Đóng Góp của Ngành Chăn Nuôi trong Kinh Tế Hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai (Trang 21 - 28)

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Đóng Góp của Ngành Chăn Nuôi trong Kinh Tế Hộ

Theo một nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (Dự án VIE/98/004/B/01/99), trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình, chăn nuôi chiếm một vị trí khá quan trọng. Khoảng 82%

số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình. Ngành chăn nuôi da và đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn và kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. Điều này dựa trên quan điểm cho rằng chăn nuôi là hợp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu và tăng trưởng kinh tế hộ gia đình. Với ít triển vọng về tăng sản lượng lúa, rau mau và sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài, ngành chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp, vì một số lý do sau:

- Việc tăng sản phẩm chăn nuôi (đặc biệt là đối với các loài động vật có

vòng đời ngắn như heo, gà, vịt, cút..), trong bối cảnh đặc tính của cơ cấu nên

nông nghiệp là sản xuất quy mô nhỏ, tạo cơ hội cho thu nhập bình quân trên một hecta đất canh tác cao hơn là trồng trọt.

- Phát triển công nghiệp chăn nuôi sé phụ thuộc vào một số ngành kinh tế có quy mô lớn như: chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm súc san...

Như vậy sẽ tạo điều kiện cho một sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực sản xuất hàng hóa quy mô lớn với các hộ sản xuất nhỏ, điều này có thể dẫn đến biến đổi

_ lớn thu nhập của các hộ gia đình.

- Phát triển chăn nuôi đóng góp một phân đáng kể cho việc cải thiện thành phần dinh dưỡng cho người dân thông qua việc tăng thêm chất đạm vào

chế độ ăn uống và giúp xóa bồ tình trạng suy đinh dưỡng.

- Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra một sự cân đối tỷ trọng chăn nuôi - trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp và góp phần tăng thu nhập cho các hộ

nồng dân.

2.3. Tăng Trưởng Chăn Nuôi của Kinh Tế Hộ với Vấn Đề Môi Trường

Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào chăn nuôi, đã nâng cao năng suất vật nuôi và năng suất lao động của người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm chăn nuôi của xã hội. Song mặt khác, do chỉ tập trung vào tăng năng suất, quy mô sản xuất theo nhu cầu và lợi ích trước mắt, khai thác tối đa tiểm năng vật nuôi, mà chưa quan tâm đến chất thải của vật nuôi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Nếu kết hợp các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả, các hoạt động chăn nuôi cũng có thể góp phần tạo ra sự cân bằng của môi trường sinh thái. Trong đó, việc kết hợp phát triển chăn nuôi với trồng trọt có thể tạo điều kiện cải tạo đất đai và nâng cao năng suất của cây trồng.

2.4. Tác Động của Chất Thải Chăn Nuôi Đến Môi Trường Như Thế Nào?

Ô nhiễm môi trường: là quá trình chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau trong sản xuất và

sinh hoạt của con người.

2.4.1. Ô Nhiễm Không Khí Do Khí Thai Chăn Nuôi

Khí thải là loại khí được sinh ra trong chuồng nuôi và bãi chứa chất thai chăn nuôi, Do quá trình phân huỷ hiếu khí và ky khí, quá trình hô hấp của vi sinh vật tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó loại khí NH; (Amoniac) và HS

(Hydrogen Sulphide) có tác động xấu với người chăn nuôi, gây viêm phổi,

choáng váng và có thể dẫn đến hôn mê, tử vong.

Đối với heo, hai khí này làm giảm năng suất heo, sinh ra chứng viêm phổi, ngứa mũi miệng, thở gấp co giật, chứng thủng ở phổi và dẫn đến tử vong.

2.4.2. Ô Nhiễm Đất Do Chất Thải Chăn Nuôi

Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất N, P, K nên dùng làm phân bón sẽ tăng độ màu mỡ cho đất góp phần tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, khi lượng chất thải này quá nhiều không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại trong đất gây bão hòa chất dinh dưỡng, mất cân bằng sinh hóa đất, thoái hóa đất và làm 6 nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm (do bi rửa

trôi và thẩm thấu).

Chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi sinh vật, ấu trùng và trứng

giun sán gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho người và gia súc. Các loại này có thể tồn tại sinh sản trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán có thể tôn tại từ vài tháng đến vài năm. Khi dùng phân tươi để bón cây, rau mau

thì nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc sẽ gia tăng.

2.4.3. Ô Nhiễm Nguồn Nước Do Chất Thải Chăn Nuôi

Lượng chất thải chăn nuôi thải vào môi trường quá lớn sẽ gây 6 nhiễm

và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao hồ, sông suối, đầm lay...). Hơn nữa, trong

quá trình thẩm thấu của nước sẽ đem theo các chất gây ô nhiễm và vi sinh vật thâm nhập vào nguồn nước ngầm. Phân và nước tiểu gia súc chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng và trứng giun sán có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là các vùng sông rạch không có nguồn nước sinh hoạt.

—>TTễễễễễsssan —szww.xan mm...

Hình 1: Sơ Đô Sự Ô Nhiễm của Chất Thải Chăn Nuôi

nhiễm không khí

Khí sinh ra trong quá trình phân huỷ

chăn nuôi Thải vào

nguồn nước Thải ra đất

Gây phú đưỡng nguồn Ô nhiễm đất do VSV, nước mặt, nhiễm bẩn ấu trùng, thoai hóa

nguồn nước ngầm đất

Nguồn: Diéu tra tổng hợp

2.5. Một Số Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi

2.5.1. Chế Biến Phân Hữu Cơ

Phân heo là một trong những loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến và lâu đời ở các nước cũng như nước ta, vì phân heo có một khối lượng lớn và dễ

tập trung để làm phân.

Mục đích chính của việc trộn ủ (chế biến) là:

- Xử lý mâm bệnh có thể lây lan ảnh hưởng đến con người và cây trồng.

- Biến các chất dinh dưỡng trong phân từ khó tiêu sang dễ tiêu để cây

trông sử dụng.

- Khử được mùi hôi thối gây ô nhiễm, giảm khối lượng, dễ dàng bón cho

cây trồng.

& Ủ hiếu khí:

Gọi là ủ hiếu khí vì trong quá trình ủ, đống phân được tơi xốp, thoáng khí, do đó các vi sinh vật háo khí hoạt động rất mạnh, làm cho nhiệt độ trong đống phân có lúc lên đến 60C, sau 45-60 ngày là có thể đem phân bón ruộng được, lúc này phân không còn thối như phân tươi vì được phân giải nhanh ở điều kiện thoáng khí và nóng, các chất hữu cơ mau mục, đạm trong phân bị mất đi

nhiều.

& U yếm khí:

Mục đích của phương pháp này là ủ chặt, hạn chế sự mất đạm, có thể để

phân từ 4 đến 6 tháng mới sử dụng, không cần dùng phân nhanh.

Cách ủ này cũng tương tự như ủ hiếu khí, khác là nén chặt các lớp phân và các chất hữu cơ, tạo điều kiện yếm khí trong đống phân, và ủ đống lớn hơn, cao hơn, đồng thời chất độn ding ít hơn. Do điều kiện yếm khí nên đống phân ít

nóng và lâu hoai mục hơn phân ủ tơi.

Ủ theo phương pháp này có thể ủ nổi hoặc ủ chìm. Để ủ chìm, người ta đào một cái hố (hố lớn hoặc nhỏ, sâu, cạn là tùy lượng phân ta định ủ), nện chặt dưới đáy và chung quanh, sau đó tiến hành trộn ủ.

& U mỳ tiện:

Đây là cách kết hợp giữa ủ hiếu khí và ủ yếm khí. Thời gian đầu nên ủ tơi để phân mau mục. Sau đó đảo phân lên và vun đống, nén chặt cho đỡ mất

đạm trong quá trình ủ tiếp theo (ủ yếm khí). Ủ theo cách này, sau 2-3 tháng có

thể đem phân ra bón ruộng được.

2.5.2. Hầm Biogas (Khí Sinh Học) 2.5.2.1. Khí Sinh Học Là Gì?

Khí sinh học (biogas) là một sản phẩm có giá trị sinh ra từ quá trình ủ phân, một loại khí cháy tốt, có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, phát điện...

Ngoài ra, phần còn lại của quá trình sinh khí vẫn là một loại phân bón, thậm chí độ dinh dưỡng và khả năng tạo mùn còn tốt hơn phân tươi, hạn chế được mùi hôi và mầm bệnh, nghĩa là đã hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường (TS.Hóa Học

Nguyễn Đức Thạch, 2000).

2.5.2.2. Thiết Bị Khí Sinh Học

- Bộ phận phân hủy: là nơi chứa nguyên liệu và đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy ky khí xảy ra (đây là bộ phận chủ yếu của

thiết bị).

- Bộ phận chứa khí: khí sinh ra từ bộ phận phân hủy được chứa tại đây.

- Lối vào: nơi nạp nguyên liệu bổ sung vào bể phân hủy.

- Lối ra: nguyên liệu sau khi phân hủy được lấy ra lối này.

- Lối lấy khí: khí được di chuyển từ bộ phận chứa khí đến nơi sử dụng.

(Lvtn_Nguyễn Chí Minh, 2002)

2.5.2.3. Các Kiểu Ham Ủ Biogas

Hiện nay ở Đồng Nai nói chung, Biên Hòa nói riêng có ba loại hầm ủ

thông dụng là:

- Ham ủ có nắp trôi nổi: được lắp đặt ở Đồng Nai từ năm 1990, do Sở Khoa Học - Công Nghệ Môi Trường tiến hành vận động lắp đặt.

- Him ủ vòm cố định: được chuyển giao kỹ thuật và lắp đặt ở Đồng Nai từ năm 2003, do Trung Tâm Khuyến Nông kết hợp với Chính Phú Hà Lan tài trợ

đang thực hiện dự án lắp đặt 1000 hầm trên toàn tỉnh. Đến nay, thành phố Biên

Hòa đã hoàn tất và đưa vào sử dụng 28 hầm.

- Hầm ủ bằng túi dẻo: được tiến hành lắp đặt từ 1995, do Trường Đại

Học Nông Lâm phối hợp cùng Trung Tâm Khuyến Nông triển khai chuyển giao

kỹ thuật cho người nông dân. Hiện nay, Trung Tâm Nước Sạch và Vệ Sinh Môi Trường đã và đang tiếp tục tiến hành lắp đặt theo yêu cầu.

2.5.2.4. Tâm Quan Trọng của Công Nghệ Biogas

Qua những diéu trên, công nghệ khí sinh học biogas — một công nghệ da mục tiêu, mang lại nhiều lợi ích, giải quyết được nhiều vấn đề :

- Tạo nguồn năng lượng tái sinh, rẻ và sạch, phục vụ đời sống con người.

Giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực cộng đồng nông thôn. Với thiết kế khép kín của hầm ủ làm số lượng trứng sán, giun móc và các ấu trùng tìm thấy có thể giảm tới 99%. Qua đó, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của toàn xã hội, thông qua việc gidm 6 nhiễm môi trường sản xuất, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch.

- Giải quyết được một số vấn để nảy sinh khác do thiếu chất đốt. Điển hình là giảm chặt phá rừng ở các khu vực trung du, miền núi vì sử dụng biogas

sẽ giảm nhu cầu tiệu thụ gỗ, củi.

- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu

cầu chất đốt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

- Tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh, hạn chế việc lạm dụng phân hóa

học trong canh tác nông nghiệp, giảm bớt sự thoái hóa va cải thiện đất trồng,

nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá trong hệ thống VAC gia đình. Với các

nguyên tố N, P, K của nguyên liệu khi phân hủy hầu như không tổn thất, bên cạnh đó lại chuyển sang dạng phân cây trồng dễ hấp thụ. Thực nghiệm cho thấy tại tỉnh Jiangsu, Trung Quốc sau 6 năm sử dụng (1982 - 1986) hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng 1,3% - 1,7%, sản lượng lúa tăng gấp đôi và lượng phân hóa học giảm di 86%. Ngoài ra, người ta còn dùng bã thải lông để ngâm thóc giống trước khi gieo cho kết quả tốt, tỷ lệ nảy mâm tăng 8,6% - 10,2%, tỷ lệ sống tăng 21% - 24,5%, ma cao khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn (Nguyễn Duy Thiện,

2001).

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và tiếp cận điều kiện văn minh đô thị cho người dân nông thôn (trong việc cải tạo hố xí gia đình, sử dụng khí sinh học trong công việc nội trợ).

- Phát triển biogas cũng có thể tạo nên một nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ giới hóa nông nghiệp. Vì gas không chí dùng để nấu ăn, thắp sáng, mà

còn để kéo các máy nông nghiệp. Theo báo cáo của một đội công nhân nông

nghiệp ở Tứ Xuyên - Trung Quốc, tháng 3/1973 họ đã xây dựng một ham Biogas dung tich 81m? đến giữa tháng 4 ho có thể vận hành một động cơ công suất 3 sức ngựa kéo của một máy bơm nước tưới làm việc từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, chạy động cơ cũng 3 sức ngựa để sản xuất điện năng cung cấp cho một hệ thống truyền thanh của toàn xã. Ta có thể nêu một con số tổng quát, một mét khối biogas thắp sáng một ngọn đèn 60w trong 6 —7 giờ, hoặc chạy động cơ đốt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)