Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 46 - 56)

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.2.2. Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc

Hầu hết các nghiên cứu về tỷ giá đều cho rằng đối với tỷ giá yếu tố thực mới có vai trò quan trọng, một sự thay đổi của tỷ giá thực sẽ có tác động thực sự lên nền kinh tế nói chung và cán cân thương mại nói riêng của một quốc gia, do đó tập trung phân tích tác động của tỷ giá thực song phương và tác động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại nhằm đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Trung Quốc trong thời gian qua.

2.2.2.1. Tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại Trung Quốc Trên thực tế hiện nay không một quốc gia nào công bố mức giá của một rổ hàng hóa cũng như tỷ giá thực. Trung Quốc chỉ công bố tỷ giá danh nghĩa song phương, do

đó để đánh giá chính xác tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Trung Quốc, căn cứ vào lý thuyết về tỷ giá thực song phương (RER) và cách tính tỷ giá ở chương một tiến hành tính RER của Trung Quốc.

Tỷ giá thực CNY/USD là eri được tính theo công thức:

𝑒𝑟𝑖𝑜 = 𝑒𝑖0.𝐶𝑃𝐼𝑖∗ 𝐶𝑃𝐼𝑖

Bảng 2.7 Bảng tính chỉ số tỷ giá hối đoái thực song phương CNY/USD từ năm 2000- 2017

Năm(i) S s CPIUSi CPICNi er

Tỷ lệ X/N (%)

CCTM

Năm 2000 8.2785 100 100.00 100 100.00 110.71 24,109

Năm 2001 8.2771 99.98 102.85 100.69 102.12 109.26 22,545

Năm 2002 8.2770 99.98 104.47 99.88 104.57 110.31 30,426

Năm 2003 8.2770 99.98 106.85 101.08 105.69 106.17 25,468

Năm 2004 8.2768 99.98 109.70 105.02 104.44 105.72 32,097

Năm 2005 8.1943 98.98 113.41 106.91 105.00 115.46 102,001 Năm 2006 7.9734 96.31 117.07 108.53 103.89 122.43 177,517

Năm 2007 7.6075 91.89 120.41 113.73 97.29 127.61 263,944

Năm 2008 6.9487 83.94 125.03 120.44 87.14 126.32 298,131

Năm 2009 6.8314 82.52 124.59 119.59 85.97 119.45 195,689

Năm 2010 6.7703 81.78 126.63 123.53 83.83 113.0 181,507

Năm 2011 6.4615 78.05 130.63 130.18 78.32 108.88 154,897

Năm 2012 6.3123 76.25 133.33 133.57 76.11 112.67 230,309

Năm 2013 6.1958 74.84 135.28 137.05 73.87 113.28 259,014

Năm 2014 6.1434 74.21 137.48 139.79 72.98 119.55 383,058

Năm 2015 6.2275 75.22 137.64 141.75 73.04 135.36 593,904

Năm 2016 6.6445 80.26 139.38 144.59 77.37 132.10 509,705

Năm 2017 6.7588 81.64 142.35 145.88 79.66 123.40 430,839

Nguồn số liệu tính toán: National Bureau of statistics of China, IFM International Financial Statistics

Ký hiệu: S, s là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa

CPIUS, CPICN là chỉ số giá tiêu dùng so với năm 2000 của Mỹ và Trung Quốc er là chỉ số tỷ giá thực

Kết quả tính chỉ số tỷ giá thực er cho thấy từ năm 2000 đến năm 2006, chỉ số tỷ giá thực đều tăng mạnh, điều đó hàm ý rằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc

tăng lên so với hàng hóa của Mỹ xét về phương diện giá cả. Từ năm 2007 đến năm 2015 chỉ số tỷ giá thực giảm qua các năm điều đó hàm ý rằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc giảm đi so với hàng hóa của Mỹ xét về phương diện giá cả. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cố ý giữ giá đồng thấp để thúc đẩy xuất khẩu từ những năm 1994. Từ năm 2007, Trung Quốc không nâng giá đồng Nhân dân tệ một phần vì trước đó đã điều chỉnh giá xuống thấp đủ để hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh, phần khác vì Trung Quốc còn có các chính sách bổ trợ tinh vi khác, như thưởng tỷ giá xuất khẩu, miễn giảm thuế VAT cho hàng xuất khẩu (và lợi thế giá chi phí sản xuất đầu vào rẻ dựa trên giá lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng kỹ thuật thô sơ với chi phí thấp...) để vẫn đạt được các mục tiêu ngoại thương. Từ năm 2016 đến 2017 tỷ giá thực tăng, nguyên nhân là do sự tăng giá của CNY/USD.

Đồ thị 2.4 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương CNY/USD và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017

Có thể thấy mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương CNY/USD và tỷ lệ X/N có sự tăng giảm ngược chiều nhau. Thời kỳ từ 2000 đến năm 2003 tỷ giá thực có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ X/N có xu hướng giảm. Thời kỳ từ 2004 đến 2015 thì ngược lại, tỷ giá thực song phương giảm nhưng tỷ lệ X/N lại tăng; từ năm 2016 đến 2017 tỷ giá thực tăng và tỷ xuất X/N giảm. Tỷ lệ X/N có diễn biến phức tạp trong suốt những năm 2000 đến 2017. Tỷ lệ X/N đạt mức thấp nhất 2004 sau đó tỷ lệ này có xu hướng tăng, đến năm 2008 tỷ lệ X/N bắt đầu có xu hướng giảm cho đến năm 2011, từ năm 2012 tỷ lệ X/N bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ và tiếp tục tăng cao những năm sau đó, đến năm 2016 và năm 2017 tỷ lệ này lại tiếp tục có xu hướng suy giảm. Trong khi đó tỷ giá thực chia ra làm ba giai đoạn rõ rệt, giai đoạn tỷ giá thực tăng từ năm 2000 đến

100.00102.12 105.69104.44 103.89 97.29

87.14 85.97 83.83

78.32 76.11 73.87 72.98 73.04 77.37 79.66 110.71109.26110.31106.17105.72115.46122.43127.61126.32

119.45

113 108.88112.67113.28119.55

135.36132.1 123.4

55.00 75.00 95.00 115.00 135.00 155.00

N Ă M 2 0 0 0

N Ă M 2 0 0 1

N Ă M 2 0 0 2

N Ă M 2 0 0 3

N Ă M 2 0 0 4

N Ă M 2 0 0 5

N Ă M 2 0 0 6

N Ă M 2 0 0 7

N Ă M 2 0 0 8

N Ă M 2 0 0 9

N Ă M 2 0 1 0

N Ă M 2 0 1 1

N Ă M 2 0 1 2

N Ă M 2 0 1 3

N Ă M 2 0 1 4

N Ă M 2 0 1 5

N Ă M 2 0 1 6

N Ă M 2 0 1 7 Er Tỷ lệ X/N (%)

năm 2003 và giai đoạn tỷ giá thực giảm từ năm 2004 đến năm 2015, sau đó tỷ giá thực lại trở về xu hướng tăng trong năm 2016 và năm 2017.

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ giá thực song phương có xu hướng tăng (mức chỉ số tăng đến 105.69 vào năm 2003), theo lý thuyết tỷ giá thực er tăng làm cho sức mua tương đối của CNY giảm, CNY giảm giá thực và làm cải thiện sức cạnh tranh thương mại của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế trong những năm 2000 đến 2003 tỷ lệ X/N của Trung Quốc lại có xu hướng giảm trái ngược với tỷ giá thực, chỉ số X/N chỉ còn 106.17 vào năm 2003 trong khi chỉ số này năm 2000 là 110.71.

Trong khi tỷ giá thực song phương có xu hưởng giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015, giảm sâu xuống mức chỉ số 72.98 năm 2015, theo lý thuyết tỷ giá thực er giảm làm cho sức mua tương đối của CNY tăng, CNY lên giá thực và làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại của Trung Quốc, tuy nhiên thực tế lại không diễn ra như vậy trong giai đoạn này tỷ lệ X/N của Trung Quốc lại có xu hướng tăng.

Tỷ giá thực song phương trở lại xu hướng tăng lên trong hai năm 2016 và năm 2017 (mức chỉ số năm 2017 là 79.66), và tỷ lệ X/N trong hai năm này cũng trở lại xu hướng giảm. Nếu như theo lý thuyết, khi tỷ giá thực tăng thì sức cạnh tranh thương mại được cải thiện, tỷ giá thực giảm làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại, tuy nhiên qua sự thay đổi tỷ giá thực tại Trung Quốc lại thấy rằng thực tế không diễn ra như vậy. Điều này cho thấy còn có những nhân tố khác gây ảnh hưởng dẫn đến có sự khác biệt nhất định giữa lý thuyết và thực tế. Khi nghiên cứu lý thuyết đường cong tuyến J và so với thực tế trên cho thấy tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại có độ trễ. Độ trễ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu trên thực tế không giống như lý thuyết.

Từ năm 2000 đến 2003, tỷ giá thực er tăng, theo lý thuyết cán cân thương mại phải được cải thiện, nhưng trên thực tế, tỷ lệ X/N giảm, cán cân thương mại trở lên thâm hụt hơn. Mặc dù tỷ giá danh nghĩa trong giai đoạn này giảm nhưng do tỷ lệ lạm phát Trung Quốc giảm nhiều, thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát của Mỹ vậy nên làm cho tỷ giá thực song phương tăng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm, tỷ giá thực tăng nhưng cán cân thương mại vẫn xấu đi là do ảnh hưởng tăng giá của thế giới, trong khi đó các mặt

hàng có tỷ trọng xuất khẩu thấp lại không tăng hoặc giảm, chính điều này gây nên tình trạng mặc dù tỷ giá thực tăng nhưng tỷ lệ X/N vẫn giảm.

Năm 2004 đến năm 2015 tỷ giá thực trong giai đoạn này giảm mạnh do tỷ giá danh nghĩa song phương CNY/USD giảm xuống, nhưng tỷ lệ X/N lại có những biến động khó đoán, nhưng nhìn chung về tổng thể tỷ lệ X/N có xu hướng tăng, cán cân thương mại được cải thiện. Nguyên nhân cơ bản là do:

Thứ nhất, mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng, do đó đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại.

Thứ hai, cán cân thương mại được cải thiện là do tác động của việc tỷ giá thực tăng trong thời kỳ trước.

Thứ ba, từ những lần phá giá trước đó đồng Nhân dân tệ đã điều chỉnh tỷ giá xuống đủ thấp để1 hàng hóa Trung Quốc tạo nên sức cạnh tranh thương mại, đến nỗi tỷ giá Nhân dân tệ tăng giá trong thời kỳ này cũng không ảnh hưởng tới sức cạnh tranh thương mại của Trung Quốc, phần khác vì Trung Quốc còn có các chính sách bổ trợ tinh vi khác (như thưởng tỷ giá xuất khẩu, miễn giảm thuế VAT cho hàng xuất khẩu).

Thứ tư, từ năm 2005 Trung Quốc chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết theo một rổ tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nới lỏng chính sách ngoại hối, biên độ dao động được phép giữa CYN và USD trong khoảng 0,3%, và vào năm 2007 biên độ này được tăng lên 0.5% cùng với các biện pháp chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, Trung Quốc xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ theo chỉ thị số 48 do Cục Quản lý ngoại hối ban hành cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản.

Thứ năm, việc đồng Nhân dân tệ tăng giá so với Đô la Mỹ làm giảm giá thành của các mặt hàng nhập khẩu cần thiết cho sản xuất, làm giảm chi phí sản xuất đầu vào, thêm vào đó Trung Quốc có lợi thế về giá lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng kỹ thuật thô sơ với chi phí thấp... kéo theo giá hàng hóa giảm. Việc tăng giá so

với Đô la Mỹ làm giảm giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cho cán cân thương mại được cải thiện.

Trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2011, Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế (bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống tín dụng ngân hàng từ Mỹ). Vì cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ hệ thống tài chính nên tốc độ lan rất mạnh và ảnh hưởng nhanh chóng đến hầu hết các quốc gia có nền tài chính đang trong quá trình mở cửa. Tỷ lệ xuất nhập khẩu trong gia đoạn này giảm từ 126.32 xuống còn 108.88 vào năm 2011. Tuy vậy nhưng cán cân thương mại Trung Quốc năm 2011 vẫn ghi nhận thặng dư. Tỷ lệ X/N từ năm 2012 trở đi có xu hướng tăng, điều này là do nền kinh tế thế giới đã dần ổn định sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thêm nữa từ năm 2010 Chính phủ Trung Quốc lại lần nữa tiến hành những biện pháp tỷ giá và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu như ngay sau khi khủng hoảng bùng nổ. Những chính sách này góp phần cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn này.

Trong hai năm 2016 và 2017, tỷ giá danh nghĩa CNY/USD tăng kéo theo tỷ giá thực hai năm này cũng tăng, tuy nhiên tỷ lệ X/N của Trung Quốc lại rơi vào giai đoạn giảm xuống.

Tóm lại, qua phân tích có thể thấy rằng giữa tỷ giá thực song phương CNY/USD và cán cân thương mại có mối quan hệ với nhau, từ số liệu phân tích và đồ thị cho thấy tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại là mạnh và có độ trễ nhất định trong thực tế.

2.2.2.2 Tác động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại Trung Quốc Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ ngoại thương với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề đặt ra là, tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ ngoại thương, hay nói cách khác làm sao có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia. Do đó để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với các đối tác thương mại khác chúng ta cần tính toán và phân tích tỷ giá thực đa phương.

Căn cứ vào lý thuyết tỷ giá thực đa phương (REER) và cách tính tỷ giá được trình bày ở chương 1, tiến hành tính toán REER của Trung Quốc giai đoạn 2000- 2017.

REER được tính thông qua rổ tiền tệ gồm 10 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Trung Quốc gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Úc. Các đồng tiền gồm USD, JPY, KRW, EUR, HKD, TWD, SGD, THB, MYR và AUD.

Tính tỷ giá thực song phương của đồng Nhân dân tệ với từng đồng tiền trong rổ bằng cách lấy tỷ giá danh nghĩa song phương của đồng Nhân dân tệ với đồng tiền cần tính toán, nhân với CPI của nước đó rồi chia cho CPI của Trung Quốc.

NEER được tính theo công thức

𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖 = 𝑒𝑖(𝑈𝑆𝐷)×𝑤𝑈𝑆+ 𝑒𝑖(𝐽𝑃𝑌)×𝑤𝐽𝑃 + 𝑒𝑖(𝐾𝑅𝑊)×𝑤𝐾𝑅+ 𝑒𝑖(𝐸𝑈𝑅)×𝑤𝐸𝑈

+ 𝑒𝑖(𝐻𝐾𝐷)×𝑤𝐻𝐾 + 𝑒𝑖(𝑇𝑊𝐷)×𝑤𝑇𝑊+ 𝑒𝑖(𝑆𝐺𝐷)×𝑤𝑆𝐺 + 𝑒𝑖(𝑇𝐻𝐵)×𝑤𝑇𝐻 + 𝑒𝑖(𝑀𝑌𝑅)×𝑤𝑀𝑌 + 𝑒𝑖(𝐴𝑈𝐷)×𝑤𝐴𝑈

Trong đó NEER là tỷ giá danh nghĩa đa phương

ei(X) là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương tương ứng của đồng tiền X với CNY

w là tỷ trọng thương mại của nước có đồng tiền tương ứng i từ năm 2000 đến 2017

CPI trung bình của 10 đối tác thương mại theo công thức

𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 = 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑈𝑆×𝐺𝑃𝐷𝑈𝑆 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐽𝑃×𝐺𝐷𝑃𝐽𝑃 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐾𝑅×𝐺𝐷𝑃𝐾𝑅+ 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐸𝑈×𝐺𝐷𝑃𝐸𝑈 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐻𝐾×𝐺𝐷𝑃𝐻𝐾 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑇𝑊×𝐺𝐷𝑃𝑇𝑊+ 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑆𝐺×𝐺𝐷𝑃𝑆𝐺

+ 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑇𝐻×𝐺𝐷𝑃𝑇𝐻 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑀𝑌×𝐺𝐷𝑃𝑀𝑌 + 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐴𝑈×𝐺𝐷𝑃𝐴𝑈 Trong đó CPIiw là chỉ số giá tiêu dùng các nước điều chỉnh về năm 2000

GDPw là tỷ trọng thu nhập quốc nội của mỗi dối tác trong tổng mức GDP của 10 đối tác thương mại.

Tỷ giá thực đa phương (REER) tính theo công thức

𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖 = 𝑁𝐸𝐸𝑅𝑖× 𝐶𝑃𝐼𝑖𝑤 𝐶𝑃𝐼𝑖𝐶𝑁

Bảng 2.8 Bảng tính toán tỷ giá thực đa phương của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017

Năm NEERi REERi Tỷ lệ X/N (%)

Năm 2000 100 100 110.71

Năm 2001 105.55 104.33 109.26

Năm 2002 105.09 101.97 110.31

Năm 2003 98.61 95.30 106.17

Năm 2004 94.12 92.72 105.72

Năm 2005 93.95 92.20 115.46

Năm 2006 96.11 93.84 122.43

Năm 2007 97.64 97.62 127.61

Năm 2008 103.90 106.31 126.32

Năm 2009 109.07 110.17 119.45

Năm 2010 106.94 109.56 113.0

Năm 2011 107.08 112.76 108.88

Năm 2012 112.42 119.0 112.67

Năm 2013 118.36 126.47 113.28

Năm 2014 122.02 130.38 119.55

Năm 2015 133.63 143.61 135.36

Năm 2016 124.96 135.60 132.10

Năm 2017 121.85 132.13 123.40

Nguồn IMF và tính toán Kết quả tính chỉ số tỷ giá thực đa phương REER ở trên cho thấy từ năm 2000 đến năm 2002, chỉ số tỷ giá thực đa phương đều tăng, điều đó hàm ý rằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc tăng lên và sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại.

Từ năm 2002 đến năm 2005 chỉ số tỷ giá thực giảm qua các năm điều đó hàm ý rằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc giảm đi. Từ năm 2005 tỷ giá thực đa phương có xu hướng tăng đều trong giai đoạn này cho đến năm 2015. Năm 2016 và năm 2017 tỷ giá thực đa phương lại có dấu hiệu giảm xuống.

Đồ thị 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và tỷ lệ xuất nhập so với nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000 đến 2017

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy:

Thứ nhất, tỷ giá thực đa phương chia làm bốn giai đoạn rõ rệt: REER tăng trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2002 và giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, REER giảm trong giai đoạn năm 2002 đến năm 2005 và giai đoạn năm 2016 đến năm 2017.

Thứ hai, tỷ giá thực đa phương phản ánh trạng thái cán cân thương mại tốt hơn tỷ giá thực song phương CNY/USD thể hiện ở chỗ đường biểu diễn tỷ giá thực đa phương có xu hướng biến động bám sát đường biểu diễn tỷ lệ X/N hơn đường biểu diễn tỷ giá thực song phương CNY/USD. Quan sát một cách tổng quan tỷ giá thực đa phương thay đổi cùng chiều với tỷ lệ X/N, đều có xu hướng tăng lên, trong khi đó tỷ giá thực đa phương lại thay đổi ngược chiều với tỷ lệ X/N.

Thứ ba, tình hình biến động của tỷ giá thực song phương CNY/USD không phản ánh tình hình biến động của tỷ giá thực đa phương. Từ năm 2005 trong khi tỷ giá thực song phương có xu hướng giảm qua các năm thì tỷ giá thực đa phuơng lại phản ánh tỷ giá thực tăng qua các năm.

Thứ tư, tác động của tỷ giá thực đa phương lên các cân thương mại có một độ trễ nhất định. Trong năm 2000, tỷ giá thực đa phương tăng lên, theo lý thuyết cán cân thương mại sẽ được cải thiện nhưng trên thực tế tỷ lệ X/N lại giảm xuống và sau một thời gian tỷ lệ X/N với tăng trở lại. Thực tế thấy rằng khi tỷ giá thực đa phương tăng hoặc giảm không có tác động ngay đến cán cân thương mại mà cần có một khoảng thời gian.

Trên thực tế, tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại Trung Quốc giống với lý thuyết nghiên cứu. Giai đoạn năm 2000 đến năm 2002, tỷ giá thực

100 104.33101.97

95.3 92.72 92.2 93.8497.62

106.31110.17

112.76 119

126.47130.38 143.61

135.6132.13

110.71109.26110.31106.17105.72 115.46

122.43127.61126.32 119.45

113

108.88

119.55

135.36132.1 123.4

80 90 100 110 120 130 140 150

N Ă M 2 0 0 0

N Ă M 2 0 0 1

N Ă M 2 0 0 2

N Ă M 2 0 0 3

N Ă M 2 0 0 4

N Ă M 2 0 0 5

N Ă M 2 0 0 6

N Ă M 2 0 0 7

N Ă M 2 0 0 8

N Ă M 2 0 0 9

N Ă M 2 0 1 0

N Ă M 2 0 1 1

N Ă M 2 0 1 2

N Ă M 2 0 1 3

N Ă M 2 0 1 4

N Ă M 2 0 1 5

N Ă M 2 0 1 6

N Ă M 2 0 1 7 NEER REERi Tỷ lệ X/N (%)

đa phương tăng ít, gần như ổn định, cán cân thương mại không có thay đổi lớn trong thời gian này. Giai đoạn năm 2002 đến năm 2005, tỷ giá thực đa phương giảm từ 101.97 xuống còn 92.2 vào năm 2005. Tỷ giá thực đa phương giảm xuống, theo lý thuyết xuất khẩu sẽ bị hạn chế và nhập khẩu sẽ được tăng lên. Cùng với sự suy giảm của tỷ giá thực đa phương trong giai đoạn này, tỷ lệ X/N trong giai đoạn này cũng đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống.

Qua các số liệu phân tích cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân dân tệ so với giỏ các đồng tiền chủ chốt trong thương mại quốc tế của Trung Quốc kể từ 2005 đến năm 2015 có xu hướng tăng, điều đó hàm ý rằng:

Đồng Nhân dân tệ giảm giá thực, tức mỗi đồng Nhân dân tệ càng ngày càng mua được ít hàng hóa của các nước dùng để phân tích hơn.

Các đồng tiền của các nước dùng để phân tích tăng giá thực, tức các đồng tiền này ngày càng mua được nhiều hàng hóa của Trung Quốc hơn.

Trong suốt 10 năm sau đó, từ năm 2005 đến năm 2015, tỷ giá thực đa phương của Trung Quốc tăng nhanh và mạnh, năm 2005 mức chỉ số của REER là 92.2 đến năm 2015 mức chỉ số này là 143.6. Từ năm 2011 đến năm 2015 tỷ giá thực đa phương tăng mạnh nhất trong 18 năm trở lại đây, cụ thể mức chỉ số REER năm 2011 là 107.8 đến năm 2012 là 112.36, năm 2013 là 118.36, năm 2014 là 122.02 và năm 2015 là 133.63. Tỷ giá thực đa phương tăng lên hàm ý rằng giá hàng hóa nước ngoài sẽ tăng lên, đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cả giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại trong giai đoạn này đều tăng lên nhanh chóng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 2,176,175 triệu USD đến năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 4,301,527 triệu USD, cán cân thương mại cũng tăng từ 102,001 triệu USD năm 2005 đến 593,904 triệu USD năm 2015. Trong thời gian này Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn không chỉ về hoạt động ngoại thương, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường đạt mức trên 10%, cao nhất là 14.2% năm 2007.

Trong giai đoạn năm 2008 đến 2011, dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới, giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn này giảm đáng kể. Tỷ giá thực đa phương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)