CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
2.1.2 Thực trạng cán cân thương mại của Trung Quốc
Nhìn một cách tổng thể cán cân thương mại Trung Quốc có xu hướng thặng dư tăng dần trong suốt năm 1997- 2017.
Đồ thị 2.2 Cán cân thương mại của Trung Quốc từ 1997 – 2017 (triệu USD)
Năm 1994 Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ (khoảng 50%), giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn nâng cao tính canh tranh trên thị trường, từ đó Trung Quốc tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng và tạo thuận lợi cho thương mại. Có thể thấy những năm sau khi tiến hành phá giá tiền tệ, cán cân thương mại của Trung Quốc được cải thiện. Từ năm 1995, Trung Quốc đã ghi nhận thặng dư thương mại tăng lên 16,696 triệu USD từ 5,391 (hơn 3 lần) năm 1994 và bù đắp cán cân thương mại thâm hụt đến 12,215 triệu USD năm 1993.
Năm 1997, dưới áp lực cuộc khủng hoảng toàn Châu Á, Chính phủ Trung Quốc thắt chặt thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá suốt từ năm 1997 đến 2005, tạo môi trường ổn định cho ngoại thương. Cán cân thương mại trong suốt giai đoạn 1997 đến 2004 vẫn luôn duy trì ổn định trong một khoảng 35,000 triệu USD. Chính phủ Trung Quốc đã đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế trước khủng hoảng.
Từ năm 2004-2009 xuất khẩu Trung Quốc tăng nhanh cả về số lượng và giá trị kéo theo cán cân thương mại trong giai đoạn này tăng theo, đỉnh điểm là năm 2009 (298,131 triệu USD) tăng gần 10 lần so với năm 2004. Cán cân thương mại mỗi năm đều tăng nhanh trong giai đoạn này, năm 2005 cán cân thương mại tăng 69,904 triệu USD (từ 32,097 triệu USD đến 102,001 USD), năm 2006 tăng 75,516 triệu USD (từ 102,001 triệu USD đến 177,517 triệu USD), năm 2007 tăng 86,427 triệu USD (từ 177,517 triệu USD đến 263,944 triệu USD), năm 2008 tăng 34,187 triệu USD (từ 263,944 triệu USD đến 34,187 triệu USD). Nhìn chung trong giai đoạn này, hoạt hộng
40,422 43,475
29,232 24,109
22,545 30,426
25,468 32,097
102,001 177,517
263,944298,131
181,507 154,897
230,309259,015 383,058
593,904 509,705
430,839
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000
xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh kéo theo cán cân thương mại của Trung Quốc được cải thiện.
Từ năm 2008 đến năm 2011 cán cân thương mại của Trung Quốc có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 ảnh hưởng đến tiêu dùng của các nước, nhu cầu của thị trường quốc tế tiếp co hẹp, nhất là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu tụt giảm kéo theo cán cân thương mại cũng giảm theo đó.
Từ năm 2011 đến năm 2015, kinh tế thế giới dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng, Chính phủ Trung Quốc áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, ổn định đồng Nhân dân tệ trong giai đoạn khủng hoảng từ năm 2008 đến năm 2014 nhằm ổn định ngoại thương, năm 2014 Chính phủ trung quốc bắt đầu tăng giá CNY/USD làm tăng sức canh tranh thương mại cho hàng hóa, do đó cán cân thương mại lại bắt đầu thặng dư.
Năm 2011 cán cân thương mại là 154,897 triệu USD đến năm 2015 cán cân thương mại đã tăng lên 593,903 triệu USD, tăng lên một khoảng 439, 006 triệu USD. Cán cân thương mại trong giai đoạn này tăng rất mạnh, nhất là giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014 (tăng 124,043 triệu USD) và giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015 (tăng 210,845 triệu USD). Có thể thấy với phản ứng nhanh chóng và linh hoạt của Chính phủ Trung Quốc trước những nguy cơ đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại.
Từ năm 2015 đến năm 2017 cán cân thương mại của Trung Quốc có xu hướng tụt giảm, giảm 84,198 triệu USD năm 2016 và 78,865 triệu USD năm 2017.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC 2.2.1. Diễn biến tỷ giá của Trung Quốc
Đồ thị 2.3 Diễn biến tỷ giá trung Quốc giai đoạn từ 1987 đến 2017
3.72213.7651 4.7832
5.7620 8.6187
8.35148.28988.27838.27718.27708.1943 7.9734
7.6075
6.94876.7703
6.31236.14346.6445 6.7588
2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0
1 9 8 7 1 9 8 9 1 9 9 1 1 9 9 3 1 9 9 5 1 9 9 7 1 9 9 9 2 0 0 1 2 0 0 3 2 0 0 5 2 0 0 7 2 0 0 9 2 0 1 1 2 0 1 3 2 0 1 5 2 0 1 7
Trong những năm 1949 – 1978 nền kinh tế Trung Quốc vẫn trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung. Trong thời gian này Trung Quốc áp dụng một tỷ giá cố định, mọi hoạt động liên quan đến ngoại tệ đều được quản lý bởi Chính Phủ và chỉ có Ngân hàng Trung Quốc mới được phép mua, bán ngoại tệ.
Kể từ đầu những năm 1979 Trung Quốc tiến hành cải cách chính sách tỷ giá hối đoái với quyết tâm cải cách toàn diện nền kinh tế, thay đổi và xóa bỏ những chính sách điều hành tỷ giá còn hạn chế. Trung Quốc mong muốn thay đổi chính sách tỷ giá một mặt là do áp lực mang tính chính trị vì nó nằm trong tổng thể quá trình cải cách kinh tế chung của Trung Quốc, mặt khác, do đồng Nhân dân tệ thời kỳ này thường xuyên định giá cao hơn giá trị thực gây áp lực về phá giá đồng Nhân dân tệ ngày càng lên cao.
Làm thế nào để xác định đúng mức tỷ giá là vấn đề gây ra nhiều tranh luận, một bên muốn phá giá trong khi một bên lại muốn tăng giá đồng Nhân dân tệ lên cao hơn nữa.
Đứng trước các tranh luận về cải cách chính sách tỷ giá, chính phủ Trung Quốc không nâng giá cũng như không phá giá đồng tiền mà quyết định chấp nhận duy trì tỷ giá dành cho các giao dịch thương mại trong nước song song cùng với tỷ giá chính thức dùng cho các giao dịch ngoại thương. Nhìn chung mức tỷ giá này là thấp hơn so với tỷ giá chính thức. Tình trạng tỷ giá áp dụng cho các giao dịch trong nước luôn thấp hơn so với tỷ giá chính thức đã dẫn đến nhiều đợt giảm giá. Việc phá giá tiền tệ được diễn ra thường xuyên hơn, kết quả là tỷ giá hối đoái chính thức ngang bằng tỷ giá hối đoái nội bộ vào cuối năm 1984 ( 2.32 Nhân dân tệ đổi 1 USD) và làm vô hiệu hóa tỷ giá nội bộ này.
Từ năm 1985 đến năm 1994 đồng Nhân dân tệ được phá giá liên tục dẫn đến chế độ hai tỷ giá bị vô hiệu vì tỷ giá chính thức diễn biến sát với tỷ giá giao dịch nội bộ, xóa bỏ chế độ tỷ giá cố định và chính sách đa tỷ giá. Từ năm 1984 tỷ giá hối đoái nội bộ và tỷ giá hối đoái chính thức đã tiến sát về cùng một loại tỷ giá, tạo nên sự không cần thiết về một loại tỷ giá còn lại. Bên cạnh đó, các hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu bùng nổ, phát triển mạnh mẽ cùng với sự nổi nên của thị trường ngoại hối tự do hình thành từ những năm 80 nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ gây áp lực khiến cho công cuộc cải cách chính sách tỷ giá được thúc đẩy
mạnh mẽ. Dưới những áp lực đó, Chính phủ Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá thường xuyên trong giai đoạn này.
Bảng 2.3 Mức phá giá tiền tệ trong giai đoạn 1985- 1991
Năm Tỷ giá Mức phá giá
Năm 1985 2.9367 26.58%
Năm 1986 3.4528 17.57%
Năm 1987 3.7221 7.8%
Năm 1990 4.7823 28.48%
Năm 1991 5.3234 11.31%
Nguồn: National Bureau of Statistics of China Trung Quốc tiến hành phá giá tiền tệ nhiều lần trong suối giai đoạn từ 1985- 1993. Từ năm 1985 cho đến cuối năm 1987, mức tỷ giá được điều chỉnh từ 2.9367 lên 3.4528 năm 1986 và tới 3.7221 vào năm 1987 biến động vào khoảng 26.75% vào năm 1987 và mức tỷ giá chính thức từ đây gần như được cố định. Cho đến năm 1990 Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phá giá 28.48% vào năm 1990 và 11.31% vào 1991 khiến mức tỷ giá lên đến 5.3234 vào năm 1991. Từ năm 1991 đến năm 1993 Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phá giá nhưng ở trong một biên độ rất nhỏ. Với những đợt phá giá liên tiếp, trong cả giai đoạn Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá từ 2.32 lên đến 5.762 vào năm 1993, đồng Nhân dân tệ phá giá lên tới 148.6% trong cả giai đoạn.
Từ năm 1994 -2005 Chính phủ Trung Quốc công bố chế độ tỷ giá mới là tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nổ ra khiến Trung Quốc không thực hiện lời hứa thả nổi tỷ giá mà còn kiểm soát chặt hơn nhằm ổn định tỷ giá, hỗ trợ xuất khẩu. Tuy vậy những cố gắng kiềm chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc thời kỳ khủng hoảng kinh tế được coi là có trách nhiệm với cộng đồng thế giới (ngăn một cuộc phá giá ồ ạt các đồng tiền châu Á) sau đó bị xem như không có tính công bằng trong thương mại quốc tế. Các quốc gia cho rằng Trung Quốc cố tình giữ giá đồng Nhân dân tệ thấp nhằm hỗ trợ giá hàng Trung Quốc xuất khẩu.
Từ năm 1994 dưới những áp lực của sự phát triển thị trường ngoại hối tự do tạo ra, những bất cập trong chế độ hai tỷ giá song song, sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu đã buộc Trung Quốc thống nhất hai chế độ tỷ giá hối đoái, chế độ tỷ giá của Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới: tỷ giá được thả nổi dựa trên nhân tố thị trường. Trung Quốc không còn cam kết một chế độ tỷ giá cố định nữa mà chấp nhận tỷ
giá có thể thay đổi theo tín hiệu của thị trường và chỉ can thiệp khi có những tín hiệu xấu được cho rằng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này, theo đó Chính phủ Trung Quốc chính thức cho phép chuyển đổi CNY trên tài khoản vãng lai và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Bên cạnh đó, Trung Quốc cho thành lập thị trường liên ngân hàng về ngoại tệ, làm nền tảng cơ bản để xây dựng các công cụ can thiệp gián tiếp (dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu...). Cuối năm 1994 Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ tới khoảng 50%, nâng tỷ giá CNY/USD từ 5.7620 lên 8.6187.
Hành động phá giá tiền tệ này khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra một môi trường kinh doanh không công bằng, từ đó Trung Quốc tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng và tạo thuận lợi cho thương mại, kể từ đó thặng dư mậu dịch và dự trữ ngoại hối gia tăng.
Chính sách tỷ giá hối đoái mới được thiết lập đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc những năm sau đó, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1994- 1998.
Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (triệu USD) 236,621 280,864 289,881 325,162 Tốc độ tăng trưởng của hoạt động XNK (%) 20.91 18.7 3.21 12.17 Tỷ giá hối đoái (RMB/USD trung bình) 8.6187 8.3514 8.3142 8.2898
Nguồn: National Bureau of Statistics of China Tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu luôn ở mức cao. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng 20.91% năm 1994, 18.7% năm 1995, và năm 1997 là 12.17%.
Cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 bất ngờ diễn ra, nếu đồng Nhân dân tệ bị kéo vào cơn lốc khủng hoảng sẽ làm cho cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải đưa việc ổn định đồng Nhân dân tệ, bảo vệ các doanh nghiệp và ngân hàng khỏi các rủi ro tiền tệ lên mục tiêu hàng đầu của chính sách tỷ giá. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, duy trì
mức tỷ giá trong khoảng 8.2000 đến 8.3000 trong suốt những năm tiếp theo tạo ra môi trường ổn định cho ngoại thương và đầu tư.
Sau những đợt phá giá đồng Nhân dân tệ thì hiệu ứng của hành động này đến cán cân thương mại của nước này là rất rõ nét. Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ hàng hóa Trung Quốc tăng sức cạnh tranh từ đó dẫn đến thặng dư trong cán cân
thương mại ngày càng tăng. Một số nước cho rằng hành vi phá giá tiền tệ của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của mình, số lượng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc ngày càng tăng khiến cho cán cân thương mại với Trung Quốc thâm hụt nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng và còn đe dọa đến sự tồn tại và phát triển một số ngành sản xuất trong nước như ngành nông sản, dệt may và đồ gỗ. Bởi những lý do này mức tỷ giá ổn định trong khoảng 8.3 của Trung Quốc luôn bị một số nước chỉ trích, điển hình là Mỹ. Cán cân thương mại giữa Trung Quốc luôn thâm hụt ở mức cao.Trước tình hình này Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép tăng giá đồng Nhân dân tệ. Theo yêu cầu của Mỹ và một số nước khác yêu cầu Trung Quốc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ lên 10 – 15% và thay đổi hệ thống tỷ giá neo vào đô la Mỹ. Cuối cùng Chính phủ Trung Quốc đã phải điều chỉnh mức tỷ giá vào năm 2005.
Bảng 2.5 Diễn biến tỷ giá RMB/USD và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 1994- 2004.
Năm Tỷ giá (RMB/USD) Dự trữ ngoại hối (triệu USD)
Năm 1994 8.6187 51,620
Năm 1995 8.3514 73,597
Năm 1996 8.3142 105,029
Năm 1997 8.2898 139,890
Năm 1998 8.2790 144,959
Năm 1999 8.2783 154,675
Năm 2000 8.2785 165,574
Năm 2001 8.2771 212,165
Năm 2002 8.2770 286,407
Năm 2003 8.2770 403,251
Năm 2004 8.2768 609,932
Nguồn: State Administration of Foregin Exchange- SAFE, International monetary fund-IMF
Từ năm 2005 đến 2008 Trung Quốc đã khôn khéo sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái trong ngoại giao, đồng thời cho thấy rõ Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của mình theo hướng thả nổi có điều tiết một cách chậm rãi.
Ngày 21/07/2005, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chính thức thông báo thay đổi chế độ tỷ giá sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết theo một rổ tiền tệ. Theo
đó, tỷ giá CNY/USD được điều chỉnh lên mức 8.11, biên độ dao động được phép giữa CYN và USD trong khoảng 0,3% so với giá mở cửa hàng ngày, biên độ dao động được phép đối với các đồng tiền khác là 3%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng quyết định neo Nhân dân tệ theo một rổ tiền tệ bao gồm các ngoại tệ (của các nước chiếm tỷ trọng thương mại lớn) như Đô la Mỹ, Euro, Won Hàn Quốc, Yên Nhật Bản hay Bảng Anh, Rouble Nga, Bath Thái (của các nước chiếm tỷ trọng thương mại ít hơn). Từ sau năm 2005 Trung Quốc vẫn luôn giữ ổn định tỷ giá trong biên độ dao động 0.3% cho đến năm 2007 dải biên độ biến động đã được mở rộng lên 0.5%. Tỷ giá giữa đồng RMB và đồng USD dần ổn định theo chiều hướng đi xuống, đồng Nhân dân tệ nâng dần giá trị so với đồng Đô la Mỹ, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008 đồng Nhân dân tệ được nâng giá từ 8.2768 (2004) lên 8.1943 (2005) thì đến năm 2008, tỷ giá đã là 6.9487 (đồng Nhân dân tệ nâng giá lên 16.05 %).
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1528.249 tỷ USD.
Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
Bảng 2.6 Diễn biến tỷ giá CNY/USD, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2008
Năm Tỷ giá (RMB/USD) Cán cân thương mại (triệu USD)
Dự trữ ngoại hối (triệu USD)
Năm 2005 8.1943 102,001 818,872
Năm 2006 7.9734 177,517 1,066,344
Năm 2007 7.6075 263,944 1,528,249
Năm 2008 6.9487 298,131 1,946,030
Nguồn: abd.org Với chính sách tỷ giá linh hoạt và uyển chuyển trong khoảng thời gian 2005-
2008 đã mang lại những thành công nhất định cho Trung Quốc trong hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, qua đó giúp thặng dư cán cân thương mại, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tiền tệ, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế...của Trung Quốc. Cán cân thương mại luôn ở trong trạng thái thặng dư, từ 102,001 triệu USD tới 289,131 triệu
USD năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 9.7%/ năm. Dự trữ ngoại hối đạt khoảng 1,946 tỷ USD năm 2008.
Từ 2009 đến nay Trung Quốc sử dụng chính sách ổn định tỷ giá Nhân dân tệ với Đô la Mỹ. Từ khi thay đổi chính sách tỷ năm 2005 đồng Nhân dân tệ đã lên giá 19%, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ, xu hướng tăng giá CNY dừng lại, đồng thời sau khi khủng hoảng bùng phát, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ổn định đồng Nhân dân tệ với Đô la Mỹ.
Ngày 19 tháng 6 năm 2010, Ngân hàng nhân dân thông báo, một lần nữa ổn định đồng Nhân dân tệ như khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái CNY, tăng cường sự linh hoạt tỷ giá hối đoái CNY.
Ngày 15 tháng 3 năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã quyết định tăng giá RMB so với đô la Mỹ trong thị trường ngoại hối liên ngân hàng từ 1% đến 2%
bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 năm 2014. Giá giao dịch của đồng đô la Mỹ có thể dao động trong phạm vi 2% tỷ giá CNY/USD do Trung tâm giao dịch ngoại hối Trung Quốc công bố.
Từ 28/5/2015 đến 2/2/2016 Chính Phủ liên tục bơm tiền vào hệ thống nhằm phá giá đồng nhân dân tệ. Mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc là nhằm hỗ trợ khu vực xuất khẩu đang có dấu hiệu suy giảm và giảm áp lực suy giảm trong tương lai của CNY khi dự trữ ngoại hối có khả năng giảm.