Hệ Thống Các Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi và

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 57)

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.4. Hệ Thống Các Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi và

Cửa Hàng Thuốc Thú Y

Trên địa bàn thành phố có các doanh nghiệp sản xuất thức ăn có quy mô lớn như Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty Liên doanh sản xuất thức ăn chăn nuôi Proconco, Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Thanh Bình, Công ty TNHH Long Châu, Xí nghiệp Chế biến nông sản thực phẩm và chăn nuôi Đồng Nai... sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/

năm, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước và 80%

tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai. Thức ăn chăn nuôi do các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa sản xuất không chỉ cung cấp cho nhu câu phát triển chăn nuôi trong tỉnh, mà còn cung cấp cho nhiều

tỉnh, thành phố khác.

Hệ thống cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y được phân bố khá rộng rãi, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

4.1.3. Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm của Nông Hộ Qua hình 1 cho thấy:

- Các hộ chăn nuôi bán sản phẩm phần lớn thông qua thương lái, những

người này sẽ vận chuyển đến nơi tiêu thụ, bán cho cơ sở giết mổ hoặc có thể

thông qua tay thương lái khác mới đến cơ sở giết mổ.

- Các hộ chăn nuôi cũng bán sản phẩm trực tiếp cho các cơ sở giết mổ

không thông qua thương lái.

- Từ các cơ sở giết mổ sẽ phân phối đến các đại lý bỏ mối hoặc cơ sở chế biến, quầy bán lẻ ở các chợ.

- _ Tại chợ, siêu thị, sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hình 2: Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm của Nông Hộ

Thương lái p| Cơsở giết mổ

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp.

Nhìn chung tình hình tiêu thụ heo thịt trên địa bàn khá thuận lợi. Tuy

nhiên, do chưa hình thành được các chợ bán đấu giá gia súc nên trong một số trường hợp, người chăn nuôi vẫn bị thương lái ép cấp, ép giá.

4.2. Hiện Trạng Chăn Nuôi Heo ở Các Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa

4.2.1. Thông Tin Tổng Quát về Chủ Hộ Điều Tra

4.2.1.1. Thành Phần Chủ Hộ

Thanh phan chủ hộ bao gồm:

- Nông dân: 54%.

- Cán bộ công nhân viên: 11%.

- Cán bộ nghỉ hưu: 9%.

- Thành phần khác: 26%.

Thành phần chủ hộ đa số là nông dân 54%, còn lại thuộc thành phần khác. Cho thấy thành phần chủ hộ chăn nuôi khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là

nông dân.

4.2.1.2. Giới Tính Chủ Hộ

Bảng 8: Tỷ Lệ Giới Tính Chủ Hộ

Giới tính Số hộ Tỷ lệ (%) Nam 64 80 Nữ 16 20

Tổng cộng 80 100

Neguén: Điều tra-tính toán tổng hợp.

Trong tổng số hộ điều tra, chủ hộ là nam giới chiếm 80%, chủ hộ là nữ đạt 20%. Cho thấy người ra quyết định trong gia đình đa số vẫn là nam giới.

4.2.1.3. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ

Trong tổng số 80 hộ điều tra, thì không có hộ nào không biết chữ. Cho thấy, do có sự quan tâm của các ban ngành, nhất là ngành giáo dục, đã có sự đầu tư về cơ sở hạ tang, vận động nhân dân, nâng cao công tác giảng day và hoc.

Cho đến nay tại thành phố Biên Hòa đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu

học cơ sé.

Bảng 9: Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ Chăn Nuôi

Trình độ học vấn Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Cấp 1 6 7,5 Cấp 2 38 47,5 Cấp 3 36 45

Tổng cộng 80 100

Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.

Qua bảng 9, đa số chủ hộ déu có trình độ văn hóa tương đối như sau:

- Cấp l1: 7,5%.

- Cấp 2: 47,5%.

- Cấp 3: 45%.

- Mù chữ: 0%.

Đây là diéu kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp xúc kỹ thuật mới, thu nhận thông tin khuyến nông qua báo đài cũng như đáp ứng yêu cầu phát

triển của thành phố.

4.2.1.4. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi của Hộ

Bảng 10: Trung Bình Năm Chăn Nuôi Chia theo Tuổi của Chủ Hộ

Tuổi chủ hộ Trung bình năm chăn muôi Số hộ

Dưới 40 8,5 29 40 — 50 10,5 27

Từ 50 trở lên 17 24 Tổng cộng 12 80

Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.

Số năm chăn nuôi trung bình của các hộ là 12 năm, hộ chăn nuôi lâu

năm nhất là 30 năm, hộ mới chăn nuôi là 3 năm. Cho thấy các hộ chăn nuôi đều có kinh nghiệm chăn nuôi thâm niên. Chăn nuôi ở đây phát triển theo hướng đại gia đình. Nhiều hộ lién kể có mối quan hệ huyết thống với nhau.

4.2.2. Các Nhân Tố Tác Động Đến Sản Xuất Nông Hộ

4.2.2.1. Trình Độ Chuyên Môn

Trong số 80 hộ điều tra, số chú hộ có trình độ chuyên môn về chăn nuôi là 2 người: | Bac Si Thú Y, 1 Sơ Cấp Thú Y chiếm 3%. Ngoài ra, có 20 người thuộc chuyên ngành khác: 8 người trình độ cao đẳng và trung cấp 12 người chiếm tỷ lệ 25%. Còn lại đại đa số chủ hộ (58 hộ) không bằng cấp, chiếm

72,5%.

Bang 11: Trình Độ Chuyên Môn của Chủ Hộ

Trình độ chuyên môn Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Không bằng cấp 58 73 Chuyên ngành chăn nuôi 2 3 Chuyên ngành khác 20 25

Tổng cộng 80 100

Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.

Do đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa tương đối và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nên có kha năng lựa chọn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất hiệu quả để ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của hộ.

Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Biên Hòa và Trung Tâm Khuyến Nông việc chuyển giao các kiến thức khoa học chăn nuôi phù hợp cho các nông hộ đã

được thực hiện linh động và ứng dụng tốt cả về công tác giống lan kỹ thuật chăn

nuôi.

4.2.2.2. Quy Mô Chăn Nuôi của Hộ

Bảng 12: Quy Mô Chăn Nuôi Các Hộ Điều Tra

Quy mô chăn nuôi Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

(con)

<20 13 16 20 — 50 16 20 50 — 100 19 24 100 — 500 27 34

> 500 5 6

Tổng cộng 80 100

Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.

Quy mô chăn nuôi hộ gia đình ở thành phố Biên Hòa nói chung và các hộ điều tra nói riêng thuộc loại khá lớn. Quy mô dưới 20 con đạt tỷ lệ 16% (13 hộ), từ 20 đến dưới 50 con có 16 hộ chiếm tỷ lệ 20%, từ 50 đến dưới 100 con 19 hộ chiếm tỷ lệ 24%, từ 100 con đến dưới 500 con 27 hộ chiếm 34% và từ 500 con trở lên chiếm tỷ lệ 6%. Chăn nuôi hộ gia đình có xu hướng thiên về chăn nuôi kiểu công nghiệp hơn là chăn nuôi kiểu bỏ ống, nguồn thu nhập từ chăn

nuôi có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập của hộ. Những hộ chăn nuôi ở quy mô

từ 100 con trở lên đa số là những hộ chăn nuôi lâu năm, có kinh nghiệm chăn

nuôi và nguồn vốn tự có lớn nhờ tích luỹ qua nhiều năm chăn nuôi “lấy công làm lời” và “lấy ngắn nuôi dài”.

4.2.2.3. Loại Hình Chăn Nuôi của Hộ Bảng 13: Loại Hình Chăn Nuôi của Hộ

Mô hình chăn nuôi Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Thịt 15 18,75 2.Nái và thịt 65 81,25 Tổng cộng 80 100

Nguồn: Điều tra-tinh toán tổng hợp.

Loại hình nuôi chủ yếu là nái và thịt, tỷ lệ hộ nuôi 81,25% (65 hộ điều

tra). Việc kết hợp chăn nuôi này giúp hộ chăn nuôi chủ động được con giống,

tiết kiệm chi phí mua giống.

Tỷ lệ hộ nuôi heo thịt là 15 hộ chiếm 18,75%. Nguồn giống mua từ các công ty, các trang trại và hộ chăn nuôi khác. Theo các chủ hộ này, chất lượng con giống phụ thuộc vào nơi mua, nếu mua từ công ty hay trang trại nuôi sẽ mau lớn, chỉ phí thú y giảm, quay vòng vốn nhanh hơn chỉ trong khoảng 3 tháng nuôi đạt trọng lượng xuất chuồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và việc xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)