KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Tình Hình Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi tại Các Hộ Điều Tra
4.3.2.2. Vếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khâu Xử Lý Chất Thải ở Nông Hộ
4.3.2.2.1. Vi Trí Chăn Nuôi của Nông Hộ
Qua khảo sát thực tế, 80 hộ chăn nuôi đều nằm trong khu dân cư. Nhà nhà liền kê, chuồng nuôi cũng nằm san sát cạnh nhau, diện tích chăn nuôi bị giới hạn, khả năng mở rộng bị hạn chế, Tại khu vực Phường Long Binh, chăn nuôi phát triển mạnh, hầu như nhà nào cũng chăn nuôi, khoảng cách ước chừng giữa hai chuồng nuôi khoảng 1m. Nhiều nhà, chuồng nuôi sát đường di lại, trời nắng hay mưa mùi phân heo khá nồng nặc.
Với địa thế chăn nuôi thuận lợi nhưng hạn hẹp, nhà nhà liền kể, có sự chia nhỏ quỹ đất cho con cháu cùng chăn nuôi, làm cho diện tích đất chăn nuôi trên một đầu con giảm.
Đất đai cũng cần thiết cho thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Theo thực tế diéu tra, 9 hộ trong 26 hộ xử lý biogas chiếm 35% cho rằng biogas chiếm diện tích đất, 24 hộ không xử lý vì không đủ diện tích đất. Như vậy, sự hạn chế về đất đai của 41% các hộ điểu tra (tổng 80 hộ) là lý do chính làm cho việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải gặp khó khăn.
4.3.2.3.2. Kiểu Chuông Nuôi tại Nông Hộ
Bang 31: Kiểu Nền Chuông theo Loại Chuông Của Hộ
Kiểu chuông Số hộ Tỷ lệ (%) Chuồng kiên cd 71 89
- Kiéu nén xi mang 39 49 - Kiéu nén san 7 9
- Cả hai 25 31
Chuồng bán kiên cố 9 11 - Kiểu nền xi măng 9 11 Tổng cộng 80 100
Nguồn tin: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Kiểu chuồng kiên cố tại các hộ chiếm tỷ lệ cao 89%, thiết kế này ổn định chăn nuôi qua các năm. 25 hộ đã có sự đầu tư nâng cấp hệ thống chuồng trại, kết hợp kiểu chuồng nền và chuồng san.
Với thiết kế chuồng nuôi vững chắc, cho thấy các hộ chăn nuôi có dự định lâu đài. Khởi đâu, chăn nuôi mang tính chất bỏ ống, lấy ngắn nuôi dài, dần dan tích luỹ vốn, đầu tư nâng cấp chuồng nuôi, tăng số lượng vật nuôi, mở rộng quy mô theo hướng sản xuất công nghiệp. Vì vậy chất thải từ các hộ cũng tăng theo. Ô nhiễm môi trường xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Việc tận dụng đất đai xung quanh nhà để xây dựng chuồng chăn nuôi kiên cố là nguyên nhân quỹ đất dành cho việc xử lý chất thải không đủ.
4.3.2.3.3. Vị Trí Chuông Nuôi của Nông Hộ
Qua bảng 32 cho thấy vị trí chuồng trại từ nhà đến chuồng nuôi rất gần, có nhà chỉ một bước là từ nhà vào chuồng nuôi ngay, không chỉ thế nhà bếp, nhà ăn sát vách chuồng nuôi. Nói chung, là trong phạm vi khuôn viên nhà ở. Việc này dẫn đến khả năng lây bệnh từ heo qua người là rất lớn.
Bảng 32: Vị Trí Chuéng Trại Chăn Nuôi của Hộ Điều Tra
Khu vực chăn nuôi Khoảng cáchtrung Gần nhất(m) Xa nhất (m)
bình (m)
Nhà ở 2,11 0 30 Giếng nước sinh hoạt 5 82 0 15
Nguồn tin: Diéu tra-tính toán tổng hợp.
Khoảng cách từ chuồng nuôi nhà này đến nhà kế rất gần, gây khó khăn trong việc phòng chống dịch, dé lây nhiễm phát tán bệnh. Hơn nữa việc chăn nuôi trong khu dân cư với quy mô lớn còn gây ô nhiễm tiếng ổn từ các hộ chăn nuôi heo, tiếng kêu đòi ăn rất ồn ào, nhất là vào giờ cho heo ăn. Nhà nhà sát vách gây phién hà cho các hộ dân xung quanh.
Ngoài ra, nước ding trong chăn nuôi heo và sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước giếng khoan có độ sâu 26 - 40 m. Khoảng cách so với chuồng heo gần nhất Om, xa nhất 15m. Nguồn nước này có nguy cơ bị ô nhiễm cao, vệ sinh không được bảo đảm do quá gần chuồng nuôi. Khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi. Vào mùa khô, tình trạng thiếu nước chăn nuôi cũng đã xảy ra cục bộ một số nơi.
4.3.2.3.4. Thông Tin về Công Nghệ Xử Lý Chất Thải của Chủ Hộ Chăn Nuôi Có nhiều cách thức để xử lý chất thải chăn nuôi. Qua điều tra, có 60 hộ biết ít nhất từ 2 cách thức xử lý chất thải trở lên (biogas, ủ phân, cho ra ao, hầm chứa phân, ..). Phổ biến nhất là công nghệ hầm (túi) biogas hầu như 100% hộ đều biết đến hay đã nghe qua.
Xét trên mức độ nhận định đánh giá về môi trường của các hộ trong xử lý chất thải ta thấy:
Bảng 33: Đánh Giá của Hộ Chăn Nuôi về Cách Thức Xử Lý Chất Thải hiện nay đối với Môi Trường
Đánh giá Hộ không xử lý Hộ xử lý biogas Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Không ảnh hưởng 12 22 17 65
ftanhhuéng 27 50 9 35
Rất ảnh hưởng 15 28 - - Tổng cộng 54 100 26 100
Nguồn tin: Điều tra-tinh toán tổng hợp.
Các hộ sử dụng công nghệ biogas đánh giá khả quan về mức không ảnh hưởng đến môi trường 65% hộ, 35% cho rằng vẫn còn chút ảnh hưởng. Chất thải ra từ hệ thống biogas những hộ này cho là vô hại vì “phân vào hầm phân huỷ hết ra toàn nước, rất sạch sẽ ” (ý kiến hộ sử dụng hầm (túi) biogas).
- Bên cạnh đó, trong 54 hộ không xử lý, 12 hộ cho rằng không ảnh hưởng đến môi trường (10 hộ thu phân để bán), 27 hộ cho rằng ít ảnh hưởng, 15 hộ đánh giá rất ảnh hưởng đến môi trường.
Cho thấy các hộ chăn nuôi rất ý thức về chất thải gây ô nhiễm môi trường, có quan tâm đến việc cần phải xử lý chất thải trong chăn nuôi. Đây cũng là thuận lợi trong công tác xử lý môi trường nếu nhà nước có các biện pháp xử lý kiên quyết.
4.3.2.3.5. Yếu Tố Giá Thành Vật Liệu
Chi phí lắp đặt túi ủ biogas khoảng từ 1 — 1,7 triệu đồng, thời gian sử dụng trong vòng 3 năm. Với mức giá như trên tương đối phù hợp với thu nhập của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, đối với hầm ủ chi phí tương đối cao (so với túi ủ). Tính theo chi phí trung bình của các hộ đã lắp đặt khoảng từ 5 - 7 triệu đồng cho 1 hầm, có hộ chi phí lên đến hơn 30 triệu đổng/hầm. Thời gian sử dung hầm theo lý thuyết từ 20 đến 30 năm. Trong thực tế, do mô hình ứng dụng biogas trong
chăn nuôi phát triển ở các hộ trong vòng 15 năm trở lại, nên chưa kiểm chứng
được điều này, nhưng có hầm đã xây dựng 13 năm (hộ ông Vũ Ngọc Ninh), 3
hầm xây dựng được 10 năm vẫn đang sử dụng tốt. Hầm xây chìm ít tốn diện tích đất nhưng chi phí khá cao. Thể tích hầm phụ thuộc vào số lượng heo nuôi. Nên nuôi càng nhiều, đòi hỏi thể tích lớn, diện tích cho hầm tăng và nhất là chi phi
cũng tăng theo.
Như vậy, giá thành lắp đặt ham (túi) biogas cũng có phần ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của hộ chăn nuôi.
4.3.3. Đánh Giá Các Cách Thức Xử Lý Chat Thai Hiện Nay của Hộ
Qua điều tra, có 10 hộ bán phân, số tién thu được là khoản thu nhập thêm của nông hộ. Nước thải từ các hộ này chảy thẳng ra suối, không có xử lý.
Vì vậy, coi như những hộ này không có xử lý chất thải chăn nuôi.
Trong số 6 hộ: cho người khác, thải ra ao nhà bên cạnh. Như vậy, lợi ích về xử lý chất thải của hộ bằng 0 đồng.
Cách thức xử lý được áp dụng nhiều nhất qua điều tra là hệ thống hầm (túi) biogas 26 hộ. Hệ thống hầm này đã được phát triển tại Biên Hòa từ rất
sớm, khoảng 15 năm trở lại đây.
4.3.3.1. Lợi Ích Kinh Tế của Việc Xử Lý Chất Thải
Biogas là công nghệ khí sinh học, sản phẩm của nó bao gồm khí gas và chất mùn làm phân bón (bã thải trong hầm). Hộ chăn nuôi có sử dụng hầm (túi)
biogas thay cho gas công nghiệp.
Vậy, lợi ích đầu tiên của biogas là thay thế cho nguồn nhiên liệu gas nấu nướng của nông hộ. Dem so sánh chi phí hai loại chất đốt này ta có:
Bảng 34:Khoản Chi Phí Tiết Kiệm Được Từ Việc Sử Dung Biogas
PVT:1000 đồng.
Khoản mục Biogas Gas So sánh
(1) (2) (2)-@) @/@
Chi phi phát sinh/tháng 52,48 99,7 47,22 1,89
Chi phí phát sinh/năm 629,76 1196,4 566,64 1,89 Nguồn tin: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Bảng trên cho thấy, mức tiết kiệm một tháng là 47.220 đồng, mỗi năm mức tiết kiệm của hộ nếu dùng biogas là 566.640 đồng tương đương một tháng
lương lao động của công nhân.
Theo TS.Hóa học Nguyễn Đức Thạch: một gia đình 4 người mà chỉ dùng gas phục vụ ăn uống thì phân của 2 con heo cỡ 2-3 tháng tuổi là đủ dam bảo
(Nguồn: Những nghề gắn với nông thôn_trang 224).
Qua đó, cách tính chi phí biogas trên đây mang tính bình quân xây dựng
giữa các hộ. Nếu xét một cách cụ thể từng hộ thì mức chi phí trên sẽ giảm hơn rất nhiều. Do các hộ chăn nuôi quy mô lớn, khí gas sinh ra nhiều. Ngay cả hộ gia đình cũng không sử dụng hết, phải nối dây dẫn gas ra ngoài cho các hộ xung quanh cùng dùng. Điển hình, 26 hộ dùng biogas có 5 hộ cho từ 2 — 3 nhà kế cận (nhân khẩu 4 — 6 người/hộ) dùng chung, 1 hộ dùng gas biogas thay chất đốt nấu rượu bán (hộ ông Đàm Tiến Bộ), cá biệt có 2 hộ điều tra ở phường Long Bình
xây hầm biogas cho 6 hộ khác sử dụng vẫn đủ. Trung bình, 1 hộ quy mô nuôi từ 100 con trở lên làm hầm (túi) biogas, lượng gas sinh ra đủ cung cấp thêm 1 gia
đình khác dùng (nhận xét người chăn nuôi).
Như vậy, mức chiết tính lợi ích kinh tế trên mới chỉ mang tính sơ bộ.
Trên thực tế, lợi ích về kinh tế của biogas mang lại cao hơn nhiều lần.
Ngoài nguồn khí gas sinh ra, biogas còn cung cấp cho hộ trồng trọt một
lượng phân mùn chất lượng cao, an toàn; hộ nuôi thuỷ sản một lượng thức ăn cho
cá với giá rất rẻ. Theo 3 hộ vừa dùng gas biogas vừa lấy phân bán thì mỗi năm tăng thu nhập khoảng 1.000.000 đồng/năm (theo tính toán của hộ chăn nuôi).
4.3.3.2. Hiệu Quả Xã Hội trong Xử Lý Chất Thải
Trong số loại hình xứ lý, thì công nghệ biogas có tác dụng rất tốt trong xử lý ô nhiễm và cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Theo đánh giá của những hộ đã lắp đặt biogas, công dụng của nó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 35: Ý Kiến Hộ Chăn Nuôi Sử Dụng Biogas
Ý kiến Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
I. Thuận lợi:
1. Tiết kiệm thời gian - - 2. Tiét kiém chi phi 10 38 3. Giảm mùi hồi 3 12 4. Tất cả các ý trên 13 50 IL. Bất lợi:
1. Gas có mùi hôi khó chịu 8 31 2. Chiếm diện tích đất 9 35 3. Mau hư hỏng nổi 4 15 4. Gas sinh ra không đều 5 19 II. Tổng số 26 100
Nguồn tin: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Nhận xét của 13 hộ về biogas rất kha quan chiếm tỷ lệ 50% hộ sử dụng biogas. Những thuận lợi của nó cho thấy biogas rất hữu dụng trong xử lý ô nhiễm và cải thiện đời sống người dân.
Biogas sử dụng thay thế cho gas bình, giúp gia đình tiết kiệm khoản chỉ phí đun nấu vì gas bình lúc cao điểm lên đến 120.000 đồng/tháng (nhận xét chủ hộ). 23 trên 26 hộ cho thấy, dùng biogas thì việc đun nấu thoải mái hơn, an toàn hơn, thậm chí không chỉ một hộ nấu mà còn có thể dẫn gas cho nhiều nhà lân cận nấu nướng (ý kiến hộ dùng biogas) như đã nói ở trên.
Từ lâu chúng ta đã biết, gas góp phần rút ngắn thời gian của phụ nữ trong việc bếp núc, giúp quỹ thời gian của phụ nữ nhiều hơn trong việc tham gia vào hoạt động xã hội hay san xuất. Như bảng 35, số lao động nữ tham gia vào
hoạt động chăn nuôi heo tương đương nam giới.
Có 3 hộ trong số 10 hộ kết hợp giữa việc bán phân và hầm biogas. Phân sẽ được hốt trước khi rửa chuồng, nước rửa chuồng sẽ được cho vào hầm (túi) biogas để vừa có thêm nguồn thu từ bán phân vừa có gas đun nấu miễn phí mà không sợ các nhà xung quanh than phiền 6 nhiễm môi trường (ý kiến chủ hộ).
Nhưng với cách thức này đòi hỏi người chăn nuôi phải có biện pháp tôn trữ phân vệ sinh, tránh phát tán mầm bệnh trong phân heo.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hộ cho rằng biogas có vài điểm
không thuận lợi. Chủ yếu là gas có mùi hôi khó chịu (31% ). Nguyên nhân là do dùng bếp thủ công, không đốt hết gas. Vì vậy, để khắc phục cần thực hiện đúng kỹ thuật đốt lửa ngay khi mở khóa, khóa bếp ngay khi không còn sử dụng để
tránh gas thóat ra ngoài. Nên sử dụng bếp công nghiệp “điều chế”, bộ phận điều
hòa gas giúp khắc phục điểm này, mùi hôi sé hoàn toàn không cồn. Khi gas thoát ra ngoài, được đốt cháy ngay, bảo đảm không còn mùi hôi.
SL a2 ANE 5 3 A rae At AR ee eS OO ae aaa —