Diễn biến tỷ giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

3.1. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

3.1.2. Diễn biến tỷ giá của Việt Nam

Giai đoạn 1955 đến 1989: Trong giai đoạn này Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội đóng cửa điều kiện của nền kinh tế kế hoạch tập trung, sự hình thành và phương pháp xác định tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác theo hình mẫu của Liên Xô và các nước XHCN khác, đặc trưng cơ chế tỷ giá trong giai đoạn này là cố định và đa tỷ giá- mang tính áp đặt. Với cơ chế nhiều tỷ giá mang tính chất cố định đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện được vai trò điều tiết cân bằng cán cân thanh toán trong cân bằng kinh tế đối ngoại mà nó còn kìm hãm mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất nước ta giai đoạn này. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế nước ta trong thời gian khá dài.

Giai đoạn từ 1989-1999 là giai đoạn chính phủ Việt Nam duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái vận dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.

Kể từ năm 1989, công cuộc đổi mới của Việt Nam được xúc tiến toàn diện về mọi mặt, vấn đề cải cách chế độ tỷ giá giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và mở cửa kinh tế, chiến lược cải cách kinh tế tổng thể, vận dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.

Từ thời điểm này, chính sách tỷ giá bắt đầu chuyển hướng theo tín hiệu thị trường. Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1991, chính phủ cho thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, thành viên là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại và các công ty xuất nhập khẩu lớn. Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào mức giá của phiên họp trước để ấn định tỷ giá chính thức vào cuộc họp hàng tháng. Các Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào tỷ giá chính thức này để xác định tỷ giá mua bán trong phạm vi +-5%.

Tỷ giá do NHNN công bố được xác định dựa trên cơ sở các yếu tố: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá trên thị trường tự do. Việc áp dụng chế độ tỷ giá mới chủ yếu dựa vào quan hệ cung –cầu để xác định tỷ giá. Giai đoạn này, nhìn chung tốc độ tăng của tỷ giá tương ứng với độ biến động lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu bắt đầu có ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng thay đổi của chính sách tỷ giá.

Bảng 3.3 Diễn biến tỷ giá, lãi xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1993-1996

Năm Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996

Tỷ giá chính thức 10842 11051 11038 11032

Tỷ giá trên thị trường tự do 10883 11056 11043 11036

Tăng trưởng kinh tế GPD 8.0% 8.6% 9.5% 9.43%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước và IMF Có thể thấy xu hướng tỷ giá ở nước ta dần được hình thành trên cơ sở sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Từ 1993 đến 1996, khống chế tỷ giá bằng cách quy định cùng can thiệp, với mục tiêu củng cố và đảm bảo duy trì giá trị của đồng Việt Nam tạo một môi trường kinh tế – xã hội ổn định, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái được kiểm soát theo mục tiêu ổn định tương đối.

Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ khu vực Đông Nam Á nổ ra đã gây ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi toàn châu Á, làm cho một loạt các đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với USD. Để tạo sự cân bằng về cung – cầu ngoại tệ trên thị trường và giảm áp lực căng thẳng về phá giá đồng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần chủ động điều chỉnh tỷ giá hối đoái VND/USD bằng việc thay đổi tỷ giá chính thức và nới biên độ giao dịch. Tháng 8/1998, NHNN quyết định thu hẹp biên độ giao dịch từ 10% xuống còn 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức từ 11.800 VND/USD lên 12.998 VND/USD. Đến cuối năm 1998 tỷ giá được nâng lên đến 13,268 VND/USD.

Giai đoạn 1999 – 2015: Ngày 25/2/1999, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 64/1999/QĐ -NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng VND với các ngoại tệ và quyết định 65/1999/QĐ -NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.

Trước đó hàng ngày NHNH công bố tỷ giá chính thức, tỷ giá chính thức này để xác định tỷ giá mua bán trong biên độ do NHNH quy định. Sau ngày 25/2/1999 thay

cho việc công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với USD. Tỷ giá này được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Căn cứ vào tỷ giá này, các tổ chức tín dụng xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ với biên độ dao động là 0.1% so với tỷ giá NHNN công bố.

Tác dụng tích cực của cơ chế tỷ giá mới cũng góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu từ đó cải thiện cán cân thanh toán so với thời gian trước.

Bảng 3.4 Các chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ giá (bình quân) 14168 14725 15280 15510 15746 15859 15994

GDP (%) 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 7.5 7.0

Lạm phát(%) -1.6 -0.5 4.0 3.2 7.8 8.3 7.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu

(triệu USD) 30,119 31,247 36,452 45,405 58,454 69,208 84,717 Nguồn: adb.org Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh, chính phủ Việt Nam buộc phải sử dụng những biện pháp nhằm kiểm soát chặt tỷ giá hối đoái đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam giảm đi. Tháng 6/2008 NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường và mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức 1% lên mức 2%. Từ ngày 7/11/2008, theo Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008, từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố.

Đầu tháng 2/2011 NHNN ra quyết định giảm biên độ xuống còn +- 1%, NHNN áp trần lãi suất thấp cho tiền gửi ngoại tệ, làm lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất huy động VND chênh lệch rất lớn, đẫn đến cá nhân và doanh nghiệp chuyển đổi từ tiền gửi ngoại tệ sang VND nên cung ngoại tệ tăng, NHNN quyết tâm siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, bằng những hoạt động trên tỷ giá trên vả hai thị trường chính thức và tự do đã giảm xuống.

Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Hàng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Theo cơ chế này, tỷ giá trung tâm của VND với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với Đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)