Các con đường hình thành va rèn luyện KN HDGD cho

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 40 - 45)

1.3. Vấn đề rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục cho

1.3.2. Các con đường hình thành va rèn luyện KN HDGD cho

sinh viên sư phạm

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong lĩnh vực giáo dục do tính phức tạp và

phong phú của nó nên các kỹ năng, kỹ xảo được hình thành chậm hơn so với trong

lĩnh vực day học. Vì vậy, chúng can phải được rèn luyện lâu dai và thường xuyên thông qua các hoạt động thực tiễn của người giáo viên nhất là trong giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm .

Dưới sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của nhà trường và đội ngũ cán bộ giảng dạy, quá trình đào tạo ban đầu ở trường sư phạm có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng trong việc hình thành và rèn luyện các KN HĐGD cho sinh viên. Quá trình

hình thành và rèn luyện các KN đó cho SV được thực hiện qua các hình thức chủ yếu

sau :

1.3.2.1. Quá trình dạy học các môn học, đặc biệt là các môn khoa học

nghiệp vụ

* Giờ học lý thuyết

Những bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học đóng một vai trò chủ yếu và quyết

định trong việc chuẩn bị cho sinh viên sư phạm làm công tác giáo dục. Những môn này không chi đảm bảo việc chuẩn bị vé mặt lý luận mà còn hình thành cho sinh

viên những KN làm công tác giáo dục. Bất cứ hoạt động sư phạm nào của người thay

giáo cũng phải đựa trên cơ sở lý luận khoa học, không thể chỉ là kinh nghiệm thu nhận rời rac trong thực tiễn. Giáo dục học trang bị cho sinh viên những kiến thức về quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Marx -Lenin và của Đảng ta, những kiến thức và kỹ năng dạy học và giáo dục học sinh cũng như quyển hạn và trách nhiệm của giáo viên trong các tổ chức trường học,... Tâm lý học trang bị cho sinh viên những kiến

thức về đặc điểm tâm sinh lý của con người và học sinh theo từng lứa tuổi, về những

cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục,...

wv

Trên cơ sở nắm vững các wi thức và có hiểu biết ở các giờ học lý thuyết

sinh viên vận dụng vào giải quyết các bài tập, vào thực tế, thực tập sư phạm nhằm

hình thành những KNSP, KNHĐGD.

Điều quan trọng là các giờ dạy lý thuyết TLH — GDH phải gắn với trường

phổ thông, với thực tế giáo dục để giờ học trở nên sinh động, cuốn hút sinh viên hơn.

* Giờ thực hành nội khóa môn học

Các môn TLH - GDH không chỉ đảm bảo việc chuẩn bị vé mặt lý thuyết mà

cả về thực hành cho sinh viên làm công tác giáo dục.

Trong chương trình giảng dạy TLH - GDH, ngoài các giờ học lý thuyết, các

giờ thực hành như: làm bài tập thực hành, xemina, thảo luận nhóm không chỉ có tác

dụng đào sâu thêm các kiến thức vé mặt lý luận mà còn giúp sinh viên vận dụng lý

luận vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cẩn

thiết. Để các giờ thực hành mang lại hiệu quả, sinh viên phải tự giác tích cực, chủ

động tham gia vào tranh luận, trao đổi ý kiến, giải quyết các nhiệm vụ giảng viên

đặt ra. Việc đưa ra các vấn để có tính thực tiễn sinh động, đa dạng của công tác giáo

dục vào các giờ xemina, thực hành có tác động kích thích hứng thú, động lực cho sinh

viên tích cực tranh luận, trao đổi và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn để. Qua đó,

sinh viên nấm được sâu sắc hơn những cơ sở của quá trình giáo dục, tập cho sinh

viên biết chuyển từ lý luận sang thực tiễn, ứng đụng lý luận vào thực tiễn, tạo cho sinh viên có thái độ “nghi vấn” tích cực đối với những kiến thức đã học.

1.3.2.2. Các hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên tại trường sư

phạm

Việc tổ chức và tham gia vào các hình thức hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội ngoài giờ học chính khoá trên lớp cũng góp phan hình thành cho sinh

viên những kỹ năng hoạt động giáo dục

* Thi nghiệp vụ sư phạm : là một hoạt động được tổ chức thường xuyên

hàng năm vào cuối học ky I, giúp sinh viên củng cố và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

trong đó có KNHĐGD

* Các câu lạc bộ : TLGD, Anh ngữ, Toán học, thơ văn ...giúp sinh viên

củng cố, mở rộng kiến thức chuyên môn, đồng thời rèn luyện cho họ một số KNSP

(KN giao tiếp, KN giải quyết tình huống, KN tổ chức,...)

* Sinh hoặc tập thể, Đoàn TNCS, Hội sinh viên: giúp sinh viên mạnh

dạn. tự tin hơn khi sinh hoạt với tập thể, với đám đông, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, kỹ năng xử lý tình huống ...

* Nghe báo cáo chuyên đề về công tác giáo dục học sinh ở trường

phổ thông: Đây là một hình thức rất quan trong, qua việc nghe và ghi chép có chủ

định những kinh nghiệm làm công tác giáo dục và thực tế giáo dục ở nhà trường phổ

thông của các giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình, công tác lâu năm giúp

sinh viên tích luỹ thêm hiểu biết, học hỏi được những “ thủ thuật" từ những người đi

trước .

* Thâm nhập thực tế ở các trường phổ thông: có thể do khoa, trường

tổ chức hoặc là bản thân sinh viên có nhu cẩu tiếp xúc với học sinh và thực tế trường

phổ thông, với các loại hình giáo dục, với giáo viên chủ nhiệm ... là cơ sở thực tế

khẳng định những lý luận sinh viên được học ở trường sư phạm. Đồng thời giúp sinh

viên làm quen với môi trường công tác sau này.

* Hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội do Doan trường tổ

chức như: Giáo dục trẻ em đường phố, Mái ấm Anh Sáng, Nhóm Thảo Đàn, Mùa hè

xanh của Thành Đoàn,... có tác dụng rất lớn trong việc hình thành cho sinh viên các

kỹ năng HĐGD. Phần lớn các loại hình hoạt động này là tiếp xúc, trò chuyện, hướng dẫn và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có điểu kiện học hành

làm tang thém ở các bạn sinh viên lòng yêu trẻ, nhiệt tình cống hiến, tinh thần thân

ái. Đồng thời qua quá trình hoạt động rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp,

tổ chức các hoạt động giáo dục, giải quyết các tình huống khó xử và phối hợp với

các lực lượng khác.

Sed

1.3.2.3. Hoạt động nghiên câu khoa học giáo duc

Đây là một hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuẩn bị cho sinh

viên làm công tác giáo dục. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục một

mặt đào sâu tri thức, mặt khác có những kỹ năng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với lao động của mình. Giáo dục cho sinh viên tính chủ động, khả năng độc lập định hướng những vấn để đang nảy sinh trong thực tế giáo dục, phân tích các

hiện tượng và đưa ra các kết luận, phát triỂn trí tưởng tượng, óc quan sát.

1.3.2.3. Thực tập sư phạm tập trung

Theo Quy chế thực tập sư phạm của trường DHSP TPHCM [31], thực tập sư

phạm là hình thức tổ chức cho sinh viên tập làm các công việc của một giáo viên tại các trường học từ bậc học mầm non đến bậc THPT... Thực tập sư phạm là một khâu trọng yếu và là học phần bắt buộc trong quy trình đào tạo người thầy giáo của trường ĐH SP. Mục đích của thực tập sư phạm: Giúp sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên để từ đó dẫn hình thành ý

thức và tình cảm nghề nghiệp. Tạo điểu kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế giáo dục và qua đó mà hình thành và rèn luyện

các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.

Sinh viên được chuẩn bị thực tế cho công tác giáo dục chủ yếu trong quá

trình thực tập sư phạm. Thực tập sư phạm là cơ hội cho các giáo viên tương lai tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp, nhằm giúp giáo sinh

củng cố mở rộng, nâng cao những gì đã học ở trường sư phạm. Thực tập sư phạm là

hình thức quan trọng nhất để sinh viên áp dụng một cách tích cực những kiến thức lý luận vào thực tiễn, hình thành và củng cố ở họ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong

lĩnh vực hoạt động giáo dục .

Trong khi tiến hành thực tập sư phạm người ta đặt lên hàng đầu những bài tập thực hành, đó là con đường có hiệu quả nhất trong việc hình thành cho sinh viên

những kỹ năng, kỹ xảo thực tế của việc tổ chức công tác giáo dục.

Tuy nhiên, để thực tập sư phạm đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi tính tích cực và sự nỗ lực cao của sinh viên trong quá trình thực tập. Để phát huy tính tích cực của sinh viên, trước hết phải làm cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trau déi và rèn luyện trong thực tế các kiến thức va kỹ năng hoạt động sư

phạm, trong đó có hoạt động giáo dục.

Nhìn chung, mỗi hình thức hình thành và rèn luyện KNHĐGD trên đều có

một ý nghĩa nhất định trong việc rèn luyện KNSP, KNHĐGD cho sinh viên. Các hình

thức này có mối quan hệ hữu cơ bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, quá trình hình

thành và rèn luyện KNHĐGD cho sinh viên phải kết hợp tổ chức déng bộ các hình

thức nói trên.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn để cho thấy sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy đến việc rèn luyện NVSP, cụ thể là mảng chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông ngày càng nhiều. Sự

quan tâm đó bước đầu khẳng định lại tim quan trọng của công tác giáo dục học sinh,

nhất là trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ và sự

nghiệp đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu cao đối với con người mới XHCN. Thế hệ trẻ, những người làm chủ và xây dựng đất nước trong hiện tại và

tương lai không chỉ cẩn có tri thức, hiểu biết mà còn phải có kỹ năng thực hành nghề

và hơn hết là thái độ chung sống của con người hiện đại, của con người nhân văn. Để

đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cẩu đó, vai trò của người giáo viên ở nhà

trường phổ thông, nhất là GVCN lớp góp phẩn rất lớn. Để thực hiện chức năng giáo dục có hiệu quả, bên cạnh vốn hiểu biết người giáo viên phải có những kỹ năng hoạt

động giáo dục. KNHĐGD là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động giáo dục dầy

người giáo viên trên cơ sở vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh. Vì vậy, để chuẩn bị cho sinh viên tránh những vấp váp, lúng túng và

hoạt động có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, sinh viên cần phải được

trang bị và rèn luyện những KNHĐGD cơ bản ngay trong thời gian đào tạo ở trường

sư phạm.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục của sinh viên Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)