ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Thứ nhất, sự thay đổi tỷ giá thực có tác động đến cán cân thương mại. tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại là mạnh và có độ trễ nhất định trong thực tế.

Thứ hai, tác động của tỷ giá thực có ảnh hưởng mạnh tới cán cân thương mại trong nhiều giai đoạn. Cán cân thương mại của Trung Quốc luôn trong trạng thái thặng dư và ngày càng cải thiện. Đây là một trong những kết quả tuyệt vời mà kinh tế Trung Quốc nhận được từ chính sách tỷ giá của mình.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Cuộc cải cách và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả. Chính phủ Trung Quốc điều chính chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt dựa trên tín hiệu thị trường đã hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu, qua đó giúp cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tiền tệ, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế...của Trung Quốc.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc luôn ở mức cao, trung bình 10%/

năm và cao nhất đạt 14.2% năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh đạt 2,271 tỷ USD (năm 2017) từ 182 tỷ USD năm 1997, cán cân thương mại thặng dư 430 tỷ USD năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình 10%/ năm, tỷ lệ lạm phát ổn định vào khoảng 2%/năm, dự trữ ngoại hối lớn, cán cân thanh toán cân bằng.

Trung Quốc nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Trung Quốc về mặt giá cả. Có thể nói chính sách định giá thấp đồng Nhân dân tệ của Trung

Quốc như một sự trợ giá gián tiếp của Chính Phủ cho các sản phẩm xuất khẩu, khiến cho sức cạnh tranh của hàng hóa nước này được cải thiện đáng kể về mặt giá cả. Hoạt động xuất khẩu mang lại những khoản thu khổng lồ cho GDP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác trong quá trình cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới đã đẩy nhanh quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế.

Sau hơn 15 năm phá giá và duy trì một đồng NDT yếu, đã đem đến cho Trung Quốc một lượng dự trữ ngoại hối dồi dào, một nền kinh tế với tiềm lực tài chính mạnh.

Cán cân thương mại Trung Quốc luôn thặng dư. Việc duy trì giá đồng NDT ở mức thấp đã giúp cho hàng hóa Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh rất lớn ở các thị trường thế giới nhất là ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Có thể thấy rằng việc duy trì đồng NDT yếu là một thành công trong việc điều hành chính sách của Trung Quốc.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, chính sách phá giá gây bất lợi đối với hoạt động nhập khẩu bởi lẽ việc duy trì giá trị đồng CNY thấp sẽ khiến cho việc nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu trở nên ngày càng đắt đỏ, gây áp lực lạm phát với nền kinh tế Trung Quốc. Ngay sau khi phá giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã phải chấp nhận trả giá bằng một mức lạm phát cao không mong muốn, năm 1994 là 24,24%, cao hơn năm 1993 tới 66,25%, lớn hơn mức ảnh hưởng thông thường của tỷ giá hối đoái đến mức giá cả hàng hoá - dịch vụ của một nước.

Thứ hai, đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp so với giá trị thực đã góp phần thúc đẩy thặng dư cán cân thương mại tăng lên mạnh mẽ, đồng thời cũng làm cho các luồng vốn đầu tư gián tiếp tăng do kỳ vọng về đồng Nhân dân tệ sẽ lên giá. Trung Quốc đã phải sử dụng chi phí điều tiết ngày càng lớn để can thiệp quy mô lớn trên thị trường ngoại hối nhằm mục đích ngăn không cho đồng Nhân dân tệ lên giá.

Thứ ba, đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp đã thu hút lượng vốn đầu tư quá mức vào lĩnh vực thương mại hàng hóa. Kết quả là, mức tỷ giá thực sẽ tăng và kéo theo lợi nhuận của một số ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa giảm xuống.

Kết luận chương 2

Chương hai tập trung phân tích thực trạng tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Trung Quốc gia đoạn 1997 -2017.

Để có thể phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Trung Quốc trực quan nhất, khóa luận đã đi tìm hiểu và phân tích chính sách tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Trung Quốc qua các giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017. Kết quả đều cho thấy rằng với các quyết sách đúng lúc và phù hợp của Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển ổn định đi lên, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, cán cân thương mại luôn trong trạng thái thặng dư .

Trong quá trình phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Trung Quốc, chú trọng phân tích tác động của yếu tố tỷ giá thực, tỷ giá thực phản ánh rõ nét tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại hơn tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương phản ánh tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại chính xác hơn tỷ giá thực song phương. Qua phân tích cho thấy rằng khi tỷ giá thực song phương tăng tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu có xu hướng giảm, điều này là ngược lại so với lý thuyết. Tỷ giá thực đa phương của Trung Quốc tăng thì tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu cũng tăng, phù hợp với lý thuyết đưa ra.

Phương pháp phân tích định lượng bằng các mô hình hồi quy vào phân tích nhằm đo lường tác động của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là yếu tố tỷ giá thực đa phương. Qua quá trình phân tích cũng thể hiện kết quả rằng yếu tố tỷ giá có tác động đến cán cân thương mại và theo kết quả kiểm định điều kiện Marshell – Lerner phá giá Nhân dân tệ có thể cải thiện cán cân thương mại của Trung Quốc.

Chương hai chính là cơ sở chủ yếu để đưa ra bài học và một số gợi ý về chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại - trường hợp của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)