CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
Tỷ giá danh nghĩa tự nó không phản ánh được nhiều thông tin, do đó, để phân tích ảnh hưởng và nội dung bao hàm trong thay đổi tỷ giá, người ta kết hợp phân tích tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
Ngoài ra, khi phân tích ảnh hưởng của tỷ giá lên khối lượng xuất nhập khẩu, người ra sử dụng khái niệm “Sức cạnh tranh thương mại quốc tế” như sau:
- Trạng thái tĩnh (tại một thời điểm):
Nếu khối lượng xuất khẩu nhiều hơn (hay khối lượng nhập khẩu ít hơn) so với nước bạn hàng, hay quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế cao hơn.
Nếu khối lượng xuất khẩu ít hơn (hay khối lượng nhập khẩu nhiều hơn) so với nước bạn hàng, hay quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế thấp hơn.
- Trạng thái động (từ thời điểm này sang thời điểm khác):
Khi khối lượng xuất khẩu tăng nhanh hơn khối lượng nhập khẩu, hay sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện.
Khi khối lượng xuất khẩu giảm nhanh hơn khối lượng nhập khẩu, hay sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn.
1.3.1.1. Tỷ giá danh nghĩa song phương – NER
Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate – NER) là giá của một đơn vị ngoại tệ được biểu thị thông qua số đơn vị nội tệ mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Sau đây kí hiệu viết tắt là NER, được rút gọn bằng chữ E.
Giá hàng hóa (Price) được kí hiệu là P, còn tỷ giá được kí hiệu bằng chữ E (Exchange). Vì P và E đều biểu hiện giá nên về bản chất chúng chẳng có gì là khác nhau, chỉ có điều P là giá hàng hóa thông thường, còn E là giá hàng hóa đặc biệt
(ngoại tệ). Sự biến động của tỷ giá được biểu thị bằng chỉ số. Chỉ số tỷ giá được tính:
(i) so sánh tỷ giá ở các thời kỳ khác nhau với tỷ giá kỳ cơ sở; hoặc (ii) so sánh tỷ giá kỳ sau với kỳ trước.
Kỳ (t) E(USD/VND) So với kỳ cơ sở (𝒆𝒕𝟎) Kỳ sau so với kỳ trước (𝒆𝒕𝒕−𝟏)
0 E0 𝑒00= 𝐸0⁄𝐸0 N.A
1 E1 𝑒10= 𝐸1⁄𝐸0 𝑒10 = 𝐸1⁄𝐸0
2 E2 𝑒20= 𝐸2⁄𝐸0 𝑒21= 𝐸2⁄𝐸1
t Et 𝒆𝒕𝟎 = 𝑬𝒕⁄𝑬𝟎 𝒆𝒕𝒕−𝟏= 𝑬𝒕⁄𝑬𝒕−𝟏
- Khi tỷ giá tăng, đồng yết giá sẽ đổi được nhiều đồng tiền định giá hơn, nên gọi là lên giá (appreciation); đồng tiền định giá trở nên đổi được ít đồng tiền yết giá hơn nên được gọi là giảm giá (depreciation).
- Khi tỷ giá giảm, đồng tiền yết giá trở nên đổi được ít đồng tiền định giá hơn, nên gọi là giảm giá (depreciation); đồng tiền định giá sẽ đổi được nhiều đồng tiền yết giá hơn nên được gọi là lên giá (appreciation).
Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa thì chúng ta chưa thể biết được hướng tác động của tỷ giá lên khối lượng XNK là như thế nào, bởi vì còn phụ thuộc vào biến động của lạm phát giữa hai nước. Để khắc phục được hạn chế này và để quan sát được tác động của tỷ giá đến khối lượng XNK, ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực.
1.3.1.2. Tỷ giá thực song phương – RER
Tỷ giá thực song phương (Real Bilateral Exchange Rate – RER) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Sau đây kí hiệu viết tắt RER được viết rút gọn bằng chữ er.
Tỷ giá thực trạng thái tĩnh được xác định theo công thức:
𝑒𝑟 = 𝐸.𝑃∗
𝑃 =𝐸. 𝑃∗ 𝑃 Trong đó:
er – là tỷ giá thực (dạng tỷ số).
E – là tỷ giá danh nghĩa (số đơn vị nội tệ trên ngoại tệ).
P* - mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ.
P – mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ.
Với các định nghĩa này cho thấy, tỷ giá thực không phải tỷ giá đích thực mà chỉ là dạng chỉ số, không phải là cơ sở để trao đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Do tử số của công thức trên biểu diễn giá hàng hóa ở nước ngoài quy thành nội tệ (VND), nên bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ.
Tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh nghĩa ta chỉ quan sát được tỷ giá thực tại một thời điểm. Hơn nữa, công thức trạng thái tĩnh chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, bởi vì hiện nay các quốc gia không tính toán và không công bố mức giá của một rổ hàng hóa nào. Thay vào đó, họ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chính vì vậy, để tính toán và quan sát được sự vận động của tỷ giá thực từ thời điểm này sang thời điểm khác, người ta sử dụng tỷ giá thực dạng động.
P0, 𝑃0∗ là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài tại thời điểm 0 E0 là tỷ giá danh nghĩa, er0 là tỷ giá thực tại thời điểm 0
Pt, 𝑃𝑡∗ là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài tại thời điểm t Et là tỷ giá danh nghĩa, ert là tỷ giá thực tại thời điểm 0
𝐶𝑃𝐼𝑡0 là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0, 𝐶𝑃𝐼𝑡0∗ là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0.
𝑒𝑡0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0, 𝑒𝑟𝑡0 là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0.
Ta có công thức :
𝑒𝑟𝑡0 = 𝑒𝑡0.𝐶𝑃𝐼𝑡0∗
𝐶𝑃𝐼𝑡0
Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua tương đối của VND giảm hay VND giảm giá thực (real depreciation). Một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm tương đối (giảm nhanh hơn hoặc tăng chậm hơn) so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.
Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, hay VND lên giá thực (real appreciation). Một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng
tương đối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác dụng làm xói mòn sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia này.
Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
1.3.1.3. Tỷ giá danh nghĩa đa phương – NEER
Vì mỗi đồng tiền đều có tỷ giá với đồng tiền khác, nên một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền khác. Dùng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER) để biết được từ thời điểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá với tất cả các đồng tiền còn lại. Tỷ giá danh nghĩa đa phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. NEER còn được gọi khác như tỷ giá danh nghĩa trung bình hay tỷ giá đa biên.
Chọn một số đồng tiền đặc trưng đưa vào rổ tiền tệ. Đồng tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu với nước tính NEER. Tùy theo mục đích và mức độ chính xác và cần thiết có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ.
Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương càng cao.
NEER được tính theo công thức
𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖 = ∑ 𝑒𝑖𝑗. 𝑤𝑗
𝑛
𝑗=1
Trong đó: NEER – tỷ giá danh nghĩa đa phương e – chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương w – tỷ trọng của tỷ giá song phương
j – số thứ tự của các tỷ giá danh nghĩa song phương i – kì tính toán
Về thực chất, NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số.
Nếu 𝑁𝐸𝐸𝑅 > 1, VND được xem là giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại.
Nếu 𝑁𝐸𝐸𝑅 < 1, VND được xem là lên giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại.
Vì NEER chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa các đồng tiền, do đó, đối với mỗi quốc gia, khi NEER tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này đối với các nước còn lại. Để khắc phục hạn chế này và để quan sát tác động của tỷ giá của một nước đến thương mại quốc tế với tất cả các nước còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực đa phương.
1.3.1.4. Tỷ giá thực đa phương – REER
Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Rate – REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.
REER được tính theo công thức:
𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖 = 𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖. 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁 Trong đó:
𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 =∑𝑛𝑗=1𝐶𝑃𝐼𝑖𝑗×𝐺𝐷𝑃𝑗
∑𝑛𝑗=1𝐺𝐷𝑃𝑗
Trong đó: 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ, 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑉𝑁 là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i là kỳ tính toán.
- Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua tương đối của VND giảm hay VND giảm giá thực (real depreciation) làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.
- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, hay VND lên giá thực (real appreciation) làm xói mòn sức cạnh tranh quốc tế của quốc gia này.
- Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.
Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu.
1.3.2.1 Tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng xuất khẩu nhân với đơn giá. Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ.
Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài là không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tăng dẫn đến:
a. Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.
Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:
𝑋 = 𝑃𝑋. 𝑄𝑋 (PX là hằng số, dẫn đến E QXX) Trong đó: PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ.
QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
X – giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.
Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; QX tăng làm cho X tăng. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
b. Làm cho giá trị xuất khẩu xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm.
Do giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
𝑋∗=𝑃𝑋
𝐸 . 𝑄𝑋 (PX là hằng số, dẫn đến E QX 𝑋∗ ) Trong đó: PX – giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ.
QX – khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
X* - giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.
Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức QX tăng) và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ xuất khẩu có thể tăng, giảm, hoặc không đổi.
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là
“giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co dãn với tỷ giá”. Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là: 𝑄𝑋1⁄𝑄𝑋0
𝐸1⁄𝐸0 > 1
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được gọi là “giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ không co dãn với tỷ giá”. Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là: 𝑄𝑋1⁄𝑄𝑋0
𝐸1⁄𝐸0 < 1
Trường hợp khi tỷ giá tăng không làm thay đổi giá trị xuất khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ được gọi là “xuất khẩu co dãn ngang với tỷ giá”. Nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu QX bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: 𝑄𝑋1⁄𝑄𝑋0
𝐸1⁄𝐸0 = 1 Trong đó: QX0– là khối lượng xuất khẩu trước khi tỷ giá tăng.
QX1 – là khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăng.
E0 – là mức tỷ giá trước khi thay đổi.
E1 - là mức tỷ giá sau khi thay đổi.
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, và điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”.
1.3.2.2. Tác động của tỷ giá lên giá trị nhập khẩu.
Giá trị NK hàng hóa được tính bằng cách lấy khối lượng NK nhân với đơn giá.
Do đơn giá có thể được tính bằng nội tệ hay ngoại tệ, do đó, ta sẽ phân tích tác động của tỷ giá lên giá trị NK tính bằng nội tệ và tính bằng ngoại tệ.
Với các nhân tố khác không đổi (hàm ý hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài không đổi), thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa NK tính bằng nội tệ tăng, làm hạn chế khối lượng nhập khẩu. Khối lượng nhập khẩu giảm dẫn đến:
a, Làm giảm giá trị NK tính bằng ngoại tệ.
Do giá trị nhập khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
𝑀∗ = 𝑃𝑀∗×𝑄𝑀 (PM* là hằng số, dẫn đến: E↑ ⇒ QM↓⇒ M*↓) Trong đó:
PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu.
M* - giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM giảm;
QM giảm tức làm cho M* giảm. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
b, Làm cho giá trị NK bằng nội tệ có thể tăng hoặc giảm.
Do giá trị nhập khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:
𝑀 = 𝑃𝑀∗×𝐸×𝑄𝑀 (PM* là hằng số, dẫn đến: E↑ ⇒ QM↓ ⇒ 𝑀↓↑) Trong đó:
PM* - giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
QM – khối lượng hàng hóa nhập khẩu
E – tỷ giá, là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ M – giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ.
Khi tỷ giá tăng ( tức E tăng), làm cho khối lượng nhập khẩu giảm (tức QMgiảm) và giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ (M) sẽ:
- Tăng, nếu tỷ lệ giảm khối lượng nhập khẩu QM nhỏ hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: 𝑄𝑀1⁄𝑄𝑀0
𝐸1⁄𝐸0 < 1
- Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng nhập khẩu QM lớn hơn tỷ lệ tăng giá E.
Nghĩa là khi: 𝑄𝑀1⁄𝑄𝑀0
𝐸1⁄𝐸0 > 1
Không thay đổi, nếu tỷ lệ tăng khối lượng nhập khẩu QM bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: 𝑄𝑀1⁄𝑄𝑀0
𝐸1⁄𝐸0 = 1 Trong đó:
QM0 – khối lượng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng.
QM1 – khối lượng nhập khẩu sau khi tỷ giá tăng.
E0 – mức tỷ giá trước khi thay đổi.
E1 – mức tỷ giá sau khi thay đổi.
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung nội tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, điều này phụ thuộc vào “tính co dãn của nhập khẩu tính bằng nội tệ đối với tỷ giá”.
Tóm lại, tỷ giá tăng làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ, nhưng không nhất thiết làm giảm giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ.
Hiệu ứng tuyến J
Một trong những vấn đề được những nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm đó là: Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại và để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì.
Do giá cả hàng hóa không co dãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, tức cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Căn cứ vào kết luận này, nhiều người đã lầm tưởng và cho rằng, cán cân thương mại cũng được cải thiện khi phá giá tiền tệ. Thực ra không nhất thiết phải như vậy, để thấy được ảnh hưởng của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner dưới đây.
Cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị hàng hóa XK và NK. Nếu giá trị XK lớn hơn giá trị NK thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại. Cán cân thương mại được tính bằng nội tệ như sau:
𝑇𝐵 = 𝑃𝑋. 𝑄𝑋 − 𝐸. 𝑃𝑀∗. 𝑄𝑀 Trong đó:
- PX là giá hàng hóa NK tính bằng nội tệ và QX là khối lượng xuất khẩu.
- PM* là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và QM là khối lượng NK.
- E là tỷ giá, bằng số đơn vị nội tệ trên một dơn vị ngoại tệ.
Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có: 𝑋 = 𝑃𝑋. 𝑄𝑋; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có 𝑀 = 𝑃𝑀∗. 𝑄𝑋. Phương trình trên được viết lại như sau:
𝑇𝐵 = 𝑋 − 𝐸. 𝑀 Lấy đạo hàm hai vế phương trình trên ta được:
𝑑𝑇𝐵 = 𝑑𝑋 − 𝐸. 𝑑𝑀 − 𝑀. 𝑑𝐸 Chia hai vế phương trình trên cho mức thay đổi tỷ giá dE:
𝑑𝑇𝐵 𝑑𝐸 =𝑑𝑋
𝑑𝐸− 𝐸.𝑑𝑀
𝑑𝐸 − 𝑀.𝑑𝐸 𝑑𝐸 Chúng ta định nghĩa:
- Hệ số co dãn xuất khẩu Ƞx : Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là: