1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên
Tác giả Nguyễn Thị Thủy An
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Hương
Trường học Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2003
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 35,15 MB

Nội dung

Tuy rằng, kỹ năng sư phạm, kỹ năng hoạt động giáo dục sẽ được hoàn thiện trong quá trình giảng day và giáo dục của người thấy nhưng trước hết và căn bản nó phải được hình thành như một n

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ ~ GIÁO DUC

NGUYEN THỊ THUY AN

LUAN VAN TOT NGHIEP CU NHAN

CHUYEN NGANH GIÁO DỤC HOC

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S TRAN THỊ HƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINH- 2003

Th.Ƒ—Vv 1M Thưởng Sa Đen, Ge Char

TR one) Cen ˆ

Trang 2

Lồi cám ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành

cấm ơn trước tiên là Cô Trần Thị Hương đã tận tinh

hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian qua; quý thầy

cô khoa Tâm lý - Giáo dục đã nhiệt tình giúp đỡ em

trong quá trình trao đổi, phỏng vấn, tham khảo ý kiến;

các cán bộ Phòng Đào tạo, cán bộ Đoàn, Hội sinh viên trường ĐHSP TPHCM; Ban Giám hiệu cùng các

thay cô hướng dẫn sinh viên thực tập giáo đục ở các

Sinh viên Nguyễn Thị Thùy An

Khoa Tâm lý - Giáo dục K25 (1999 - 2003)

Trang 3

MỤC LỤC

Phin 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn để tài.

Mục đích nghiên cứu.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Giả thuyết khoa học.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu.

Giới hạn của để tài.

Phin 2: NỘI DUNG.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.2.Ky năng, ky năng sư phạm, kỹ năng hoạt động giáo dục 15

1.3 Vin để rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho sinh viên ở các trường

sư phạm 23 1.3.1 Tinh cấp thiết của việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo duc cho

sinh viên 23

1.3.2 Các con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo

dục cho sinh viên sư phạm 35

Tiểu kết chương 1 39

¬ N

Trang 4

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC REN LUYEN KY NĂNG HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC

CỦA SINH VIÊN ĐHSP TPHCM 40

2.1 Vài nét về đối tượng khảo sát và thể thức nghiên cứu 40

2.2 Thực trạng về KNHĐGD của sinh viên ĐHSP TPHCM 41

2.2.1 Thực trang nhận thức về KNHDGD của sinh viên 51

Trang 5

Se SN ee me W up

BANG CHU VIET TAT

CNH-HDH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DHSP : Đại học sư phạm.

ĐHSP TPHCM : Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

GDH : Giáo dục học

GV : giáo viên

GVCN : gido viên chủ nhiệm

HDGD : hoạt động giáo duc

KN : kỹ năng KNDH : kỹ năng dạy học

KNHĐGD : kỹ năng hoạt động giáo duc

KNSP : ky năng sư phạm NCKHGD : nghiên cứu khoa học giáo dục NVSP : nghiệp vụ sư phạm

THPT : trung học phổ thông

TTGD : thực tập giáo dục

TTSP > thực tập sư phạm

SV : sinh viên

Trang 6

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.Ly do chọn đề tài

Nhân loại đã bước vào thế ki XXI, thế ki của thông tin, của giao lưu, của hội

nhập, Sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế wi thức đang và sẽ làm thay

đổi lối sống của toàn bộ dân cư trên thế giới Việt Nam muốn tổn tại và phát triển cũng

phải hoà nhập vào nền văn hoá thế giới Song hòa nhập như thế nào để con người Việt

Nam vừa tiếp thu được tỉnh hoa văn hoá của nhân loại vừa giữ được những giá trị, bản

sắc văn hoá, đạo đức, tinh thần truyền thống của cha ông, điểu đó tuỳ thuộc rất lớn vào vai trò của sự nghiệp giáo dục = đào tạo nước ta, mà lực lượng cốt cán thực hiện nhiệm

vụ giáo dục - đào tạo ấy không ai'khác-hơn là đội ngũ giáo viên Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những phẩm chất

và năng lực sư phạm nhất định, nói cách khác phẩm chất và năng lực sư phạm của người

thể y là công cụ lao động quyết định trực tiếp chất lượng của giáo duc và đào tạo Trong

cấu trúc năng lực sư phạmrle người: thây/năng lực hoạt động giáo dục là một trong

những thành phin cơ bản quyết định hiệu quả cia! hoạt động giáo dục Muốn đạt hiệu

quả cao trong công tác giáo dục, bên cạnh vốn tri'thức,thiểu biết nhất thiết người thay

phải có kỹ năng sư phạm, kỹ năng hoạt động giáo duc Các kỹ năng hoạt động giáo dục

giúp người giáo viên thực hiện có kết quả hoạt động giáo dục, nhờ đó tác động rất lớn

đến sự phát triển nhân cách của học sinh.

Tuy rằng, kỹ năng sư phạm, kỹ năng hoạt động giáo dục sẽ được hoàn thiện trong

quá trình giảng day và giáo dục của người thấy nhưng trước hết và căn bản nó phải

được hình thành như một nền tang ban đầu không thể thiếu được của người giáo sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm Nền móng có vững chắc thì mới có thể tiếp tục

xây cất phát triển lên cao hơn Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sư phạm nói chung và kỹ

Trang 7

năng hoạt động giáo dục nói riêng cho sinh viên trong giai đoạn đào tạo nghề ở trường

sư phạm là rất cần thiết.

Thực tế hiện nay, sinh viên mới ra trường thường rất lúng túng trong việc vận

dụng kiến thức đã được học ở nhà trường sư phạm vào thực tiễn công tac giáo dục, cụ

thể là công tác chủ nhiệm lớp Qua các đợt thực tập sư phạm của sinh viên năm 3,4

trường Đại học sư phạm TPHCM trong những năm gần đây, tuy kết quả đánh giá phần

lớn đạt loại khá giỏi trở lên với điểm số rất cao nhưng thực chất thì không phải chỉ sinh

viên mà cả Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các thay cô giảng dạy đều nhận thức rất rõ

và thực sự lo lắng Sự yếu kém về kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên khi đi thực

tập sư phạm biểu hiện như: lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, trước

các tình huống giáo dục cụ thể, chưa biết phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh,

Trong thời gian gan đây, các nhà chuyên môn, cán bộ giảng dạy, cũng như nhà

trường sư phạm đã chú trong nhiểu đến việc tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng sư phạm, nhất là kỹ năng dạy học Song vấn để

rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho sinh viên suf; phạm còn chưa được quan tâm

đúng mức, làm hạn chế kết quả đào tạo của nhà:trường

Xuất phát từ cơ sở lý:luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn để tài “Nghiên cứu

thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên trường Dai hoc Sư

Phạm TPHCM” làm vấn để nghiên cứu.

2.Mục đích nghiên cêu

Khảo sát và đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của

sinh viên trường Đại học Sư Phạm TPHCM Trên cơ sở đó, để xuất một số giải pháp nhầm tổ chức có hiệu quả quá trình rèn luyện KNHĐGD của sinh viên trong quá trình

đào tạo ở nhà trường sư phạm.

Trang 8

3.Khách thể và đối tượng nghiên cu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn để rèn luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên ở trường Đại học Sư Phạm

TPHCM.

3.2 Đối tượng nghiên câu

Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên trường Đại

học Sư Phạm TPHCM.

4.Giả thuyết khoa học

Kỹ năng hoạt động giáo dục là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên Nhưng thực tế kỹ năng này của sinh viên ĐHSP TPHCM còn yếu Việc rèn luyện hệ thống kỹ nang hoạt động giáo duc của sinh viên trong quá trình đào tạo nghề ở trường ĐHSP TPHCM còn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều

bất cập Các hình thức rèn luyện còn nghèo nan, mang tính “hình thức”, Vì vậy, khi đi

thực tập sư phạm, sinh viên tỏ ra rất lúng túng với công tác giáo dục học sinh Nếu có một cách nhìn đúng đấn về thực trạng việc rèn luyện những KNHĐGD của sinh viên, từ

đó có những hình thức và biện pháp rèn luyện kÿ:năng một cách.đa dạng, đầy đủ thì cóthể nâng cao chất lượng đào tạo người giáo viên ở trường sư phạm

Š$ Nhiệm vụ nghiên câu

5.1 Nghiên cứu những cơ sở lý luận liên quan đếm kỹ năng hoạt động giáo duc và

việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho sinh viên sư phạm.

5.2 Khảo sát thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên

trường ĐHSP TPHCM Từ đó để xuất một số giải pháp nhầm tổ chức có hiệu quả quá

trình rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên trong giai đoạn đào tạo ở trường ĐHSP.

Trang 9

6.Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp lý thuyết từ các tài liệu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của

vấn để nghiên cứu.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp diéu tra bằng anket: nhằm khảo sát thực trang kỹ năng hoạt

động giáo dục và việc rèn luyện kỹ năng đó của sinh viên DHSP TPHCM.

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi với sinh viên,

cán bộ giảng viên nhằm mục đích thu thập ý kiến, bổ sung cho vấn để nghiên cứu

6.2.3 Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động rèn luyện kỹ năng hoạt động

giáo đục của sinh viên ở trường ĐHSP TPHCM và hoạt động thực tập sư phạm của sinh

viên ở trường phổ thông.

6.3 Phương pháp toán học trong nghiên cứu KHGD: sử dụng toán thống kê xử lý

kết quả điểu tra: tính tin số, tỉ lệ %, kiểm nghiệm Anova, T — Test

7.Giới hạn của đề tài

Trong phạm vi giới hạn về thời gian, người nghiên cứu chỉ khảo sát thực trạng kỹ

năng hoạt động giáo dục và việc:rèn luyện những kỹ năng đó của sinh viên trong giai đoạn đào tạo ở trường ĐHSP TPHCM.

Trang 10

1.1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiền cứu

1.1.1.1 Tình hình nghiên câu về kỹ năng, kỹ năng sư phạm và kỹ năng

hoạt động giáo dục

Vấn để kỹ năng, quá trình hình thành kỹ năng ở cấp độ đại cương từ lâu đã

được khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu: các tác giả Xô viết

như: P.A Rudich [33], B.Ph Lomov [25], A.V Petroxki [30], T.A Hina (19], N.A.

Sanvin [34], Iu.C Babanxki [6], các tác giả Việt Nam: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ

Hoạt [26], Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy [23], Phạm Viết Vượng [43], Trong

các công trình nghiên cứu của mình các nhà Tâm lý học và Giáo dục học đã đưa ra

khá nhiều quan niệm về kỹ năng, tựu trung có hai loại quan niệm chủ yếu sau:

Quan niệm thứ nhất: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành

động Đại diện cho quan điểm này có các tác giả như: V.A Krutetxki [21], A.V

Petrovxki (30], T.A Dina [19], Trần Trọng Thủy [39], Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu

Vân [28], Các tác giả thống nhất: kỹ năng là cách thức thực hiện hành động phù

hợp với mục đích và điều kiện của hành động mà con người đã nấm vững Con người

lĩnh hội được cách thức hành động tức là có kỹ thuật hành động Khi nắm được kỹ

thuật hành động hành động đúng các yêu cầu của nó sẽ có kết quả.

Trang 11

Quan niệm thứ hai: xem xét kỹ nang nghiêng về góc độ năng lực của conngười Đại diện cho quan điểm này có các tác giả: N.D Levitop [24], X.L Kixegof

(20], N.A Sanvin [34], Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn [I6] Nguyễn AnhTuyết [40], Họ cho rằng: kỹ năng là khả năng, năng lực của con người biết vận

hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình (đúng cách thức) Kỹ năng

với tư cách là khả năng (trình độ được chuẩn bị) để thực hiện một hoạt động nào đó

dựa trên những tri thức, kỹ xảo và được hoàn thiện lên cùng với chúng Kỹ năng là

năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cẩn thiết và với thời gian

tương ứng không những trong những diéu kiện quen thuộc nhất định mà còn trong

những diéu kiện mới

Như vậy, ở quan niệm thứ hai, các tác giả không chỉ xem kỹ năng đơn thuần

là kỹ thuật hành động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người.

Khi xem xét quá trình hình thành kỹ năng, hấu hết các tác giả déu nhấn

mạnh điều kiện hình thành kỹ năng là các tri thức và kinh nghiệm đã có do thực hiện

các hành động tương tự trước đó mang lại Đây là điểu kiện cẩn thiết để hình thành

kỹ năng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động Do vậy, muốn hình thành kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó trước hết phải cung cấp các tri thức vé hành động đó

cho người học đồng thời tổ chức các hoạt động cho người học vận dụng các tri thức

đã học vào thực hành Con đường hình thành kỹ năng là thông qua rèn luyện và bằng

luyện tập

Đặc biệt, các nhà Giáo dục học còn chú trọng đến sự hình thành kỹ năng ở

học sinh với tư cách là một trong những mục đích của dạy học Dạy học không chỉ

trang bị cho học sinh vốn tri thức mà cả kỹ năng và kỹ xảo "Những kiến thức được

nấm vững một cách tự giác sẽ trở thành vũ khí của tư duy và hoạt động của học sinh,

ở mức độ rất đáng kể là do có tích luỹ thêm kỹ năng và kỹ xảo Nội dung của lý

thuyết được thấm nhuẫn sâu sắc bao giờ cũng tìm đường đi vào ứng dụng, diéu này

chỉ có thể xảy ra nếu kiến thức làm nảy sinh kỹ năng, chuyển biến thành kỹ năng"

(12, tr34].

Trang 12

Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu những kỹ năng sư phạm phục vụ cho

việc đào tạo giáo viên.

1976, O.A Abdullina có chuyên khảo bàn về kỹ năng sư phạm [1] Ở đây,

tác giả nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của người giáo viên theo các chức năng

đặc trưng và phân tích tỉ mỉ những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt.

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình đi trước và tiến hành thực

nghiệm hình thành các kỹ năng ở sinh viên sư phạm, tác giả X.I Kixegof đã phân

tích khá sâu sắc vấn để hình thành kỹ năng hoạt động sư phạm cho sinh viên sư

phạm [20].

Ngoài ra trong các tài liệu Tâm lý học sư phạm, các tác giả như: N.D Lêvitov {24], V.A Krutetxki [21], A.V Petrovxki [30], Ph.N Gonobolin [13], cũng

bàn đến các kỹ năng sư phạm của người giáo viên Tác giả A.V Petrovxki đưa ra hệ

thống các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm như sau:

- Những kỹ năng và kỹ xảo thông tin

- Những kỹ năng và kỹ xảo động viên

- Những kỹ năng và kỹ xảo phát triển

- _ Những kỹ năng và kỹ xảo định hướng

- Những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động xây đựng

- — Những kỹ năng và kỹ xảo tổ chức

- Những kỹ năng và kỹ xảo giao tiếp

- Những kỹ năng và kỹ xảo nghiên cứu,

Theo A.V Petrovxki, ngay trong quá trình đào tạo nghiệp vụ ở trường đại

học sư phạm, giáo sinh phải nắm vững những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động sư phạm

trên.

6 Việt Nam, các nhà Tâm lý học và Giáo dục hoc như: Dang Vũ Hoạt, Hà

Thị Đức, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo, cũng đã bàn đến

vai trò của kỹ năng sư phạm trong năng lực sư phạm và trong cấu trúc nhân cách của

người giáo viên Các tác giả đã phân loại hệ thống kỹ năng sư phạm nhằm giúp cho

việc hình thành các kỹ năng này trong quá trình đào tạo giáo viên.

Trang 13

Bàn về kỹ năng sư phạm, các tác giả đều nhìn nhận hoạt động sư phạm là

hoạt động hết sức phức tạp và đa dạng vì nó có đối tượng là con người Vì vậy, hoạt

động sư phạm một mặt đòi hỏi tính nghiêm túc, mặt khác đòi hỏi tính mềm dẻo, linh

hoạt ở mức độ cao Vấn để hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên không thể hành động theo một khuôn mẫu cứng nhấc, không thể đơn giản như việc hình thành

kỹ năng các hoạt động khác.

Các tác giả cũng thống nhất quan niệm: Kỹ năng hoạt động giáo dục là một

kỹ năng thành phần trong hệ thống kỹ năng sư phạm của người giáo viên Cho nên,

khi nghiên cứu về KNHĐGD, các tác giả đã phân tích kỹ năng hoạt động giáo dục

bao gồm những kỹ năng cụ thể như: KN tìm hiểu đối tượng; KN lập kế hoạch giáo

dục, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; KN phân tích đánh giá các hiện tượng giáo

dục; KN tổ chức lớp thành một tập thể đoàn kết, nhất trí; KN tổ chức HĐGD tập thể,

hoạt động chính trị, xã hội; KN giáo dục cá biệt; KN tự giáo dục, tự phê bình; KN

đánh giá đạo đức học sinh

Hệ thống KNHĐGD mà các tác giả đưa ra chưa có sự thống nhất về tên gọi,

hãy còn sơ sài, chưa thật sự chỉ tiết và cụ thể Đặc biệt chưa có tác giả nào đưa ra

một qui trình rèn luyện cụ thể loại kỹ năng này cho sinh viên sư phạm

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác

giáo dục ở trường phổ thông

Việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông đã

được các tác giả Liên Xô (cũ) bàn tới vào những năm 70 và thể hiện trong tác phẩm dịch: “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông” [7].

Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích cả vé mặt lý luận

và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo

dục ở trường phổ thông, có tác dụng thiết thực đối với cán bộ và sinh viên các trường

sư phạm Các nhà nghiên cứu và giảng dạy có tên tuổi ở các trường đại học sư phạm

và tổng hợp Xô Viết như: N.I, Bônđưrep, X.A Umbreikô, E.I Antipova, O.A Abđullina, X.X Kôxêvich, A.E Tôtrin, M.N Phixala, đã đưa ra nhận định rằng:

trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, những yêu cẩu đối với người giáo

Trang 14

viên được nâng cao Người giáo viên không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức sâusắc, toàn diện mà còn bổi dưỡng cho họ những cơ sở của thế giới quan khoa học,

hình thành những phẩm chất đạo đức và hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ

thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Thực tiễn việc chuẩn bị nghề

nghiệp cho sinh viên sư phạm cho thấy, sinh viên chủ yếu được chuẩn bị vé công tác đạy học, còn công tác giáo dục chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng Vì vậy, để chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo duc ở trường phổ thông, cẩn sử dụng tối da tất cả các

khả năng đã có ở trường sư phạm để đào tạo giáo viên Những vấn để chủ yếu mà

các tác giả để cập tới trong việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục là:

- — “Những cơ sở của việc chuẩn bị cho sinh viên đại học sư phạm làm

công tác giáo dục”.

- — "Hình thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm trong việc tổ chức

công tác giáo dục học sinh”.

- — “Việc chuẩn bị vé mặt tâm lý cho sinh viên làm công tác phụ huynh

học sinh”.

- — “Về việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục chủ nghĩa yêu

nước - anh hùng cho học sinh”.

- “Việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác với trẻ em “khó giáo dục"

Ở Việt Nam nhiều tác giả cũng quan tâm nghiên cứu vấn để chuẩn bị cho

sinh viên làm công tác giáo dục Hiện nay có khá nhiều giáo trình, tài liệu tham

khảo hướng dẫn và chuẩn bị cho sinh viên sư phạm những tri thức, kỹ năng cần thiếtcủa hoạt động giáo dục, góp phần tháo gỡ những ling túng cho sinh viên sư phạm

trong công tác giáo dục sau này.

Công trình nghiên cứu “Thực tập sư phạm” của Nguyễn Đình Chỉnh -Nxb

Giáo dục, 1991 có để cập đến một số kỹ năng cẩn hình thành và củng cố cho sinhviên trong khi tiến hành thực tập sư phạm Trong cuốn “Thyc hành về Giáo dục học”

— tài liệu cốt lõi ding cho sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học sư phạm, tác giảcòn đưa ra quy trình rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống giáo dục cho sinh viên

sư phạm.

Trang 15

Tác giả Hà Nhật Thăng và cộng sự đã có một số công trình nghiên cứu về

công tác giáo viên chủ nhiệm lớp như: “Tổ chức hoạt động giáo dục”, Hà Nội 1995;

“Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục”, Nxb Giáo dục 1998; “Phương pháp công

tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

2001, Các công trình này đi sâu nghiên cứu các phương pháp công tác của giáo

viên chủ nhiệm, công tác tổ chức hoạt động giáo dục nhằm cung cấp cho sinh viên

những tri thức, những kỹ năng và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, tiếp cận

với học sinh và các đối tượng xã hội khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh

một cách định hướng và có kế hoạch.

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đã có một số để tài

luận ấn tiến sĩ, thạc sĩ như:

- 1992, Hoàng Thị Oanh với luận án PTS khoa học sư phạm tâm lý -"Kỹ

năng giao tiếp sư phạm của sinh viên” Tác giả không đi sâu vào những vấn để chung của kỹ năng mà tập trung chỉ ra cấu trúc của kỹ năng giao tiếp sư phạm.

- 1993, Nguyễn Như An - "Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp vé môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa tâm lý

giáo dục” — Luận án PTS khoa học sư phạm tâm lý Để tài mới chỉ bàn đến hệ thống

kỹ năng giảng dạy môn giáo dục học cho sinh viên khoa tâm lý giáo dục.

- 1996, Trần Anh Tuấn - “Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng

day cơ bản của bài trên lớp trong các hình thức thực hành - thực tập sư phạm” — Luận

án PTS khoa học sư phạm tâm lý,

- 2001, Ngô Dinh Qua (chủ nhiệm) - “Khao sát kỹ năng sử dụng bảng phấn

của sinh viên ĐHSP TPHCM” - Để tai NCKH cấp cơ sở.

Những để tài nói trên chủ yếu thiên về kỹ năng giảng dạy, còn KNHDGD

vẫn còn đang bị bỏ ngỏ Rải rác trên các tạp chí, xuất hiện khá nhiều các bài báo,

tham luận bàn về việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung và chuẩn bị cho sinh

viên làm công tác giáo dục nói riêng, tiêu biểu như:

Trang 16

e Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thanh

Bình - ĐH và GDCN số 9/1992.

© Chun bị những kỹ năng cơ bản về giáo dục và chủ nhiệm lớp cho sinh

viên sư phạm - Phạm Thanh Bình - Tạp chí TTKHGD ĐH và CN số 3/1993,

e — Hình thành tay nghề cho sinh viên sư phạm - Phạm Minh Hùng - DH và

GDCN số 2/1996.

« Rèn luyện nghiệp vụ cho giáo sinh THSP - Trần Minh Hang - NCGD

số 10/1998.

e Chon phương thức rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho sinh viên

CĐSP - Lương Quốc Phi - NCGD số 11/1999.

e Rèn luyện KNSP cho sinh viên thông qua TTSP Nguyễn Thị Thắng

Phan lớn, tác giả của các bài báo trên là các cán bộ giảng dạy của các

trường sư phạm, những người trực tiếp giảng dạy và đào tạo giáo viên tương lai của

đất nước Sự quan tâm của các tác giả đến việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường

xuyên và chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông cho thấy

tam quan trọng và ý nghĩa của vấn dé này.

Như vậy, vấn để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, chuẩn bị cho sinh viên sư

phạm làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông ngày càng được quan tâm cũng

Trang 17

như khẳng định vai trò và ý nghĩa của nó trong công tác đào tạo giáo viên Tuy

nhiên, các công trình trên mới chỉ đừng lại ở việc nêu ra một số định hướng và giải

pháp chung cho công tác rèn luyện KNSP cho sinh viên Chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc những con đường và biện pháp cụ thể để

rèn luyện KNSP, đặc biệt chưa có để tài nào nghiên cứu về thực trạng rèn luyện

KNHDGD cho sinh viên sư phạm.o3

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Trong tài liệu Giáo dục học tập 1, hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt

định nghĩa giáo dục theo nghĩa rộng như sau: “Giáo dục là một quá trình toàn vẹn

hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục dich, có kế hoạch, thông qua

các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm

truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người * (26, 17)

Quá trình hình thành nhân cách toàn diện này được tiến hành thông qua hai

lĩnh vực hoạt động có mục đích là dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp).

*Dạy học - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn

- là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội

những trì thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn để

trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dung các

phẩm chất nhân cách người học theo mục đích giáo duc.” {26,tr18).

“Giáo dục (theo nghĩa hẹp) - một bộ phận của quá trình su phạm - là quá

trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động co, tình cảm, thái độ, những nét tính cách

của nhân cách XHCN, những hành vi và thói quen cứ xử đáng đắn trong xã hội, thuộc

Trang 18

các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, dao đức, lao động, hoc tap, thẩm mĩ vệ sinh ”

[26.tr18).

Kết quả của quá trình day học: chủ yếu hình thành ở người học trình độ học

vấn Kết quả của quá trình giáo dục chủ yếu hình thành hành vi và thói quen Cả hai

quá trình này đều cùng thực hiện chức năng chung: trau dồi học vấn, rèn luyện tính

tình, phát triển nhân cách Hai quá trình này đan xen, tác động lẫn nhau, thống nhất

với nhau Tuy nhiên, chúng có mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, khác nhau cho

nên người ta tách ra để nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể

Ở đây, chúng tôi quan tâm đến giáo dục theo nghĩa hẹp.

Về khái niệm giáo dục (theo nghĩa hẹp) cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau Iu.C Babanxki quan niệm rằng: "Giáo dục là một quá trình có chủ đích được tiến hành dưới sự chỉ đạo của đội ngũ giáo viên, các nhà giáo dục, bao gồm mỗi loại

hình hoạt động và công tác giáo đục được thực hiện riêng biệt ngoài giờ học”

{6.tr10).

Phạm Viết Vượng định nghĩa: “Giáo dục là quá trình béi đường để hình

thành những phẩm chất đạo đức cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động

và giao lưu” (43,tr23)

Dựa trên định nghĩa của các nhà Giáo dục học một cách khái quát, có thể

đưa ra khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp như sau: Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình trong đó dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác

tích cực tự giáo dục nhằm hình thành được thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức và hành vi đúng đắn của người công dân, người lao động.

1.2.1 Hoạt động giáo dục

Theo Tâm lý học hoạt động, nhân cách được hình thành và phát triển thông

qua hoạt động và giao lưu Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ

giữa con người với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính mình Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào những đối tượng nhất định Dưới sự hướng dẫn và

tổ chức của người lớn, trẻ em thực hiện hoạt động thông qua hoạt động và bằng hoạt

động trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội Sự hình thành phương diện đạo

Trang 19

đức của nhân cách là quá trình con người lĩnh hội nội dung của những quan hệ xã

hội, trong đó chứa đựng những chuẩn mực, những giá trị do xã hội quy định thông

qua hoạt động và giao lưu với người khác, với xã hội Sự hình thành và phát triển

nhân cách chịu sự tác động của nhiều nhân tố: di truyền, môi trường và giáo dục.Trong đó, giáo dục đóng vai trò chủ đạo, nhưng cái quyết định trực tiếp lại là hoạt

động của chính bản thân người đó Như vậy, hoạt động vừa là điểu kiện, phương tiện

vừa là con đường để hình thành, phát triển nhân cách Để giáo dục học sinh đạt hiệu

quả, giáo viên phải tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia A.Einstein có nói :

“Con người không được giáo dục bằng những điểu nó nghe được mà bằng việc làm

và hoạt động”

Quá trình giáo dục với tư cách là một loại hình giao lưu và hoạt động chung

của học sinh và giáo viên, bao giờ cũng bao hàm hai mặt :

* Sy tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục thông qua các phương tiện thông tin và giao lưu tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí của học

sinh

* Sv hưởng ứng tích cực chủ động của học sinh, tự giác hoàn thiện nhân

cách bản thân.

Hơn nữa, giáo dục có đối tượng là con người đang trong giai đoạn phát triển

và hoàn thiện nhân cách Thực chất, giáo dục cũng là một hoạt động, vì vậy có thể hiểu : Hoat động giáo dục là hoạt động của nhà giáo dục nhằm tổ chức và lãnh đạo

các mối quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều của học sinh với người khác, với thế giới

xung quanh, nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, thái độ hình thành ở học sinh

những hành ví và thói quen tương ứng Như vậy giáo dục là một quá trình hoạt động

kết hợp vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với sự tự giác, tích cực và độc lập, tự giáo

duc của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cằm và chủ yếu là hành vi, thói quenđạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội đã qui định

Trang 20

1.2.2 Kỹ năng, kỹ năng sư phạm, ky năng hoạt động giáo duc

1.2.2.1 Kỹ năng

Theo Từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức

thu nhận được trong một lãnh vực nào đó vào thực tiễn [42, tr 517]

Theo Từ điển Giáo đục học, kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa họcvào thực tiễn, trong đó khả năng được hiểu là “sức đã có” vé mặt nào đó, để có thểlàm tốt một việc gì [41 ]

Theo Từ điển Tâm lí học, kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri

thức vể phương pháp hành động đã được chủ thể lãnh hội để thực hiện những

nhiệm vụ tương ứng [1 1, 131)

Từ giáo trình TLH đại cương, ta đã biết rằng : “Năng lực sử dụng các dữ

kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dung chúng để phát hiện những

bản chất của các sự vật và giải quyết thành công các nhiệm vụ lí luận hay thực hành

xác định được gọi là kỹ năng” [30,tr 98]

M.A.Danilop và M.N.Xcatkin quan niệm :“Kỹ năng là một khái niệm sư

phạm phức tạp và súc tích lạ thường Đó là khả năng của con người biết sử dụng một

cách có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình

hoạt động lí thuyết cũng như thực tiến” Cơ sở tâm lí học của kỹ năng là sự thông

hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích và hoạt động các điểu kiện và cách thức

tiến hành hoạt động ấy (K.K Platonop) Kỹ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến

thức, dựa trên kiến thức Kỹ năng đó là kiến thức trong hành động [12,tr34]

A.V Petrovxki cho rằng: Kỹ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện

hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm được và những thói

quen, kinh nghiệm.

V.A Kruchetxki: Kỹ năng là sự thực hiện thành công một hành động hay

một hoạt động phức tạp nào đó với sự sử dụng những thủ thuật, những phương thức

đúng đắn [21,tr235].

Trang 21

PGS Lê Văn Hồng: Kỹ năng là khả năng vận dung kiến thức để giải quyết

một nhiệm vụ mới [ I8, 139).

Kỹ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hoá bộc lộ trong hoạt động,

đó là sự chín mudi của phẩm chất và năng lực của cá nhân trong một nghề nghiệpnhất định.

Kỹ năng được hình thành thông qua luyện tập, rèn luyện và tạo ra khả năng

thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những

điểu kiện đã ít nhiều thay đổi F

Đặc điểm chung mà các tác giả đều để cập đến trong các định nghĩa vé kỹ

Từ các khái niệm trên chúng tôi quan niệm: KV năng ià khả năng thực hiện

có kết quả một hoạt động nào đó trên cơ sở vận dung những tri thức và kinh nghiệm

tương ứng Kỹ năng có được là do luyện tập.

Chúng tôi tán thành quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu, kỹ năng không

chỉ là kỹ thuật của hành động mà còn là một thành phan của năng lực Kỹ năng và

năng lực có mối quan hệ mật thiết với nhau Người có kỹ năng chưa thể gọi là cónăng lực nhưng kỹ năng giúp cho năng lực phát triển Con người muốn hoàn thành tốt

một công việc không thể không hiểu biết về công việc, đặc biệt là các đặc điểm đặc

trưng của công việc đó Do đó, muốn có năng lực trước hết phải có tri thức vé công

việc, nắm được cách thức và điều kiện tiến hành công việc, có nghĩa là phải có kỹ

nãng.

“Kỹ năng là một yếu tố cơ bản xác định năng lực con người trong hoạt động

và là tiêu chuẩn khách quan đánh giá sự phát triển năng lực thực tiễn của cá nhân.

KN càng thành thạo càng cho phép con người hoạt động có hiệu quả Vì vậy, việc

hình thành năng lực thực tiễn của mỗi cá nhân cũng chính là việc tạo cho họ có được

Trang 22

một hệ thống kỹ năng da dạng, nghĩa là phải tao điểu kiện cho mỗi cá nhân đượcthực hành vận dụng kiến thức”.{3I trl 1}

Kỹ năng có được là do sự tập luyện, rèn luyện trong một dạng hoạt động

nhất định Cho nên, trong quá trình đào tạo ở nhà trường sư phạm, sinh viên cần phảirèn luyện, tập luyện hệ thống kỹ năng, thói quen hoạt động sư phạm.

1.2.2.2 Kỹ năng sư phạm

O.A Abđullina xác định: “Kỹ năng sư phạm là sự lĩnh hội những cách thức

và biện pháp giảng dạy, giáo dục dựa trên sự vận dụng một cách tự giác các kiến

thức Tâm lý, Giáo dục học và Lý luận day học bộ môn” [1, tr 13].

Theo Nguyễn Như An: “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả

một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng

cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình đúng

d4n” (3, tr21].

“Ky năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số hành động củangười giáo viên nhầm đào tạo thế hệ trẻ của đất nước thành người chủ tương lai,

người lao động kiểu mới, xây dựng CNXH" [2,tri 17).

Chúng tôi rút ra khái niệm KNSP như sau: KNSP là khả năng thực hiện có kết quà một hoạt động su phạm của người giáo viên dựa trên sự vận dụng những tri

thức, những kính nghiệm sư phạm có được do học tap, trau đổi trong nhà trường suphạm và trong thực tiễn

Nghiên cứu vé kỹ năng, nhiều tác giả nêu lên những cách phân loại các kỹ

năng sư phạm khác nhau Có người liệt kê các kỹ năng theo từng chức năng công tác

của người giáo viên, có tác giả chia kỹ năng thành hai nhóm lớn: kỹ năng chung và

ky năng chuyên môn hoặc kỹ năng cơ bản và kỹ năng chuyên biệt:{3],{35], [23]

* _ Nhóm kỹ năng cơ bản : đảm bảo cho người giáo viên làm tốt các chức

năng chung của nhà giáo dục, bao gồm:

- KN giao tiếp

- KN nhận thức

- - KN dự kiến thiết kế

Trang 23

Theo các tác giả Ngô Công Hoàn và Nguyễn Quang Uẩn trình bày trong

“Mô hình nhân cách sinh viên ĐHSP lúc tốt nghiệp” [16] thì hệ thống kỹ năng cụ thể

mà sinh viên cẩn đạt được lúc tốt nghiệp ĐHSP là những kỹ năng sau:

- KN dạy học

- KN giáo dục

- KN giaotiép

- KN nghiên cứu khoa hoc

Nhân cách hình thành trong hoạt động Để hình thành cho sinh viên những

kỹ năng sư phạm nói chung và những kỹ năng hoạt động giáo duc nói riêng cẩn đưa

sinh viên vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động rèn luyện kỹ năng trong lĩnh vực

khoa học nghiệp vụ.

1.2.2.3 Kỹ năng hoạt động giáo dục

Giáo dục là một hoạt động, trước hết là hoạt động của nhà giáo dục (giáo

viên) nhầm thực hiện chức năng giáo dục cơ bản Để thực hiện có kết quả chức năng

cơ bản này, người giáo viên cần có KNHĐGD Vậy: Kỹ năng hoạt động giáo đục là

khả năng thực hiện có kết quả hoạt động giáo dục của người giáo viên (đặc biệt là

giáo viên chủ nhiệm lớp) trên cơ sở vận dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm về

công tác giáo duc học sinh.

Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, sinh viên cần được trang bị có hệthống những KNHĐGD, tạo cơ sở ban đầu cho việc rèn luyện năng lực giáo dục toàn

điện và sâu sắc hơn.

Trang 24

Giáo dục vốn là một hoạt động phức tạp Việc đưa ra hệ thống các

KNHĐGD cũng rất đa dạng, phong phú Trên cơ sở tham khảo hệ thống các KNSP

và KNHĐGD của các tác giả như N.L Bondutep, E.I Antipova, O.A Abdullina [7],

Nguyễn Như An [3], Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy [23], Hà Thế Ngữ [27]

Chúng tôi đưa ra hệ thống KN HĐGD cơ bản cẩn hình thành và chuẩn bị cho sinh

viên như sau:

- KN nghiên cứu nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục

- KN xây dung lớp chủ nhiệm thành một tập thể vững mạnh

- KN thiết kế kế hoạch giáo dục học sinh

- KN tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh

- KN phối hợp với các lực lượng giáo dục

- KN giao tiếp

- KN giải quyết các tinh huống trong quá trình giáo đục học sinh

- KN kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD học sinh

© KN nghiên cứu nắm vững đặc điểm đối tượng giáo đục

KN nghiên cứu nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục là một điều kiện

quan trọng để đạt hiệu quả trong toàn bộ hoạt động của người giáo viên Muốn giáo

dục học sinh toàn diện thì phải hiểu học sinh vé mọi mặt Giáo viên chủ nhiệm phải

có những thủ thuật, những phương pháp tiếp cận để nấm bất những đặc điểm tâm

sinh lý (cá tính, hoàn cảnh gia đình, sở thích, tình cảm, năng lực, trình độ, ) của

từng em một và của cả tập thể học sinh Trên cơ sở hiểu rõ tâm tư, tình cảm, nguyện

vọng, hoàn cảnh đó giáo viên lựa chọn và vận dụng những biện pháp, phương tiện,

hình thức giáo dục phù hợp Nghiên cứu học sinh là cơ sở để dự thảo, lập kế hoạch công tác giáo dục Nghiên cứu đối tượng để xác định trình độ giáo dục của học sinh,

vạch ra các nhiệm vụ giáo dục cho học sinh.

Trang 25

dục học sinh thông qua con đường tập thể và bằng tập thể Để làm được điều đó,

giáo viên phải biết:

- Phát hiện và bồổi dưỡng những phần tử tích cực trong lớp làm nòng cốtlôi cuốn các thành viên khác tham gia hoạt động trong tập thể.

- Phát hiện những phần tử chậm tiến, thụ động, có phương pháp giáo dục

đặc biệt.

- Biết điều chỉnh những mối quan hệ trong tập thể học sinh theo yêu cầu

giáo dục.

- — Tổ chức các hình thức hoạt động phong phú nhằm xây dựng tinh thần

đoàn kết, hỗ trợ nhau trong tập thể

© KN thiết kế kế hoạch giáo dục học sinh

KN thiết kế kế hoạch giáo dục là khả năng của người giáo viên biết đựa vào

mục tiêu giáo đục và yêu cầu đào tạo để hình dung, dự kiến, phác thảo những hoạt

động sẽ thực hiện nhầm giáo dục học sinh theo những mục tiêu, yêu cầu giáo dục cụ

thể đã đặt ra đó

Trên cơ sở nắm vững tình hình học sinh và tập thể lớp, giáo viên xác định và

xây dựng kế hoạch giáo dục đối với từng học sinh và tập thể trong từng giai đoạn

- Trước khi xây dựng kế hoạch của thời gian tới, phải tổng kết được công tác

giáo dục của giai đoạn trước (phân tích trình độ giáo dục của học sinh, phân tích

những nguyên nhân thành công, khó khăn, khuyết điểm của giai đoạn trước) nhằm

rút kinh nghiệm.

- Để ra những nhiệm vụ giáo dục cụ thể đối với tập thể học sinh trong thời

gian tới.

- Lựa chọn phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

- Xác định được khâu cơ bản có tác dụng làm đòn bẩy thúc đẩy việc giải

quyết những nhiệm vụ để ra.

- Biết phân phối thời gian thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đã để ra một

cách hợp lý.

Trang 26

- Quy định nhiệm vụ thực hiện cụ thể cho từng thành viên và nhiệm vụ

kiểm tra, đôn đốc của cán sự lớp đối với công việc để ra trong kế hoạch

- Phác thảo bố cục kế hoạch, trình bay kỹ phần trọng tâm

- Trình bày toàn bộ kế hoạch một cách khoa học.

© KN tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

Nhân cách được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động, giáo

viên thực hiện vai trò chủ đạo, định hướng, dan dắt, điều khiển, điều chỉnh thông quaviệc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng cho học sinh tham gia A.X.Makarenco đã khẳng định: “Công tác giáo dục trước hết là công việc của người tổ

chức" Việc đào tạo người thẩy giáo, chủ yếu là chuẩn bị cho anh ta thành nhà tổ

chức.

Các hoạt động giáo dục rất đa dạng và phong phú, tập trung vào các loại

hình hoạt động cơ bản sau:

+ Hoat động xã hội và nhân văn

Hoạt động tiếp cận khoa học

* Hoat động văn hoá nghệ thuật - thể dục thể thao

- _ Hoạt động vui chơi giải trí + Hoạt động lao động công ích

Giáo viên cẩn được chuẩn bị các kỹ năng tổ chức HDGD, theo tác giả Hà

Nhật Thăng trong “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục” [37] đó là:

- KN xác định mục tiêu của HĐGD

- KN thiết kế chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động

- KN thực hiện triển khai hoạt động

KN tiếp cận và huy động lực lượng quần chúng

* KN kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐGD

® KN phối hợp với các lực lượng giáo duc

KN phối hợp với các lực lượng giáo dục là khả năng của người GVCN liên kết, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên

bộ môn, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục học sinh một cách

Trang 27

toàn diện GVCN được xem là cau nối giữa gia đình và nhà trường, thường xuyênliên lạc, trao đổi với phụ huynh học sinh không chỉ qua các buổi họp định kì Phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường trong việc tổ chức các HĐGD, kiểm tra

đánh giá đạo đức học sinh, quan tâm trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học

tập của lớp chủ nhiệm.

© KN giao tiếp

KN giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài

và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân người giáo viên, khả

năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức,điều khiển, điểu chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.

Người giáo viên cần có KN giao tiếp để hiểu đối tượng và phát huy ảnh

hưởng đối với đối tượng giáo dục Biết định hướng đối tượng để làm quen, có những

cử chỉ xã giao lịch sự gây thiện cảm với đối tượng cần tiếp xúc Phối hợp linh hoạt

ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biểu lộ thái độ phù hợp với hoàn cảnh

Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh mà còn phải xây đựng mối quan

hệ tốt với phụ huynh học sinh, bạn déng nghiệp, các cán bộ đoàn thể để kết hợp giáo

@ KN giải quyết các tình huống trong quá trình giáo dục học sinh

KN giải quyết tình huống là một phẩn rất quan trọng trong tay nghề của giáo

viên Trong thực tiễn giáo dục đa dạng, phong phú, sinh động, đẩy mâu thuẫn sẽ nảysinh những tình huống có vấn để đòi hỏi giáo viên phải nhanh chóng và kịp thời xử

lý.

Khả năng giải quyết tình huống của giáo viên tác động rất lớn đến học sinh

và ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên Sự xử lý kịp thời, đúng đắn sẽ làm tăng uy tín

của giáo viên với học sinh và ngược lại Đặc biệt, giáo viên phải có sự khéo léo đối

xử sư phạm, “cái chủ yếu trong sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những

phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là việc sử dụng một cách

hợp lý nhất về mặt sư phạm các tác động giáo dục, là sự cân nhắc đúng đắn những

Trang 28

nhiệm vụ sư phạm cy thể phù hợp với những đặc điểm và cá nhân của học sinh trong

một tình huống sư phạm cụ thể nào đó” (IV Xưakhôp)

@ KN kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh

Bất cứ một hoạt động nào cũng cần có kiểm tra và đánh giá Đối với việc

giáo dục học sinh, kiểm tra để phát hiện kịp thời những biểu hiện lệch lạc, vi phạm

các chuẩn mực đạo đức ở học sinh để uốn nắn và diéu chỉnh, đánh giá để xem xét,

nhìn nhận kết quả đạt được từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế Vấn để

kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục không dễ dàng như kiểm tra, đánh giá kết quả `

học tập Đòi hỏi giáo viên phải có sự công tâm, thường xuyên theo đỗi và phải có

một tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng Kiểm tra, đánh giá phải hợp lý, hợp tình, đồng

thời phải dựa trên quan điểm phát triển để khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của

các em.

1.3 Vấn đề rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho

sinh viên ở các trường sư phạm

1.3.1 Tính cấp thiết của việc rèn luyện KN HDGD cho sinh

viên

1.3.1.1 Yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đấtnước đối với con người Việt Nam

Một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới đã bất đầu — thế kỷ của thời đại

thông tin, khoa học công nghệ phát triển cao tạo nên biết bao biến đổi to lớn, sâu sắc

trong mọi mặt của đời sống xã hội Trong đó, nổi bật lên là tính chất toàn cầu hoá, hội nhập và mở cửa Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng chuyển mình hoà nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tục đường lối đổi mới,

mở cửa, phát triển nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu

“din giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no hạnh

phúc”

Trang 29

Sự nghiệp Công nghiệp hoá — Hiện dai hoá đất nước là sự nghiệp chung

của toàn Dang, toàn dan Dang ta đã xác định trong chiến lược đẩy mạnh

CNH-HĐH, nhân tố quyết định trực tiếp là con người Để thực hiện CNH-CNH-HĐH, con người

Việt Nam nói chung và nhất là thế hệ trẻ, lực lượng lao động chính phải đáp ứng

những yêu cầu sau :

Thứ nhất người lao động phải có tri thức, trình độ văn hoá.

Trước sự bùng nổ thông tin như vũ bão và liên tục đổi mới công nghệ làmcho lượng tri thức ngày càng tăng, sự tăng lên gấp bội của tri thức là điểu kiện cơ

bản để mang lại thành tựu kinh tế hiện đại Nhiều quốc gia đã xây dựng nền kinh tế

dựa trên tri thức (gọi là kinh tế tri thức) Kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bậttrong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Do đó, chúng ta phải đối mặt với cuộc

chạy đua trong việc nắm bất và vận dụng những tiến bộ nhanh chóng vé khoa học,

công nghệ để tăng tốc độ phát triển và giảm nguy cơ tụt hậu

Yêu cau về mặt tri thức, biểu hiện trước hết ở sự hiểu biết vé những lĩnh vực

khoa học cơ ban, vé những vấn để chung (kinh tế, chính trị, văn hoá ) của xã hội,của thế giới Nhất là phải có tri thức, hiểu biết sâu rộng vé một lĩnh vực ngành nghé

nào đó, tức là có trình độ chuyên môn sâu Ngoài ra còn phải thông thạo ngoại ngữ

và vi tính vừa để mở mang tắm hiểu biết, trau dổi chuyên môn vừa là phương tiện để

giao tiếp và làm việc

Thứ hai, người lao động phải có kỹ năng.

Xã hội mới đòi hỏi mỗi công dân phải biết lao động một cách có văn hoá, có

kỹ thuật, đem lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội Dé làm được diéu đó, ai cũng

phải có một tay nghề nhất định : tay nghề dạy học, tay nghề quản lý, tay nghề sản xuất, tay nghề doanh nghiệp Tay nghề chính là những kỹ năng kỹ xảo nghề

nghiệp Không thể kéo dài tình trạng người không được đào tạo, không có tay nghề

lại được phân công phụ trách hết việc này đến việc khác.

Hơn nữa, quá trình CNH - HĐH sẽ làm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế,dẫn dan chuyển sang kinh tế công nghiệp va dich vụ là chính Đặc biệt là những

ngành dịch vụ (trong đó có giáo dục) đặc trưng bởi mối quan hệ giữa người với

Trang 30

người, chủ yếu là thông tin và giao tiếp càng đòi hỏi con người phải có những kỹ

năng thực hành nghề linh hoạt, nhuần nhuyễn hơn

Tri thức kết hợp với kỹ năng nghề nghiệp tạo nên trình độ chuyên môn củangười lao động Kỹ năng thực hành nghề thành thạo thì trình độ chuyên môn càng

cao, hiệu quả lao động càng lớn Trên cơ sở tri thức và kỹ năng thực hành nghề mà

phát triển khả năng tư duy sáng tạo cũng là một yêu cầu đối với con người mới trong

sự nghiệp CNH-HDH

Thứ ba, công nghiệp hoá gắn lién với hiện đại hoá, đặt ra những yêu cẩu

cao về những giá trị nhân văn, nhân bản ở con người Việt Nam Sự phát triển của

cơ chế kinh tế thị trường, mức thu nhập tăng, đời sống người din nâng cao rõ rệt kéo theo sự đảo lộn của các nấc thang giá trị, nhất là các giá trị đạo đức Con người của

hiện đại phải là con người của tiến bộ, của văn minh : biết tôn trọng người khác, bao

dung, nhân nghĩa, thuỷ chung, xem nhẹ giá trị vật chất hơn tỉnh thần, ứng xử và giao

tiếp có văn hoá Hơn nữa trong thời đại ngay nay, con người phải có khả năng thích

nghỉ cao, có khả năng giao lưu và hợp tác với người khác Đó chính là những yêu

cầu về mặt thái độ của con người

Tóm lại, thời đại CNH-HDH, đòi hỏi có con người nhân văn và con người

công nghệ Con người nhân văn để xây dựng xã hội hiện đại, văn minh tiến bộ Con

người công nghệ có tri thức và nhất là có kỹ năng thực hành thành thạo về một lĩnh

vực nào đó góp phan vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

1.3.1.2 Mục tiêu giáo dục của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện

nay

Để đáp ứng yêu cẩu của sự nghiệp CNH - HĐH, mục tiêu giáo dục nói

chung và mục tiêu giáo dục THPT nói riêng cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp Sự

thay đổi đó trước hết phải tính đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

* Dic điểm lứa tuổi học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang có những chuyển biến mạnh mẽ và

quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần Các em rất quan tâm chú ý nhiều đến hình

Trang 31

dáng bên ngoài Đây là biểu hiện khởi đầu của khả năng tự ý thức do nhận thức

được địa vị của mình trong tập thể, trong những mối quan hệ với thế giới xung quanh

Các em đã có khả năng đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, năng lực, vé

ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của người khác Khuynh hướng nghề nghiệp

cũng đã bất đầu xuất hiện, các em bất đầu quan tâm, đắn đo lựa chọn nghành nghề,

hướng đi cho tương lai của mình.

Hứng thú và các vấn để thế giới quan, đạo đức đã thể hiện mạnh mẽ ở lứa

tuổi này Các em khao khát được tìm hiểu, được tiếp nhận những thông tin mới trên

mọi lĩnh vực của cuộc sống, thường tranh cãi, bàn luận sôi nổi vé thế giới xung

quanh, vé những vấn để gần gũi trong cuộc sống Do năng lực nhận thức đã phát

triển cao cho nên các em thường có khuynh hướng sáng tạo, thể hiện những ý tưởng

độc đáo, nhu chu được bộc lộ mình, được tự khẳng định minh bằng cách lập các

"thành tích” Sự trưởng thành và tính tích cực đã tăng lên rõ rệt Lĩnh vực giao lưu

đã mở rộng nhiều, nhu cầu về tinh thần đã bộc lộ rõ nét Quan hệ bạn bè chiếm ưu

thế và có vị trí quan trọng trong đời sống của các em Đáng chú ý là sự xuất hiện của

những cảm xúc mới lạ cuốn hút vé người khác phái

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, giới trẻ có nhiễu biểu hiện lệch lạc vé

nhân cách Ở lứa tuổi này, giáo viên cần chú ý giáo dục học sinh tránh những biểu

hiện của thói ích kỷ, thiếu đạo đức, không tôn trọng người khác, bất chước đua đòi

theo lối sống lai căng, sa ngã vào các tệ nan xã hội Giáo viên cần làm cho mối quan

hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh thân thiện, cởi mở, cẩn khéo léo đối xử sư

phạm GV phải biết tổ chức một tập thể học sinh lành mạnh có dư luận tích cực, lôi

cuốn học sinh vào những sinh hoạt tập thể, các hoạt động có ích cho xã hội, và cũng

cần phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục

các em.

Nói tóm lại, đối tượng chủ yếu mà sinh viên ĐHSP, những giáo viên tương

lai sẽ trực tiếp tác động đến là học sinh THPT, lứa tuổi mà mức độ phát triển về trí

tuệ, nhận thức cũng như đời sống tình cảm sầu sắc, tinh tế và phức tạp hơn cả, đòi hỏi công tác giáo dục phải thuyết phục cao vẻ lý trí cũng như tình cảm Cho nên,

Trang 32

hoạt động giáo duc ở THPT ngày càng da dang, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu

biết và kỹ năng HDGD sao cho vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vừađáp ứng yêu câu, mục đích giáo dục để ra.

« Mục tiêu giáo dục của nhà trường THPT

Trong một thế giới công nghệ phát triển cao và một đất nước đang trênđường CNH-HĐH như nước ta hiện nay, đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ

thông (trong đó có THPT) nói riêng là tất yếu

Đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới vé mục tiêu Mục tiêu giáo dục là

thành tố chỉ phối và quyết định những thành tố còn lại (như nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức, kết quả giáo dục )

Các nhà giáo dục trên thế giới đều nhất trí vé hai mục tiêu chủ đạo của giáo

dục phổ thông hiện nay :

e - HỖ trợ và nâng cao cuộc sống xã hội, giúp mọi người sống tương wo,

không xâm hại nhau.

e = Phát triển đến mức cao nhất năng lực của mỗi cá nhân

Để đạt được những mục tiêu này, theo nhà giáo Cao Xuân Nghiệp (Tạp chíGiáo dục và Sáng tạo, số 7/2002), phải đổi mới giáo dục theo những định hướng

đúng đắn :

Một là, giáo dục phải hướng đến việc xây dựng nhân cách chứ không chỉ

đơn thuần nhắm đến việc sở hữu kiến thức, nói như vậy, không có nghĩa là xem nhẹ

kiến thức, mục tiêu cơ bản của bất kì nền giáo dục nào Tuy nhiên, kiến thức cần

nhưng chưa đủ Xây dựng nhân cách đòi hỏi tao ra ở người học một khả nang điềuchỉnh hành vi phd hợp với xã hội đang đổi thay, đòi hỏi những hứng thú nhất định và

có cách tư duy có định hướng Một nhân cách được đào tạo sẽ thích nghi với cuộc

sống sẽ phải có sự định hướng của trí tuệ Mà kiểu trí tuệ có khả năng định hướng ấykhông chỉ hình thành từ sự tích luỹ kiến thức

Hai là, trong xã hội hiện đại, mục đích của giáo dục phải là sự phát triểnđến mức cao nhất các năng khiếu, năng lực và tài năng riêng của mỗi cá nhân Đã

Trang 33

qua lâu rồi cái thời khai thác tài nguyên trong lòng đất, ngày nay, người ta chủ yếu

khai thác lớp chất xám đưới vỏ não Đây là thời đại của đỉnh cao trí tuệ

Ba là, theo quan điểm tâm lý học hiện đại, chỉ có hành vi ứng xử thật sự

mới có thể xây dựng nhân cách thật sự Ngày nay, người ta chú trọng nhiều đến giáo

dục nhân văn, hình thành cho con người khả năng hợp tác cùng người khác, tinh thần

tương thân tương ái, Sự biến động của thế giới đang đặt lại vấn để định hướng giá

trị, coi trọng giá trị đạo đức.

Từ những định hướng đó, mục tiêu giáo dục THPT ở nước ta đã được xác

định rõ, theo diéu 23, luật Giáo đục Việt Nam:

“ Mục tiêu của giáo dục thổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân

cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng

và bảo vệ tổ quốc" “ Gido dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển

những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại họ, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [26, tr17-18]

Như vậy, mục tiêu giáo dục THPT trong luật giáo dục nói trên đã thể hiện

mục tiêu kép, nghĩa là vừa chuẩn bị cho học sinh học lên bậc trên vừa chuẩn bị cho

thanh niên bước vào lao động Thực tế thì chủ trương và hoạt động của các nhà

trường THPT chủ yếu tập trung thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho học sinh vào đại học, cao đẳng, quên lãng mục tiêu chuẩn cho thanh niên lao động ngoài xã hội trong

khi chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng có hạn Phần lớn thanh niên sau bậc THPT bước

vào lao động không có tay nghề Do đó, nhà trường THPT cẩn quan tâm đến mục

tiêu giáo dục nghề, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh "Đặc biệt là giáo duc phải

thực hành, thực ngiệm để có tay nghề vào đời có thể lao động được ngay, không bd ngỡ Phát triển giáo dục gắn lién với phát triển kinh tế xã hội Phải đặc biệt chú ý

đến giáo dục hướng nghiệp, định nghiệp, thậm chí giáo dục doanh nghiệp ở THPT,

Trang 34

giúp học sinh làm doanh nghiệp như thế nào Đây là vấn để thời đại, nhất là với các

nước như nước ta” { l4, tr 277]

Để góp phẩn thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường phổ thông, người

giáo viên tương lai trước tiên phải được trang bị kiến thức sâu rộng về chuyên môn,

vé các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt họ phải được rèn luyện tay

nghề sư phạm vững vàng, kỹ năng và nghệ thuật sư phạm điêu luyện, trong đó có kỹ

năng làm công tác giáo dục học sinh

1.3.1.3 Yêu cầu đổi mới công tác đào tạo giáo viên ở trường sư phạm

* Vai trò của người giáo viên THPT trong giai đoạn mới

Xu thế đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng

đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên phổ thông Bởi vì, đội ngũ giáo

viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò

quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục Tudcchencd có nói : "Người giáo viên

hiện nay có hai vai trò nghề nghiệp: vai trò người giảng dạy và vai trò nhà giáo dục

Dù hai vai trò đó có liên quan chặt chẽ với nhau đến đâu, dù chúng xoắn xuýt vớinhau ra sao, thì đó vẫn là hai vai trò nghề nghiệp khác nhau, hai chuyên môn và mỗi

chuyên môn có những nhiệm vụ và phương pháp, biện pháp giải quyết cụ thể, đòi

hỏi phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, có thời gian riêng và có sự đào

tạo đặc biệt [22] Trong đó, vai trò của nhà giáo dục thể hiện rõ nhất ở giáo viên chủ

nhiệm lớp Trong chiến lược giáo dục của ƯNESCO để ra từ năm 1971, công bố trên

phụ san “Người đưa tin UNESCO” số 1 / 1991 có chỉ rõ : * Giáo viên phải được đào

tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” —

được xem là tư tưởng giáo dục hôm nay và ngày mai cho thế kỷ XXI

Ở trường THPT, người giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ vì lứa tuổi học sinh THPT với những đặc điểm đã

phân tích ở trên tuy đã trưởng thành nhưng rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của

người lớn Nếu không, với vốn kinh ngiệm sống cón ít di, các em sẽ khó tránh khỏi

sự ảnh hưởng không lành mạnh từ phía xã hội, sự phát triển dễ chệch hướng Người

gắn gũi, quan tâm đến các em nhiều nhất trong trường học là GVCN Do vậy, có thể

Trang 35

khẳng định rằng, công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT là rất cần thiết trong giai

đoạn mới này.

Trước kia, chức năng truyền đạt thông tin, kiến thức của người giáo viên

đối với học sinh có vai trò cực kì quan trọng Đó là vì trong điểu kiện thông tin đại

chúng còn hạn chế hoặc chưa có nguồn thông tin kiến thức chủ yếu đến với học sinh

là từ lời giảng của giáo viên và sách giáo khoa Ngày nay, sự phát triển của công

nghệ thông tin đã mang lại nhiều phương tiện truyền đạt thông tin đa dạng, phong

phú, mở rộng cơ hội học tập cho mọi người dưới nhiều hình thức, tuỳ theo khả năng

và điểu kiện cho phép Giáo dục nhà trường không còn là nguồn thông tin duy nhất

đem đến cho học sinh ti thức Tuy nhiên, giáo dục thông qua vai trò của giáo viên

vẫn là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả nhất trong việc làm cho thế hệ trẻ tiếpthu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống tỉnh hoa di sản văn hoá, khoa học, nghệ

thuật của loài người và của dân tộc

Trong một thế giới mà khoa học, kĩ thuật, công nghệ đem lại sự biến đổi nhanh trong đời sống kinh tế - xã hội, déng thời tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá

trị thì giáo viên không thể chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức khoa học kỹ thuật mà

đồng thời còn phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi, đảm bảo cho người

học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó Giáo dục phải quan tâm

phát triển ở người học ý thức vé các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ, tạo nên bản

sắc tổn tại của loài người, vừa kế thừa, phát huy những giá trị truyén thống, vừa sáng tạo ra những giá trị mới, thích nghỉ với thời đại mới Vé mặt này không có gì có thể

thay thế vai trò của người giáo viên Giáo viên trước hết phải là nhà giáo duc, bằng

chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học

sinh

Như vậy, với xu thế phát triển hiện nay của thế giới, giáo viên không còn

đóng vai trò chỉ là người truyén đạt kiến thức mà là người gợi mở hướng dẫn, tổ

chức, cố vấn, trọng tài cho các hoặc động tim tòi, tranh luận của học sinh, nhất là họcsinh THPT Những giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm thường biết cách thu hút hầu

hết học sinh tham gia vào đảm nhận các vị trí với những nhiệm vụ cụ thể trong tập

Trang 36

thể sẽ tạo điều kiện để các em phấn đấu phát huy năng lực của minh, khẳng định

mình Từ đó giáo viên sẽ có cái nhìn và đánh giá học sinh đúng đấn hơn, đạt hiệu

quả giáo duc cao hơn.

Tóm lại, người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo

phát triển trí tuệ và rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ Ở tẩm vĩ mô, đội ngũ giáo

viên góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống xã hội và kinh tế quốc dân.

Để thực hiện tốt vai trò của mình, giáo viên phải không ngừng phấn đấu rèn luyện những phẩm chất và năng lực của nghề nhà giáo Như L.N.Tônxtôi đã nói : “ Muốn

cho công việc giáo dục đạt kết quả thì người làm công tác giáo dục cẩn phải không

ngừng tự giáo dục bản thân mình.”

+» Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên THPT

Xu thế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thế kỷ XXI làm thayđổi vai trò của người giáo viên, cho nên cũng đặt ra những yêu cầu mới về các phẩm

chất và năng lực của người giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng Nghị

quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) đã chỉ rõ : “Giáo viên phải có đủ đức đủ tài, phải

nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên." [28]

Phẩm chất và năng lực là hai bộ phận cấu thành nên cấu trúc nhân cách con

người Phẩm chất là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã

hội cụ thể của mỗi người, thường được biểu hiện ra thái độ, hành vi ứng xử Năng lực

là thuộc tính tâm lý, sinh lý, tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động

nào đó với chất lượng cao Hai yếu tố này hoà quyện vào nhau, chỉ phối lẫn nhau và

tạo nên cấu trúc nhân cách.

* Những phẩm chất người giáo viên cần có đó là

* _ Thế giới quan khoa học

Thế giới quan khoa học của giáo viên nhà trường XHCN phải là thế giới quan Marx — Lenin, tạo nên niểm tin chính trị của giáo viên vào nến giáo dục

XHCN, bảo đảm cho giáo viên thực hiện tốt định hướng tiếp tục đổi mới nội dung

theo Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) là : “tăng cường giáo dục công dân tư

tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Marx- Lenin”.

Trang 37

+ Ly tưởng đào tạo thế hệ trẻ

Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ được xem là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách

người thay giáo, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo nên sức mạnh giúp thay giáo vượt

qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tao thế hệ trẻ, đổng thời

lý tưởng của người thẩy còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của

học sinh.

© — Niềm tin sư phạm Niém tin sư phạm của người giáo viên là niểm tin vào bản chất tốt đẹp củacon người, vào khả năng giáo dục, là động lực thúc đẩy người giáo viên tìm tòi những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, xác định biện pháp

tăng cường hoặc hạn chế ảnh hưởng của những nguyên nhân đó.

* Lang yêu trẻ, yêu nghề

Lồng yêu trẻ, yêu nghề thể hiện ở hứng thú và nhu cầu làm việc với thế

hệ trẻ, yêu thương và đùm bọc mọi học sinh, vui sướng trước những tiến bộ của học

sinh, lo lắng, có trách nhiệm trước những lệch lạc hoặc chậm phát triển của học sinh,

đặt ra yêu cầu cao đối với trẻ.

Bên cạnh những phẩm chất nói trên, người GV còn phải có hàng loạt các

phẩm chất ý chí giúp họ làm việc có bản lĩnh vững vàng, có nghệ thuật khéo léo Đó

là sự thống nhất: giữa tinh mục đích và tính kế hoạch trong việc thiết kế và tổ chức

hoạt động sư phạm; giữa tính tổ chức, kỉ luật và tính tự chủ trong việc chấp hành

đường lối, chủ trương giáo dục; giữa tính nguyên tắc, tính kiên quyết và tính sángtạo, tính mềm đẻo, tính chín chấn trong việc giải quyết các vấn để giáo dục, các tìnhhuống sư phạm; giữa tính nghiêm khắc và lòng yêu thương, nhẫn nại trong việc đối

xử với đối tượng giáo dục; giữa chí tiến thủ và tính khiêm tốn trong việc hoàn thiện

các phẩm chất và các năng lực của mình Ngoài ra, giáo viên cẩn phải có một số

phẩm chất đạo đức khác như: nếp sống giản dị, trong sáng, lịch sự, công bằng, tôn

trọng mọi người (đặc biệt tôn trọng học sinh),

* Năng lực sư phạm của người giáo viên

Trang 38

Năng lực sư phạm của người giáo viên là tổng hợp của một hệ thống kiến

thức và kỹ năng khá đa dang và phức tạp

Trước hết, người giáo viên phải có một hệ thống tri thức cần thiết, bao gồm:

nhóm kiến thức vé môn học và nhóm kiến thức về hoạt động dạy học và giáo dục

* - Nhóm kiến thức về môn học, là những kiến thức vé môn khoa hoc mà

người giáo viên phụ trách giảng dạy và kiến thức về các khoa học lân cận, có liên

quan tới chuyên môn của mình Tức là có hiểu biết rộng về khoa học, sâu vé môn

phụ trách giảng day.

¢ Nhóm kiến thức về hoạt động giáo dục và giảng dạy, bao gồm kiến

thức vé Giáo dục học, Tâm lý hoc, Phương pháp dạy học và giáo duc, là cơ sở

hình thành những kỹ năng sư phạm cân thiết để tiến hành có hiệu quả các hoạt động

sư phạm.

Bên cạnh đó, giáo viên còn cần có những kiến thức công cụ để chiếm lĩnh

những kiến thức nói trên Đó là kiến thức về ngoại ngữ, vi tính, phương pháp nghiên

cứu khoa học, logic học,

Thứ hai, hệ thống các kỹ năng sư phạm bao gồm: hệ thống KN nền tang và

hệ thống KN chuyên biệt.

* Hệ thống KN nền tang gồm:

* Nhóm KN thiết kế: Nhóm KN này giúp cho GV nhìn thấy trước và

thiết kế các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành các đạng hoạt

động của mình cũng như của học sinh; dự đoán những hành vi của học sinh trong

những tình huống khác nhau và có dự kiến, đối xử thích hợp

* Nhóm KN tổ chức: Nhóm này giúp cho GV thực hiện những “bản thiết

kế” dạy học - giáo dục đã được xây dựng.

* Nhóm KN giao tiếp: Nhóm này giúp GV biết tìm hiểu các KN giao

tiếp, trước hết là đối tượng giáo dục của mình; biết diễn đạt dé hiểu, trong sáng, biết

đối sử tế nhị, hoà nhã; biết khêu gợi tâm tư, ý nghĩ của đối tượng giao tiếp

Trang 39

* - Nhóm KN nhận thức: Nhóm này giúp GV biết nghiên cứu hoạt động

của mình và của học sinh nhằm tổ chức và không ngừng hoàn thiện chúng một cách

khoa học.

* Hệ thống KN chuyên biệt gồm:

* _ Nhóm kĩ năng giảng day bao gồm hàng loạt kĩ năng phục vụ cho việc

lựa chọn và vận dụng nội dung dạy học, các phương pháp dạy học, các hình thức tổ

chức dạy học có liên quan đến các môn học.

+ Nhém kĩ năng giáo dục giúp người GV lựa chọn và vận dung nội dung,

các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục học sinh

* Nhóm kĩ năng nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học giáo dục

giúp tiến hành và hoàn thành để tài nghiên cứu, đặc biệt là các dé tài vé khoa học

giáo dục.

* Nhóm kĩ năng hoạt động xã hội giúp cho GV vừa biết tham gia, vừa

biết tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội bổ ích

+ Nhém kĩ năng tự học giúp GV không ngừng nâng cao trình độ.

Tóm lại, hệ thống các phẩm chất thể hiện sự thống nhất giữa quan điểm,

tình cảm và ý chí của người GV Hệ thống các trí thức và các kỹ năng thể hiện các

năng lực sư phạm của họ Cả hai hệ thống đó hợp lại thành một thể hoàn chỉnh giúpcho họ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu clu ngày cAng cao của xã

hội đối với sự nghiệp đào tạo, bdi dưỡng thế hệ trẻ Để có được những phẩm chất và

năng lực nói trên, người giáo viên phải được đào tạo và rèn luyện Nhà trường sư

phạm là nơi đặt nén móng ban đầu cho quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện của giáo

sinh trong thực tiễn hoạt động sư phạm sau nay Riêng về mặt năng lực, trong đó khó

khăn lớn nhất đối với sinh viên sư phạm, theo như viện sĩ N.I Bônđưrep [7], không

phải là việc tiếp thu hệ thống các kiến thức tâm lý học - giáo dục học mà là việc

vận dụng các kiến thức đó vào trong thực tế, đặc biệt là trong quá trình giáo dục Để

làm được việc đó cần phải có các kỹ năng kỹ xảo giáo dục, cần phải có một thờigian dài để học và củng cố nó

Trang 40

1.3.2 Các con đường hình thành va rèn luyện KN HDGD cho

sinh viên sư phạm

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong lĩnh vực giáo dục do tính phức tạp và

phong phú của nó nên các kỹ năng, kỹ xảo được hình thành chậm hơn so với trong

lĩnh vực day học Vì vậy, chúng can phải được rèn luyện lâu dai và thường xuyên

thông qua các hoạt động thực tiễn của người giáo viên nhất là trong giai đoạn đàotạo ban đầu ở trường sư phạm

Dưới sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của nhà trường và đội ngũ cán

bộ giảng dạy, quá trình đào tạo ban đầu ở trường sư phạm có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng trong việc hình thành và rèn luyện các KN HĐGD cho sinh viên Quá trình

hình thành và rèn luyện các KN đó cho SV được thực hiện qua các hình thức chủ yếu

sau :

1.3.2.1 Quá trình dạy học các môn học, đặc biệt là các môn khoa học

nghiệp vụ

* Giờ học lý thuyết

Những bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học đóng một vai trò chủ yếu và quyết

định trong việc chuẩn bị cho sinh viên sư phạm làm công tác giáo dục Những môn này không chi đảm bảo việc chuẩn bị vé mặt lý luận mà còn hình thành cho sinhviên những KN làm công tác giáo dục Bất cứ hoạt động sư phạm nào của người thaygiáo cũng phải đựa trên cơ sở lý luận khoa học, không thể chỉ là kinh nghiệm thu

nhận rời rac trong thực tiễn Giáo dục học trang bị cho sinh viên những kiến thức về

quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Marx -Lenin và của Đảng ta, những kiến thức và

kỹ năng dạy học và giáo dục học sinh cũng như quyển hạn và trách nhiệm của giáo

viên trong các tổ chức trường học, Tâm lý học trang bị cho sinh viên những kiến

thức về đặc điểm tâm sinh lý của con người và học sinh theo từng lứa tuổi, về những

cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục,

Ngày đăng: 20/01/2025, 02:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Như An (1991), Phương pháp dạy học Giáo duc học. tap 1, ĐHSP HàNội L Khác
4. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáoduc học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý-Giáo dục, Luận án PTS khoa học sư phạm tâm lý, Hà Nội Khác
5. Hoàng Thị Anh (1992), Kỹ năng giao tiếp su phạm của sinh viên, Tóm tất luậnán PTS khoa học sư phạm Tâm lý, Hà Nội Khác
6. lu.C. Babanxki (1986), Giáo duc học (Lê Khánh Trường dịch), Trường ĐHSP TPHCM Khác
7. Nguyễn Đình Chỉnh (dịch) (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáođục ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục Khác
8. Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, Nxb Giáo duc Khác
9, Nguyễn Đình Chỉnh - Trần Ngọc Diễm (1995), Thực hành về Giáo dục học,Hà Nội Khác
10. Pham Tất Dong (1984)- Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Giáodục Khác
11. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Khác
12.M.A. Đanilôp và M.N. Xcatkin (1980), Lý luận day học của trường phổ thông,Nxb Giáo đục Khác
13. Ph.N. Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập |,Nxb Giáo dục 1976 Khác
14. Pham Minh Hac (2002), Tâm ly học Việt Nam với sự nghiệp Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa đất nước ( trong Tuyển tập Tâm lí học), Nxb Giáo dục Khác
15. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NxbChính trị Quốc gia Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN