1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề dân tộc ở việt nam hiện nay và trách nhiệm của sinh viên trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam hiện nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay Và Trách Nhiệm Của Sinh Viên Trong Việc Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Đào Thùy An
Trường học Trường Đại Học Fulbright Việt Nam
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 784,34 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAMTIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC TÊN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: [VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÁ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

TÊN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

[VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN

NAY]

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

TÊN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

[VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN

NAY.]

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐÀO THÙY AN

Mã số sinh viên: 210180

Trang 3

IN T E R N A L

L I CAM ĐOAN Ờ

Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung, kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định

Tác giả

Nguyễn Đào Thùy An

L I NH N XÉT C A GI NG VIÊN Ờ Ậ Ủ Ả

………

………

………

Điểm số:………… Điễm chữ………

Giảng viên ………

Trang 4

IN T E R N A L

I LỜI MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 2

1 Khái quát thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay 2

1.1 Khái niệm về văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh 2

1.2 Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.3 Vai trò và chức năng văn hóa trong phát triển đất nước 4

2 Văn hoá tiên tiến và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 4

2.1 Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc4 2.2 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc hiện nay 6

3 Vai trò của sinh viên trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 9

4 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của sinh viên trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 10

4.1 Tăng cường nhận thức rõ của sinh viên về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 10

4.2 Xây dựng cơ hội các chương trình, kế hoạch cụ thể để phát huy vai trò của sinh viên 12

4.3 Tạo cơ hội các cuộc hội thảo, giao lưu trao đổi về văn hóa cho sinh viên .12

4.4 Phát huy tính tích cực và tinh thần chủ động của sinh viên 13

III KẾT LUẬN 14

Trang 5

IN T E R N A L

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội ngày nay, văn hóa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc mà còn là yếu tố quyết định trong sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia Ở Việt Nam - một đất nước giàu truyền thống và đa dạng văn hóa, việc thúc đẩy tính tự hào dân tộc và hòa nhập với văn hóa thế giới đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ và cộng đồng

Trong bối cảnh này, sinh viên, là những tác nhân trẻ tuổi đầy năng động và tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Sự tích cực và chủ động của sinh viên trong việc tham gia vào các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội đóng vai trò không thể phủ nhận Chính vì vậy, nhu cầu và mong muốn về việc tạo ra cơ hội

và môi trường thích hợp để sinh viên phát huy vai trò của mình trở nên càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết

Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ tập trung vào việc thảo luận về các biện pháp cụ thể để khuyến khích và hỗ trợ sinh viên trong việc tham gia vào việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, cũng như hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại Chúng ta sẽ xem xét về vai trò của các chương trình giáo dục, hoạt động văn hóa

và xã hội trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh viên phát triển nhân cách

và ý thức về văn hóa Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xem xét về vai trò của các chương trình giao lưu, học tập và trải nghiệm đa văn hóa trong việc mở rộng tầm nhìn và kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Tiểu luận này hy vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường nhận thức và sự tham gia tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc cũng như hòa nhập với cộng đồng văn hóa toàn cầu

Trang 6

IN T E R N A L

II NỘI DUNG

1 Khái quát thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay

1.1 Khái niệm về văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, NXN Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000)

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa không chỉ là các nghệ thuật, tri thức mà còn bao gồm ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo

và các công cụ sinh hoạt hàng ngày Tất cả những điều này đều được tạo ra để phục vụ cho sự sinh tồn và mục đích của cuộc sống con người Văn hóa không chỉ

là một phần của cuộc sống mà còn là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt và biểu hiện của con người để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của cuộc sống Trong đời sống, Văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, được coi trọng như nhau

1.2 Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thế kỷ XXI, mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam là phát triển mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Nhận thức này không chỉ đến từ nhu cầu về sự phát triển kinh tế mà còn từ ý thức về sự phát triển toàn

Trang 7

IN T E R N A L

diện của quốc gia, bao gồm cả khía cạnh văn hóa và nhân văn Chúng ta hiểu rằng việc xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại không chỉ là mục tiêu riêng lẻ mà còn là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia Trong xu hướng của toàn cầu hóa ngày càng phát triển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam cũng phải hòa mình vào dòng chảy toàn cầu này Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và đồng thời hấp thụ được những giá trị tinh thần từ các nền văn hóa khác Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Điều này không chỉ là yêu cầu của một đảng phái mà còn

là một yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của quốc gia Việc phát triển văn hóa đồng nghĩa với việc tạo ra một nền tảng vững chắc, từ đó giúp quốc gia tự tin hơn khi hòa mình vào cộng đồng quốc tế Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển văn hóa dân tộc không chỉ là một yếu tố địa lý mà còn là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam vươn lên trên bước đường phát triển Đây là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội lớn để chúng ta tìm kiếm và xây dựng một xã hội phồn thịnh, văn minh và đoàn kết

1.3 Vai trò và chức năng văn hóa trong phát triển đất nước

Trước hết, văn hóa đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc tăng cường sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia Hiện nay, mỗi quốc gia đều phải đối mặt với thực

tế của mối quan hệ toàn cầu đang ngày càng phức tạp và sâu rộng Trong quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập, văn hóa trở thành động lực thúc đẩy quá trình toàn

Trang 8

IN T E R N A L

cầu hóa Theo nhà sử học Hans Morganse, "trong ba yếu tố quyết định sức mạnh của một quốc gia, con người được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, trong đó tính cách dân tộc và tinh thần quốc dân đóng vai trò quan trọng " Sức mạnh của quốc gia không chỉ phản ánh qua các quyết định chính trị mà còn thông qua tinh thần quốc dân, một yếu tố không thể nhìn thấy nhưng lại ảnh hưởng sâu rộng đến ý thức và hành động của mọi người Lịch sử đã chứng minh rằng, các quốc gia có sức mạnh văn hóa mạnh mẽ, dựa trên cơ sở những giá trị cốt lõi của

họ, mới thực sự đạt được sự ổn định và thành công trong việc thực hiện chính sách

và giữ vững quyền lực Các ví dụ về sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới đã là minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của yếu tố này

2 Văn hoá tiên tiến và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

2.1 Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Khi nói về bản sắc của một dân tộc, chúng ta không chỉ đề cập đến những đặc điểm độc đáo và đậm chất của họ qua tính cách, mà còn nhấn mạnh đến tất cả các mặt về đời sống tinh thần và vật chất của dân tộc đó Bản sắc dân tộc được hình thành và củng cố qua lịch sử phát triển của họ, tạo nên một nền tảng ổn định và bền vững Việc duy trì bản sắc dân tộc không chỉ giúp họ thích ứng với các thay đổi mà còn biến những thay đổi đó thành tài nguyên quý báu, thể hiện bản lĩnh và tính cách của dân tộc

Thực tế cho thấy, sự mất mát về bản sắc văn hóa dân tộc có thể đáng sợ hơn cả sự thiếu hụt về tài nguyên vật chất Việc này có thể làm suy yếu và thậm chí làm mất

đi bản chất tồn tại của một dân tộc Dù kinh tế phát triển có mang lại tiện nghi vật chất nhưng nó không thể nào thay thế được giá trị văn hóa của dân tộc

Trang 9

IN T E R N A L

Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là việc giữ gìn những đặc trưng riêng của dân tộc mà còn là việc bảo vệ và phát triển những giá trị mà dân tộc đó mang lại Điều quan trọng là việc này chỉ có thể thực hiện được khi có sự ý thức tự giác từ cả cộng đồng dân tộc

Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự độc lập và tự chủ của dân tộc Đảng ta đã nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh kinh tế thị trường và sự mở cửa quốc tế, việc bảo tồn và nâng cao văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, từ đó kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức và tập quán tốt đẹp, cùng với lòng tự hào dân tộc

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là việc thúc đẩy sự sáng tạo của dân tộc

mà còn là việc giữ cho họ vững vàng trong quá trình hội nhập quốc tế Việc này không chỉ giúp cho các nền văn hóa dân tộc có cơ hội giao lưu, hợp tác và phát triển mà còn tạo ra một phong cách sống và quan niệm giá trị toàn cầu Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc nếu không được thực hiện một cách cẩn trọng và sáng tạo Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc đồng nghĩa với việc loại bỏ những thực tiễn lạc hậu và cổ hủ, cũng như thúc đẩy sự sáng tạo và phù hợp với thời đại mới

2.2 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc hiện nay

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mỗi dân tộc đã tạo ra những giá trị văn hóa đặc biệt, trở thành những truyền thống quý giá của họ Những giá trị này đã được bảo tồn, bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh mới, đáp ứng các yêu cầu của thời đại Cùng với đó, những tinh thần này tiếp tục được bổ sung với các yếu tố

Trang 10

IN T E R N A L

mới và các phương thức biểu hiện mới để thích ứng với quá trình phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa Ngày nay, tình yêu quê hương không chỉ đơn thuần là

sự phản kháng với kẻ thù xâm lược mà còn là mong muốn xây dựng một dân tộc phồn thịnh, có thể đứng vững và cạnh tranh trên trường quốc tế

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc đang gặp phải nhiều thách thức và là một vấn đề đau đầu đối với các nhà lãnh đạo

và nhà nghiên cứu văn hóa Trong thực tế, nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn của cả xã hội, bởi bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc đã được hình thành từ lâu đời và dần được tích luỹ theo thời gian Vậy tại sao vấn đề này lại gây ra tiếng chuông cảnh báo không chỉ cho từng dân tộc mà còn cho toàn bộ đất nước Việt Nam? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng nhìn vào tình hình thực

tế hiện nay của việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc

Nền văn hóa Việt Nam hiện nay là một bức tranh đa sắc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại Ba dạng thức văn hóa nổi bật là văn hóa truyền thống, văn hóa hàn lâm và văn hóa “chạy” theo thị trường, mỗi dạng thức đóng góp vai trò riêng biệt trong đời sống xã hội Văn hóa truyền thống, được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, là nền tảng cho bản sắc dân tộc Nó thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, và nghệ thuật dân gian như ca dao, tục ngữ, múa rối nước, đờn ca tài tử Đây là kho tàng giá trị tinh thần vô giá cần được bảo tồn và phát huy Văn hóa hàn lâm, bao gồm các lĩnh vực nghệ thuật, tri thức, và khoa học,

là biểu hiện của tinh hoa văn hóa dân tộc Nó thể hiện qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật bác học, các công trình nghiên cứu khoa học, và những thành tựu trong giáo dục Văn hóa hàn lâm góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển khoa học

Trang 11

IN T E R N A L

kỹ thuật, và tạo dựng vị thế quốc gia trên trường quốc tế Văn hóa “chạy” theo thị trường, xuất hiện cùng với quá trình toàn cầu hóa, hướng đến lợi nhuận và giải trí, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa phương Tây Nó thể hiện qua các sản phẩm văn hóa đại chúng như phim ảnh, âm nhạc, thời trang, và lối sống hiện đại Văn hóa

“chạy” theo thị trường mang đến nhiều lợi ích như thúc đẩy sự sáng tạo, đa dạng hóa đời sống văn hóa, và mở rộng tầm nhìn

Tuy nhiên, sự giao thoa văn hóa cũng đặt ra những thách thức Nguy cơ mai một bản sắc dân tộc, sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, và những hệ lụy tiêu cực từ văn hóa “chạy” theo thị trường là những vấn đề cần được quan tâm Văn hóa “chạy” theo thị trường, với những sản phẩm giải trí mang tính chất “đám đông” và “hiện đại”, có thể tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi, và đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ Nó có thể làm suy giảm tình thương đồng loại, dẫn đến vô cảm văn hóa, coi bạo lực là bình thường, và hình thành những “tư tưởng lạ” xa rời thuần phong mỹ tục Để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa

“chạy” theo thị trường Cần chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa Việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa là một nhiệm vụ quan trọng, cần sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội Chỉ khi ý thức được giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới một cách có chọn lọc, chúng

ta mới có thể xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 12

IN T E R N A L

Một thực tế khác mà chúng ta có thể nhận thấy là nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Việt Nam đang dần mai một Đa dạng các thể loại và loại hình văn hóa truyền thống đang đối diện với nguy cơ biến mất hoặc biến dạng, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số Hàng nghìn làng, buôn, và bản là những nơi mang giá trị văn hóa lâu đời và đặc trưng cho từng dân tộc, nhưng chúng đang đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh của cuộc sống đương đại Các truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số đang gặp phải nguy cơ bị mất đi hoặc bị thay đổi đáng kể Sự

đe dọa này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự thay đổi trong lối sống, áp lực từ sự hiện đại hóa, và mất mát về ý thức văn hóa Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng

Mặc dù đương đại hóa và sự phát triển không ngừng của xã hội đưa ra những thách thức mới, nhưng vẫn tồn tại một số nhóm thanh niên và sinh viên không quên nguồn cội, không quên bản sắc văn hóa của dân tộc Họ không chỉ tiếp tục truyền thống mà còn khám phá, phát triển, và làm mới theo hướng tích cực và sáng tạo

Có thể thấy rằng, trong xã hội hiện đại, vẫn còn những tinh thần thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, luôn nhớ về gốc nguồn, và tận dụng tinh thần sáng tạo của mình để bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Các tổ chức sinh viên, tổ chức thanh niên cũng như các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn được tổ chức và phát triển, góp phần duy trì và phát triển nền văn hóa dân tộc Tuy nhiên, điều này không có nghĩa

là họ không nhận ra được những vấn đề đang đe dọa bản sắc văn hóa của dân tộc,

và cần phải có những biện pháp hợp lý để bảo tồn và phát huy những giá trị này một cách hiệu quả

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w