên nền tảng công nghệ, dịch vụ, sản phẩm mà VIETTEL cung cấp

- Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lập dự án, quản lý dự án đầu tư,xây lắp, điều hành, vận hành khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết

bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình; cho thuê máy móc,thiết bị và đồ dùng hữu hình khác ở trong nước và nước ngoài

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo dưỡng, kinhdoanh, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, trang thiết bị kỹ thuậtquân sự; phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng, vũ khí, khí tài, đạn dược, sảnphẩm hóa chất, vật tư hóa chất chuyên dụng, thuốc nổ, vật liệu nổ (các loại bột thuốc

nổ, thuốc phóng, ngòi nổ, kíp nổ); các phương tiện chiến đấu, phục vụ chiến đấu, máybay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan; thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điềukhiển, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, sửa chữa; kinh doanh sản phẩm, dịchvụ; cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu hàng lưỡng dụng (gồm trang thiết bị kỹ thuật, dịch

Trang 19

vụ, vật tư, hàng hóa, có thể sử dụng cho quốc phòng và cả trong lĩnh vực kinh tế - xãhội).

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển; nghiên cứu, phát triển, chế tạo,sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu, kinhdoanh, thương mại, phân phối, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, sản phẩm, máy móc, thiết bịviễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình và truyền thông đa phương tiện

- Nghiên cứu phát triển, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm,dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng

Hoạt động thể thao; đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt độngsản xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn Viettel

2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn của tập đoàn Viettel

Tầm nhìn chiến lược của Viettel

Năm 2018, Viettel chính thức hoàn thành mục tiêu “Phổ cập dịch vụ viễnthông” và cũng trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới Cũngtrong năm 2018, Viettel đã tiến hành tái định vị thương hiệu, với tầm nhìn mới: “ Trởthành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp công nghệ cao; góp mặt trong Top 150doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, đồng thời Tiên phong kiến tạo xã hộisố.”

Sau 3 năm kể từ khi xây dựng tầm nhìn chiến lược mới, có thể thấy rằng Viettel

đã phần nào hiện thực hóa được tầm nhìn ấy của mình Tính đến năm 2021, Viettel đã

có mặt ở 11 quốc gia tại 3 châu lục, trong đó chiếm thị phần lớn nhất tại 6 quốc gia làViệt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi Riêng tại ViệtNam, Viettel đã duy trì tốt vị thế số 1 trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt trong lĩnhvực công nghiệp công nghệ cao, Viettel đã thực sự trở thành người dẫn đầu khi là mộttrong số ít các doanh nghiệp trên thế giới làm chủ hoàn toàn công nghệ 5G

Nhờ những thành tựu đã đạt được, Viettel đã thành công trở thành doanhnghiệp duy nhất Việt Nam lọt vào top 500 doanh nghiệp giá trị nhất thế giới năm

Trang 20

2021 do Brand Finance thực hiện, với vị trí 325 và giá trị hơn 6 tỷ USD Với kỳ vọngtiên phong kiến tạo xã hội số, Viettel đã hoàn thành 6 nền tảng chủ đạo của một xãhội số gồm: Hạ tầng số; Giải pháp số; Nội dung số; Tài chính số; An ninh mạng vàNghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Sứ mệnh của Viettel: Sáng tạo vì con người- Caring Innovator

Với tôn chỉ: “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cầnđược tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt”.Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận của khách hàng lên hàngđầu, liên tục đổi mới, sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm,dịch vụ ngày một hoàn hảo

2.1.4 Các mục tiêu chiến lược của Viettel trong ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn của Viettel

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ: cải thiện hạ tầng viễn thông, đầu tư vào việc nângcấp hệ thống cáp quang và trạm phát sóng để gia tăng vùng phủ sóng, đặc biệt ở cácvùng nông thôn và miền núi

- Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: sử dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn đểphân tích nhu cầu và cải thiện dịch vụ khách hàng Để có thể cạnh tranh về thị phần,các doanh nghiệp viễn thông phải liên tục triển khai các gói ưu đãi và đồng thời nângcao chất lượng dịch vụ Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một độingũ chăm sóc khách hàng đáng tin cậy, Viettel đã hợp tác với MP Transformation để

sử dụng dịch vụ Contact Center và thuê ngoài nhân sự

- Tăng trưởng doanh thu: gia tăng dịch vụ di động bằng việc triển khai các góicước hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng mới Đẩy mạnhcác sản phẩm như nhạc số, video streaming và các ứng dụng giải trí

- Đổi mới công nghệ: Phát triển mạng 5G được thực hiện các dự án thí điểm vàtriển khai mạng 5G tại các thành phố lớn Triển khai các giải pháp IoT cho doanhnghiệp và người tiêu dùng, như smart home, smart city

- Phát triển dịch vụ số: Xây dựng nền tảng thương mại điện tử riêng và hợp tácvới các nền tảng hiện có để gia tăng sức cạnh tranh và phát triển các dịch vụ ví điện

tử và thanh toán trực tuyến, gia tăng tiện ích cho khách hàng

Mục tiêu dài hạn của Viettel

- Trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu: xây dựng hình ảnh Viettel như mộtthương hiệu công nghệ hàng đầu không chỉ trong lĩnh vực viễn thông mà còn trong

Trang 21

công nghệ thông tin và giải pháp số Đầu tư vào R&D, tăng cường đầu tư vào nghiêncứu và phát triển công nghệ mới, từ AI đến blockchain Mở rộng ra thị trường quốc tế:đầu tư ra nước ngoài, tim kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác với các công ty viễn thông vàcông nghệ tại các thị trường mới, đặc biệt là tại châu Á và châu Phi Đưa thương hiệuViettel ra thị trường quốc tế qua các sản phẩm và dịch vụ công nghệ.

- Đổi mới sáng tạo: tạo môi trường thuận lợi cho các start-up công nghệ, cung cấpnguồn vốn, mentorship và các cơ hội hợp tác Xây dựng hệ sinh thái công nghệ, tíchhợp các sản phẩm và dịch vụ của Viettel vào một hệ sinh thái công nghệ, từ viễn thôngđến tài chính

- Bền vững và trách nhiệm xã hội: triển khai các sáng kiến về năng lượng xanh,giảm lượng khí thải từ hoạt động kinh doanh Tổ chức các chương trình giáo dục và hỗtrợ cộng đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Năm 2024, giá trị nhậnthức của công chúng về mức độ phát triển bền vững của Viettel ước tính đạt 756 triệuUSD Đây là năm thứ hai Brand Finance đo lường giá trị này và Viettel dẫn đầu 2 nămliên tiếp, duy trì khoảng cách gấp 3 - 7 lần so với các thương hiệu đứng sau hoạt độngtrong các lĩnh vực viễn thông, F&B, ngân hàng, bất động sản Theo Brand Finance, giátrị này thể hiện đánh giá của người tiêu dùng về mức độ cam kết phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp Chỉ số cho thấy các đóng góp công nghệ và tài chính của Viettel đểgiải quyết vấn đề xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam đangđược công chúng đánh giá cao Đánh giá này đóng góp vào giá trị thương hiệu tổng thể8,9 tỉ USD của Viettel Viettel là thương hiệu Việt Nam giá trị nhất 9 năm liên tiếp.Viettel cũng là thương hiệu duy nhất trong top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Namnăm 2023 duy trì tăng trưởng giá trị thương hiệu

2.1.5 Tình hình kinh doanh của tập đoàn Viettel trong những năm gần đây

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố báo cáo hoạtđộng sản xuất kinh doanh năm 2023 Theo đó, trong năm vừa rồi, Viettel ghi nhận tổngdoanh thu hợp nhất đạt 172.520 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2022 và hoàn thành102,2% kế hoạch Với lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn năm 2023 đạt46.331 tỷ đồng, tăng hơn 2,6% so với năm 2022 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt35.267 tỷ đồng, tăng gần 1% so với cùng kỳ; lần lượt hoàn thành 104,6% và 104,1% kếhoạch năm 2023

Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước 37.818 tỷ đồng, tương đương với năm 2022

Ngày đăng: 24/01/2025, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w