Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và tốc độ phát triển của nước này vẫn duy trì ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng năm 2017 là 6.9%. Thương mại hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 182,729 triệu USD lên tới 2,271,796 triệu USD chỉ sau 20 năm.

Đồ thị 2.1 Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1997 đến 2017 (triệu USD)

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong xuất nhập khẩu hàng hóa trên thế giới.

Nhìn chung giá trị của cả hai hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu đều tăng mạnh qua mỗi năm. Sau 20 năm nỗ lực sử dụng nhiều chính sách khuyến khích thương mại, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên 2,271 tỷ USD (năm 2017) từ 182 tỷ USD năm 1997.

Ngoại trừ hai giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009 và giai đoạn 2013 đến năm 2016 giá trị nhập khẩu và xuất khẩu là có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây nên suy thoái liên tục trong thương mại toàn cầu, ảnh hưởng xuất đến hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới và Trung Quốc cũng không tránh khỏi.

Từ quan điểm xuất khẩu, lý do chính là nhu cầu bên ngoài chậm chạp. Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế từ năm 2008 đã làm suy yếu đà tăng trưởng của kinh tế

182,792

1,430,693 1,201,612

2,342,293

2,097,6312,271,796

1,005,923

1,959,235

1,587,926 1,840,957

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Export Import

thế giới. Sự phục hồi tổng thể của nền kinh tế quốc tế yếu, dẫn đến một giai đoạn điều chỉnh trong thương mại toàn cầu. Giá trị xuất khẩu toàn cầu đã có xu hướng giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2015, WTO công bố số liệu cho thấy trong năm 2015 kim ngạch xuất khẩu 10 tháng của toàn thế giới giảm hơn 11% so với năm 2009.

Năm 2017 hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên, kim nghạch xuất nhập khẩu là 4,112,753 triệu USD trong đó giá trị xuất khẩu đạt tới 2,271,796 triệu USD và giá trị nhập khẩu là 1,840,957 triệu USD tăng 11,59% so với năm 2016.

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2017 được cải thiện chủ yếu là do các yếu tố sau:

Đầu tiên, nhu cầu bên ngoài tăng lên. Từ năm 2017, nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi, nhu cầu trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2017 kinh tế thế giới sẽ tăng 3,6% và tốc độ tăng trưởng tăng 0,4% so với năm 2016. Nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định đã kích thích nhu cầu trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng hoạt động ngoại thương của Trung Quốc.

Thứ hai, nhu cầu trong nước tăng trưởng ổn định. Kinh tế Trung Quốc duy trì phương hướng phát triển ổn định, vừa ổn định vừa phát triển, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, trong năm 2017 lượng nhập khẩu dầu thô, quặng sắt, khí thiên nhiên, sắt thép, quặng đồng và mặt hàng cùng loại tăng 3,3% đến 25,6%. Trên cơ sở tăng trưởng nhanh chóng vào cuối năm 2016, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế tiếp tục duy trì xu hướng tăng ổn định, đẩy giá nhập khẩu tăng, kéo theo giá trị nhập khẩu tăng.

Thứ ba, hiệu ứng của các chính sách được thấy rõ. Từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các văn bản chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ổn định và điều chỉnh cơ cấu trong ngoại thương. Bộ Thương mại cùng với nhiều khu vực và các ban ngành liên quan đã quan tâm chặt chẽ đến việc thực hiện chính sách, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, nâng cao niềm tin của các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu.

Năm 2017 thặng dư thương mại lớn nhất được ghi nhận với Hồng Kông, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Anh, Việt Nam, Singapore và Indonesia. Trung Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại với Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, và Brazil. Đây cũng là những bạn hàng quan trọng của Trung Quốc trong thời gian qua.

Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ (432 tỷ USD), Hồng Kông (281 tỷ USD), Nhật Bản (137 tỷ USD), Hàn Quốc (103 tỷ USD), Đức (71 tỷ USD), Hà Lan (67 tỷ USD) , Ấn độ (68 tỷ USD), Anh (57 tỷ USD), Việt Nam (72 tỷ USD) và Singapore (45 tỷ USD) năm 2017. Bốn thị trường Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc chiếm 41.94% tổng giá trị xuất khẩu.

Bảng 2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD)

Year 2013 2014 2015 2016 2017

Export, total 2,209,004 2,342,293 2,273,468 2,097,637 2,271,796 1. United States 368,406 396,063 409,214 385,677 431,664 2. Hong Kong, China 384,495 363,077 330,463 287,251 280,975 3. Japan 150,132 149,391 135,616 287,251 137,368 4. Korea, Rep. of 91,165 100,333 101,286 129,268 102,834 5. Germany 67,343 72,703 69,155 65,214 71,224 6. Netherlands 60,315 64,929 59,453 57,447 67,325 7. India 48,432 54,217 58,228 58,397 67,925 8. United Kingdom 50,942 57,141 59,567 55,664 57,039 9. Viet Nam 48,586 63,730 66,017 61,094 72,117 10. Singapore 45,832 48,911 51,942 44,495 45,668

Nguồn: adb.org Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm đến 19% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và có xu hướng tăng.

Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung quốc luôn trong trạng thái thâm hụt mạnh, cán cân thương mại Mỹ - Trung Quốc thâm hụt 268 tỷ USD vào năm ngoái.

Thị trường Việt Nam và Ấn độ là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng. Nhu cầu ở

những thị trường này ngày càng tăng, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tới những thị trường này, thị phần xuất khẩu sang Việt Nam và Ấn Độ ngày càng mở rộng, thị trường Việt Nam tăng từ 2,2 % năm 2013 đến 3.2% năm 2017, thị trường Ấn Độ tăng từ 2.19% năm 2013 và đến năm 2017 là 3%.

Nguồn nhập khẩu chính của Trung Quốc là Hàn Quốc (178 tỷ USD), Nhật Bản (165 tỷ USD), Mỹ (155 tỷ USD), Đài Loan (155 tỷ USD), Đức (100 tỷ USD), Úc (95 tỷ USD), Malaysia (54 tỷ USD), Brazil (58 tỷ USD) và Nga (42 tỷ USD) năm 2017.

Bảng 2.2 Các thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc (triệu USD)

Year 2013 2014 2015 2016 2017

Imports, total 1,949,989 1,959,235 1,679,565 1,587,920 1,840,957 1. Korea, Rep. of 183,073 190,109 174,506 158,974 177,523 2. Japan 162,245 162,921 142,903 145,670 165,494 3. United States 152,342 159,061 147,809 135,120 154,839 4. Taiwan,China 156,405 152,007 143,204 138,847 154,796 5. Germany 94,156 105,013 87,623 86,109 96,932 6. Australia 98,954 97,631 73,510 70,895 94,632 7. Malaysia 60,153 55,652 53,277 49,269 53,961 8. Brazil 54,299 51,653 44,089 45,855 58,476 9. Saudi Arabia 53,451 48,508 30,021 23,626 31,751 10. Russian Federation 39,668 41,594 33,259 32,260 41,805

Nguồn: adb.org Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, chiếm tới 35.45% tỷ trọng nhập khẩu. Những mặt hàng yếu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc là nhiên liệu, dầu khoáng chất, các sản phẩm may mặc, nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản và Mỹ là các thiết bị điện tử và máy móc.

Hàn Quốc vẫn luôn là thị trường nhập khẩu chính của Trung Quốc và giá trị nhập khẩu có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo. Trong 5 năm thị phần của Hàn Quốc đã tăng từ 9.39% lên 9.64. Thị phần của một số nước xuất khẩu chính cũng có dấu hiệu tăng trong những năm qua, Nhật Bản tăng từ 8.32% năm 2013 đến 8.99%, Mỹ tăng từ 7.81% đến 8.41%.

Tóm lại, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, ASEAN là các đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc những năm gần đây. Đáng chú ý, Trung Quốc thường có thâm hụt thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc và thặng dư với Mỹ, Hồng Kông, Việt Nam và Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)