Thực trạng về các hình thức rèn luyện KNHDGD của SV

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 71)

ở trường ĐHSP TPHCM

Trên cơ sở lý luận đã để cập ở chương 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu việc rèn

luyện KNHĐGD của sinh viên như thế nào? Để tìm hiểu thực trạng về các hình thức rèn luyện KNHĐGD của sinh viên ĐHSP TPHCM, chúng tôi tiến hành hệ thống các phương pháp như quan sát, tổng kết kinh nghiệm, điều tra phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm của hoạt động rèn luyện... Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: ở trường

ĐHSP TPHCM, việc rèn luyện KNHĐGD được thực hiện qua các hình thức sau:

2.3.2.2. Quá trình dạy học các môn TLH - GDH + Về kế hoạch chương trình giảng day

+ Môn Tâm lý học: tổng cộng 120 tiết, bao gồm các học phần sau:

- TLH đại cương: 45 tiết

- TLH lứa tuổi - TH sư phạm - TLH xã hội:75 tiết, trong đó TLH lứa tuổi:

25 - 30 tiết, TLH sư phạm: 25 tiết, TLH xã hội :15 - 20 tiết.

+ Môn Giáo dục học: 120 tiết, gồm các hoc phan:

- GDH đại cương:30 tiết

Lý luận dạy học: 30 tiết

- Ly luận giáo dục: 30 tiết

63

- _ Tổ chức hoạt động giáo dục: 30 tiết

Trong đó chủ yếu chỉ có học phần “Lý luận giáo dục” và “Tổ chức các hoạt động giáo dục” là trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về hoạt động giáo dục. So

với chương trình học tri thức chuyên ngành của sinh viên thì hãy còn quá ít, chưa đủ

để trang bị cho SV hệ thống kiến thức vé nghiệp vụ, đặc biệt là hệ thống KNHĐGD chưa được rèn luyện nhiều.

sằ Về việc thực hiện kế hoạch chương trỡnh:

+ Các giờ học lý thuyết: Trong quá trình dạy học các môn TLH-GDH, chương

trình giáo dục đã được thực hiện một cách nghiêm túc, các giờ học lý thuyết đảm bảo cung cấp cho SV hệ thống tri thức lý thuyết khoa học về khoa học giáo dục, làm cơ sở khoa học cho mọi hoạt động thực tiễn của SV. Tuy nhiên, do khối lượng tri thức quá nhiều nên các giờ học TLH-GDH chủ yếu nặng về lý thuyết, GV thiếu thời gian đào sâu, mở rộng kiến thức, khó liên hệ với thực tiễn giáo dục, ít ví dụ sinh động làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nể chưa tạo được hứng thú, lôi cuốn người hoc.

+ Các hoạt động thực hành nội khoá môn học như Xemina, thảo luận nhóm, giải

bài tập thực hanh,.., đã được ứng dụng với các phương pháp dạy học mới, phát huy

tính tích cực của SV. Các để tài, bài tập gắn lién với thực tiễn gây hứng thú cho SV,

SV được tự do trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, thời gian dành cho loại hoạt

động này còn quá ít, GV chỉ mới sử dụng khoảng 20% số tiết trong chương trình để tổ chức các buổi Xemina, thảo luận, giải bài tập và kể cả tự học cho SV. Ngoài ra,

với những giờ thảo luận, Xemina nếu không có sự thống nhất và vai trò hướng dẫn của giáo viên chưa khéo léo hoặc là để tài không rõ rằng, thiếu tính thực tiễn dé làm cho SV chán, không tích cực suy nghĩ, giờ học trở nên qua loa, lấy lệ, không hiệu

quả.

+ Hoạt động NCKHGD ở các khoa cơ bản chủ yếu là làm bài tập tiểu luận hết môn, chỉ những SV có điểm thí điểu kiện đạt khá, giỏi trở lên hoặc là những SV thật

sự tích cực trong quá trình học tập mới có đủ điểu kiện để làm. Cho nên rất ít SV

tham gia vào hoạt động này. Hơn nữa đây là một hình thức tự học yêu cầu rất cao,

64

đòi hỏi SV phải có thời gian nghiên cứu tài liệu, trao đổi với GV và bạn bè, có khả

năng phát huy tính tích cực, độc lập của SV rất lớn.

Khi tham gia vào hình thức này, SV được thuận lợi ở chỗ GV giảng dạy hướng dẫn rất tận tình, nên dễ tháo gỡ những khó khăn gặp phải, chỉ có điều hoạt động này

còn hạn chế chưa phổ biến cho mọi SV đêu có điểu kiện tham gia.

2.3.2.2. Qua các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại

trường ĐHSP

+ Thi NVSP: là hoạt động mang tính thi đua nên khá hào hứng, sôi nổi nhưng

chỉ những thành viên trong các đội tuyển rất tích cực tham gia còn phẩn đông SV

chưa hứng thú với hình thức này. Số lượng SV tham gia cổ vũ chưa nhiều, một phần

do ý thức tham gia của SV chưa cao, mặt khác do nội dung các cuộc thi chưa phong

phú, sâu sắc, hình thức thiếu sinh động, quy mô tổ chức chưa lớn. Do hạn chế về thời gian tổ chức nên các cuộc thi NVSP chưa được tổ chức thường xuyên.

+ Các câu lạc bộ (TLGD, Toán học, tiếng Anh, Thơ văn,...) mang tính chất khoa chuyên ngành, củng cố kiến thức chuyên môn nhưng quy mô tổ chức còn nhỏ,

hình thức còn nghèo nàn, nội dung chưa sâu, chưa thu hút được SV tham gia.

+ Các hoạt động Đoàn TNCS, Hội SV, hoạt động xã hội với nhiều hình thức, nội dung phong phú, sinh động, quy mô lớn từ trường đến khoa đến chỉ đoàn thu hút được sự tham gia tích cực của phẩn đông SV. Tuy nhiên, do hạn chế vẻ thời gian, SV

chưa có điểu kiện tham gia một cách thường xuyên.

+ Nghe báo cáo chuyên đề về công tác giáo dục: tuỳ thuộc rất nhiều vào

người báo cáo. Người báo cáo phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sâu sắc đồng thời phải có khả năng trình bày hấp dẫn, thuyết phục, lôi cuốn người nghe. Với

hình thức này cũng chỉ thỉnh thoảng mới được tổ chức trong chương trình môn GDH.

+ Thâm nhập thực tế ở trường phổ thông: thực tiễn sinh động gây hứng thú rất lớn đếi với SV nhưng lại hạn chế về thời gian, diéu kiện kinh phí để tổ chức cho

SV đi thường xuyên mới chỉ thỉnh thoảng 1, 2 lần trong một học kỳ thậm chí cả một

năm.

65

2.3.2.3. Hoạt động thực tập sư phạm tập trung

Hoạt động TTSP tập trung là một hoạt động thường niên ở trường ĐHSP

TPHCM. Quy chế thực tập sư phạm của trường ĐHSP TPHCM [4] quy định các vấn

để như sau:

* - Nội dung thực tập sư phạm đợt I bao gồm :

+ Tìm hiểu thực tế trường phổ thông và tình hình giáo dục tại một địa phương

(nơi có đoàn thực tập sư phạm) bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Cơ cấu tổ chức của một trường học

- Chức năng, nhiệm vụ của GVBM

- Chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp

~ Tình hình hoạt động của nhà trường, tình hình học sinh và hội PHHS

- Những chủ trương công tác của ngành và của trường trong thời gian thực tập

- Những điểm đặc thù của địa phương về giáo dục

- Các chủ trương của địa phương liên quan đến giáo dục

Kết quả tìm hiểu thực tế giáo dục của SV được thể hiện trong bảng thu hoạch

cá nhân.

+ Thực tập làm công tác giáo dục ở một lớp chủ nhiệm: dự giờ, tìm hiểu tình hình học sinh trong lớp, lập kế hoạch hoạt động của lớp trong từng tuần, hướng dẫn học sinh lao động sản xuất, giúp đỡ các học sinh cá biệt, tổ chức các hoạt động văn

nghệ, thé thao...

+ Thực tập giảng dạy bao gồm 3 hoạt động chính:

- Dự giờ của GV hướng dẫn.

- Soạn giáo án và tập giảng.

- Giảng dạy trên lớp.

* - Nội dung thực tập sư phạm đợt II bao gồm:

+ Thực tập làm công tác giáo dục ở một lớp chủ nhiệm. Nội dung vé cơ bản,

giống như các hoạt động của TTSP đợt I nhưng đòi hỏi phải thực hiện có chiéu sâu

và hiệu quả cao hơn.

+ Thực tập giảng dạy bao gồm 3 hoạt động chính:

66

- Dự giờ rút kinh nghiệm của GVHD và các bạn trong cùng nhóm sau đó rút

kinh nghiệm.

- Dạy thử trước khi lên lớp, giáo sinh phải giảng tập có sự tham dự của các

bạn cùng nhóm chuyên môn và góp ý rút kinh nghiệm.

- Giảng dạy trên lớp, mỗi giáo sinh phải thực tập giảng dạy 10 tiết (hoặc 8 tiết

với các môn có ít giờ học) với các giáo án phân biệt và soạn đủ 10 giáo án.

* Về thời gian: SV thực tập đợt I vào đầu hoc kỳ H năm 3 trong 4 tuần, đợt II

vào học kỳ I năm 4 trong 6 tuần. Với khoảng thời gian ngắn như vậy chưa đủ để SV tạo mối liên hệ gắn gũi với học sinh và nhà trường phổ thông, SV học hỏi, rèn luyện chưa được nhiều. Vả lại thực tập tập trung trong một thời gian nhiều yêu cầu, nhiều

nội dung phải thực hiện gây 4p lực tâm lý, dé làm SV cảm thấy nặng nể, mệt mỏi

dẫn đến hiệu quả chưa cao. Ngoài ra vấn để kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP của

SV chưa thật sự khách quan và chính xác với khả năng của SV, một phần là do chưa

có sự thống nhất rõ ràng tiêu chí đánh giá giữa nhà trường sư phạm và trường THPT

sinh viên thực tập, phần khác giữa các GV hướng dẫn cũng chưa có sự đồng bộ trong việc cho điểm SV thực tập.

Tóm lại, việc hình thành và rèn luyện KNHDGD của SV được thực hiện chủ

yếu qua những hình thức trên. Mỗi hình thức có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì

vậy phải kết hợp tổ chức đồng thời các hình thức này với nhau một cách cân đối, phù

hợp nhầm phát huy ưu điểm và gan bỏ bớt hạn chế ở mỗi hình thức tạo điều kiện

cho hoạt động rèn luyện của SV đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)