1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tỷ Giá Đến Cán Cân Thương Mại – Trường Hợp Của Trung Quốc Và Bài Học Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trong quá trình cải cách kinh tế của mình, Trung Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng hàng đầu thế giới, cán cân thương mại đ

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

-

NGUYỄN THU NGA

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

– TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO

VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

-

NGUYỄN THU NGA

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THUƠNG MẠI – TRƯỜNG

HỢP CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

Mã số: 743.01.20

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ CẨM THỦY

Hà Nội, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tác động của tỷ giá đến cán

cân thương mại – Trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” là công trình

nghiên của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Cẩm Thủy Các số liệu

sử dụng để phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy

định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung

thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu

nào khác

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình!

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Nga

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CAN CÂN THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về tỷ giá 4

1.1.1 Khái niệm tỷ giá 4

1.1.2 Phân loại tỷ giá 5

1.1.3 Các chế độ điều hành tỷ giá 6

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 8

1.2 Những vấn đề chung về cán cân thương mại quốc gia 10

1.2.1 Lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu 10

1.2.2 Cán cân thương mại 11

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 13

1.3 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại 15

1.3.1 Tỷ giá tác động đến khối lượng xuất nhập khẩu 15

1.3.2 Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu .20

1.3.3 Hiệu ứng tuyến J 23

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC 27

2.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Trung Quốc 27

2.1.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc 27

2.1.2 Thực trạng cán cân thương mại của Trung Quốc .30

2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc 32

2.2.1 Diễn biến tỷ giá của Trung Quốc 32

2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc 38

2.2.3 Mô hình hồi quy xuất nhập khẩu theo tỷ giá 48

2.3 Đánh giá tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc 53

2.3.1 Những kết quả đạt được 53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54

Trang 5

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

CỦA VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 56

3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam 56

3.1.1 Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam .56

3.1.2 Diễn biến tỷ giá của Việt Nam 59

3.1.3 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam 62

3.1.4 Đánh giá tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam 64

3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong thực thi và điều chỉnh chính sách tỷ giá 64

3.2.1 Sự cần thiết phải học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc .64

3.2.2 Những thành công cần học tập 65

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá cải nhằm cải thiện cán cân thương mại 67

3.3.1 Xác định quan điểm lựa chọn chế độ tỷ giá 67

3.3.2 Đánh giá tình hình kinh tế trước và sau khi điều chỉnh tỷ giá 69

3.3.3 Nâng cao năng lực các công cụ can thiệp tỷ giá 70

3.4 Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp 72

3.4.1 Đối với NHNN 72

3.4.2 Đối với Chính phủ 72

KẾT LUẬN 74

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 2.1 Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1997 đến

2017 (triệu USD) 27

Đồ thị 2.2 Cán cân thương mại của Trung Quốc từ 1997 – 2017 (triệu USD) 30

Đồ thị 2.3 Diễn biến tỷ giá trung Quốc giai đoạn từ 1987 đến 2017 32

Đồ thị 2.4 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương CNY/USD và tỷ lệ xuất khẩu so

với nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017 40

Đồ thị 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ xuất nhập so với nhập

khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017 46

Đồ thị 3.1 Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam năm 2000

đến năm 2017 56

Đồ thị 3.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực VND/USD và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập

khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2017. 62

Đồ thị 3.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương REER và tỷ lệ X/N của Việt Nam

giai đoạn 2000-2017. 63

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD) 29

Bảng 2.2 Các thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD) 30

Bảng 2.3 Mức phá giá tiền tệ trong giai đoạn 1985- 1991 34

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1994- 1998 35

Bảng 2.5 Diễn biến tỷ giá RMB/USD và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 1994- 2004 36

Bảng 2.6 Diễn biến tỷ giá CNY/USD, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2008 37

Bảng 2.7 Bảng tính chỉ số tỷ giá hối đoái thực song phương CNY/USD từ năm 2000-2017 39 Bảng 2.8 Bảng tính toán tỷ giá thực đa phương của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017 45

Bảng 3.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (triệu USD) 57

Bảng 3.2 Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam (triệu USD) 58

Bảng 3.3 Diễn biến tỷ giá, lãi xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1993-1996 60

Bảng 3.4 Các chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006 61

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Ngoại thương là một thành phần quan trọng và động lực của nền kinh tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nâng cấp công nghiệp, tạo việc làm và tăng thuế Trong hơn 20 năm đổi mới, xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nền kinh tế nuớc ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ, có quan hệ thương mại với hơn một trăm quốc gia và cũng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại thế giới, cùng quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã dần xóa bỏ đi những biện pháp phòng hộ thương mại truyền thống như hạn ngạch và thuế quan Làm thế nào để tăng sức cạnh tranh thương mại cho hàng hóa Việt Nam, kích thích xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa là biện pháp cần thiết Sức cạnh tranh thương mại hàng hóa còn được biểu hiện thông qua tỷ giá thực, một chính sách

tỷ giá hiệu quả cũng có thể làm tăng sức cạnh tranh thương mại và giúp Việt Nam đạt được lợi thế trong ngoại thương

Trung Quốc được nhìn nhận như một nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới Trong quá trình cải cách kinh tế của mình, Trung Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng hàng đầu thế giới, cán cân thương mại được cải thiện, dự trữ ngoại hối lớn, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ổn định Mức giá cạnh tranh đã đem lại lợi thế thương mại cho Trung Quốc, ngoài chi phí đầu vào và chi phí nhân công giá rẻ, chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Vì vậy những nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc nói chung cũng như về chính sách tỷ giá nói riêng là cần thiết nhằm rút ra bài học cho Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối

đoái thúc đẩy hoạt động ngoại thương và cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam Tổng quan nghiên cứu

Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế là một vấn đề được nhiều nghiên cứu quan tâm Chính vì vậy có khá nhiều công trình nghiên cứu đi vào phân tích mối quan hệ này Cụ thể đã có những công trình trình nghiên cứu tiêu biểu như

Trang 10

“ Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu”, tháng 7 năm 2009, GS.TS Nguyễn Văn Tiến; “Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Đặng Thị Huyền Anh, Luận án TSKT năm 2012 hay “Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2020” Hoàng Thị Lan Hương, Luận án TSKT năm 2013

Hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu về chính sách tỷ giá và mối liên hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, liệu phá giá Việt Nam đồng có làm cải thiện cán cân thương mại Các nghiên cứu đều chỉ ra ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại với hàm ý rằng chính sách tỷ giá có thể tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên phương diện giá giả và phá giá Việt Nam đồng không hề cải thiện cán cân thương mại Việt Nam

Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là phân tích tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại của Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào phân tích những thay đổi của tỷ giá hối đoái thực giai đoạn 2000- 2017 Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong những năm qua và tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động ngoại thương Thông qua nghiên cứu rút ra những bài học từ Trung Quốc từ đó đề xuất cải cách cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái để tăng thặng dư thương mại trong những năm tới

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng được tiến hành nghiên cứu là tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực, giá trị xuất nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng, trong đó chú trọng về tỷ giá thực song phương CNY/USD, tỷ giá thực đa phương REER(CNY)

Phạm vi là đồng Nhân dân tệ và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu với Trung Quốc; số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc và các đối tác thương mại trong thời gian từ 2000 đến 2017

Phương pháp

Bài viết sử dụng phương nghiên cứu phân tích định tính và phân tích định lượng, phân tích và đánh giá chính sách tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân

Trang 11

thương mại của Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua thông qua các biến động

tỷ giá tác động đến cán cân thương mại và thông qua các mô hình hồi quy

Kết cấu đề tài

Khóa luận đi nghiên cứu đề tài “ Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại – trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” theo kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại

Chương 2: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc

Chương 3: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và một số biện pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ

ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ

Khái niệm tỷ giá

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của quốc gia mình Các hoạt động đầu tư, thương mại, và các giao dịch quốc tế phát sinh nhu cầu thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi các quốc gia thanh toán với nhau Thanh toán giữa các quốc gia với nhau đòi hỏi đồng tiền trao đổi theo một tỷ lệ nhất định Hai đồng tiền trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá

Tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp, thường xuyên thay đổi, là một công cụ

cơ bản của Nhà nước trong công cuộc điều hành quản lý vĩ mô Tỷ giá thường xuyên biến đổi để phản ánh những thay đổi trong các biến số xác định như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế…sự biến động của tỷ giá có tác động đến hầu hết các biến số kinh

tế vĩ mô, đời sống chính trị - xã hội nói chung Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết một số khái niệm được dùng phổ biến như:

- Samuelson: Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước này lấy tiền của một nước khác

- Stayer: Nhà kinh tế học người Australia cho rằng một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền khác

- Chistopher Pass và Bryan Lowes: Người Anh cho rằng tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền được biểu hiện bằng giá của một loại tiền khác

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của

Nhìn chung có thể hiểu “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.” Hay nói cách khác, tỷ giá là giá cả mà tại mức giá đó đồng tiền này có thể chuyển đổi sang một đồng tiền khác

Hiện nay trên thế giới sử dụng hai cách yết tỷ giá, đó là:

Yết tỷ giá trực tiếp là cách yết tỷ giá “Tỷ giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng

số đơn vị nội tệ” Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp

Trang 13

yết tỷ giá trực tiếp, bao gồm cả Việt Nam Ngoài ra chỉ có 5 đồng tiền trên thế giới sử dụng biện pháp yết tỷ giá gián tiếp

Yết tỷ giá gián tiếp là cách yết tỷ giá “Tỷ giá là giá của một đơn vị nội tệ tính

bằng số đơn vị ngoại tệ” Năm đồng tiền hiện nay đang sử dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp, gồm: GBP, AUD, NZD, EUR, và SDR

Phân loại tỷ giá

Căn cứ vào chính sách tỷ giá:

-Tỷ giá chính thức – Oficial Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá trung tâm được tính toán trên cơ sở tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép

-Tỷ giá chợ đen - Black Market Rate: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định

-Tỷ giá cố định – Fixed Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi

-Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà không có sự can thiệp nào của NHTW

-Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh

tế có sự can thiệp của NHTW

Căn cứ vào mức độ tác động đến hoạt động XNK:

- Tỷ giá danh nghĩa song phương (Bilateral Nomial Exchange Rate - NER): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Trang 14

-Tỷ giá thực song phương (Bilateral Real Exchange Rate - RER): Tỷ giá thực bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bằng tỷ lệ làm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ

- Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate - NEER): Là chỉ số mà căn cứ vào nó ta biết được từ thời điểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá với tất cả các đồng tiền còn lại

-Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER): bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại

Các chế độ điều hành tỷ giá

Chế độ tỷ giá (Exchange rate regime) còn có các tên gọi khác như: cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arrangement) Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối Chế độ tỷ giá ở mỗi nước mỗi thời kỳ

có thể khác nhau, tính chất đa dạng của các chế độ tỷ giá phụ thuộc vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành tỷ giá, song về cơ bản, chế độ

tỷ giá “thả nổi” theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá “cố định” theo đó nhà nước sẽ can thiệp tỷ giá giữa đồng tiền của nước mình và đồng tiền các nước khác không thay đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó

Theo mức độ can thiệp tăng dần của chính phủ, có thể nêu ra 3 chế độ tỷ giá đặc trưng là:

- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (clean float, free float, independent float)

- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (dirty float, managed float, contronlled float)

- Chế độ tỷ giá cố định (fixed)

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ trong đó tỷ giá xác định hoàn toàn tự

do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự

Trang 15

biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan

hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá

Điều hiển nhiên, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW chỉ tồn tại về mặt lý thuyết Trên thực tế, nói là áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi độc lập, nhưng NHTW không thờ ơ với sự biến động bất thường của tỷ giá nên

ít nhiều can thiệp để giảm sự biến động tỷ giá Tuy nhiên, can thiệp của chính phủ là tùy ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc nào cụ thể nào phải đạt được

Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kì kinh doanh nước ngoài Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Chế độ thả nổi có điều tiết tồn tại khi NHTW không cố định tỷ giá và cũng không để cho tỷ giá biến động tự do theo thị trường Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, đồng thời duy trì sự biến động của tỷ giá trong vùng mục tiêu mà NHTW đã đề ra NHTW tích cực và chủ động can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế

Khác với chế độ thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết NHTW can thiệp tích cực trên thị trường nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi hoàn hoàn, nghĩa là NHTW không cam kết duy trì tỷ giá

cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm như trong chế độ

tỷ giá cố định, đồng thời sự biến động của tỷ giá cũng không phản ánh hoàn toàn quan

hệ cung cầu của thị trường như trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Trong nhiều trường hợp, NHTW công bố một biên độ biến động được phép hàng ngày đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua,

Trang 16

người bán cuối cùng khi tỷ giá thị trường có những biến động mạnh vượt quá biên độ cho phép Ví dụ, NHTW cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một biên độ x% so với ngày hôm trước Khi tình hình kinh tế có những thay đổi lớn, hay có những cú sốc phát sinh thì NHTW có thể xem xét công bố lại tỷ giá cùng biên độ dao động cho phép

Chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm – Central Rate – ERC) trong một biên độ hẹp đã định trước Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2% - 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối

Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với một đồng tiền khác

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm trong một biên độ hẹp đã định trước Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Có nhiều lập luận khác nhau của các nhà kinh tế trong các phương pháp nghên cứu đánh giá vai trò, phương thức và khả năng tác động của các yếu tố cụ thể đến tỷ giá, nhưng hầu hết đều thống nhất một số yếu tố quan trọng Có thể nêu một số yếu tố chủ yếu đó là:

1.1.4.1 Các nhân tố dài hạn

Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền

Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ánh tương quan lạm phát giữa chúng theo công thức:

∆𝐸 = ∆𝑃 − ∆𝑃

1 + ∆𝑃∗Trong đó:

ΔE : Tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau 1 năm

ΔP : Tỷ lệ lạm phát/ năm ở trong nước

Trang 17

ΔP*: Tỷ lệ lạm phát/ năm ở nước ngoài Theo công thức, tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn

Giá thế giới của hàng hoá xuất nhập khẩu

Nếu giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu tăng hoặc giá thế giới của hàng hoá nhập khẩu giảm đều có tác dụng cải thiện cán cân thương mại, từ đó tăng cung và giảm cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá giảm tức nội tệ lên giá Ngược lại, nếu giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu giảm hoặc giá thế giới của hàng hóa nhập khẩu tăng đều có tác dụng xấu đến cán cân thương mại, từ đó giảm cung và tăng cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá tăng tức nội tệ giảm giá

Thuế quan và hạn ngạch

Nếu một quốc gia tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối hàng nhập khẩu thì sẽ làm cho cầu hàng hoá nhập khẩu giảm, cầu hàng nội tăng (giảm cầu ngoại tệ), có tác dụng làm cho tỷ giá giảm, tức nội tệ lên giá Ngược lại, nếu một quốc gia giảm mức thuế quan hoặc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu thì sẽ làm cho cầu hàng hoá nhập khẩu tăng (tăng cầu ngoại tệ), có tác dụng làm cho tỷ giá tăng, tức nội

tệ giảm giá

Năng suất lao động

Nếu năng suất lao động của một nước tăng nhanh hơn nước khác sẽ làm cho mức giá cả hàng hoá của nước này có xu hướng giảm, có tác dụng làm cho đồng tiên nước này lên giá Ngược lại, nếu năng suất lao động của một nước giảm nhanh hơn nước khác sẽ làm cho mức giá cả hàng hoá của nước này có xu hướng tăng, có tác dụng làm cho đồng tiền nước này giảm giá

Tâm lý ưa thích hàng ngoại so với hàng nội

Nếu người dân của một nước ưa thích hàng ngoại hơn hàng nội, sẽ kích thích nhập khẩu, làm tăng cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá Ngược lại, nếu người dân của một nước không ưu thích hàng ngoại bằng hàng nội, sẽ hạn chế nhập khẩu, làm cho cầu ngoại tệ giảm, khiến cho tỷ giá giảm, tức nội tệ lên giá

1.1.4.2 Các nhân tố ngắn hạn

Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền

Trang 18

Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ánh tương quan mức lãi suất giữa chúng theo công thức:

∆𝐸 = 𝑅 − ∆𝑅

1 + 𝑅∗Trong đó: ΔE : Tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau 1 năm

R : Mức lãi suất danh nghĩa/năm của nội tệ

R*: Mức lãi suất danh nghĩa/năm của ngoại tệ

Tần số thay đổi lãi suất phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW NHTW thường xuyên thay đổi lãi suất để tác động tích cực lên nền kinh tế, tần số thay đổi lãi suất càng nhiều lại làm cho tỷ giá biến động càng nhanh Chính vì vậy, tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong ngắn hạn

Sự can thiệp của NHTW trên Forex

Khi NHTW mua ngoại tệ vào lập tức làm tăng cầu ngoại tệ trên Forex, khiến cho tỷ giá tăng Ngược lại, khi NHTW bán ngoại tệ lập tức làm tăng cung ngoại tệ trên Forex, khiến cho tỷ giá giảm NHTW thường không thờ ơ trước sự biến động thất thường của tỷ giá nên thường xuyên can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế Tần số và cường độ can thiệp càng mạnh, tỷ giá biến động nhanh trong ngắn hạn

Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai

Ngày nay, thế giới đang sống trong một môi trường đầy rẫy những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai Mỗi cú sốc diễn ra lại tác động ngay lập tức đến tỷ giá Nếu như các cú sốc xuất hiện với tần số càng nhanh và cường độ càng mạnh sẽ làm cho tỷ giá biến động khó lường

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA Lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu

Luật Thương mại Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) định nghĩa:

“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [Điều 28]

Trang 19

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [Điều 28]

Vai trò của xuất khẩu

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu, tạo điều kiện cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

- Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại

Vai trò của nhập khẩu

- Nhập khẩu tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước

- Nhập khẩu bổ sung kịp thời mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối, ổn định

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

- Nhập khẩu tích cực thúc đẩy xuất khẩu

Cán cân thương mại

Để hiểu rõ về cán cân thương mại ta cần hiểu về cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance of Payments – BOP hay BP) là bảng cân đối thống kê tổng hợp có hệ thống ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định (thường theo quý và năm)

Xét từ góc độ quốc gia, tất cả người trên thế giới được chia thành 2 nhóm, đó

là người cư trú và người không cư trú bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, các công

ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí: Thời gian cư trú từ 12 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ quốc gia cư trú Những người không đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người không cư trú

Trang 20

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các cán cân bộ phận sau: Cán cân vãng lai (Current Account – CA), cán cân vốn (Capital Balance – K), cán cân cơ bản (Basic Balance – BB), cán cân tổng thể (Overall Balance – OB), cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB), nhầm lẫn và sai sót (OM)

Cán cân thương mại là một mục trong cán cân vãng lai Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình (visible), bởi vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới hải quan Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa, thì cán cân thương mại thặng

dư hay gọi là xuất siêu Ngược lại, khi thu nhập từ nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn khoản thu từ xuất khẩu, thì cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu

Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn cân bằng, do đó nếu chúng ta giả thiết hạng mục sai sót và nhầm lẫn thống kê bằng 0, thì bằng toán học chúng ta có thể viết:

∆𝑅 – thay đổi dự trữ

Từ đẳng thức (1.1) suy ra cán cân thương mại được xác định:

𝑇𝐵 = (𝑋 − 𝑀) = −(𝑆𝐸+ 𝐼𝐶 + 𝑇𝑅+ 𝐾𝐿 + 𝐾𝑆 + ∆𝑅) (1.2)

Cán cân thương mại thặng dư khi: (𝑋 − 𝑀) > 0

Cán cân thương mại thâm hụt khi: (𝑋 − 𝑀) < 0

Như vậy, cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa

Trang 21

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

i, Nhân tố tỷ giá

Với các nhân tố khác không thay đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và dẫn đến:

- Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ

Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số

𝑋 = 𝑃𝑋 𝑄𝑋 (𝑃𝑋 là hằng số, dẫn đến E => QX => X) Trong đó:

PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu (Q = Quantity)

X – giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; QX

làm cho X tăng Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối

Do mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh xuất khẩu là lợi nhuận tính bằng đồng nội tệ, do đó, với các nhân tố khác không đổi, các quốc gia thường sử dụng chính sách phá giá nội tệ để khuyến khích xuất khẩu

 Làm cho giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm

Do giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

𝑋∗ = 𝑃𝑋

𝐸 𝑄𝑋 ( PX là hằng số, dẫn đến: E  QX  X* )

Trong đó: X* là giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ

Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức QX tăng)

và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) có thể tăng hoặc giảm

Tóm lại, tỷ giá tăng chắc chắn làm tăng cầu nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Hay nói cách khác, tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ

Trang 22

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý tỷ giá không thay đổi), nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó, làm cho khối lượng xuất khẩu giảm

Giả sử, mức giá hàng hóa ở Mỹ và tỷ giá là không đổi Do giá áo sơ mi ở Việt Nam tăng (tức Việt Nam có lạm phát) làm cho giá áo sơ mi xuất khẩu của Việt Nam tính bằng ngoại tệ tăng, giá tăng làm cho cầu xuất khẩu giảm, tức là làm cho khối lượng xuất khẩu giảm Khối lượng xuất khẩu giảm dẫn đến:

- Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm:

𝑋 = 𝑃𝑋 𝑄𝑋

PX tăng, QX giảm làm cho X có thể tăng hoặc giảm

- Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ cũng có thể tăng hoặc giảm:

𝑋∗ = 𝑃𝑋

𝐸 𝑄𝑋

E không đổi, PX tăng, QX giảm làm cho X* có thể tăng hoặc giảm

Tóm lại, ảnh hưởng của nhân tố lạm phát lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ

và ngoại tệ là không rõ ràng

iii,Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng

Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Hay nói cách khác, khi giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ

iv,Thu nhập của người không cư trú

Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực (real income) của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu của người không cư trú, dẫn đến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng, làm tăng cung ngoại tệ (tức tăng cầu nội tệ), kết quả là giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ đều tăng

v,Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài

Với các nhân tố khác không đổi, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp dụng các biện pháp hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu, kết quả là làm giảm cầu nội tệ

Trang 23

Những nhân tố tác động lên giá trị nhập khẩu hàng hóa là giống với những nhân

tố ảnh hưởng lên xuất khẩu, nhưng có tác động ngược chiều Cán cân thương mại được cải thiện khi tác động ròng của các nhân tố lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu là dương

và trở nên xấu đi khi tác động ròng của các nhân tố lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu

là âm

Tỷ giá tác động đến khối lượng xuất nhập khẩu

Tỷ giá danh nghĩa tự nó không phản ánh được nhiều thông tin, do đó, để phân tích ảnh hưởng và nội dung bao hàm trong thay đổi tỷ giá, người ta kết hợp phân tích

tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực

Ngoài ra, khi phân tích ảnh hưởng của tỷ giá lên khối lượng xuất nhập khẩu, người ra sử dụng khái niệm “Sức cạnh tranh thương mại quốc tế” như sau:

- Trạng thái tĩnh (tại một thời điểm):

Nếu khối lượng xuất khẩu nhiều hơn (hay khối lượng nhập khẩu ít hơn) so với nước bạn hàng, hay quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế cao hơn

Nếu khối lượng xuất khẩu ít hơn (hay khối lượng nhập khẩu nhiều hơn) so với nước bạn hàng, hay quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế thấp hơn

- Trạng thái động (từ thời điểm này sang thời điểm khác):

Khi khối lượng xuất khẩu tăng nhanh hơn khối lượng nhập khẩu, hay sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện

Khi khối lượng xuất khẩu giảm nhanh hơn khối lượng nhập khẩu, hay sức

cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn

1.3.1.1 Tỷ giá danh nghĩa song phương – NER

Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER) là giá của một đơn vị ngoại tệ được biểu thị thông qua số đơn vị nội tệ mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Sau đây kí hiệu viết tắt là NER, được rút gọn bằng chữ E

Giá hàng hóa (Price) được kí hiệu là P, còn tỷ giá được kí hiệu bằng chữ E (Exchange) Vì P và E đều biểu hiện giá nên về bản chất chúng chẳng có gì là khác nhau, chỉ có điều P là giá hàng hóa thông thường, còn E là giá hàng hóa đặc biệt

Trang 24

(ngoại tệ) Sự biến động của tỷ giá được biểu thị bằng chỉ số Chỉ số tỷ giá được tính: (i) so sánh tỷ giá ở các thời kỳ khác nhau với tỷ giá kỳ cơ sở; hoặc (ii) so sánh tỷ giá

kỳ sau với kỳ trước

Kỳ (t) E(USD/VND) So với kỳ cơ sở (𝒆𝒕𝟎) Kỳ sau so với kỳ trước (𝒆𝒕𝒕−𝟏)

- Khi tỷ giá giảm, đồng tiền yết giá trở nên đổi được ít đồng tiền định giá hơn, nên gọi là giảm giá (depreciation); đồng tiền định giá sẽ đổi được nhiều đồng tiền yết giá hơn nên được gọi là lên giá (appreciation)

Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa thì chúng ta chưa thể biết được hướng tác động của tỷ giá lên khối lượng XNK là như thế nào, bởi vì còn phụ thuộc vào biến động của lạm phát giữa hai nước Để khắc phục được hạn chế này

và để quan sát được tác động của tỷ giá đến khối lượng XNK, ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực

1.3.1.2 Tỷ giá thực song phương – RER

Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RER) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do

đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Sau đây kí hiệu viết tắt RER được viết rút gọn bằng chữ er

Tỷ giá thực trạng thái tĩnh được xác định theo công thức:

𝑒𝑟 = 𝐸.𝑃

𝑃 =

𝐸 𝑃∗𝑃Trong đó:

er – là tỷ giá thực (dạng tỷ số)

E – là tỷ giá danh nghĩa (số đơn vị nội tệ trên ngoại tệ)

P* - mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ

Trang 25

P – mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ

Với các định nghĩa này cho thấy, tỷ giá thực không phải tỷ giá đích thực mà chỉ

là dạng chỉ số, không phải là cơ sở để trao đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Do tử

số của công thức trên biểu diễn giá hàng hóa ở nước ngoài quy thành nội tệ (VND), nên bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ

Tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh nghĩa ta chỉ quan sát được tỷ giá thực tại một thời điểm Hơn nữa, công thức trạng thái tĩnh chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, bởi

vì hiện nay các quốc gia không tính toán và không công bố mức giá của một rổ hàng hóa nào Thay vào đó, họ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chính vì vậy, để tính toán và quan sát được sự vận động của tỷ giá thực từ thời điểm này sang thời điểm khác, người ta sử dụng tỷ giá thực dạng động

P0, 𝑃0∗ là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài tại thời điểm 0

E0 là tỷ giá danh nghĩa, er0 là tỷ giá thực tại thời điểm 0

Pt, 𝑃𝑡∗ là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài tại thời điểm t

Et là tỷ giá danh nghĩa, ert là tỷ giá thực tại thời điểm 0

𝐶𝑃𝐼𝑡0 là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0, 𝐶𝑃𝐼𝑡0∗ là chỉ

số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0

𝑒𝑡0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0, 𝑒𝑟𝑡0 là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0

Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, hay VND lên giá thực (real appreciation) Một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng

Trang 26

tương đối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác Đồng tiền lên giá thực có tác dụng làm xói mòn sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia này

Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế

1.3.1.3 Tỷ giá danh nghĩa đa phương – NEER

Vì mỗi đồng tiền đều có tỷ giá với đồng tiền khác, nên một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền khác Dùng phương pháp tính

tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER) để biết được

từ thời điểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá với tất cả các đồng tiền còn lại Tỷ giá danh nghĩa đa phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại NEER còn được gọi khác như tỷ giá danh nghĩa trung bình hay tỷ giá đa biên

Chọn một số đồng tiền đặc trưng đưa vào rổ tiền tệ Đồng tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu với nước tính NEER Tùy theo mục đích

và mức độ chính xác và cần thiết có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ

Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương càng cao

NEER được tính theo công thức

𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖 = ∑ 𝑒𝑖𝑗 𝑤𝑗

𝑛

𝑗=1Trong đó: NEER – tỷ giá danh nghĩa đa phương

e – chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương

w – tỷ trọng của tỷ giá song phương

j – số thứ tự của các tỷ giá danh nghĩa song phương

i – kì tính toán

Về thực chất, NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số

Nếu 𝑁𝐸𝐸𝑅 > 1, VND được xem là giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại Nếu 𝑁𝐸𝐸𝑅 < 1, VND được xem là lên giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại

Trang 27

Vì NEER chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa các đồng tiền, do đó, đối với mỗi quốc gia, khi NEER tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này đối với các nước còn lại Để khắc phục hạn chế này và để quan sát tác động của tỷ giá của một nước đến thương mại quốc tế với tất cả các nước còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực

đa phương

1.3.1.4 Tỷ giá thực đa phương – REER

Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Rate – REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại

REER được tính theo công thức:

𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖 = 𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖 𝐶𝑃𝐼𝑖

𝑤𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁Trong đó:

𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 =∑ 𝐶𝑃𝐼𝑖

𝑗×𝐺𝐷𝑃𝑗

𝑛 𝑗=1

∑𝑛𝑗=1𝐺𝐷𝑃𝑗Trong đó: 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong

rổ, 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁 là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i

là kỳ tính toán

- Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua tương đối của VND giảm hay VND giảm giá thực (real depreciation) làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này

- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, hay VND lên giá thực (real appreciation) làm xói mòn sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia này

- Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế

REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này

Trang 28

Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu

1.3.2.1 Tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng xuất khẩu nhân với đơn giá Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài là không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu tăng dẫn đến:

a Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ

Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

𝑋 = 𝑃𝑋 𝑄𝑋 (PX là hằng số, dẫn đến E  QXX) Trong đó: PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu

X – giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; QX tăng làm cho X tăng Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội

tệ trên thị trường ngoại hối

b Làm cho giá trị xuất khẩu xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm

Do giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

𝑋∗=𝑃𝑋

𝐸 𝑄𝑋 (PX là hằng số, dẫn đến E QX 𝑋∗ )

Trong đó: PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ

QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu

X* - giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ

Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức QX tăng)

và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ xuất khẩu có thể tăng, giảm, hoặc không đổi

Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là

“giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co dãn với tỷ giá” Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E Nghĩa là: 𝑄𝑋1⁄𝑄𝑋0

𝐸 1 ⁄ 𝐸 0 > 1

Trang 29

Trường hợp khi tỷ giá tăng làm giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được gọi là “giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ không co dãn với tỷ giá” Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E Nghĩa là: 𝑄𝑋1⁄𝑄𝑋0

𝐸1⁄ 𝐸0 < 1 Trường hợp khi tỷ giá tăng không làm thay đổi giá trị xuất khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ được gọi là “xuất khẩu co dãn ngang với tỷ giá” Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E Nghĩa là khi: 𝑄𝑋1 ⁄ 𝑄 𝑋0

𝐸 1 ⁄ 𝐸 0 = 1 Trong đó: QX0– là khối lượng xuất khẩu trước khi tỷ giá tăng

QX1 – là khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăng

E0 – là mức tỷ giá trước khi thay đổi

E1 - là mức tỷ giá sau khi thay đổi

Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, và điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”

1.3.2.2 Tác động của tỷ giá lên giá trị nhập khẩu

Giá trị NK hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng NK nhân với đơn giá

Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị NK tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ

Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa NK tính bằng nội tệ tăng, làm hạn chế khối lượng nhập khẩu Khối lượng nhập khẩu giảm dẫn đến:

a, Làm giảm giá trị NK tính bằng ngoại tệ

Do giá trị nhập khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:

𝑀∗ = 𝑃𝑀∗×𝑄𝑀 (PM* là hằng số, dẫn đến: E↑ ⇒ QM↓⇒ M*↓) Trong đó:

PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu

M* - giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM giảm;

QM giảm tức làm cho M* giảm Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm

Trang 30

b, Làm cho giá trị NK bằng nội tệ có thể tăng hoặc giảm

Do giá trị nhập khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:

𝑀 = 𝑃𝑀∗×𝐸×𝑄𝑀 (PM* là hằng số, dẫn đến: E↑ ⇒ QM↓ ⇒ 𝑀↓↑) Trong đó:

PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu

E – tỷ giá, là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ

M – giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ

Khi tỷ giá tăng ( tức E tăng), làm cho khối lượng nhập khẩu giảm (tức QMgiảm)

và giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ (M) sẽ:

- Tăng, nếu tỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu QM nhỏ hơn tỷ lệ tăng tỷ giá

E Nghĩa là khi: 𝑄𝑀1⁄𝑄𝑀0

𝐸 1 ⁄ 𝐸 0 = 1 Trong đó:

QM0 – khối lượng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng

QM1 – khối lượng nhập khẩu sau khi tỷ giá tăng

E0 – mức tỷ giá trước khi thay đổi

E1 – mức tỷ giá sau khi thay đổi

Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của nhập khẩu tính bằng nội tệ đối với tỷ giá”

Tóm lại, tỷ giá tăng làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, nhưng không nhất thiết làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ

Trang 31

Hiệu ứng tuyến J

Một trong những vấn đề được những nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm đó là: Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại và để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì

Do giá cả hàng hóa không co dãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, tức cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế Căn cứ vào kết luận này, nhiều người đã lầm tưởng và cho rằng, cán cân thương mại cũng được cải thiện khi phá giá tiền tệ Thực ra không nhất thiết phải như vậy, để thấy được ảnh hưởng của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner dưới đây

Cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị hàng hóa XK và NK Nếu giá trị

XK lớn hơn giá trị NK thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại Cán cân thương mại được tính bằng nội tệ như sau:

𝑇𝐵 = 𝑃𝑋 𝑄𝑋 − 𝐸 𝑃𝑀∗ 𝑄𝑀Trong đó:

- PX là giá hàng hóa NK tính bằng nội tệ và QX là khối lượng xuất khẩu

- PM* là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và QM là khối lượng NK

- E là tỷ giá, bằng số đơn vị nội tệ trên một dơn vị ngoại tệ

Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có: 𝑋 = 𝑃𝑋 𝑄𝑋; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có 𝑀 = 𝑃𝑀∗ 𝑄𝑋 Phương trình trên được viết lại như sau:

𝑇𝐵 = 𝑋 − 𝐸 𝑀 Lấy đạo hàm hai vế phương trình trên ta được:

𝑑𝑇𝐵 = 𝑑𝑋 − 𝐸 𝑑𝑀 − 𝑀 𝑑𝐸 Chia hai vế phương trình trên cho mức thay đổi tỷ giá dE:

- Hệ số co dãn xuất khẩu Ƞx : Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% Nghĩa là:

Trang 32

𝜂𝑥 =𝑑𝑋 𝑋⁄

𝑑𝐸 𝐸⁄ → 𝑑𝑋 = 𝜂𝑥.

𝑑𝐸

𝐸 𝑋

- Hệ số co dãn nhập khẩu Ƞm : Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi

tỷ giá thay đổi 1%, Nghĩa là:

𝜂𝑚 = −𝑑𝑀 𝑀⁄

𝑑𝐸 𝐸⁄ → 𝑑𝑀 = −𝜂𝑚.

𝑑𝐸

𝐸 𝑀 Thay giá trị của dX và dM vào phương trình trên ta được:

𝑇𝐵 = 𝑋 − 𝐸 𝑀 = 0 , hay 𝑋 𝐸 𝑀⁄ = 1

Phương trình trên được viết lại như sau:

𝑑𝑇𝐵

𝑑𝐸 = 𝑀(𝜂𝑥 + 𝜂𝑚− 1) Phương trình cho thấy: Nếu trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, thì theo Marshall-Lerner phá giá nội tệ làm cho:

- Cải thiện cán cân thương mại, tức dTB/dE > 0, khi tổng “hệ số co dãn xuất khẩu” và “hệ số co dãn nhập khẩu”lớn hơn 1; tức khi: (𝜂𝑥 + 𝜂𝑚) > 1

- Thâm hụt cán cân thương mại, tức dTB/dE< 0, khi (𝜂𝑥+ 𝜂𝑚) < 1

- Cán cân thương mại không thay đổi khi (𝜂𝑥+ 𝜂𝑚) = 1

Ta thấy rằng có 3 khả năng có thể xảy ra đối với cán cân thương mại sau khi phá giá nội tệ Một thực tế rằng, phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết phải được cải thiện Điều này xảy ra là vì: phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng

Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại (được cải thiện hay trở nên xấu đi) phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả Có ba khả năng có thể xảy ra Khả năng thứ nhất phản ánh tính trội của hiệu ứng giá cả Điều này có nghĩa là cho khối lượng XK tăng và khối lượng NK giảm cũng không đủ để bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng trị giá nhập khẩu tính bằng nội tệ, kết quả

là TB từ trạng thái cân bằng trở nên thâm hụt và tổng trị số (𝜂𝑥 + 𝜂𝑚) < 1 Khả năng thứ hai phản ánh tính trung hòa của hai hiệu ứng Điều này có nghĩa là khối lượng xuất

Trang 33

khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ.Kết quả là trạng thái cân bằng của TB được duy trì và tổng trị số (𝜂𝑥+ 𝜂𝑚) = 1 Khả năng thứ ba phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng Điều này có nghĩa là sau khi phá giá, khối lượng xuất khẩu tăng và lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho hiệu ứng giá cả Kết quả là TB được cải thiện và tổng trị số (𝜂𝑥+ 𝜂𝑚) > 1 Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà được cải thiện

Hiệu ứng tuyến J

Cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả Do hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định Điều này xảy ra là vì khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn trong ngắn hạn, mà chỉ co dãn từ từ trong dài hạn Sau khi phá giá hiệu ứng giá cả

có tác dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn Điều này hàm ý trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng khối lượng, nên làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi; ngược lại, trong dài hạn hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, nên cán cân thương mại được cải thiện, đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J Đặc điểm này của phá giá tiền tệ được biểu diễn bằng tuyến J như sau:

Thâm hụt (-)

Trang 34

Kết luận chương 1

Trong chương 1 khóa luận đi trình bày khá chi tiết về những lý thuyết có liên quan đến tỷ giá, chính sách tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại và đặc biệt là những tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại trên hai phương diện là khối lượng xuất nhập khẩu và giá trị xuất nhập khẩu cùng với điều kiện Marshell – Lerner, được xem là có ý nghĩa trong đánh giá liệu phá giá có làm cải thiện cán cân thương mại của một quốc gia hay không

Các lý thuyết về chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại ở chương một sẽ là cơ sở lý thuyết để phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Trung Quốc ở chương hai và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam ở chương ba, từ đó đưa ra nhận xét và bài học cho Việt Nam

Trang 35

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

TRUNG QUỐC 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN

THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC

2.1.1 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và tốc độ phát triển của nước này vẫn duy trì ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng năm 2017 là 6.9% Thương mại hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn Giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 182,729 triệu USD lên tới 2,271,796 triệu USD chỉ sau 20 năm

Đồ thị 2.1 Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1997 đến

2017 (triệu USD)

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong xuất nhập khẩu hàng hóa trên thế giới Nhìn chung giá trị của cả hai hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu đều tăng mạnh qua mỗi năm Sau 20 năm nỗ lực sử dụng nhiều chính sách khuyến khích thương mại, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên 2,271 tỷ USD (năm 2017) từ 182 tỷ USD năm 1997

Ngoại trừ hai giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009 và giai đoạn 2013 đến năm

2016 giá trị nhập khẩu và xuất khẩu là có xu hướng giảm Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây nên suy thoái liên tục trong thương mại toàn cầu, ảnh hưởng xuất đến hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới và Trung Quốc cũng không tránh khỏi

Từ quan điểm xuất khẩu, lý do chính là nhu cầu bên ngoài chậm chạp Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế từ năm 2008 đã làm suy yếu đà tăng trưởng của kinh tế

182,792

1,430,693 1,201,612

Trang 36

thế giới Sự phục hồi tổng thể của nền kinh tế quốc tế yếu, dẫn đến một giai đoạn điều chỉnh trong thương mại toàn cầu Giá trị xuất khẩu toàn cầu đã có xu hướng giảm đáng

kể trong những năm gần đây Năm 2015, WTO công bố số liệu cho thấy trong năm

2015 kim ngạch xuất khẩu 10 tháng của toàn thế giới giảm hơn 11% so với năm 2009

Năm 2017 hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên, kim nghạch xuất nhập khẩu là 4,112,753 triệu USD trong đó giá trị xuất khẩu đạt tới 2,271,796 triệu USD và giá trị nhập khẩu là 1,840,957 triệu USD tăng 11,59% so với năm 2016 Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2017 được cải thiện chủ yếu là do các yếu tố sau:

Đầu tiên, nhu cầu bên ngoài tăng lên Từ năm 2017, nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi, nhu cầu trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2017 kinh tế thế giới sẽ tăng 3,6% và tốc độ tăng trưởng tăng 0,4% so với năm 2016 Nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định đã kích thích nhu cầu trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng hoạt động ngoại thương của Trung Quốc

Thứ hai, nhu cầu trong nước tăng trưởng ổn định Kinh tế Trung Quốc duy trì phương hướng phát triển ổn định, vừa ổn định vừa phát triển, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, trong năm 2017 lượng nhập khẩu dầu thô, quặng sắt, khí thiên nhiên, sắt thép, quặng đồng và mặt hàng cùng loại tăng 3,3% đến 25,6% Trên cơ sở tăng trưởng nhanh chóng vào cuối năm 2016, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế tiếp tục duy trì xu hướng tăng ổn định, đẩy giá nhập khẩu tăng, kéo theo giá trị nhập khẩu tăng

Thứ ba, hiệu ứng của các chính sách được thấy rõ Từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các văn bản chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ổn định và điều chỉnh cơ cấu trong ngoại thương Bộ Thương mại cùng với nhiều khu vực

và các ban ngành liên quan đã quan tâm chặt chẽ đến việc thực hiện chính sách, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, nâng cao niềm tin của các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu

Năm 2017 thặng dư thương mại lớn nhất được ghi nhận với Hồng Kông, Mỹ,

Hà Lan, Ấn Độ, Anh, Việt Nam, Singapore và Indonesia Trung Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại với Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, và Brazil Đây cũng là những bạn hàng quan trọng của Trung Quốc trong thời gian qua

Trang 37

Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ (432 tỷ USD), Hồng Kông (281 tỷ USD), Nhật Bản (137 tỷ USD), Hàn Quốc (103 tỷ USD), Đức (71

tỷ USD), Hà Lan (67 tỷ USD) , Ấn độ (68 tỷ USD), Anh (57 tỷ USD), Việt Nam (72 tỷ USD) và Singapore (45 tỷ USD) năm 2017 Bốn thị trường Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc chiếm 41.94% tổng giá trị xuất khẩu

Bảng 2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD)

Thị trường Việt Nam và Ấn độ là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng Nhu cầu ở những thị trường này ngày càng tăng, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tới những thị trường này, thị phần xuất khẩu sang Việt Nam và Ấn Độ ngày càng mở rộng, thị trường Việt Nam tăng từ 2,2 % năm 2013 đến 3.2% năm 2017, thị trường Ấn Độ tăng

Trang 38

Bảng 2.2 Các thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD)

Hàn Quốc vẫn luôn là thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc và giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo Trong 5 năm thị phần của Hàn Quốc đã tăng từ 9.39% lên 9.64 Thị phần của một số nước xuất khẩu chính cũng

có dấu hiệu tăng trong những năm qua, Nhật Bản tăng từ 8.32% năm 2013 đến 8.99%,

Mỹ tăng từ 7.81% đến 8.41%

Tóm lại, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, ASEAN là các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc những năm gần đây Đáng chú ý, Trung Quốc thường có thâm hụt thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc và thặng dư với

Mỹ, Hồng Kông, Việt Nam và Ấn Độ

2.1.2 Thực trạng cán cân thương mại của Trung Quốc

Nhìn một cách tổng thể cán cân thương mại Trung Quốc có xu hướng thặng dư tăng dần trong suốt năm 1997- 2017

Trang 39

Đồ thị 2.2 Cán cân thương mại của Trung Quốc từ 1997 – 2017 (triệu USD)

Năm 1994 Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ (khoảng 50%), giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn nâng cao tính canh tranh trên thị trường, từ đó Trung Quốc tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng và tạo thuận lợi cho thương mại Có thể thấy những năm sau khi tiến hành phá giá tiền tệ, cán cân thương mại của Trung Quốc được cải thiện Từ năm 1995, Trung Quốc đã ghi nhận thặng dư thương mại tăng lên 16,696 triệu USD từ 5,391 (hơn 3 lần) năm 1994

và bù đắp cán cân thương mại thâm hụt đến 12,215 triệu USD năm 1993

Năm 1997, dưới áp lực cuộc khủng hoảng toàn Châu Á, Chính phủ Trung Quốc thắt chặt thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá suốt từ năm 1997 đến 2005, tạo môi trường ổn định cho ngoại thương Cán cân thương mại trong suốt giai đoạn 1997 đến

2004 vẫn luôn duy trì ổn định trong một khoảng 35,000 triệu USD Chính phủ Trung Quốc đã đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế trước khủng hoảng

Từ năm 2004-2009 xuất khẩu Trung Quốc tăng nhanh cả về số lượng và giá trị kéo theo cán cân thương mại trong giai đoạn này tăng theo, đỉnh điểm là năm 2009 (298,131 triệu USD) tăng gần 10 lần so với năm 2004 Cán cân thương mại mỗi năm đều tăng nhanh trong giai đoạn này, năm 2005 cán cân thương mại tăng 69,904 triệu USD (từ 32,097 triệu USD đến 102,001 USD), năm 2006 tăng 75,516 triệu USD (từ 102,001 triệu USD đến 177,517 triệu USD), năm 2007 tăng 86,427 triệu USD (từ 177,517 triệu USD đến 263,944 triệu USD), năm 2008 tăng 34,187 triệu USD (từ 263,944 triệu USD đến 34,187 triệu USD) Nhìn chung trong giai đoạn này, hoạt hộng

40,422

43,475

29,232 24,109

22,545 30,426

25,468 32,097

102,001 177,517

263,944298,131

181,507 154,897 230,309259,015

383,058

593,904 509,705 430,839

Trang 40

xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh kéo theo cán cân thương mại của Trung Quốc được cải thiện

Từ năm 2008 đến năm 2011 cán cân thương mại của Trung Quốc có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 ảnh hưởng đến tiêu dùng của các nước, nhu cầu của thị trường quốc tế tiếp co hẹp, nhất là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc Giá trị xuất khẩu tụt giảm kéo theo cán cân thương mại cũng giảm theo đó

Từ năm 2011 đến năm 2015, kinh tế thế giới dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng, Chính phủ Trung Quốc áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, ổn định đồng Nhân dân

tệ trong giai đoạn khủng hoảng từ năm 2008 đến năm 2014 nhằm ổn định ngoại thương, năm 2014 Chính phủ trung quốc bắt đầu tăng giá CNY/USD làm tăng sức canh tranh thương mại cho hàng hóa, do đó cán cân thương mại lại bắt đầu thặng dư Năm 2011 cán cân thương mại là 154,897 triệu USD đến năm 2015 cán cân thương mại đã tăng lên 593,903 triệu USD, tăng lên một khoảng 439, 006 triệu USD Cán cân thương mại trong giai đoạn này tăng rất mạnh, nhất là giai đoạn từ năm 2013 đến năm

2014 (tăng 124,043 triệu USD) và giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015 (tăng 210,845 triệu USD) Có thể thấy với phản ứng nhanh chóng và linh hoạt của Chính phủ Trung Quốc trước những nguy cơ đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại

Từ năm 2015 đến năm 2017 cán cân thương mại của Trung Quốc có xu hướng tụt giảm, giảm 84,198 triệu USD năm 2016 và 78,865 triệu USD năm 2017

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC 2.2.1 Diễn biến tỷ giá của Trung Quốc

Đồ thị 2.3 Diễn biến tỷ giá trung Quốc giai đoạn từ 1987 đến 2017

3.72213.7651

4.7832

5.7620

8.6187 8.35148.28988.27838.27718.27708.1943

7.9734

7.6075 6.94876.7703

Ngày đăng: 14/01/2025, 05:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Huyền Anh (2012), “Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Đặng Thị Huyền Anh
Năm: 2012
2. Hoàng Thị Lan Hương (2013), “Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2020
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 2013
3. Phí Đăng Minh, “Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá”, http://sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá
2. 中 华 人民共和国商 务 部国 际贸 易 经济 合作研究院 (2017) “2017 年秋季中国 对 外 贸 易 形 势报 告”.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2017年秋季中国对外贸易形势报告
4. Nguyễn Văn Tiến (2009), Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu Khác
5. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê. Tiếng Trung Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN