Yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 34)

1.3. Vấn đề rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho

1.3.1. Tính cấp thiết của việc rèn luyện KN HDGD cho sinh

1.3.1.1. Yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất

nước đối với con người Việt Nam

Một thiên niên kỷ mới, một thế kỷ mới đã bất đầu — thế kỷ của thời đại thông tin, khoa học công nghệ phát triển cao tạo nên biết bao biến đổi to lớn, sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, nổi bật lên là tính chất toàn cầu hoá, hội nhập và mở cửa. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng chuyển mình hoà nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tục đường lối đổi mới,

mở cửa, phát triển nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu

“din giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no hạnh

phúc”

se

Sự nghiệp Công nghiệp hoá — Hiện dai hoá đất nước là sự nghiệp chung

của toàn Dang, toàn dan. Dang ta đã xác định trong chiến lược đẩy mạnh CNH- HĐH, nhân tố quyết định trực tiếp là con người. Để thực hiện CNH-HĐH, con người

Việt Nam nói chung và nhất là thế hệ trẻ, lực lượng lao động chính phải đáp ứng

những yêu cầu sau :

Thứ nhất người lao động phải có tri thức, trình độ văn hoá.

Trước sự bùng nổ thông tin như vũ bão và liên tục đổi mới công nghệ làm cho lượng tri thức ngày càng tăng, sự tăng lên gấp bội của tri thức là điểu kiện cơ bản để mang lại thành tựu kinh tế hiện đại. Nhiều quốc gia đã xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức (gọi là kinh tế tri thức). Kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Do đó, chúng ta phải đối mặt với cuộc chạy đua trong việc nắm bất và vận dụng những tiến bộ nhanh chóng vé khoa học,

công nghệ để tăng tốc độ phát triển và giảm nguy cơ tụt hậu .

Yêu cau về mặt tri thức, biểu hiện trước hết ở sự hiểu biết vé những lĩnh vực khoa học cơ ban, vé những vấn để chung (kinh tế, chính trị, văn hoá...) của xã hội, của thế giới. Nhất là phải có tri thức, hiểu biết sâu rộng vé một lĩnh vực ngành nghé

nào đó, tức là có trình độ chuyên môn sâu. Ngoài ra còn phải thông thạo ngoại ngữ

và vi tính vừa để mở mang tắm hiểu biết, trau dổi chuyên môn vừa là phương tiện để

giao tiếp và làm việc .

Thứ hai, người lao động phải có kỹ năng.

Xã hội mới đòi hỏi mỗi công dân phải biết lao động một cách có văn hoá, có

kỹ thuật, đem lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội. Dé làm được diéu đó, ai cũng

phải có một tay nghề nhất định : tay nghề dạy học, tay nghề quản lý, tay nghề sản xuất, tay nghề doanh nghiệp... Tay nghề chính là những kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Không thể kéo dài tình trạng người không được đào tạo, không có tay nghề

lại được phân công phụ trách hết việc này đến việc khác.

Hơn nữa, quá trình CNH - HĐH sẽ làm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, dẫn dan chuyển sang kinh tế công nghiệp va dich vụ là chính. Đặc biệt là những

ngành dịch vụ (trong đó có giáo dục) đặc trưng bởi mối quan hệ giữa người với

>

người, chủ yếu là thông tin và giao tiếp càng đòi hỏi con người phải có những kỹ năng thực hành nghề linh hoạt, nhuần nhuyễn hơn .

Tri thức kết hợp với kỹ năng nghề nghiệp tạo nên trình độ chuyên môn của người lao động. Kỹ năng thực hành nghề thành thạo thì trình độ chuyên môn càng

cao, hiệu quả lao động càng lớn. Trên cơ sở tri thức và kỹ năng thực hành nghề mà phát triển khả năng tư duy sáng tạo cũng là một yêu cầu đối với con người mới trong

sự nghiệp CNH-HDH .

Thứ ba, công nghiệp hoá gắn lién với hiện đại hoá, đặt ra những yêu cẩu

cao về những giá trị nhân văn, nhân bản ở con người Việt Nam. Sự phát triển của

cơ chế kinh tế thị trường, mức thu nhập tăng, đời sống người din nâng cao rõ rệt kéo theo sự đảo lộn của các nấc thang giá trị, nhất là các giá trị đạo đức. Con người của

hiện đại phải là con người của tiến bộ, của văn minh : biết tôn trọng người khác, bao

dung, nhân nghĩa, thuỷ chung, xem nhẹ giá trị vật chất hơn tỉnh thần, ứng xử và giao

tiếp có văn hoá. Hơn nữa trong thời đại ngay nay, con người phải có khả năng thích

nghỉ cao, có khả năng giao lưu và hợp tác với người khác ... Đó chính là những yêu

cầu về mặt thái độ của con người .

Tóm lại, thời đại CNH-HDH, đòi hỏi có con người nhân văn và con người

công nghệ. Con người nhân văn để xây dựng xã hội hiện đại, văn minh tiến bộ. Con

người công nghệ có tri thức và nhất là có kỹ năng thực hành thành thạo về một lĩnh

vực nào đó góp phan vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện

nay

Để đáp ứng yêu cẩu của sự nghiệp CNH - HĐH, mục tiêu giáo dục nói

chung và mục tiêu giáo dục THPT nói riêng cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự

thay đổi đó trước hết phải tính đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

* Dic điểm lứa tuổi học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang có những chuyển biến mạnh mẽ và quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Các em rất quan tâm chú ý nhiều đến hình

zo

dáng bên ngoài. Đây là biểu hiện khởi đầu của khả năng tự ý thức do nhận thức được địa vị của mình trong tập thể, trong những mối quan hệ với thế giới xung quanh.

Các em đã có khả năng đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, năng lực, vé

ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của người khác. Khuynh hướng nghề nghiệp cũng đã bất đầu xuất hiện, các em bất đầu quan tâm, đắn đo lựa chọn nghành nghề,

hướng đi cho tương lai của mình.

Hứng thú và các vấn để thế giới quan, đạo đức đã thể hiện mạnh mẽ ở lứa tuổi này. Các em khao khát được tìm hiểu, được tiếp nhận những thông tin mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, thường tranh cãi, bàn luận sôi nổi vé thế giới xung

quanh, vé những vấn để gần gũi trong cuộc sống... Do năng lực nhận thức đã phát

triển cao cho nên các em thường có khuynh hướng sáng tạo, thể hiện những ý tưởng

độc đáo, nhu chu được bộc lộ mình, được tự khẳng định minh bằng cách lập các

"thành tích”... Sự trưởng thành và tính tích cực đã tăng lên rõ rệt. Lĩnh vực giao lưu

đã mở rộng nhiều, nhu cầu về tinh thần đã bộc lộ rõ nét. Quan hệ bạn bè chiếm ưu thế và có vị trí quan trọng trong đời sống của các em. Đáng chú ý là sự xuất hiện của những cảm xúc mới lạ cuốn hút vé người khác phái.

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, giới trẻ có nhiễu biểu hiện lệch lạc vé

nhân cách. Ở lứa tuổi này, giáo viên cần chú ý giáo dục học sinh tránh những biểu

hiện của thói ích kỷ, thiếu đạo đức, không tôn trọng người khác, bất chước đua đòi theo lối sống lai căng, sa ngã vào các tệ nan xã hội. Giáo viên cần làm cho mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh thân thiện, cởi mở, cẩn khéo léo đối xử sư

phạm. GV phải biết tổ chức một tập thể học sinh lành mạnh có dư luận tích cực, lôi cuốn học sinh vào những sinh hoạt tập thể, các hoạt động có ích cho xã hội, và cũng cần phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục

các em.

Nói tóm lại, đối tượng chủ yếu mà sinh viên ĐHSP, những giáo viên tương

lai sẽ trực tiếp tác động đến là học sinh THPT, lứa tuổi mà mức độ phát triển về trí

tuệ, nhận thức cũng như đời sống tình cảm sầu sắc, tinh tế và phức tạp hơn cả, đòi hỏi công tác giáo dục phải thuyết phục cao vẻ lý trí cũng như tình cảm. Cho nên,

Z/

hoạt động giáo duc ở THPT ngày càng da dang, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết và kỹ năng HDGD sao cho vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vừa

đáp ứng yêu câu, mục đích giáo dục để ra.

ô Mục tiờu giỏo dục của nhà trường THPT

Trong một thế giới công nghệ phát triển cao và một đất nước đang trên đường CNH-HĐH như nước ta hiện nay, đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ

thông (trong đó có THPT) nói riêng là tất yếu .

Đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới vé mục tiêu. Mục tiêu giáo dục là

thành tố chỉ phối và quyết định những thành tố còn lại (như nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức, kết quả giáo dục ...)

Các nhà giáo dục trên thế giới đều nhất trí vé hai mục tiêu chủ đạo của giáo

dục phổ thông hiện nay :

e - HỖ trợ và nâng cao cuộc sống xã hội, giúp mọi người sống tương wo,

không xâm hại nhau.

e = Phát triển đến mức cao nhất năng lực của mỗi cá nhân.

Để đạt được những mục tiêu này, theo nhà giáo Cao Xuân Nghiệp (Tạp chí Giáo dục và Sáng tạo, số 7/2002), phải đổi mới giáo dục theo những định hướng

đúng đắn :

Một là, giáo dục phải hướng đến việc xây dựng nhân cách chứ không chỉ

đơn thuần nhắm đến việc sở hữu kiến thức, nói như vậy, không có nghĩa là xem nhẹ

kiến thức, mục tiêu cơ bản của bất kì nền giáo dục nào. Tuy nhiên, kiến thức cần nhưng chưa đủ. Xây dựng nhân cách đòi hỏi tao ra ở người học một khả nang điều chỉnh hành vi phd hợp với xã hội đang đổi thay, đòi hỏi những hứng thú nhất định và

có cách tư duy có định hướng. Một nhân cách được đào tạo sẽ thích nghi với cuộc

sống sẽ phải có sự định hướng của trí tuệ. Mà kiểu trí tuệ có khả năng định hướng ấy

không chỉ hình thành từ sự tích luỹ kiến thức .

Hai là, trong xã hội hiện đại, mục đích của giáo dục phải là sự phát triển đến mức cao nhất các năng khiếu, năng lực và tài năng riêng của mỗi cá nhân. Đã

“ð

qua lâu rồi cái thời khai thác tài nguyên trong lòng đất, ngày nay, người ta chủ yếu

khai thác lớp chất xám đưới vỏ não. Đây là thời đại của đỉnh cao trí tuệ .

Ba là, theo quan điểm tâm lý học hiện đại, chỉ có hành vi ứng xử thật sự mới có thể xây dựng nhân cách thật sự . Ngày nay, người ta chú trọng nhiều đến giáo dục nhân văn, hình thành cho con người khả năng hợp tác cùng người khác, tinh thần tương thân tương ái, ... Sự biến động của thế giới đang đặt lại vấn để định hướng giá

trị, coi trọng giá trị đạo đức.

Từ những định hướng đó, mục tiêu giáo dục THPT ở nước ta đã được xác

định rõ, theo diéu 23, luật Giáo đục Việt Nam:

“ Mục tiêu của giáo dục thổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân

cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". “...Gido dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết

thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại họ, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [26, tr17-18].

Như vậy, mục tiêu giáo dục THPT trong luật giáo dục nói trên đã thể hiện mục tiêu kép, nghĩa là vừa chuẩn bị cho học sinh học lên bậc trên vừa chuẩn bị cho

thanh niên bước vào lao động. Thực tế thì chủ trương và hoạt động của các nhà

trường THPT chủ yếu tập trung thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho học sinh vào đại học, cao đẳng, quên lãng mục tiêu chuẩn cho thanh niên lao động ngoài xã hội trong khi chỉ tiêu vào đại học, cao đẳng có hạn. Phần lớn thanh niên sau bậc THPT bước vào lao động không có tay nghề. Do đó, nhà trường THPT cẩn quan tâm đến mục

tiêu giáo dục nghề, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. "Đặc biệt là giáo duc phải

thực hành, thực ngiệm để có tay nghề vào đời có thể lao động được ngay, không bd ngỡ. Phát triển giáo dục gắn lién với phát triển kinh tế xã hội. Phải đặc biệt chú ý

đến giáo dục hướng nghiệp, định nghiệp, thậm chí giáo dục doanh nghiệp ở THPT,

“4v

giúp học sinh làm doanh nghiệp như thế nào. Đây là vấn để thời đại, nhất là với các

nước như nước ta” { l4, tr 277]

Để góp phẩn thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường phổ thông, người

giáo viên tương lai trước tiên phải được trang bị kiến thức sâu rộng về chuyên môn,

vé các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt họ phải được rèn luyện tay nghề sư phạm vững vàng, kỹ năng và nghệ thuật sư phạm điêu luyện, trong đó có kỹ

năng làm công tác giáo dục học sinh .

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)