Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của tập đoạn Viettel
2.1 Tổng quan về tập doàn Viettel
2.2.2 Chức năng và quyền hạn và nghĩa vụ của từng cấp quản lý
1. Tổng Giám đốc tập đoàn Viettel:
Chức năng của Tổng Giám đốc Viettel
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp- viễn thông quân đội (Viettel) hiện nay là Đại tá Tào Đức Thắng đồng thời là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Viettel, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Viettel và đối với các công ty con. Mặt khác, tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của viettel; có quyền nhân danh Viettel quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của viettel trong phạm vi thẩm quyền của mình.Tổng giám đốc điều hành trao quyền cho cấp dưới thực hiện công việc. Ở đây, tổng giám đốc điều hành trao quyền cho các phó giám đốc chức năng thực hiện công việc trong phạm vi quản lý của từng phó Giám đốc.
Quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc Viettel
- Quyết định các công việc hằng ngày của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận;Ký hợp
đồng, thỏa thuận nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
- Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty, khi xét thấy cần thiết; Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
- Quản lý và điều hành VIETTEL tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của đại diện chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của tập đoàn Viettel và chủ sở hữu tập đoàn Viettel.
- Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa tập đoàn Viettel thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của tập đoàn Viettel và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với tập đoàn Viettel.
Như vậy, gnười lãnh đạo cao nhất (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm về mọi mặt trong công việc; toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức và truyền mệnh lệnh theo tuyến đã quy định. Đồng thời, tổng giám đốc cũng nhận được sự trợ giúp của các cán bộ quản lý chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quyết định hướng dẫn đó.
2. Phó Giám đốc tập đoàn Viettel Chức năng của giám đốc
Tập đoàn Viettel hiện có 5 Phó tổng Giám đốc đang đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong các mảng kinh doanh và chiến lược phát triển.
Phó Giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối chiến lược với thực tiễn, đưa các kế hoạch từ tầm nhìn của ban lãnh đạo xuống từng khâu vận hành của công ty.
Các phó giám đốc chức năng tiếp tục trao quyền cho các trưởng phòng cụ thể với từng công việc. Mỗi phòng, ban ngành đều có trưởng phòng trực tiếp quản lý giám sát. Mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành công việc do các phó giám đốc chức năng chịu trách nhiệm giải quyết
Quyền hạn và nghĩa vụ của Phó Giám đốc tập đoàn Viettel
- Đối với các bộ phận trực thuộc, Phó Giám đốc có quyền điều hành, ra quyết định về nhân sự, phân công công việc và định hướng hoạt động để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với chiến lược tổng thể của công ty.
- Phó Giám đốc được phép tham gia vào việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển của công ty, góp ý vào các mục tiêu dài hạn và đưa ra các phương hướng hành động cho các bộ phận mình phụ trách.
- Trong giới hạn nhất định, Phó giám đốc có quyền phê duyệt và ký kết các hợp đồng hợp tác, các hợp đồng mua bán dịch vụ mà không cần thông qua cấp cao hơn, miễn là các hợp đồng này nằm trong phạm vi ngân sách và chiến lược đã duyệt.
- Phó Giám đốc có quyền kiểm soát ngân sách cho các hoạt động của bộ phận mình phụ trách, đưa ra quyết định về chi tiêu và điều chỉnh ngân sách khi cần thiết, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tài chính.
- Phó Giám đốc có quyền tham gia hoặc quyết định tuyển dụng, sa thải nhân sự cho các vị trí thuộc các bộ phận mình quản lý, đảm bảo đội ngũ nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc và chiến lược của tập đoàn.
- Phó Tổng Giám đốc cần chuẩn bị các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của bộ phận mình phụ trách, bao gồm các chỉ tiêu tài chính, tiến độ thực hiện dự án, và hiệu suất làm việc của nhân viên. Trong khi trình bày các báo cáo cho Tổng Giám đốc và các cấp lãnh đạo khác cần đảm bảo thông tin đầy đủ và chính xác để hỗ trợ việc ra quyết định
- Phó Tổng Giám đốc cần tham gia vào việc hoạch định chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho Viettel, đảm bảo các kế hoạch phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tập đoàn. Đồng thời có trách nhiệm đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tối ưu hóa quy trình kinh doanh
- Phó Tổng giám đốc phải trách nhiệm khi lập ngân sách cho các hoạt động của bộ phận và theo dõi việc chi tiêu để đảm bảo không vượt quá ngân sách đã được phê duyệt.Ngoài ra, phó tổng giám đốc cần báo cáo định kỳ về tình hình tài chính, phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các quyết định cần thiết.
3. Các trưởng phòng bộ phận chức năng của Viettel Chức Năng
Trưởng phòng tại Viettel đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của bộ phận mình phụ trách. Các trưởng phòng chức năng chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, phân tích thị trường và nhu cầu khách hàng để đề xuất các giải pháp kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, trưởng phòng cũng
cần quản lý nhân sự, đào tạo và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân viên trong phạm vi phòng ban của mình để đạt được mục tiêu doanh thu và nâng cao hiệu suất làm việc.
Hơn nữa, trưởng phòng còn phải hợp tác chặt chẽ với các bộ phận, phòng ban khác nhau nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Cuối cùng, trưởng phòng phụ trách việc báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo cũng là một trong những chức năng quan trọng của trưởng phòng tại Viettel
Quyền và Nghĩa Vụ của Trưởng Phòng chức năng tại Viettel
Trưởng phòng có quyền phân công nhiệm vụ, theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân viên trong phòng ban thuộc phạm vi quản lý. Họ có trách nhiệm đưa ra đánh giá định kỳ, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao chuyên môn cho nhân sự của phòng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, trưởng phòng có thể đề xuất tuyển dụng, thăng chức, tăng lương hoặc thực hiện kỷ luật với các cá nhân có thành tích hoặc vi phạm thuộc phạm vi quản lý. Trưởng phòng cũng đóng vai trò chính trong xây dựng văn hóa làm việc và giữ gìn kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ nhân viên dang làm việc tại Viettel.
Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của phòng ban thuộc phạm vi quản lý lên cấp trên theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Trong một số trường hợp cần cung cấp các thông tin chi tiết về tiến độ dự án, hiệu quả công việc, các khó khăn gặp phải và đề xuất giải pháp khắc phục. Khi có các vấn đề quan trọng hoặc yêu cầu cấp thiết từ ban lãnh đạo, trưởng phòng sẽ triển khai chỉ đạo này xuống nhân viên và giám sát việc thực hiện, đồng thời phản hồi kịp thời các ý kiến của nhân viên và thông báo lên cấp trên nếu cần.
Trưởng phòng có trách nhiệm trong việc đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng của nhân viên trong phòng để đảm bảo nhân lực có đủ năng lực thực hiện các yêu cầu công việc. Hơn nữa, trong quá trình làm việc cũng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên, định kỳ đưa ra nhận xét, đề xuất khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật để khuyến khích tinh thần làm việc và nâng cao hiệu suất làm việc.
=> Các phó giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp nhà lãnh đạo cao nhất của tổ chức ra quyết định. Tuy nhiên họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho mọi người ở trong tổ chức mà chỉ tham mưu đến lãnh đạo và ra lệnh cho bộ phận mình trực tiếp quản lý