KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2.4. Mức Độ Tiếp Thu Thông Tin và Tham Gia Các Lớp Tập Huấn Kỹ
Thuật - Khuyến Nông
Bảng 14: Tham Gia Các Lớp Tập Huấn
Tham gia tập huấn kỹ thuật Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Có 63 79
Không 17 21
Tổng cộng §0 100
Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.
79% chủ hộ cho rằng việc tham gia hội thảo, tập huấn khuyến nông là cần thiết cho hoạt động chăn nuôi. Vì với quy mô chăn nuôi cao như hiện nay thì
việc cập nhật kiến thức chăn nuôi là cần thiết. Các kiến thức, kinh nghiệm được trao đổi thu thập thông qua hội thảo, tập huấn rất hữu ích đối với họ.
Tuy nhiên vẫn còn 21% hộ trong tổng số hộ không có dịp tham gia tập huấn khuyến nông hay dự các buổi hội thảo. Chủ yếu do các hộ này không thu xếp được thời gian tham gia, đây là điều có thể nói là rất đáng tiếc của nhiều hộ
trong việc bổ sung thêm kiến thức chăn nuôi cho mình.
Bảng 15: Mức Độ Tiếp Thu Thông Tin Khoa Học Kỹ Thuật từ Báo, Đài Mức độ Khuyến nông trên tivi, radio Báo và tạp chí nông nghiệp
Hộ % Hộ % Thường xuyên 15 18,75 62 77,5 Thinh thoảng 47 58,75 17 21,25 Không 18 22,5 1 1,25 Tổng cộng 80 100 80 100
Nguồn: Điều tra-tinh toán tổng hợp.
Thông tin khoa học kỹ thuật được Trung Tâm Khuyến Nông và các
doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi thường xuyên chuyển đến người dân thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, các ấn phẩm sách báo về chăn nuôi. Qua khảo sát 77,5% hộ chăn nuôi trong số này được cung cấp các tài liệu kỹ thuật để nâng cao và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó, thành phố Biên Hòa có hệ thống cơ sở vật chất đài phát thanh, kênh truyền hình phát triển mạnh. Những năm gần đây thường xuyên thực hiện các chương trình liên quan đến vấn để nông nghiệp như: bạn nhà nông, nhịp cầu nhà nông, ..thu hút được sự quan tâm theo dõi thường xuyên của 15 hộ chăn
nuôi đạt 18,75% hộ, thỉnh thoảng có 47 hộ đạt 58,75% hộ. Diéu này cho thấy rằng các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đã phát huy được vai trò
trung gian hướng đến người nông dân nói chung và nhà chăn nuôi nói riêng, là cầu nối giữa người nông dân với nhà khoa học và các cấp chính quyền.
Trong 80 hộ có 18 hộ chiếm 22,5% số hộ, không thường xuyên theo dõi
chương trình khuyến nông trên ti vi, việc cập nhật thông tin liên quan đến chăn
nuôi chủ yếu qua sách báo, tạp chí.
Tóm lại, đối với các hộ chăn nuôi hiện nay, trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có thì việc học hỏi thêm kỹ thuật sắn xuất là nhu cầu thiết yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi của bản thân, nhất là với những hộ nuôi số lượng lớn. Họ đã chủ động tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ bằng nhiều cách thức trong khả
năng của mình.
4.2.2.5. Tình Hình Tín Dụng của Các Nông Hộ Bang 16: Tin Dung của Nông Hộ
Khoản mục Số lượng (hộ) Ty lệ (%) Vay vốn 44 55 Không vay vốn 36 45 Tổng cộng 80 100
Nguồn: Diéu tra-tinh toán tổng hợp.
Qua diéu tra, số hộ vay vốn là 44 hộ chiếm 55%, số hộ không vay vốn là 36 hộ chiếm 45%. Nguồn vốn vay chủ yếu từ ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Quỹ Tín Dụng, Quỹ hỗ trợ sản xuất của Hội Nông Dân, ..với mức lãi suất dao động từ 0,85% - 1,3% /tháng. Thời gian vay chủ yếu là 6 tháng.
Mức vay tuỳ thuộc vào lượng đầu heo nuôi, giá trị thế chấp tại ngân hàng. Đa số hộ được Hội Nông Dân bảo lãnh vay dưới dạng tín chấp tại ngân hàng Phát Triển Nông Thôn.
Số hộ không vay vốn là 39 hộ. Những hộ này có nguồn vốn tích luỹ đủ trang trải các chỉ phí chăn nuôi của mình, không có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, đa số các hộ chăn nuôi vay chủ yếu dưới hình thức mua cám trả chậm ở các đại
lý hay cửa hàng thức ăn gia súc.
Bảng 17: Mức Vay Vốn theo Quy Mô Chăn Nuôi của Hộ
Lượng tiền vay Quy mô (hộ) Tổng
(triệu đồng) <20 20-50 50-100 100-500 >500 cộng
<10 ) 3 2 1 : 8 10 — 20 4 5 3 7 1 19
>20 : 1 6 7 : 14
Tổng cộng 6 9 10 15 1 41 Tỷ lệ (%) 15 22 24 37 2 100
Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Các hộ vay vốn ở quy mô dau con từ 20 đến 500 con chiếm đa số. Mức vay từ 10 đến 20 triệu đồng là 19 hộ, mức vay trên 20 triệu đồng, 14 hộ. Quy mô từ 100 — 500 con có tỷ lệ vay vốn 15 hộ chiếm 37%, quy mô từ 50 con trở lên là 10 hộ chiếm 24%, số hộ vay vốn ở quy mô dưới 50 con là 9 hộ chiếm 22% và hộ quy mô dưới 20 con là 6 hộ chiếm 15%.
Mục đích vay của các hộ này phục vụ cho chăn nuôi heo, chỉ trả tiễn
cám là chủ yếu. Trong khi đó số hộ nuôi quy mô lớn, mục đích vay chính là mua con giống tốt để cải tạo nguồn giống nuôi hiện tại.
Theo các chủ hộ, nguồn vốn vay này còn thấp so với nhu cầu. Trong 80 hộ thì 60% số hộ có nhu cầu vay thêm vốn để đầu tư cho chăn nuôi. Và mức lãi suất vay hiện tại của Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn là chấp nhận được. Còn một số hộ vay nguồn ngoài (1,3%/tháng) mong muốn mức lãi suất vay giảm
xuống.
4.2.2.6. Tình Hình Sử Dụng Thức Ăn Trong Chăn Nuôi
Trong chăn nuôi heo, chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất. Vậy, muốn giảm chỉ phí sản xuất thì giảm chỉ phí thức ăn là điều các hộ chăn nuôi mong muốn hướng tới. Tuy vậy, nếu nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trọng, sức khoẻ của đàn heo, thời gian chăn nuôi sẽ kéo dài không có lợi. Hiện nay, hầu hết các hộ sử dụng thức ăn tự trộn cám + bắp + đậm đặc + ... cho heo thịt ăn là chính, còn heo con tập ăn phải
sử dụng cám viên dành cho heo tập ăn. Hình thức mua thức ăn cho heo chủ yếu theo hình thức mua gối đâu với đại lý thức ăn gia súc, 80% các hộ mua gối đầu
theo đợt nuôi, 20% hộ còn lại thanh toán ngay.
Tuy nhiên, cũng có hai hộ cho heo ăn cơm thừa xin từ các quán cơm để
tiết kiệm chi phí. Nhưng bù lại thời gian nuôi heo kéo dài thay vì 3 — 4 tháng xuất chuồng thì phẩi từ 5 — 6 tháng heo mới đủ trọng lượng bán (nhận xét của chủ hộ). Cũng có 1 hộ tận dụng hèm từ việc nấu rượu trong gia đình cho heo ăn (hộ Ông Đàm Tiến Bộ), chi phí thức ăn giảm đáng kể, hiệu quả sản xuất được nâng cao rõ rệt. Một số hộ chăn nuôi có vốn (5 hộ), mua máy trộn thức ăn về tự
chế biến thức ăn cho heo, giảm giá thành chi phí thức ăn.
4.2.2.7. Tình Hình Tiêm Phòng và Điều Trị Bệnh Bang 18: Hình Thức Tiêm Phòng của Hộ Chăn Nuôi
Tiêm phòng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Tự tiém phòng 79 98,75 Thuê người tiêm phòng 1 1,25 Tổng cộng 80 100
Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Hình thức tiêm phòng của nông hộ phần lớn tự tiêm phòng cho vật nuôi của mình 98,75%. Dựa vào quy định tiêm phòng thú y và kinh nghiệm.
Với hệ thống nhà thuốc thú y phân bố rộng (51 nhà thuốc thú y), các hộ chăn nuôi chủ yếu lấy công làm lời cộng thêm sự hướng dẫn của các Cộng Tác Viên Thú Y, Hội Nông Dân địa phương và sự tư vấn thường xuyên của Thú Y Viên, cán bộ kỹ thuật của công ty thức ăn gia súc, thuốc thú y giúp hộ chăn nuôi có khả năng tự mua vacxin về tiêm. Hình thức tiêm phòng bệnh như trên, tạo cho hộ chăn nuôi chủ động hơn trong tiêm phòng, đồng thời giúp giảm nhẹ một phần khối lượng công việc cho Trạm Thú Y trong công tác tiêm phòng, chống dịch bệnh. Để phòng một số bệnh khác cho heo, hầu hết các hộ bổ sung thêm kháng sinh trong khẩu phần ăn khi heo có dấu hiệu nhiễm bệnh. Khi không thể
tự chữa hộ mới mời cán bộ thú y đến chẩn đoán, điều trị. Lúc này bệnh trên vật nuôi đã chuyển nặng có kha năng lây lan và phát sinh 6 dịch.
Trong một mật độ chăn nuôi lớn, tập trung như hiện nay thì việc lây lan
bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm, từ đàn heo nhà này sang nhà khác là điểu không thể tránh khỏi nếu không tuân thủ chặt chế quy định tiêm phòng thú y.
Theo các chủ hộ chăn nuôi quy mô từ 100 con trổ lên, công tác thú y rất quan trọng, liên quan đến tăng trọng của đàn heo, nếu tuân thủ tiêm phòng chặt chế thì sức khoẻ đàn heo ổn định, tăng trưởng nhanh và tiết kiệm chỉ phí.
4.2.2.8. Tham gia lao động nữ trong chăn nuôi nông hộ:
Theo bảng 19, sự tham gia của lao động nữ trong chăn nuôi gia đình theo
loại hình nuôi nái và thịt là 55%, theo hình thức nuôi thịt là 49%. Ta thấy, lao động nữ tham gia khá nhiều trong hoạt động chăn nuôi hộ.
Bảng 19: Tỷ Lệ Tham Gia Lao Động Nhà Nam, Nữ Theo Loại Hình Nuôi của
Hộ
Tỷ lệ tham gia (%) Hình thức nuôi
Thịt Nái thịt Nữ 49 55 Nam 51 45
Tổng cộng (%) 100 100
Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Bảng 20: Tỷ Lệ Tham Gia Lao Động Nhà Nam, Nữ Theo Quy Mô Nuôi
Tỷ lệ (%) Quy mô
<20 20 - 50 50-100 100-500 >500 Nữ a7 69 53 45 48 Nam 43 31 47 55 $7
Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Điều tra-tính toán tổng hợp.
Theo quy mô, sự tham gia của nữ lao động nhà có chiều hướng giảm nhưng không nhiều. Đặc biệt với quy mô từ 20 đến dưới 50 con, tỷ lệ đóng góp của lao động nữ khá cao 69%. Quy mô càng lớn, tỷ lệ tham gia của lao động nam trong gia đình có chiều hướng gia tăng.
Tổng số lao động thuê của các hộ là 31 người, trong đó có 18 người lao động nữ và 13 người lao động nam. Số lượng lao động nữ thuê cao hơn lao động nam thuê tại 18 hộ thuê mướn lao động (trong 80 hộ điều tra). Các hộ sử dụng
lao động gia đình là chính.
4.2.3. Đánh Giá Tình Hình Chăn Nuôi Heo tại Hộ Điều Tra 4.2.3.1. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi của Hộ
- Bình quân năm chăn nuôi của các hộ là 12 năm. Chia các hộ thành hai
- Nhóm nuôi dưới 10 năm (22 hộ) - Nhóm nuôi từ 10 năm trở lên (58 hộ)
Bang 21: Kết Quả — Hiệu Qua Chăn Nuôi Tính Trên 1 Heo Thịt Chia Theo
Năm Chăn Nuôi
Khoản mục DVT >10 <10 CPSX 1000 đồng 1.248,877 1.244.158 CPVC 1000 đồng 1.211,646 1.208,277
LDN 1000 đồng 32,78 32,703 LĐT 1000 đồng 4,45 3,178
DT 1000 déng 1.379,607 1.393,615 LN 1000 đồng 130,73 149,56 TN 1000 đồng 163,5 182
- LN/1 đồng CP đ/đ 0,106 0,12
TN/1 đồng CP da 0,132 0,147