1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Tác giả Hoàng Thúy Nga
Người hướng dẫn TS. Thỏi Anh Hòa
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2004
Thành phố Biên Hòa
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 32,63 MB

Nội dung

NHAN XÉT CUA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DANĐề tài: 'Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn muôi heo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai’ do Hoàng Thúy Nga

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

HOÀNG THUÝ NGA

LUẬN VĂN CỬ NHÂNNGÀNH PTNT&KN

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa Kinh Tế, trường

đại học Nông Lâm TP Hỗ Chi Minh xác nhận luận văn “KHẢO SAT TINH

HINH CHAN NUÔI VA VIỆC XỬ LÝ CHẤT THAI CUA CÁC HỘ CHAN

NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI”,tác giả Hoàng Thuý Nga, sinh viên khoá 26, đã bảo vệ thành công trước hội

đồng vào ngày bs.6).04 tổ chức tại //5 C Hội đồng chấm thi tốt

nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

TS Thái Anh Hoà

Người hướng dẫn

Delton

(ký tên, ngày thang’, mam

Chi tịch Hội Đồng chấm thi Thư ký Hội Đồng chấm thi

- JZ

Leo ve et (ký tên, ngày, id ithang /nam) tư (ký tên, Zef 6, /nim )

{4J &/o¥

Trang 3

SỞ NÔNG NGHIỆP Và PTNT DONG NAI CONG HÒA XA HOI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHI CỤC THUY Độc ae Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa ngày 20 tháng 53 năm 2004

BAN NHAN XÉT KET QUA THỰC TAP CUA SINH VIÊN

Theo dé nghi cua Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chi Minh.

Chi cục Thú y tỉnh Dong Nai đã tiếp nhận sinh viên Hoang Thúy Nga Lớp

Phát triển nông thôn và khuyến nông khóa 26, Khoa Kinh tế đến thực tập với

dé tài "Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xứ lý chất thái của các hộ chăn

nuôi trên địa bàn thành phế Biên Hòa, tinh Đồng Nai" từ ngày 25/02/2004

đến ngày 15/5/2004.

£

Qua theo dõi quá trình thực tập và xem xét nội dung luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Thúy Nga, Chi cục Thú v tỉnh Đồng Nai có nhận

như sau: Sinh viên Hoàng Thuy Nga luôn khiêm tốn học hỏi, có nhiêu cỗ

gắng g trong việc tiếp cận thực tế, thu thập các tài liệu liên quan đến để tài và

đã huận thành cơ ban những nội dung, yêu cau của dé tal.

ngh

Net I

Trang 4

NHAN XÉT CUA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN

Đề tài: 'Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn muôi heo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai’ do Hoàng

Thúy Nga thực hiện.

Dé tài được trình bày sạch đẹp, cách diễn đạt rõ ràng Nguồn số liệu của dé tàitương đối phong phú Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu khác nhau có liênquan đến nội dung để tài Nội dung của để tài đáp ứng tương đối tốt mục tiêunghiên cứu đã được để ra Đề tài đã phản ánh được tình hình phát triển chăn nuôi của thành phố Biên Hòa, qui mô chăn nuôi của các hộ chăn nuôi Để đánh giá hiệu qua chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra hộ

chăn nuôi và tính toán hiệu quả chăn nuôi theo loại hình chăn nuôi heo thịt và

heo nái: Tác giả đã dành một phần đáng kể của nội dung để tài để phân tích vềtình hình xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi, chủ yếu để cập đến cách thức xử

lý chất thải gia súc bằng hệ thống biogas Nhìn chung nội dung dé tài đã thể

hiện được sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức của tác giả trong quá

trình thực hiện để tài và có những vấn để mới mẻ được để cập đến so với yêu

cầu của một báo cáo tốt nghiệp đại học

Về mặt hạn chế của để tài thì đối với việc xử lý chất thải chăn nuôi, tác giả chỉ

mới chú trọng đến việc phân tích hiệu quả kinh tế của xử lý bằng biogas, còn

các phương thức xử lý khác như ủ phân tươi hoặc phân độn thì chưa được tính

Trang 5

Đề tài : Khảo sát nh lình chăn nuôi và việc xử lý chất thai của các hộ chăn nuôi

heo trên địa bàn thành phố Biên Hoà _ Đồng Nai

Sinh viên : Hoàng Thay Nga.

NHÂN XÉT

Với nguồn số Gu phone phú từ việc điều tra thực tế tại thành phố Biên Hoa

Tác giả đã tổng hợp và phân tích cho ra thấy toàn cánh thực trạng ngành chăn nuôi

heo và các nhân tố ẩ::h5 nưởng đến sản xuất chủ yếu ở các nông hộ Đồng thời chỉ rõ

qui mô chăn nuôi có inh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ

Tuy nhiên , việ: :ữ lý chất thủ: được tác giả để cập khá khiêm tốn ( chỉ IItrang trong tổng số 37 trang ) khi chỉ so sánh mức tiết kiệm trong việc sử dụng

chiếp , Trong khi đó để thay đối một tập quán một nhân thức

=

bioges va ga công ñ

báo vệ môi trường th) cần rai nhiễu điểu kiện khác , trong đó vai trò của nha nước

đóng vai trò rất tích cực

Mặt khác , thàn!: pho Biên Hòa dung dẫn dan đô thị hóa nên chăn nuôi hộ

( hoặc phân tán ) khang được chuyến khích

Neay (bt áng Ế năm22Ó

a

GV : LÊ VAN MEN

Trang 6

LOI CAM TAThành kính ghi ơn Cha, Mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục va hy sinh

cuộc đời cho chúng con Những gì con đạt được hôm nay là nhờ công ơn Cha,

Mẹ.

Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban

Chủ Nhiệm và quý thầy cô giáo khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ

tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình thực hiện đề tài này

Xin bay 16 lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thay giáo Thái Anh Hòa

đã tận tình chỉ dạy, động viên cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt

nghiệp.

Xin chân thành cắm ơn quý thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường cùngcác anh chị khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện luận văn.

Xin chân thành cám ơn các cô, các chú làm ở Chỉ cục Thú Y, phòng

Nông Nghiệp sở NN & PTNT, Trạm Khuyến Nông, Trạm Thú Y, phòng Kinh

Tế, phòng Tài Nguyên Môi Trường thành phố Biên Hòa đã cung cấp tài liệu,tạo diéu kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin cám ơn các cô, các chú trong Hội Nông Dân cùng toàn thể 80 hộ giađình chăn nuôi heo tại thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong

quá trình khảo sát và điều tra

Xin cám ơn toàn thể các bạn sinh viên lớp PTNT & KN 26, cùng toàn

thể các bạn bè thân hữu đã chia sẻ những vui buồn, giúp đỡ, động viên tôi trongthời gian học tập và thực hiện dé tài

Xin Trân Trọng Ghi Ơn.Hoang Thuý Nga

Trang 7

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC XỬ LÝ

CHẤT THAI CUA CÁC HỘ CHAN NUÔI HEO TREN DIA

BAN THÀNH PHO BIEN HÒA_ TỈNH ĐỒNG NAI

INVESTIGATION OF CURREUT PRODUCTION AND WASTE TREATMENT OF PIG FARMS AT BIEN HOA

CITY, DONG NAI PROVINCE

NOI DUNG TOM TAT

Qua quá trình khảo sát chăn nuôi va việc xử ly chăn nuôi của 80 hộ chăn

nuôi heo trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai:

Chăn nuôi của các hộ rất đa dạng về quy mô, nhiều nhất là từ 50 đến

500 con Hiệu quả chăn nuôi của nhóm từ 500 con trở lên đạt hiệu aa cao nhat,

nhóm kế là nhóm từ 20 đến dưới 100 con Loại hình chăn nuôi nái vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi heo thịt Các hộ chăn nuôi đa số nuôi kết hợp vừa

bán giống vừa nuôi thịt để thu được lợi nhuận cao (81,25%)

Hệ thống dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi phát triển mạnh: nhà thuốc thú

y, công ty thức ăn, phân bố rộng Hệ thống Khuyến Nông, Thú Y hoạt động mạnh, kết hợp với các đoàn thể địa phương chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật, cách thức phòng chống dịch bệnh, cho nhà chăn nuôi

Việc xử lý chất thải gặp rất nhiều khó khăn: quỹ đất hạn hẹp, tận dụngtối đa diện tích xây chuồng trại kiên cố phục vụ chăn nuôi, Dẫn đến việc quản

ly phân, nước thải chăn nuôi đã va đang là vấn dé bức xúc do: tốc độ tăng dan

nhanh, phân ít được tận dụng cho trồng trọt, nuôi tập trung trong khu dân cư,

Xử lý bằng hầm ủ Biogas được người chăn nuôi có chú ý áp dụng, đem

lại nhiễu lợi ích vé xã hội, môi trường, kinh tế nhưng chưa được phổ biến, do người chăn nuôi chú trọng nhiều đến lợi nhuận chăn nuôi hơn xử lý chất thải.

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt XỈVDanh mục bảng biểu XV

1.2.2 Nội dung nghiên cứu

1.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

1.4 Giới hạn đề tài

1.5 Cấu trúc luận văn

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Vai trò của kinh tế hộ gia đình

2.2 Đóng góp của ngành chăn nuôi trong phát triển kinh tế hộ

2.3 Tăng trưởng chăn nuôi của kinh tế hộ với vấn đề môi trường

2.4 Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường như thế nào?

2.4.1 Ô nhiễm không khí do khí thai chăn nuôi

2.4.2 Ô nhiễm đất do chất thải chăn nuôi

2.4.3 Ô nhiễm nước do chất thải chăn nuôi `© œ œ NY HY ¬1 DWH ỨC BF YW CÓ W W B2 NHN Lv

2.5 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi

Trang 9

3.2.2.2 Hệ thống cung cấp điện 263.2.2.3 Hệ thống cung cấp nước 26

3.2.2.4 Tình hình sử dụng đất 27

3.3 Tinh hình kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa 37

3.4 Về văn hoá xã hội 28 3.4.1 Thu nhập — đời sống 28 3.4.2 Giáo dục i 29

3.4.3 Y tế 30

Chương 4 KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi ở thành phố Biên Hòa 31

4.1.1 Số lượng và chất lượng đàn heo 31

4.1.2 Hệ thống quản lý, dịch vụ, kỹ thuật chăn nuôi heo 34

4.1.2.1 Hệ thống khuyến nông 34 4.1.2.2 Hệ thống thú y 35

4.1.2.3 Hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và cửa hàng

thuốc thú y 36

4.1.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ 36

4.2 Hiện trạng chăn nuôi heo ở các hộ điều tra trên địa bàn thành phố Biên Hòa

374.2.1 Thông tin tổng quát về chủ hộ diéu tra 37

4.2.1.1 Thành phần chủ hộ 38

4.2.1.2 Giới tinh chu hộ 38

4.2.1.3 Trình độ văn hóa chủ hộ 38

4.2.1.4 Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ 39

4.2.2 Các nhân tố tác động đến sản xuất nông hộ 40

4.2.2.1 Trình độ chuyên môn 40

Trang 10

4.2.2.2 Quy mô chăn nuôi của hộ 41 4.2.2.3 Loại hình chăn nuôi của hộ 42

4.2.2.4 Mức độ tiếp thu thông tin và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật-khuyến :

nông 42

4.2.2.5 Tình hình tín dụng của các nông hộ 44

4.2.2.6 Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi 46

4.2.2.7 Tình hình tiêm phòng và điều trị bệnh 46

4.2.2.8 Tỷ lệ tham gia của lao động nữ tại nông hộ 47

4.2.3 Đánh giá tình hình chăn nuôi heo tại hộ điều tra 48

4.2.3.1 Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ 48

4.2.3.2 Quy mô chăn nuôi của hộ điểu tra 50

4.2.3.3 Mô hình chăn nuôi 56

4.2.3.4 Mức độ tham gia tập huấn đối với sản xuất nông hộ 60

4.2.3.5 Nhận xét tổng quát về các hộ điều tra chăn nuôi 62

4.2.3.6 Cơ cấu ngành chăn nuôi trong thu nhập của hộ điều tra 624.3 Hiện trạng xử lý chất thải tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai 634.3.1.Công tác quản lý chất thải chăn nuôi heo tại thành phố Biên Hòa 63

4.3.1.1 Những quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 634.3.1.2 Hệ thống cơ quan quần lý môi trường 654.3.1.3 Công tác khuyến nông trong việc xử lý chất thải chăn nuôi heo trên địa

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTV: cộng tác viên

TÌNHH: trách nhiệm hữu hạn

TL_BQXC: trọng lượng bình quân xuất chuông

ĐG_BQ: đơn giá bình quân

UBND: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh

QĐ.CT.UBT: Quyết Định Chủ Tịch Uy Ban Nhân Dan Tinh

NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nóng Thôn

Trang 12

DANH MỤC BANG BIEU

Trang

Bảng 1: Một số loại chế phẩm khử mùi hôi trong chăn nuôi 16

Bảng 2: Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2000-2003 của thành phố BiênHòa 25 Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất 37 Bảng 4: Tổng đàn và sản lượng gia súc, gia cầm xuất chuồng năm 2003 của

thành pho 28

Bảng 5: Tổng đàn heo của các huyện, thị xã, thành phố Năm 2003 31

Bảng 6: Tổng đàn heo của thành phố Biên Hòa giai đoạn 2001-2003 32

Bảng 7: Quy mô, mật độ dan heo của các phường, xã trong thành phố 33

Bang 8: Tỷ lệ giới tính chủ hộ 38 Bảng 9: Trình độ văn hóa của chủ hộ chăn nuôi 39 Bang 10: Trung bình năm chăn nuôi chia theo tuổi của chủ hộ 39 Bảng 11: Trình độ chuyên môn của chủ hộ 40 Bảng 12: Quy mô chăn nuôi các hộ điều tra 41 Bang 13: Loại hình chăn nuôi của hộ 42 Bảng 14: Tham gia các lớp tập huấn 42 Bảng 15: Mức độ tiếp thu thông tin khoa học kỹ thuật từ báo, đài 43

Bang 16: Tín dụng của nông hộ 44

Bảng 17: Mức vay vốn theo quy mô chăn nuôi của hộ 45 Bảng 18: Hình thức tiêm phòng của hộ chăn nuôi 46 Bảng 19: Tỷ lệ tham gia giữa lao động nam, nữ trong 80 hộ điều tra theo loại

hình nuôi 48Bảng 20: Tỷ lệ tham gia lao động nhà nam, nữ theo quy mô hộ 48

Trang 13

Bảng 21: Kết quả — hiệu quả chăn nuôi tính trên | heo thịt chia theo năm chăn

nuôi 49Bảng 22: Chiết tính chi phí chăn nuôi cho 1 heo thịt theo các quy mô 50Bang 23: Kết quả — hiệu quả chăn nuôi của hộ tính trên 1 heo thịt theo quy mô

môi trường 71Bảng 34: Khoản chi phí tiết kiệm được từ việc sử dung biogas 73Bảng 35: Ý kiến hộ chăn nuôi sử dụng biogas 74

Bảng 36: So sánh giữa hộ có xử lý và không xử lý 78

Bảng 37: Lý do hộ không lắp đặt biogas 78

`

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 1: Sơ đồ sự ô nhiễm chất thải chăn nuôi 9

Hình 2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ 37

Trang 15

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra

Phụ lục 2: Một số kiểu hầm biogas tại Đồng Nai

Phụ lục 3: Một số hình ảnh điều tra xử lý chất thải tại thành phố Biên Hòa

Trang 16

đầu người của Việt Nam tăng trung bình hàng năm khoảng 4,5%, đạt mức

khoảng 25kg thịt hơi/người/năm trong năm 2002; trong đó, thịt heo luôn chiếm trên 75% Nhu cầu tiêu thụ tăng cao thúc đẩy ngành chăn nuôi heo bước sang bước phát triển mới: đó là chăn nuôi hàng hóa với các giống heo có tỷ lệ nạc

cao.

Trong xu thế phát triển chung của ngành chăn nuôi cả nước, mặc dù làmột thành phố công nghiệp, nhưng thành phố Biên Hòa có ngành chăn nuôi heokhá phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần tăng thu

nhập và cải thiện đời sống cho không ít hộ gia đình Tuy nhiên, với sự phát triển

nhanh chóng của các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn, việc duy trì và

phát triển chăn nuôi ở đây còn nhiều bất cập, nhất là việc bảo vệ môi trường Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động chăn nuôi heo, thì mặt trái của quá trình phát triển này là sự ô nhiễm do phân và nước thải Thực tế, việc xử lý

chất thải thường khá tốn kém nên chưa có được sự quan tâm đúng mức của nhà

chăn nuôi Việc kiểm soát chất thải điều nuôi trở thành một vấn dé cấp bách

cần được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều góc độ nhằm tìm giải pháp góp phan

hạn chế tác hại của chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con

Trang 17

người, cảnh quan khu dân cư, đô thị nhưng đồng thời không kìm hãm sức phát

triển của ngành chăn nuôi

Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Thái Anh Hòa và được sự tạo điều kiện của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển

Nông Thôn, Chi Cục Thú Y tỉnh Đồng Nai, chúng tôi thực hiện để tài: “Khảo sát

tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địabàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đông Nai”

1.2 Mục Đích và Nội Dung Nghiên Cứu

1.2.1 Mục Đích

- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại thành phố Biên Hòa

- Tính toán kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo theo quy mô

chăn nuôi và loại hình chăn nuôi theo quy mô để thấy mức độ phát triển chăn

nuôi hộ gia đình tại thành phố Biên Hòa

- Xem xét các nhân tố tác động đến sản xuất chăn nuôi của hộ, từ đó đưa

ra các kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ

- Tìm hiểu các hình thức xử lý chất thải để thấy được mức độ giải quyết

ô nhiễm môi trường tại các hộ Lợi ích mang lại của các cách xử lý của nông hộ

về kinh tế, xã hội và môi trường Từ đó có những kiến nghị đẩy mạnh công tác

xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

1.2.2 Nội Dung Nghiên Cứu

- Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi heo theo quy mô, loại hình chăn nuôi

Trang 18

- Thông qua điều tra thấy được hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại

các hộ gia đình ảnh hưởng đến môi trường

- Xem xét tác động của hệ thống Khuyến Nông, Thú Y và Chính QuyềnĐịa Phương đối với hoạt động chăn nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

- So sánh, đánh giá giữa hộ chăn nuôi 4p dụng các biện pháp xử lý chất thải và hộ không áp dụng các biện pháp xử lý chất thải về lợi ích kinh tế và môi

trường.

1.3 Phạm Vi và Thời Gian Nghiên Cứu

1.3.1 Phạm Vi Nghiên Cứu

Tập trung điều tra tình hình chăn nuôi heo và việc xử lý chất thải chăn

nuôi heo tại một số hộ trên địa bàn thành phố Biên Hòa

1.3.2 Thời Gian

Từ ngày 26/2/2004 đến ngày 15/5/2004

1.4 Giới Hạn của Đề Tài

- Nghiên cứu về tình hình chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi hộ gia đình

- Phân tích tình hình xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi có xử lý chất

- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý chất thải nhằm đưa ra ýkiến đẩy mạnh công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường

Trang 19

1.5 Cấu Trúc Luận Văn

Cấu trúc luận văn gồm 5 chương, cụ thể:

- Chương 1: Giới Thiệu Chung

- Chương 2: Cơ Sở Lý Luận

- Chương 3: Tổng Quan

- Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận

- Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị

Trang 20

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Vai Trò của Kinh Tế Hộ Gia Đình

Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ năm 198]; tức

là từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản ViệtNam, khóa 4 (khoán 100) Từ đó đến nay, đường lối chủ trương chính sách phát

triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng liên tục được hoàn thiện theo quá

trình đổi mới chung của đất nước Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 của

Bộ Chính trị (khoán 10) thừa nhận: “ tư cách pháp nhân, bảo đảm bình dang về

quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyển làm ăn chính đáng và thu

nhập hợp pháp của các hộ cá thể ”; Luật Đất Dai ban hành năm 1993 cũng quy

định rõ quyển sử dụng đất của hộ gia đình Những chính sách này đã gắn nôngdân với đất đai, khai thác tốt tiềm năng của từng gia đình nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp Kinh tế hộ gia đình trở thành một chủ thể phát triển kinh

tế trong cơ chế thị trường, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp,

đóng góp phan quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như tổng kimngạch xuất khẩu Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò đặc biệt trong giải quyết nhucầu lương thực thực phẩm cho cả nước, đẩm bảo an toàn lương thực cho QuốcGia Hộ nông dân còn là nguồn cung cấp lao động đổi dao để phát triển các ngành nghề ở nông thôn và các ngành công nghiệp, dịch vụ, góp phần phát triển

nông thôn và đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Trang 21

2.2 Đóng Góp của Ngành Chăn Nuôi trong Kinh Tế Hộ

Theo một nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (Dự án VIE/98/004/B/01/99), trong cơ

cấu kinh tế hộ gia đình, chăn nuôi chiếm một vị trí khá quan trọng Khoảng 82%

số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình Ngành chăn nuôi da và

đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn và kinh

tế hộ gia đình ở Việt Nam Điều này dựa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là hợp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu và tăng trưởng kinh tế hộ gia đình Với ít triển vọng về tăng sản lượng lúa, rau mau và sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài, ngành chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp, vì một số lý do sau:

- Việc tăng sản phẩm chăn nuôi (đặc biệt là đối với các loài động vật cóvòng đời ngắn như heo, gà, vịt, cút ), trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nên

nông nghiệp là sản xuất quy mô nhỏ, tạo cơ hội cho thu nhập bình quân trên một

hecta đất canh tác cao hơn là trồng trọt

- Phát triển công nghiệp chăn nuôi sé phụ thuộc vào một số ngành kinh

tế có quy mô lớn như: chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm súc san Như vậy sẽ tạo điều kiện cho một sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hóa quy mô lớn với các hộ sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn đến biến đổi

_ lớn thu nhập của các hộ gia đình.

- Phát triển chăn nuôi đóng góp một phân đáng kể cho việc cải thiện thành phần dinh dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào

chế độ ăn uống và giúp xóa bồ tình trạng suy đinh dưỡng.

Trang 22

Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra một sự cân đối tỷ trọng chăn nuôi trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp và góp phần tăng thu nhập cho các hộ

-nồng dân.

2.3 Tăng Trưởng Chăn Nuôi của Kinh Tế Hộ với Vấn Đề Môi Trường

Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào chăn nuôi,

đã nâng cao năng suất vật nuôi và năng suất lao động của người chăn nuôi, đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm chăn nuôi của xã hội Song mặt khác,

do chỉ tập trung vào tăng năng suất, quy mô sản xuất theo nhu cầu và lợi íchtrước mắt, khai thác tối đa tiểm năng vật nuôi, mà chưa quan tâm đến chất thải

của vật nuôi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Nếu kết hợp các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả, các hoạt động chăn

nuôi cũng có thể góp phần tạo ra sự cân bằng của môi trường sinh thái Trong

đó, việc kết hợp phát triển chăn nuôi với trồng trọt có thể tạo điều kiện cải tạo

đất đai và nâng cao năng suất của cây trồng

2.4 Tác Động của Chất Thải Chăn Nuôi Đến Môi Trường Như Thế Nào?

Ô nhiễm môi trường: là quá trình chuyển các chất thải hoặc năng lượngvào môi trường, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau trong sản xuất và

sinh hoạt của con người.

2.4.1 Ô Nhiễm Không Khí Do Khí Thai Chăn Nuôi

Khí thải là loại khí được sinh ra trong chuồng nuôi và bãi chứa chất thai

chăn nuôi, Do quá trình phân huỷ hiếu khí và ky khí, quá trình hô hấp của vi sinh

vật tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó loại khí NH; (Amoniac) và HS

Trang 23

(Hydrogen Sulphide) có tác động xấu với người chăn nuôi, gây viêm phổi,

choáng váng và có thể dẫn đến hôn mê, tử vong

Đối với heo, hai khí này làm giảm năng suất heo, sinh ra chứng viêmphổi, ngứa mũi miệng, thở gấp co giật, chứng thủng ở phổi và dẫn đến tử vong.

2.4.2 Ô Nhiễm Đất Do Chất Thải Chăn Nuôi

Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất N, P, K nên dùng làm phân bón sẽ tăng độ màu mỡ cho đất góp phần tăng năng suất cây trồng Tuy nhiên, khi lượng chất thải này quá nhiều không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại trong đất gây bão hòa chất dinh dưỡng, mất cân bằng sinh hóa đất, thoái hóa đất và làm 6 nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm (do bi rửa

trôi và thẩm thấu)

Chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi sinh vật, ấu trùng và trứng

giun sán gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho người và gia súc Các loại này có thể

tồn tại sinh sản trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán

có thể tôn tại từ vài tháng đến vài năm Khi dùng phân tươi để bón cây, rau mau

thì nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc sẽ gia tăng

2.4.3 Ô Nhiễm Nguồn Nước Do Chất Thải Chăn Nuôi

Lượng chất thải chăn nuôi thải vào môi trường quá lớn sẽ gây 6 nhiễm

và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao hồ, sông suối, đầm lay ) Hơn nữa, trongquá trình thẩm thấu của nước sẽ đem theo các chất gây ô nhiễm và vi sinh vật

thâm nhập vào nguồn nước ngầm Phân và nước tiểu gia súc chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng và trứng giun sán có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và

gia súc khi sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là các vùng sông rạch không có

nguồn nước sinh hoạt.

Trang 24

Hình 1: Sơ Đô Sự Ô Nhiễm của Chất Thải Chăn Nuôi

nguồn nước Thải ra đất

Gây phú đưỡng nguồn Ô nhiễm đất do VSV,

nước mặt, nhiễm bẩn ấu trùng, thoai hóa

nguồn nước ngầm đất

Nguồn: Diéu tra tổng hợp

2.5 Một Số Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi

2.5.1 Chế Biến Phân Hữu Cơ

Phân heo là một trong những loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến và lâu đời ở các nước cũng như nước ta, vì phân heo có một khối lượng lớn và dễ

tập trung để làm phân

Mục đích chính của việc trộn ủ (chế biến) là:

Trang 25

- Xử lý mâm bệnh có thể lây lan ảnh hưởng đến con người và cây trồng.

- Biến các chất dinh dưỡng trong phân từ khó tiêu sang dễ tiêu để cây

trông sử dụng

- Khử được mùi hôi thối gây ô nhiễm, giảm khối lượng, dễ dàng bón cho

cây trồng.

& Ủ hiếu khí:

Gọi là ủ hiếu khí vì trong quá trình ủ, đống phân được tơi xốp, thoáng

khí, do đó các vi sinh vật háo khí hoạt động rất mạnh, làm cho nhiệt độ trong

đống phân có lúc lên đến 60C, sau 45-60 ngày là có thể đem phân bón ruộng được, lúc này phân không còn thối như phân tươi vì được phân giải nhanh ở điều kiện thoáng khí và nóng, các chất hữu cơ mau mục, đạm trong phân bị mất đi

nhiều.

& U yếm khí:

Mục đích của phương pháp này là ủ chặt, hạn chế sự mất đạm, có thể để

phân từ 4 đến 6 tháng mới sử dụng, không cần dùng phân nhanh

Cách ủ này cũng tương tự như ủ hiếu khí, khác là nén chặt các lớp phân

và các chất hữu cơ, tạo điều kiện yếm khí trong đống phân, và ủ đống lớn hơn,cao hơn, đồng thời chất độn ding ít hơn Do điều kiện yếm khí nên đống phân ít

nóng và lâu hoai mục hơn phân ủ tơi.

Ủ theo phương pháp này có thể ủ nổi hoặc ủ chìm Để ủ chìm, người ta

đào một cái hố (hố lớn hoặc nhỏ, sâu, cạn là tùy lượng phân ta định ủ), nện chặtdưới đáy và chung quanh, sau đó tiến hành trộn ủ

& U mỳ tiện:

Đây là cách kết hợp giữa ủ hiếu khí và ủ yếm khí Thời gian đầu nên ủ tơi để phân mau mục Sau đó đảo phân lên và vun đống, nén chặt cho đỡ mất

Trang 26

đạm trong quá trình ủ tiếp theo (ủ yếm khí) Ủ theo cách này, sau 2-3 tháng có

thể đem phân ra bón ruộng được

2.5.2 Hầm Biogas (Khí Sinh Học)

2.5.2.1 Khí Sinh Học Là Gì?

Khí sinh học (biogas) là một sản phẩm có giá trị sinh ra từ quá trình ủ

phân, một loại khí cháy tốt, có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, phát điện

Ngoài ra, phần còn lại của quá trình sinh khí vẫn là một loại phân bón, thậm chí

độ dinh dưỡng và khả năng tạo mùn còn tốt hơn phân tươi, hạn chế được mùi hôi

và mầm bệnh, nghĩa là đã hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường (TS.Hóa Học

- Bộ phận chứa khí: khí sinh ra từ bộ phận phân hủy được chứa tại đây.

- Lối vào: nơi nạp nguyên liệu bổ sung vào bể phân hủy

- Lối ra: nguyên liệu sau khi phân hủy được lấy ra lối này

- Lối lấy khí: khí được di chuyển từ bộ phận chứa khí đến nơi sử dụng

(Lvtn_Nguyễn Chí Minh, 2002)

2.5.2.3 Các Kiểu Ham Ủ Biogas

Hiện nay ở Đồng Nai nói chung, Biên Hòa nói riêng có ba loại hầm ủ

thông dụng là:

Trang 27

- Ham ủ có nắp trôi nổi: được lắp đặt ở Đồng Nai từ năm 1990, do SởKhoa Học - Công Nghệ Môi Trường tiến hành vận động lắp đặt.

- Him ủ vòm cố định: được chuyển giao kỹ thuật và lắp đặt ở Đồng Nai

từ năm 2003, do Trung Tâm Khuyến Nông kết hợp với Chính Phú Hà Lan tài trợ

đang thực hiện dự án lắp đặt 1000 hầm trên toàn tỉnh Đến nay, thành phố Biên

Hòa đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 28 hầm

- Hầm ủ bằng túi dẻo: được tiến hành lắp đặt từ 1995, do Trường Đại

Học Nông Lâm phối hợp cùng Trung Tâm Khuyến Nông triển khai chuyển giao

kỹ thuật cho người nông dân Hiện nay, Trung Tâm Nước Sạch và Vệ Sinh Môi

Trường đã và đang tiếp tục tiến hành lắp đặt theo yêu cầu

2.5.2.4 Tâm Quan Trọng của Công Nghệ Biogas

Qua những diéu trên, công nghệ khí sinh học biogas — một công nghệ da

mục tiêu, mang lại nhiều lợi ích, giải quyết được nhiều vấn đề :

- Tạo nguồn năng lượng tái sinh, rẻ và sạch, phục vụ đời sống con người Giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực cộng đồng

nông thôn Với thiết kế khép kín của hầm ủ làm số lượng trứng sán, giun móc vàcác ấu trùng tìm thấy có thể giảm tới 99% Qua đó, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của toàn xã hội, thông qua việc gidm 6 nhiễm môitrường sản xuất, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch

- Giải quyết được một số vấn để nảy sinh khác do thiếu chất đốt Điển hình là giảm chặt phá rừng ở các khu vực trung du, miền núi vì sử dụng biogas

sẽ giảm nhu cầu tiệu thụ gỗ, củi

- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu

cầu chất đốt phục vụ sinh hoạt, sản xuất

Trang 28

- Tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh, hạn chế việc lạm dụng phân hóa

học trong canh tác nông nghiệp, giảm bớt sự thoái hóa va cải thiện đất trồng,

nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá trong hệ thống VAC gia đình Với các

nguyên tố N, P, K của nguyên liệu khi phân hủy hầu như không tổn thất, bên cạnh đó lại chuyển sang dạng phân cây trồng dễ hấp thụ Thực nghiệm cho thấy tại tỉnh Jiangsu, Trung Quốc sau 6 năm sử dụng (1982 - 1986) hàm lượng chất

hữu cơ trong đất tăng 1,3% - 1,7%, sản lượng lúa tăng gấp đôi và lượng phân hóa

học giảm di 86% Ngoài ra, người ta còn dùng bã thải lông để ngâm thóc giống trước khi gieo cho kết quả tốt, tỷ lệ nảy mâm tăng 8,6% - 10,2%, tỷ lệ sống tăng 21% - 24,5%, ma cao khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn (Nguyễn Duy Thiện,

2001).

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mứcsống và tiếp cận điều kiện văn minh đô thị cho người dân nông thôn (trong việc

cải tạo hố xí gia đình, sử dụng khí sinh học trong công việc nội trợ)

- Phát triển biogas cũng có thể tạo nên một nguồn nhiên liệu mới cho

việc cơ giới hóa nông nghiệp Vì gas không chí dùng để nấu ăn, thắp sáng, màcòn để kéo các máy nông nghiệp Theo báo cáo của một đội công nhân nông

nghiệp ở Tứ Xuyên - Trung Quốc, tháng 3/1973 họ đã xây dựng một ham Biogas dung tich 81m? đến giữa tháng 4 ho có thể vận hành một động cơ công suất 3 sức ngựa kéo của một máy bơm nước tưới làm việc từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, chạy động cơ cũng 3 sức ngựa để sản xuất điện năng cung cấp cho một hệ thống truyền thanh của toàn xã Ta có thể nêu một con số tổng quát, một mét

khối biogas thắp sáng một ngọn đèn 60w trong 6 —7 giờ, hoặc chạy động cơ đốt

trong 1 mã lực làm việc được 2 giờ, tương đương với năng lượng của 06 — 0,7kg

xăng Nó cũng có thể sản sinh ra được 1,25KWh điện năng (Nguyễn Duy Thiện,

2001).

Trang 29

- Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ Họ có thời gian

tham gia vào sản xuất và xã hội nhiều hơn

Qua các cuộc diéu tra người ta đã kết luận: “Việc sử dụng bã thải làm

phân bón là một yếu tố kinh tế nổi bật và thường quan trọng hơn chính bản thân

khí sinh học” (Phạm Văn Thành, 2002)

2.6 Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo Khác

2.6.1 Ao Sinh Học

Là hệ thống ao đào nhiều hố (thường là 5) để nước thải chẩy qua một

diện tích lớn, tạo điểu kiện cho quá trình lên men ky khí, lên men yếm khí kếthợp với các thực vật thủy sinh hấp thu các chất ô nhiễm

Quy trình này có ưu điểm là công nghệ và vận hành khá đơn giản, giá

thành rẻ, nhưng có nhược điểm là xử lý không triệt để khí thải, còn mùi hôi, đặcbiệt cÂn diện tích rộng để xử lý đạt hiệu quả (trích: Qui định tạm thời về bảo vệ

môi trường đối với chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

2.6.2 Bể Lắng

Công nghệ này dùng để xử lý nước thải Vận hành bằng cách cho nướcthải chảy qua lưới lọc để loại bổ cặn lớn Sau đó, nước thải được cho chay vào

bể lắng 3 ngăn (thường xây bằng xi măng), nước được luân chuyển liên tục

Chức năng là giảm đi phần lớn các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyếtkhông triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải Định kỳ lấy bùn lắng trong

các bể sử dụng ủ làm phân bón (trích: Qui định tạm thời về bảo vệ môi trườngđối với chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

Trang 30

2.6.3 Hồ Sinh Học

Từ những năm 50, ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,Phillipine, Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng hồ sinh học trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt và cả nước thải công nghiệp Ở Việt Nam nhiều nông hộ đã áp dụng

mô hình kinh tế VACB (vườn, ao, chuồng, biogas) Sản phẩm thu được làm thức

ăn cho người và gia súc.

Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự rữa sạch

ở sông hé nhưng tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn Trong hồ có nhiều loại thực vật nước, tảo, vi sinh vật, cá, phiêu sinh vật, nấm, sinh sống và phát triển.

Quân thể động thực vật này đóng vai trò quan trọng trong quá trình vô cơ hóa

các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản và vô cơ Cá nuôi trong

hồ phát triển bình thường tốc độ lớn nhanh, phẩm chất thịt không thay đổi.

2.6.4 Khử Mùi Hôi Bằng Các Chế Phẩm Enzyme

Trên thị trường có rất nhiều các chế phẩm để khử mùi hôi trong chăn

nuôi (ví dụ như một số loại chế phẩm trong bảng 1)

Các chất này có tác dụng cải thiện môi trường trong chăn nuôi, ngăn

chặn mùi hôi chuồng trại, giảm lượng ký sinh vật, bảo đảm sức khoẻ vật nuôi.Lầm tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm động vật (thịt, sữa, trứng), tăngkhả năng sinh san và sức sống của chúng

Trang 31

Bảng 1: Một Số Loại Chế Phẩm Khử Mùi Hôi trong Chăn Nuôi

STT| Ténsan Ban chat san pham Tac dung

phẩm |

1 | Deodorase Chất trích từ cây yucca Giảm khả năng sinh NH,

2 | Dksaraponi 30 | Chất trích từ cây yucca Giảm khả năng sinh NH,

3 |EM Tổ hợp vi sinh đa chủng Tăng hấp thụ thức ăn,

giảm bài tiết dưỡng chất

4 | EMC Thảo mộc, khóang chất | Giảm sinh NH;, HạS,

thiên nhiên SO;, giải độc trong ống

tiêu hóa

5 | Kem Zym Enzyme tiêu hóa Tăng hấp thụ thức ăn,

giảm bài tiết dưỡng chất

6 | Pyrogreen Hóa sinh tự nhiên Giảm kha năng sinh NH;

7 | Yeasac Tế bào men Tăng hấp thụ thức ăn,

Saccharomyces giảm bài tiết dưỡng chất

| 8 | Lavedoe Hóa chất Diệt ddi phân

Nguồn: Thầy Bùi Xuân An va CTV, 2000

2.7 Phương Pháp Nghiên Cứu

Thu Thập Số Liệu Sơ Cấp Từ Các Hộ Nông Dân

- Diéu tra thu thập số liệu sơ cấp về tình hình chăn nuôi hiện nay, công

việc xử lý chất thải thông qua phỏng vấn các hộ chăn nuôi ở một số phường theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên hộ chăn nuôi, có chú trọng đến

những hộ chăn nuôi lớn.

- Các hộ điều tra nằm trên 03 phường: Long Bình, Hố Nai, Trảng Dài.Thông tin thu thập về tình hình chăn nuôi và cách xử lý chất thải tại nông hộ.

Với số mẫu diéu tra 80 phiếu

- Theo thông tin từ Trạm Khuyến Nông thành phố Biên Hòa, 03 phường

trên là 03 phường tập trung các hộ chăn nuôi phát triển điển hình tại Biên Hòa.

Trang 32

Tình hình xử lý chất thải cũng như ô nhiễm môi trường ở đây là vấn dé rất bức

xúc của thành phố.

Thu Thập Số Liệu Thứ Cấp

- Thu thập các số liệu thống kê về tình hình tổng quát của thành phố Biên Hòa: về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ Phòng Thống Kê thành phố Biên Hòa, Phòng Nông Nghiệp_ Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh

Đồng Nai.

- Thu thập các số liệu thống kê về tình hình chăn muôi, lao động, đất đai

„từ Phòng Kinh Tế thành phố Biên Hòa

- Tìm hiểu các chương trình, số liệu liên quan đến môi trường và xử lý

chất thải từ Trạm Khuyến Nông thành phố Biên Hòa, Phòng Kỹ Thuật và TrạmThú Y thành phố Biên Hòa thuộc Chi Cục Thú Y

- Thu thập số liệu và một số thông tin về biogas từ Khoa Công Nghệ

Môi Trường và Phòng kỹ thuật Biogas - Khoa Chăn Nuôi - Trường Đại Học

Nông Lâm.

Phương Pháp Tính Toán Tổng Hợp

Dùng phần mềm Excel để tiến hành xử lý số liệu thô và tổng hợp

- Phương pháp phân tích phân tổ theo quy mô, phương pháp tính bình

quân.

- Sử dụng một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá tình hình chăn nuôi heo tại

nông hộ:

e Chỉ tiêu kết quả chăn nuôi

+ Chi phí sản xuất: tổng các chi phí nhà chăn nuôi bỏ ra trong quá trình

san xuất (có công nhà và công thuê).

Trang 33

+ Chi phí vật chất: tổng chi phí sản xuất trừ công nhà và công thuê.

e Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

+ Chỉ tiêu hiệu quả 1 đồng chi phí sản xuất:

Trang 34

+ Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh

doanh, nói lên 1 đồng chi phí đầu tư vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh

LN/1 đồng CP: lợi nhuận trên 1 đồng chỉ phí

+ Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chỉ phí sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Chỉ tiêu thu nhập trên 1 déng chi phí sản xuất:

TN

TN/1 đồng CP =

CPSX

Trang 35

Trong đó:

TN: thu nhập

TN/1 đồng CP: thu nhập trên 1 đồng chi phí

* Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chỉ phí sản xuất đem lại bao nhiêu đồng thu nhập

e Các chỉ tiêu về kỹ thuật:

+ Chỉ tiêu trọng lượng bình quân heo thịt xuất chuồng: là trọng lượng heo

nuôi để bán thịt bình quân 1 con trong đàn kể từ heo con 2 — 2,5 tháng tuổi đến

khi xuất chuồng từ 4 — 5 tháng

Tổng TL của dan

TL heo thịt XCBQ =

Tổng số con trong dan

Trong đó:

TL heo thịt XCBQ: tổng trọng lượng xuất chuồng bình quân

Tổng TL của đàn: tổng trọng lượng của dan

+ Chỉ tiêu số heo con bình quân trên bay: là tổng số heo con còn hiệndiện từ lúc sinh ra đến 2 — 2,5 tháng tuổi chia cho số lần heo nái sinh trong năm

Tổng số heo con sinh ra của heo nái

Số heo con BQ/bầy =

Số lần heo nái sinh sản

Trang 36

Chương 3

TỔNG QUAN

Thành phố Biên Hòa là một trong 11 đơn vị hành chánh và là trung tâm

tỉnh ly của tỉnh Đồng Nai Thành phố được chia thành 26 đơn vị hành chính, gồm

23 phường và 3 xã Thành phố là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Đồng Nai, cũngđồng thời là của miễn Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

3.1 Điều Kiện Tự Nhiên

3.1.1 Vị Trí Địa Lý

Thành phố Biên Hòa nằm hai bên bờ sông Đồng Nai (nhưng phần lớn

bên phía tả ngạn), cách trung tâm thành phố Hỗ Chí Minh 30km (theo xa lộ Hà

Nội và quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90km (theo quốc lộ 51)

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu - tỉnh Đồng Nai

- Phía Nam giáp huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai

- Phía Đông giáp huyện Trắng Bom - tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây giáp huyện Dĩ An và huyện Tân Uyên - tinh Binh Dương,

Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh)

'Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố: 154,73 km’

3.1.2 Địa Hình

Thành phố Biên Hòa là vùng đồng bằng thấp, bao gồm: khu đất thấp

nằm ở các vùng đồng bằng thường bị ngập lụt vào mùa mưa và vùng có địa hình

Trang 37

bằng phẳng được bao phủ bởi lớp trầm tích không rắn (trích: báo cáo phòng Kinh

Tế thành phố Biên Hòa)

3.1.3 Đất Đai

Quỹ đất thành phố Biên Hòa có 5 nhóm đất chính: trong đó đất xám có điện lớn chiếm 38,83% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, thuận lợi cho sản

xuất nông nghiệp và nhất là xây dựng; đất phù sa ven sông Đồng Nai chiếm

11,64% đất tự nhiên thích hợp trồng cây hàng năm; đất gley chiếm 10,50% diện tích đất tự nhiên thích hợp trồng lúa, rau, màu và các loại khác; phần còn lại là các loại đất đen, đất tầng mỏng và điện tích sông, hồ.

Đặc điểm quỹ đất ở thành phố Biên Hòa có kết cấu địa chất tương đối

ổn định, vững chắc, không chỉ thích hợp cho sản xuất mà còn thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà xưởng, đường giao thông bến cảng làm giảm chi phí

xử lý nền móng

3.1.4 Khí Hậu

Thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với

các đặc trưng của vùng khí hậu miễn Đông Nam Bộ Hàng năm chia thành hai

mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, thường đến sớm hơn miễn

Tây Nam Bộ.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau

Hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây - Tây Nam và Bắc - Đông

Bắc, là khu vực ít có lốc hay bão

Các yếu tố khí tượng đều thay đổi rõ rệt theo hai mùa nói trên (theo:Niên giám thống kê 2003 tỉnh Đồng Nai)

Trang 38

3.1.5 Nhiệt Độ

Nhiệt độ trung bình tương đối cao 20-27°C, nhưng chênh lệch trung bình

giữa các tháng ít Số giờ nắng trong năm là 2.000 - 2.376 giờ

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm là tháng 1: 24°C.

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm là tháng 4: 28,6 °C.

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (4/1999) là 38,5 °C

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (1/1962) là 13,6 °C

(theo: Niên giám thống kê 2003 tỉnh Đồng Nai)

3.1.6 Độ Ẩm

Độ ẩm không khí ở thành phố Biên Hòa là tương đối cao

Trung bình năm là 80,5%.

Vào mùa mưa thường 80 — 90%.

Vào mùa khô hạ thấp không đáng kể (70 — 80%).

Ẩm nhất thường ở tháng 8 đến tháng 10 trên 90%.

(theo: Niên giám thống kê 2003 tỉnh Đồng Nai)

3.1.7 Lượng Mưa

Lượng mưa trung bình 1.800 - 2.553mm, phân bố không đều, chủ yếu tập

trung vào mùa mưa, chiếm 90,0 - 95,0% lượng mưa cả năm Tháng mưa nhiễu là

tháng 9 (681,4mm), tháng ít mưa nhất là tháng 3 (2,5mm) (theo: Niên giấmthống kê 2003 tỉnh Đồng Nai)

Trang 39

3.1.8 Nguồn Nước

Thành phố Biên Hòa có nguồn và hệ thống nước đây đủ đến các khu

công nghiệp Nguồn nước mặt sông Đồng Nai, với lưu lượng lớn nhất là 880m?/s,

nhỏ nhất là 130m2/s (theo: Niên giám thống kê 2003 tinh Đồng Nai), không chi cung cấp cho Déng Nai mà còn cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh, Bình

dựng và dan sinh với quy mô vừa và nhỏ

3.2 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội của Thành Phố Biên Hòa

3.2.1 Dân Số - Nguồn Nhân Lực

Đến cuối năm 2003, dân số thành phố là 521.580 người, mật độ dân số

3.372 người/kmỶ

Sự phân bố dân cư của thành phố không đều, tập trung ở các phường nội

ô như Trung Dũng, Thanh Bình, Quyết Thắng, Hòa Bình, Quang Vinh mật độ

trung bình khoảng 4.500 người/kmỶ, thấp nhất là phường Long Bình 876

người/km?

Hiện nay dân thành thị 490.487 người chiếm 94,04%, nông thôn 31.093

người chiếm 5,96% Do đó sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn không lớn

lắm.

Trang 40

Bảng 2: Tốc Độ Tăng Dân Số Giai Đoạn 2000-2003 của Thành Phố Biên Hòa

Năm 2000 2001 2002 2003

Chỉ số

Tổng dân số (người) 484667 497560 510.199 521.580

Tỷ lệ tăng dân số (%) - 2.66 2.54 2.23Dân số đô thị (người) 454.472 467.254 476.582 490.487

Dân số nông thôn (người) 30.195 30.306 33.617 31.093

Nguồn: Niên giám thống kê 2003 tỉnh Đồng Nai.

Số lao động trong độ tuổi là 313.673 người (chiếm 60,14% dân số toàn

thành phố); trong đó khu vực nông thôn 21.538 người (chiếm 6,8%), khu vực

thành thị 292.135 người (chiếm 93,13%)

Số lao động tham gia trong các thành phan kinh tế 214.364 người(68,33% so với lao động trong độ tuổi) Trong đó, lao động nông lâm nghiệp10.225 người (chiếm 4,7%); lao động xây dựng 92.155 người (chiếm 42,99%);lao động dịch vụ 111.984 người (chiếm 52,24%) Số lao động chưa có việc làm

và việc làm không ổn định 32.972 người, trong đó có nhu cầu việc làm 25.619người (theo: Niên giám thống kê 2003 tỉnh Đồng Nai)

Với thực tế tình hình lao động như trên, giải quyết việc làm luôn là một

vấn để bức xúc của chính quyền thành phố

3.2.2 Cơ Sở Hạ Tầng

3.2.2.1 Hệ Thống Giao Thông

Đường thủy: sông Đồng Nai chay qua địa phận thành phố Biên Hòa dài

§,5km có vai trò giao thông vận tải thủy rất quan trọng Cảng Đồng Nai với côngxuất thiết kế 325.000 tấn, diện tích cảng 9,5ha và một cầu tàu kích thước là 62m

xl4m.

Ngày đăng: 19/12/2024, 23:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN