CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
2.2.3. Mô hình hồi quy xuất nhập khẩu theo tỷ giá
Có một số phương pháp để phân tính mối quan hệ giữa hai biến như: sử dụng bảng chéo, phân bố xác xuất, biểu đồ phân bố và hệ số tương quan. Phương pháp hệ số tương quan được sử dụng dễ dàng và phổ biến với phân tích dữ liệu định lượng.
Phương pháp sử dụng một công thức đại số cơ bản với giản Y= a +bX với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Nhằm đánh giá nhân tố tỷ giá có tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian qua, sử dụng phương pháp hệ số tương quan thông qua mô hình hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực đến hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc. Sử dụng phần mềm Eview để tiến hành hồi quy.
2.2.3.1 Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với cán cân thương mại của Trung Quốc.
Mô hình gồm hai biến số là cán cân thương mại (TB) và tỷ giá thực đa phương (REER) với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Hai biến số này được xây dựng thành một phương trình 𝑇𝐵 = 𝐶(2) + 𝐶(1) ∗ 𝑅𝐸𝐸𝑅, trong đó TB là biến phụ thuộc và REER là biến độc lập, C(1), C(2) là một hệ số. Số kỳ quan sát là 18.
Kết quả chạy hồi quy như sau:
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
REER 9221.815 1359.420 6.783641 0.0000
C -809171.1 152856.6 -5.293663 0.0001
R-squared 0.742009 Mean dependent var 217508.9
Adjusted R-squared 0.725885 S.D. dependent var 173682.7 S.E. of regression 90933.27 Akaike info criterion 25.77808 Sum of squared resid 1.32E+11 Schwarz criterion 25.87701
Log likehood -230.0027 Hannan-Quinn criter 25.79172
F- statistic 46.01778 Dubin-Waston stas 0.475208
Prob(F- statistic) 0.000004
1. Phương trình hồi quy tương quan bội được viết ra như sau:
𝑇𝐵 = −809171.1 + 9221.815𝑅𝐸𝐸𝑅
2. R-squared (Hệ số xác định) = 0.742009 nói lên rằng trong 100% sự biến động của cán cân thương mại thì có 74.2% biến động là do tỷ giá thực đa phương, phần còn lại là do sai số ngẫu nhiên.
3. Nếu xét về mặt lý thuyết, hệ số của E phải là một số dương, 9221.815> 0 nên về lý thuyết mô hình hồi quy có ý nghĩa.
4. F tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt thực tế (thống kê) của toàn bộ phương trình hồi quy. Với mức ý nghĩa 5% thì mô hình hồi quy này có ý nghĩa vì F > F0.05(1,16) = 4.494.
5. Kiểm định cặp giả thuyết H0: C(1) = 0 (hệ số hồi quy không có ý nghĩa) H1: C(2) = 0 (hệ số hồi quy có ý nghĩa)
Bác bỏ H0 khi F > F0.05(1,16).
Test Statistic Value df Probability
t-statistic 6.783641 16 0.0000
F-statistic 46.01778 (1,16) 0.0000
Chi-square 46.01778 1 0.0000
F= 46.01778 > F0.05(1,16) = 4.494, vì vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là hệ số hồi quy có ý nghĩa.
2.2.3.2. Kiểm định hệ số co giãn của cầu xuất nhập khẩu đối với tỷ giá.
Áp dụng điều kiện Marshall – Lerner là phương pháp hiệu quả để kiểm định tác động của việc phá giá đồng tiền lên cán cân thương mại. Việc tăng tỷ giá hối đoái có thể làm cho gàng hóa xuất khẩu tăng sức cạnh tranh, giúp cải thiện cán cân thương mại.
Nó cũng có thể là tăng giá hàng hóa nhập khẩu, khiến cho thâm hụt thương mại sâu hơn.
Hàm cầu nhập khẩu tổng quá có dạng : 𝑙𝑛𝑀𝑖 = 𝛼𝑚+ 𝛽 ln (𝑃𝑚𝑖
𝑃𝑑𝑖) + 𝜂𝑚𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖 + 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑖+ 𝑢𝑖
Mô hình gồm các biến số là cầu nhập khẩu hàng hóa (M) và tỷ giá danh nghĩa song phương CNY/USD (NER), Pm là giá nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, Pd là hàng hóa trên thị trường nội địa, Y là thu nhập trong nước và với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Những biến số này được xây dựng thành một phương trình 𝑙𝑛𝑀𝑖 = 𝛼𝑚+ 𝛽 ln (𝑃𝑚𝑖
𝑃𝑑𝑖) + 𝜂𝑚𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖 + 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑖+ 𝑢𝑖 trong đó M là biến phụ thuộc, Pm/Pd, NER, Y là biến độc lập,𝛼, 𝛽, 𝜂, 𝛾 là các hệ số. Số kỳ quan sát là 18.
Hàm cầu xuất khẩu tổng quát có dạng:
𝑙𝑛𝑋𝑖 = 𝛼𝑥 + 𝛽 ln (𝑃𝑥𝑖
𝑃𝑤𝑖) + 𝜂𝑥𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖+ 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑖𝑤+ 𝑢𝑖
Mô hình gồm các biến số là cầu nhập xuất hàng hóa (X) và tỷ giá danh nghĩa song phương (NER), Px là giá xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc, Pw là giá thế giới, Yw là thu nhập thế giới và với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Những biến số này được xây dựng thành một phương trình 𝑙𝑛𝑋𝑖 = 𝛼𝑥 + 𝛽 ln (𝑃𝑥𝑖
𝑃𝑤𝑖) + 𝜂𝑥𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖 + 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑖𝑤 + 𝑢𝑖 trong đó X là biến phụ thuộc, Px/Pw, e, Yw là biến độc lập,𝛼, 𝛽, 𝜂, 𝛾 là các hệ số. Số kỳ quan sát là 18.
Từ mô hình ước lượng, sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất thu được 𝜂𝑥 và 𝜂𝑚, nhận xét 𝜂𝑥 + 𝜂𝑚 để so sánh với 1 theo điều kiện Marshall – Lerner.
Vì điều kiện Marshall – Lerner chỉ đúng trong dài hạn nên số liệu cho hai mô hình được sử dùng từ năm 2000 đến năm 2017.
Trong mô hình, thu nhập thế giới Yw được xác định là chỉ số phát triển của GDP thế giới, giá quốc tế theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế để xác định Pw.
Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng phương trình cầu nhập khẩu 𝑙𝑛𝑀𝑖 = 𝛼𝑚+ 𝛽 ln (𝑃𝑚𝑖
𝑃𝑤𝑖) + 𝜂𝑚𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖+ 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑖 + 𝑢𝑖 dựa trên số liệu về nhập khẩu ở bảng phụ lục 1.6 ta thu được kết quả:
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
lnNER 1.890819 0.327072 5.781043 0.0001
ln (𝑃𝑚
𝑃𝑑) 1.433278 0.504364 2.841754 0.0139
lnY 0.813155 0.098126 8.286842 0.0000
C 0.004569 0.045227 0.101024 0.9211
R-squared 0.887572 Mean dependent var 0.096812
Adjusted R-squared 0.861627 S.D. dependent var 0.084324 S.E. of regression 0.031367 Akaike info criterion -3.883774 Sum of squared resid 0.012791 Schwarz criterion -3.687723
Log likehood 37.01208 Hannan-Quinn criter -3.864286
F- statistic 34.20981 Dubin-Waston stas 1.959734
Prob(F- statistic) 0.000002
1. Phương trình hồi quy tương quan bội được viết ra như sau:
𝑙𝑛𝑀 = 0.004569 + 1.433278 ln (𝑃𝑚
𝑃𝑑) + 1.8910819𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅 + 0.813155𝑙𝑛𝑌 2. R-squared (Hệ số xác định) = 0.887572 nói lên rằng trong 100% sự biến động
của cán cân thương mại thì có 88.72% biến động là do giá nhập khẩu so với giá trong nước, thu nhập trong nước, tỷ giá, phần còn lại là do sai số ngẫu nhiên.
3. Ước lượng cho kết quả 𝜂𝑚 = 1.8910819, nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% thì cầu nhập khẩu tăng 1.891089%.
4. F tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt thực tế (thống kê) của toàn bộ phương trình hồi quy. Với mức ý nghĩa 5% thì mô hình hồi quy này có ý nghĩa vì F > F0.05(3,14) = 3.344
Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng phương trình cầu xuất khẩu 𝑙𝑛𝑋𝑖 = 𝛼𝑥+ 𝛽 ln (𝑃𝑥𝑖
𝑃𝑤𝑖) + 𝜂𝑥𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅𝑖 + 𝛾𝑙𝑛𝑌𝑤 + 𝑢𝑖 dựa trên số liệu về xuất khẩu ở bảng 1.7 ta thu được kết quả:
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
lnNER 1.640992 0.625507 2.623458 0.0254
ln (𝑃𝑥
𝑃𝑤) -0.426450 0.105979 -4.023922 0.0024
lnYw 2.283062 1.068885 2.135929 0.0584
C 0.046122 0.022573 2.047219 0.0678
R-squared 0.882679 Mean dependent var 0.063441
Adjusted R-squared 0.847438 S.D. dependent var 0.111153 S.E. of regression 0.043409 Akaike info criterion -3.201346 Sum of squared resid 0.018834 Schwarz criterion -3.018758
Log likehood 26.40942 Hannan-Quinn criter -3.218248
F- statistic 25.07875 Dubin-Waston stas 1.157072
Prob(F- statistic) 0.000057
1. Phương trình hồi quy tương quan bội được viết ra như sau:
𝑙𝑛𝑋 = 0.046122 − 0.426450 ln (𝑃𝑥
𝑃𝑤) + 1.60992𝑙𝑛𝑁𝐸𝑅 + 2.283062𝑙𝑛𝑌𝑤 2. R-squared (Hệ số xác định) = 0.882679 nói lên rằng trong 100% sự biến động
của cán cân thương mại thì có 88.26% biến động là do giá xuất khẩu so với giá thế giới, thu nhập nước ngoài, tỷ giá , phần còn lại là do sai số ngẫu nhiên.
3. Ước lượng cho kết quả 𝜂𝑥 = 1.640992, nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% thì cầu nhập khẩu tăng 1.640992 %.
4. F tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt thực tế (thống kê) của toàn bộ phương trình hồi quy. Với mức ý nghĩa 5% thì mô hình hồi quy này có ý nghĩa vì F > F0.05(3,12) = 3.490.
Từ hai kết quả trên ta thu được:
𝜂𝑥+ 𝜂𝑚 = 1.640992 + 1.890819 = 3.531811 > 1
Kết quả này thỏa mãn điều kiện Marshall – Lerner, hàm ý khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ, cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
Tóm lại, từ những phân tích trên ta có thể thấy:
Thứ nhất, Tỷ giá và cán cân thương mại có mối tương quan rất mạnh. Tất cả các mô hình đều cho hệ số xác định cao.
Thứ hai, Tốc độ tăng của xuất khẩu khi giảm tỷ giá lớn hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, do vậy khi giảm tỷ giá, giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, cán cân thương mại được cải thiện.
Thứ ba, mối quan hệ giữa tỷ giá đến cán cân thương mại của Trung Quốc là đồng biến. Một sự biến động của tỷ giá thực sẽ tác động đến nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu.
Thứ tư, theo điều kiện Marshall – Lerner, cán cân thương mại của Trung Quốc được cải thiện, điều này là đúng với thực tế trong thời gian qua.