Các thông tin được thu thập liên quan đến các van dé sau: đặc điểm chung của hệ dân, hiện trạng sử đụng nước sinh hoạt, nhu cầu dùng nước, ý thức bảo vệ tài nguyên nướccủa người dân, các
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA KINH TE
Í ĐẠI HỌC MÔNG LAM TP.HCM
fTYVWWN Ÿ 3 a |
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ HIỆP PHƯỚC HUYỆN NHÀ BE
TP HÒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGANH PHAT TRIEN NÔNG THON VÀ KHUYEN NÔNG
Giáo viên hướng dan: Sinh viên thực hiện
TS TRAN DAC DÂN TÊN: PHẠM THỊ THANH VÂN
KHÓA: 28
Thành phố Hé Chí MinhTháng 07/2006
Trang 2MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NÓNG LAM UNIVERSITY — HO CHI MINH CITY
8 FACULTY OF ECONOMICS
STUDY ON THE ACTUAL RUNNING WATER USE IN HIEP PHUOC
COMMUNE, NHA BE DISTRICT AND HO CHI MINH CITY
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “KHẢO SÁT HIỆNTRẠNG SỬ DUNG NƯỚC SINH HOAT TẠI XÃ HIỆP PHƯỚC HUYỆN NHÀ
BE THÀNH PHO HO CHÍ MINH” do PHAM THỊ THANH VAN, sinh viên khoá
28 Ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày
Ts TRAN DAC DANNgười hướng dẫn
Ngày thang nam 2006
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Dé đạt được kết quả như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều đơn vị, cá nhân Tôi xin tri ân những sựgiúp đỡ đó Trước hết tôi kính gởi lời cám ơn đến:
Cha, mẹ tôi người đã sinh ra và nuôi đưỡng tôi, tạo mọi điều kiện để tôi học
tập đến ngày hôm nay |
Tập thê giảng viên của trường Đại Học Nông Lâm TPHCM nói chung và cácthầy cô khoa Kinh Tế nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệmquí báu trong quá trình học tập.
Thầy Trần Đắc Dân và thầy Trần Đức Luân đã tận tình hướng dẫn góp ý giúp
tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở tất cả các
phòng ban của UBND xã Hiệp phước, UBND huyện Nhà Bè, Trung Tâm Y Tế Huyện Nhà Bè, Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông ThônThành Phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp thông tin, tài liệu quan trọng cho đề tai
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Vân
Trang 5NOI DUNG TOM TAT
Phạm Thi Thanh Vân, Khoa Kinh Tế, Dai Hoc Nông Lâm Thanh phố Hồ
Chí Minh Thang 6 năm 2006 Khảo sát hiên trang sử dung nước sinh hoat tai xãHiệp Phước huyện Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại các
phòng, ban thuộc UBND xã Hiệp Phước Bên cạnh đó, để thu thập số liệu sơ cấp,
chúng tôi điều tra ngẫu nhiên 70 hộ thuộc 4 ấp trên địa bàn xã Các thông tin
được thu thập liên quan đến các van dé sau: đặc điểm chung của hệ dân, hiện
trạng sử đụng nước sinh hoạt, nhu cầu dùng nước, ý thức bảo vệ tài nguyên nướccủa người dân, các mô hình cung cấp nước, những tác hại của việc sử dụng
nguồn nước không đảm bảo chất lượng Đề tài đùng phương pháp nghiên cứu tại
ban và nghiên cứu điền dã Kết quả nghiên cứu cho thay, người dan thiếu nước
sinh hoạt, đặc biệt là nước uống Người dân được sử dụng nước có chất lượng tốt
từ trạm cấp nước của Nhà nước, còn các giếng nước tư nhân thì bị nhiễm phèn
(giếng của hộ dân) Giá nước người dân sẵn lòng chấp nhận chỉ trả Lượng cungnước chỉ đáp ứng đủ cho các hộ nằm gần trục đường chính Bên cạnh đó, các
chất thải từ chăn nuôi đỗ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý nên ảnh hưởng đếnnguồn nước và môi trường sống Cuối cùng, một số giải pháp được đưa ra nhằm
cải thiện nguồn nước sinh hoạt và góp phần nâng cao cuộc sống của người dân
tại địa phương.
Trang 6Pham Thi Thanh Van, Faculty of Economics, Nong Lam University of Ho Chi Minh City, June — 2006 Study on the actual running water use in Hiep Phuoc Commune Nha Be District and Ho Chi Minh City.
To do this research, a secondary data collection at different departments of Hiep
Phuoc Commune People’s committee was conducted Primary data was collected
through random interview with 70 households of the four villages in Hiep Phuoc
Commune Collected information raising some issues are as follows: the
characteristics of households, the actual running water use, the demand of
running water, the perception of people on water resource protection, the models
of water supply, and the threats of unsafe water to human health Additionally
desk study and field work were applied to this research Results show that people
lack running water, specially drinking water People use good quality of water
from Water Supply Station of State but not from water supply provided by
private sectors due to alum presence People are willing to accept the current
price of running water however quantity of water is sufficient only by those who
live near the main road On the other hand, the waste of animal husbandry
production are thrown directly to the river without treatment, thus, it affected
water sources and environment Finally, some solutions are drawn to improve
running water supply in order to contribute the upliftment of the quality of life of
the people in study site.
Trang 7Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lụcCHƯƠNG 1 ĐẶT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của đề tài
1.2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
1.2.2 Mục tiêu1.2.3 Ý nghĩa1.3 Phạm vi nghiên cứu
2.1.6 Chất lượng nước sinh hoạt và sức khoẻ con người
2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước2.1.8 Tình hình cấp nước trong khu vực các điểm dân cư
2.2 Phương pháp và công cụ nghiền cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Trang 82.2.2 Công cụ nghiên cứuCHƯƠNG 3 TỎNG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý3.1.2 Thời tiết - khí hậu3.1.3 Thổ nhưỡng
3.1.4 Hệ thống kênh rạch3.2 Điều kiện kinh tế
3.2.1 Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng
3.2.2 Thương mại-dịch vụ
3.2.3 Nông nghiệp
3.3 Điều kiện văn hoá xã hội
3.3.1 Dân số3.3.2 Văn hoá thông tin - thé dục thé thao
3.3.3 Công tác y tế - dân số - gia đình - trẻ em3.3.4 Cơ sở hạ tang
3.4 Chợ
3.5 Nước
CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về nhóm hộ điều tra
4.1.1 Qui mô hộ
4.1.2 Kích cỡ nhân khẩu của hộ
4.1.3 Nhóm tuổi và trình độ học vấn
4.1.4 Lao động và các ngành nghẻ chính tại xã
4.1.5 Thu Nhập, Chi Tiêu Bình Quân Một Năm của Hộ
4.1.6 Nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình
4.1.7 Lượng nước sử dụng bình quân một ngày của hộ
4.1.8 Cách xử lý nước sinh hoạt của gia đình
vi
Trang 94.3.2 Hoạt động sản xuấtẢnh hưởng của nguồn nước đối với cuộc sống của người dânNhận thức của người dân về nguồn nước sạch, nguồn nước
bị ô nhiễm 4.5.1 Nhận thức của người dân về nguồn nước sạch 4.5.2 Nhận thức của người đân về nguồn nước bị ô nhiễm
Tình trạng thiếu nước của người dân
So sánh chất lượng nguén nước sinh hoạt của xã với tiêuchuẩn Việt Nam
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt sạch của người dânCác giải đảm bảo nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
3.1.
5.2;
Kết luận
Kiến nghịTài liệu tham khảo
40
42 42
42 43
46
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
TTNSH & VSMTNT Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường
Nông Thôn.
BOD Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy cho quá
trình sinh hoá.
COD Chimical Oxygen Demand: nhu cầu oxy cho quá trình
sinh hoá bằng hoá bằng hoá học
Trang 11DANH MỤC CAC BANG
Bảng 1 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Môi Trường Nước Cho Phép ở Việt Nam
Bảng 2 Nhu Cau Dùng Nước ở Nông Thôn
Bảng 3.Tình Hình Sử Dung Dat của Xã Năm 2005
Bảng 4 Diện Tích, Năng Suat, Sản Lượng Cây Lúa Qua Các Năm
Bảng 5.Số Liệu về Một Số Vật Nuôi qua Những Năm Gần Đây
Bang 6 Diện Tích, Sản Lượng Tôm Sú từ Năm 2002 đến Năm 2005
Bảng 7 Số Lượng và Ty Lệ Nam Nữ của Hộ
Bảng 8 Kích Cỡ Nhân Khẩu Trung Bình của Hộ
Bảng 9 Phân Chia Độ Tuổi Lao Động của Hộ
Bảng 10 Thông Tin về Trình Độ Học Vấn
Bảng 11 Thông Tin về Các Ngành Nghề Chính
Bảng 12 Thông Tin về Thu Nhập Bình Quân của Hộ/năm
Bảng 13 Thông Tin về Chi Tiêu Bình Quân của Hộ/năm
Bảng 14 Tỷ Lệ Chi Tiêu Nước Trên Tổng Thu Nhập của Hộ Trong Năm
Bảng 15 Các Nguồn Nước Hiện Tại Được Sử Dụng của Hộ
Bảng 16 Mức Giá của Từng Loại Nước ;
Bảng 17 Khái Toán Chi Phi Giéng Quy Mô Hộ Gia Đình
Bảng 18 Nhận Xét của Người Dân về Mức Giá Đối Với Nước Uống
Bảng 19 Nhận Xét của Người Dân về Mức Giá Đối Nước Nấu Ăn,
Tắm, Giặt, Rửa Thức Ăn
Bảng 20 Lượng Nước Dùng Bình Quân Một Ngày của Hộ
Bảng 21 Thông Tin Cách Xử Lý Nước trong Sinh Hoạt
Bảng 22 Tình Hình Sử Dụng Nước Uống của Hộ
Bảng 23 Mức Độ Chênh Lệch Sử Dụng Nước Giữa 2 Mùa
Trang
7
8 12
13
14
14
17 17
18
19
Trang 12Bang 24 Khái Toán Chi Phí Xây Dựng Công Trinh Cap Nước của Xã
Bảng 25 Khái Toán Chi Phí Xây Dựng Một Giéng Cấp Nước Tập
Trung Quy Mô Nhỏ
Bảng 26 Nơi Đi Vệ Sinh của Hộ
Bảng 27 Thông Tin về Cách Xử Lý Nguồn Nước Thải Sinh Hoạt
Bảng 28 Thông Tin về Nơi Tiêu Huỷ Rác của Hộ
Bảng 29 Thông Tin về Tình Hình Sức Khỏe của Người Dân
Bảng 30 Hiểu Biết của Người Dân về Nước Sạch
Bảng 31 Nhận Định của Người Dân về Nước Bị Ô Nhiễm
Bảng 32 Thông Tin về Tỉnh Hình Thiếu Nước của Hộ
Bảng 33 Lý Do Thiếu Nước của Hộ ‘
Bảng 34 Nhận Dinh của Người Dân về Nguồn Nước Dang Sử Sụng
Bảng 35 Chất Lượng Nước Giếng Khoan ở Xã với Tiêu Chuẩn Việt Nam
Bảng 36 Nhu Cầu Sử Dụng Nước Sinh Hoạt của Người Dân
Bảng 37 Định Giá Nước Máy Có Thẻ Sử Dụng Được trong Sinh Hoạt
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Đường Cong Phân Phối Chi Tiêu Nước của Hộ
Hình 2 Sơ Đồ Hệ Thống St Dụng Nguồn Nước Ngầm
tại Trạm Cấp Nước Xã Hiệp Phước
xH
Trang
23
30
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Đối Với Chất Lượng Nước Uống và Sinh Hoạt
Phụ lục 2 Các Chỉ Tiêu Chất Lượng của Nước Cấp Sinh Hoạt
Phụ lục 3 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 4 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
xiit
Trang 15CHUONG 1
DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của đề tai
Nước rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người, không
thể có sự sống nếu không có nước Con người mỗi ngày cần từ 1,5-2 lít nước dé
uống Toàn bộ các loài động vật đều cần nước dé uống hoặc hấp thụ nước chứatrong thức ăn Nhiều loại thực vật chứa đến 80-90 % nước
Nước được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải và nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân Nước được dùng làmnguyên liệu (điều chế hidro, oxi), làm dung môi, tác nhân làm lạnh, nguồn năng
lượng (thuỷ điện) Trong giao thông nước là một phương tiện vận tải.
Nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thời tiết và khí hậu
trên hành tinh chúng ta |
Tuy nhiên xã hội càng phát triển, dân số tăng nhanh, tốc độ công nghiệphoá - hiện đại hoá càng tăng, nguồn nước tự nhiên càng cạn kiệt và ô nhiễm Các
đô thị, thành phố, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nơi tập trung phần lớn dân
cư dần dan được dau tư, phát triển các hệ thống cung cấp và xử lý nước phục vụ
cho cả sinh hoạt và sản xuất Còn ở những vùng ven đô, vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa thì lại không được đầu tư đúng mức, gây tình trạng thiếu nước sinhhoạt hoặc nước có chất lượng kém Vì vậy nước sinh hoạt đối với đời sống người
dân ở những vùng ngoại thị là một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm chú
ý một cách hết sức nghiêm túc Quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách nhanh
chóng, các vùng ngoại thị càng phải được quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư
mọi mặt nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống con người Vì thế vấn đề sử dụng
nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của con người hết sức cần thiết cần được đặt lên vị
trí hàng đầu để giải quyết và không thể xem nhẹ
Trang 16Hiệp Phước là xã vùng sâu của huyện Nhà Bè, người dân tiếp cận vớinguồn nước máy còn hạn chế, đa số người dân ở đây sử dụng nước chính trong
sinh hoạt: nước mưa, nước giếng khoan, nước sông Nhưng hiện nay các nguồn
nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng từ các nhà máy tiểu thủ công nghiệp, các
chất do con người thải ra, các chuồng trại Nguồn nước mặt bị nhiễm phén,
nhiễm mặn đến mức không thé sử dung được Trong khi đó, tốc độ đô thị hoá tại
xã lại nhanh chóng mà mạng cấp nước và các giếng nước công nghiệp do thành
phố đầu tư rất nhỏ giọt nên hiện nay nhiều hộ dân vẫn khốn đốn vì thiếu nước
sạch nhất là vào mùa năng Nhiều hộ phải mua nước sạch từ xe bon của tư nhân
với giá lên xuống thất thường tuỳ theo mùa và thường thì giá rất cao Các vấn đểđặt ra: số lượng và chất lượng nước của xã như thế nào? Chất lượng xấu có ảnh
hưởng ra sao đến cuộc sống của người dân? Có những giải pháp nào để nâng cao
chất lượng cũng như số lượng nước đáp ứng nhu cầu cho người dân không? Để
trả lời cho những van dé trên tôi chọn nghiên cứu dé tài: “KHAO SÁT HIEN
TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HỌAT TẠI XÃ HIỆP PHƯỚC HUYỆN
- Đánh gía hiện trạng cấp nước và sử dụng nước sinh hoạt cũng như vấn
đề vệ sinh nguồn nước tại xã Hiệp Phước
- Xác định nhu cầu sử dung nước của người dan tại đại phương
- Biết được những tác hại của việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt khôngđảm bảo chất lượng
- Đề xuất giải pháp góp phan cải thiện nguồn nước sinh hoạt tại xã, nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Trang 171.2.3 Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh phần nào thực trạng sử dụng nước đặc
biệt là nước được cung cấp từ công trình cấp nước tập trung Để từ đó giúp cho
các cơ quan nhà nước ở địa phương có những nhận định chung về tình hình sử
dụng nước cũng như nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, qua đó có nhữngchính sách quản lý, khai thác, cung cấp và bảo tồn nhằm giữ gìn nguồn tài
nguyên này cho tương lai |
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tại xã Hiệp Phước Huyện Nhà Bè TPHCM
Phạm vi thời gian: số liệu thu thập trong kHoảng thời gian từ năm 2002
đến năm 2005
Thời gian khảo sát thực tế: từ ngày 20-3-2006 đến ngày 20-6-2006
1.4 Cấu trúc đề tài
- Chương 1: Đặt vấn đề Chương này nói về lý do chọn dé tài, mục đích, ý
nghĩa của đề tài, phạm vi và cau trúc đề tài
- Chương 2: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lí luận: các khái niệm nước sạch, nước ô nhiễm, nguyên nhân gây
ô nhiễm nước, hậu quả của việc sử dụng nước không đảm bảo chất lượng
+ Phương pháp nghiên cứu: nêu những phương pháp đã sử dung khi thựchiện đề tài
- Chương 3: Tổng quan Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của xã
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nêu và đánh giá hiện trạngcấp nước sinh hoạt và vệ sinh nguồn nước Đưa ra một số giải pháp đảm bảonước sinh hoạt cho người dân.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị Rút ra một số kết quả của việc nghiêncứu và đưa ra một sô kiên nghị.
G2
Trang 18Ngoài ra còn phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành.
Nước tương đôi sạch Bao gồm nước giếng, nước mưa nước ao, hỗ,
được bảo vệ không bị ô nhiễm (có nắp đậy, có bờ che chắn) nước này dùng tăm
rửa, phải có lắng lọc, sát trùng và dun sôi mới dùng cho ăn uống
Khái niệm về ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và
tính chất của nước, cỏ hại cho hoạt động sống bình thường của vi sinh vật và con
người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hoá chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của vi sinh vật cũng như con người Ngoài ra yêu cầu về độ sạch của nước tuỳ theo mụch đích sử dụng nước Có nhiều loại ô nhiễm nước như:
- Ô nhiễm chất hữu cơ: khi chất hữu cơ có nhiều trong nước chúng sẽ bịoxy hoá và tạo ra nhu cầu oxy
_~ Ô nhiễm do độc chất: ô nhiễm các chất kim loại nặng như chì, thuỷ ngân,
nhôm v.v ở nồng độ cao
- Ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm
- Ô nhiễm vi sinh vật: nước mặt ô nhiễm nghiêm trọng về sinh vật
Trang 192.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm nước
Có 2 nguyên nhân ô nhiễm chính: tự nhhiên và nhân tạo
- Tự nhiên: mưa, tuyết tan, nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường
phố, khu công nghiệp kéo theo các chất bản xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm
của hoạt động phát triển của sinh vật
~ Nhân tao: nước thải từ nhà, trường học, khu dân cư, công sở, khu công
nghiệp, nhà máy tiểu thủ công nghiệp
+ Nguồn nước tử nhà: nước thải, nước tiêu tắm, giặt, rửa,
+ Nguồn chất thải từ các nhà máy: chất hữu cơ, sunfua, chì, thuỷ ngân,
các nguyên tố gây hại khác: khai thác dầu mỏ, chất phóng xạ từ nhà máy hạt nhân.
+ Chất thải từ nông nghiệp: các loại phân hoá học: Nitrat, Phôtphat, thuốc
trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại cũng thâm nhập vào thuỷ vực bằng nhiều conđường: rửa trôi bề mặt đất nông nghiệp, do gió thổi khi đang phun thuốc, những
hạt bụi trong không khí có thuốc trừ sâu và lắng đọng xuống, do phun thuốc diệtmuỗi ở những vùng đắt nước và trũng.
2.1.3 Sự hình thành, nguyên nhân gây ô nhiễm nước mưa
Quá trình tạo ra nước mưa: nước từ các sông ngòi, đại dương, suối do quá
trình tăng nhiệt độ tạo ra sự bốc hơi nước trên bề mặt bay lên cao gặp nhiệt độ
thích hợp thành mây, làm thành mưa rơi xuống mặt đất Trong quá trình rơi
xuống những hạt mưa đem theo những hoá chất lơ lửng trong bầu trời
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mưa:
+ Gió cuốn bề mặt thiên nhiên các hạt nước có muối (những vùng gầnbiển, vùng biển)
+ Một số sản phẩm của núi lửa bay trong tầng không khí, các tia lửa điệncủa sắm sét kết hợp với Nito và Oxi thành NO¿, NO;
+ Các chất thải công nghiệp có thể bay ra làm ô nhiễm không khí, các chấtbụi phóng xạ, sự cố các nhà máy điện nguyên tử.
+ Nước mưa cũng bị ô nhiễm trong quá trình thu gom dễ tiếp xúc với bề
mặt máng, ông dẫn bởi bụi ban, lá cây mục, phân chim chóc Các phương tiện
ca
Trang 20dự trữ nước mưa bị bẩn, không có nắp đậy hoặc đưới tác dụng của ánh nắng sẽ sinh rêu trong nước và thành bể chứa, nước dé bị nhiễm ban trở thành môi trường.
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn
2.1.4 Sự ton tại, thành phần nước ngầm
Nước ngầm ở Việt Nam có trữ lượng phong phú và khá tốt về chất lượng.Nước ngầm tổn tại trong các khe/lỗ héng của đất đá được tạo thành trong giaiđoạn tram tích đất đá hoặc ngắm xuống từ các luồng nước mặt, nước mưa Nướcngâm có thé tồn tại cách mặt đất vài mét hoặc vài trăm mét Có nhiều nơi nướcngầm có chất lượng nước tốt lộ ra ngoài tạo thành các nguồn nước thiên nhiên
quý giá Thành phần nước ngầm: thường có khoáng cao, nhiều khi chứa các chất
khí hoà tan, có nhiều sắt, mangan, hàm lượng sắt cao dao động từ một vài ngànmg/lít đến "hàng chục ngàn mg/lit.
2.1.5 Nước mặt
Nguồn gốc nước mặt: nước mặt là dòng chảy của nước mưa, nước chảy ra
từ mạch lộ v.v được tập trung lại tích đọng lại thành dòng, tích đọng ở các ao hồ,đầm vốn có hoặc các đập nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt: về cơ bản thì nguồn nước mặt là
nguồn nước bị ô nhiễm vì trong quá trình di chuyển từ noi này đến nơi khác nó
cuốn theo nhiều chất ban: lá cây thối mục, đất bờ bị xói mòn, cây cỏ, xác súc vật,nước thải sinh hoạt, thậm chí có cả nước thải công nghiệp.
2.1.6 Chất lượng nước sinh hoạt và sức khoẻ con người
Việc cung cấp nước an toàn, đủ và sạch, phối hợp với vệ sinh hợp lý lànhững nhu cầu cơ ban, là những yếu tố thiết thực cho việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu Chúng có thể đóng góp vào việc giảm nhiều bệnh liên quan đến đường
tiêu hóa đối với các cụm dân cư sống ở vùng nông thôn và các vùng ngoại thị
Các dịch bệnh do 6 nhiễm môi trường nước có thể phát triển và lây lan
theo các đường sau đây:
e Nước bẩn => uống => vào cơ thé => các bệnh đường ruột
e Nước ban => tắm rửa => các bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa
© Nước la => nước đá => uống => đau bụng => tả ly
Trang 21e Rau sống => rửa nước lã => ăn vào cơ thé => bệnh đường ruột, giun sán
2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Dé đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, người ta dùng các thông số sau:
- Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng sạ
- Các thông số hoá học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD,
COD, oxy hoà tan, dầu, mỡ, Clorua, Sunphat, Amol, Nitrit, Nitrat, Photphat, các
nguyên tế vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tay rửa và nhiều chấtđộc hại
- Các thông số sinh học: Coliforms, Faecal, Streptococus, tong số vi khuẩn
hiéu khi
Dưới đây là một vài tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước cho phép ở Việt
Nam
Bảng 1 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Môi Trường Nước Cho Phép ở Việt Nam
STT Chỉ tiêu DVT Gia trị giới han
10 Hàm lượng thuỷ ngân (Hg) mg/F 0,001
Id Ham lượng Asen (As) mgi 0,01
12 Esherchia coli ml 0/100
13 Coliforms ml 2,2/100
Nguồn: TTNSH & VSMTNT TPHCM
Trang 222.1.8 Tình hình cấp nước trong khu vực các điểm dân cư
Trong khu vực các điểm dân cư, nhu cầu sử dụng nước rất đa dạng: nướcphục vụ sinh hoạt, nước tưới cây, nước rửa chuồng trại, chăn nuôi Ngoài ra nước
còn phục vụ yêu cầu của các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Nguồn nước sử dụng ở đây cũng rất đa dạng: nước mưa, nước mặt (sông,
ao, hồ ) nước mạch nông (giếng đào) nước mạch sâu (giếng khoan) những vùnggần đô thị còn có thể sử dụng hệ thống cấp nước thành phố Cho tới nay nhìnchung ở nông thôn nước ta, trừ những khu vực có điều kiện sử dụng hệ thống cấpnước thành phố (thường là các khu vực ngoại ô của các thành phố lớn và vừa) và
một số lượng rất ít các điểm dan cư có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật dé tiếnhành xử lý nước sinh hoạt, hầu hết các điểm dân cư chưa xây dựng được hệ
thống lọc và khử trùng cho nước sinh hoạt
Hình thức cấp nước ở nông thôn cũng tùy điều kiện cu thé dé xác định Có
thể dùng hình thức cấp nước độc lập cho từng hộ: mỗi hộ có giếng nước, néu
nguồn nước có nhiễu sắt, phèn thi cần có hệ thống lọc Nếu điều kiện cho phép
có thể xây dựng giếng khoan UNICEF, mỗi giếng khoan có thể phục vụ yêu cầu
sinh hoạt cho khoảng 100 đến 150 người (tương đương với 20-30 hộ dân cư)
Lượng nước dùng ở nông thôn chủ yếu phục vụ cho như cầu ăn, uống, tắm, giặt
và chăn nuôi Nhu cầu đó biến động khác nhau theo mùa.
Bảng 2 Nhu Cầu Dùng Nước ở Nông Thôn
Lượng nước dùng (líưngười/ngày)
Trang 232.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tại bàn Thu thập thông tin thứ cấp từ uy ban nhân dân xã
Hiệp Phước, Trung Tâm Y Tế huyện Nhà Bè, Trạm cấp nước xã Hiệp Phước,
Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn TPHCM, phòngthống kê huyện Nhà Bè
Nghiên cứu điền đã Thu thập thông tin sơ cấp, phương pháp quan sát,
điều tra phỏng vấn 70 hộ dân Các hộ được chọn phỏng van là ngẫu nhiên phân
tầng bao gồm: hộ được tiếp cận với nguồn nước giếng công nghiệp, hộ sử dụng
nước giếng tr nhân, hộ sử dụng nước máy đổi từ xe bồn và hộ không tiếp cận
được với nguồn nước Dựa trên số liệu đã thu thập dùmg phần mềm Excel để
phân tích.
2.2.2 Công cụ nghiên cứu
Để xem xét mức độ bất đồng đẳng giữa các hộ dân trong chỉ tiêu chonước, để tài có sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini
a Đường cong Lorenz
Là biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm hộ và tỷ lệ chỉ tiêu cho
nước tương ứng của họ.
% Hộ chỉ tiêu nước tích luỹ
Trục hoành biểu thị số hộ chỉ tiêu cho nước theo từng mức phần trăm tíchluỹ, trục tung biểu thị số tích luỹ phần trăm của chỉ tiêu nước
Trang 24Đường thăng chéo là đại điện của sự công bằng hoàn toàn của phân phối
chi tiêu cho nước theo qui mô.
Đường cong Lorenz càng xa đường chéo thì mức độ bất công càng lớn.
Phân phối chi tiêu cho nước được coi là hoàn toàn đồng đẳng khi đường cong
Lorenz trùng với đường chéo góc Sự bất đồng đẳng hoàn toàn sẽ được thẻ hiện
bằng sự trùng lặp của đường cong Lorenz với trục hoành
b Hệ số Gini
Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tinh bat công và có thé dao động trong
phạm vi từ 0 (công bằng hoàn toàn) đến 1 (bất công hoàn toàn) Hệ số Gini được
tính như sau
Gini = A/A+B
Trong hình vuông: A là diện tích bị giới han bởi đường chéo và đường
cong Lorenz B là diện tích phía ngoài đường chéo và đường cong Lorenz
Hay theo nhà kinh tế học Sen (1975) hệ số Gini được tính như sau:
1 23 Kh
G= si aay enw
G: Hệ số Gini
n: Số hộ chi tiêu cho nước
M: Chi tiêu cho nước bình quân/ hộri: Thứ tự xếp hạng chi tiêu cho nước từ cao xuống thấp
yi: Chi tiêu cho nước bình quân thực tế thứ i
Gini thuộc từ 0,5 đến 0,7 phân phối chỉ tiêu cho nước chênh lệch lớn
Gini thuộc từ 0,2 đến 0,35 phân phối chỉ tiêu cho nước tương đối công
bằng, còn hệ số Gini bang 0 hay bằng 1 là không có trong thực tế
10
Trang 25Phía Bắc giáp với xã Long Thới hướng về trung tâm TPHCM .
Phía Nam giáp với xã Vĩnh Đông huyện Cần Giuộc tỉnh Long An
Phía Đông giáp sông Xoài Rạp
Phía Tây giáp xã Long Hậu và Phước Lại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An3.1.2 Thời tiết - khí hậu
Hiệp Phước thuộc vùng có thời tiết phân chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Hang năm ở đây có lượng mưa trung bình (1.700 mm/năm) Thời tiết có tính én
định, không thiên tai Mùa mưa thuận lợi cho việc trồng lúa Với tập quán của
người dân tại đây canh tác chủ yếu dựa vào nước trời, lượng nước mùa mưa
chiếm tỷ lệ 90% lượng nước mưa cả năm Mùa khô chiếm 10% lượng nước mưa
cả năm làm cho đất bị nhiễm mặn gây khó khăn cho việc trồng trọt và nước sinh
+ Thời gian nắng trung bình 1 ngày là 7,4 giờ
+ Số giờ nắng trong ngày cao nhất là 13,8 giờ
+ Số giờ nắng trong ngày thấp nhất là 0,5 giờ
Trang 26mặn được sử dụng như sau.
Bảng 3.Tình Hình Sử Dụng Dat cia Xã Năm 2005
Khoản mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích đất nông nghiệp 1.784,59 46,45
Dat chuyên ding _ 831,10 21,63
nghiệp được chuyên sang xây dựng các xí nghiệp, nhà máy, khu dân cư.
3.1.4 Hệ thống kênh rạch
Hiệp Phước có hệ thống kênh rạch ching chit, chảy sâu vào trong Hệ
thống kênh rạch này chu yếu tập trung ra sông Xoài Rạp và dé ra biển
Nguồn nước từ biển dé vào sông Xoài Rạp nên nguồn nước ở xã có độ
mặn từ 10%, — 17%; Độ mặn thấp nhất vào cuối mùa mưa có thé giảm xuống
4%,
Trang 273.2 Điều kiện kinh tế
3.2.1 Công nghiép-Tiéu thủ công nghiệp-Xây dựng
Khu công nghiệp Hiệp Phước đang dan được hình thành với: một nhà máy
nhiệt điện, một nhà máy xi măng và nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm, may
mặc, giày da, hoá chất, nước giải khác, thiết bị văn phòng phẩm Khu công
nghiệp cảng với diện tích 54 ha đang được xây dựng, tương lai sẽ thu hút đượcnhiều lao động tại địa phương và các nơi khác đến
3.2.2 Thương mai-dich vụ
Trong những năm gần đây theo xu hướng phát triển của đất nước, chính
quyền xã cũng tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp tư nhân đến xã đầu tư.Toàn xã đăng kí quản lý 246 cơ sở với 318 lao động trực tiếp tham gia Các
ngành kinh tế này đã góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương, phát
triển kinh tế xã |
3.2.3 Nông nghiệp
Tréng trot Hiệp Phước không phải là xã thuần nông vì số hộ hoạt độngtrong nông nghiệp chiếm: 30% vì thế nông nghiệp không phải là thế mạnh của
xã Cây trồng chính của xã là cây lúa với năng xuất thấp trung bình từ 1 đến 1,5
tan/ha, càng gieo trồng cảng lỗ về chi phí Do đó diện tích trồng hia càng giảm
người dân chuyển sang nuôi thuỷ sản đặc biệt là tôm sú
Bảng 4 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Cây Lúa Qua Các Năm
khoản Năm
DVT muc 2002 2003 2004 2005
Dién tich Ha 2.252 2.050 1.098 700
Nang suat Tan/ha 3 i Ae: 1,6
San luong Tan 8.192 2.147 1.222 1.120,8
Nguôn: Thông kê huyện
Tập quán canh tác của người dân tại đây là trồng lúa chay (không cày bừatrước khi cấy) mà chỉ làm cỏ cấy do nền đất yếu không chịu được sự tác động cơ
giới, của máy móc Vì vậy sản lượng lúa qua các năm là không cao so với các nơi
Trang 28trồng lúa khác Hầu như sản lượng lúa không đều giữa các năm do ảnh hưởng bởikhí hậu, thời tiết và địch bệnh đặc biệt là ray nâu.
` Gia cam Con 49.998 25.934 72.812 8.865
Nguôn: Thông kê huyện
Tinh hình chăn nuôi của xã có chiều hướng gia tăng đặc biệt là chăn nuôi
heo từ 1.351 con năm 2002 đã tăng lên 2.037 con năm 2005 Vé gia cầm do ảnh
hưởng của dịch cúm nên số đầu con có giảm từ 49.998 con năm 2002 chỉ còn
8.865 con năm 2005.
Thuý sản Những năm gần đây, Đảng bộ và chính chính quyền xã phát động trong dân nên thực hiện chủ trương thay đổi cơ cau cây trồng, vật nuôi cho
phù hợp với đồng ruộng và thé nhưỡng của vùng, nhân dân đã chuyển đổi từ cây
lúa sang nuôi trồng thuỷ sản mà con tôm sú là chủ lực
Bảng 6 Diện Tích, Sản Lượng Tôm Sú từ Năm 2002 đến Năm 2005
Khoản Năm
DVT '
mục 2002 2003 2004 2005
Diện tích Ha 201 426 482 797Sản lượng Tan 562 1.065 1.489 1.553' Năng suất Tan/ha 2,80 2,50 3,09 1,95
Nguôn: Thông kê xã 2005
Từ bảng trên ta thấy điện tích, sản lượng tôm đều tăng, nhưng năng suấttrung bình lại không ổn định Năm 2005 năng suất giảm do ảnh hưởng của thời
tiết dịch bệnh, chất lượng con giống không tốt nhiều hộ dân phải bị mắt trắng
do tôm bị các bệnh như: đốm trắng, đầu vàng, tôm không lớn.
14
Trang 29Hàng năm, xã tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho người
dân, hướng dẫn bà con cách xử lý, cải tạo ao trước khi thả giống cũng như cách
xử lý nguồn nước khi có dịch bệnh xảy ra để không làm lây lan mầm bệnh sang
hộ xung quanh.
3.3 Điều kiện văn hoá xã hội
3.3.1 Dân số
Hiệp Phước là xã có địa hình lớn nhất trong 7 xã thị được chia làm 4 ấp,
41 tổ nhân dân, có 2.015 hộ với 10.136 nhân khẩu Trong đó nam là 4.855 ngườichiếm 47,9% và nữ là 5.281 người chiếm 52,1% Số người trong độ tuổi lao động
là 6.284 người, chủ yếu lao động trong nông nghiệp, số người còn lại là lao động
trong lĩnh vực công nghiệp, một số ít là công nhân viên chức Đời sống của
người dân trong những năm gần đây từng bước được nâng lên.
3.3.2 Văn hoá thông tin - thể dục thể thao
Hàng năm xã đã t6 chức nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật - thé dục thé
thao chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn.
Tổ chức tết công tác thông tin tuyên truyền, ý nghĩa các ngày lễ trong
năm, phổ biến tác hại của các căn bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và
sức khoẻ con người: dịch cúm gia cam, thuỷ cầm, sốt xuất huyết
Tổ chức triển khai, hướng dẫn vác ban chủ nhiệm ấp văn hoá bình xétcông nhận gia đình văn hoá Trong năm 2005 toàn xã có 1.605 hộ đạt gia đình
văn hoá từ 4 chuẩn trở lên (trong đó có cấp huyện 40 hộ, cấp thành phó | hộ).3.3.3 Công tác y tế - đân số - gia đình - trẻ em
Người dân trong xã được phổ biến và tuyên truyền phòng tránh các bệnh
lây lan, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em, phòng tránh ma tuý, tội phạm, luật giao thông
Trạm y tế xã cùng với trung tâm y tế huyện Nhà Bè đã thực hiện tốt công
tác khám chữa bệnh cho nhân đân với 13.655 lượt người, cấp thuốc miễn phí cho
766 người thuộc diện xoá đói giảm nghèo Xã xem xét và cấp thẻ bảo hiểm y tế
cho dân nghèo 5.621 thẻ, cấp 1.222 thẻ khám bệnh cho trẻ em Cơ quan y tế của
xã đã tô chức tiêm ngừa và uéng văcxin cho 654 trẻ em Toàn xã trong năm 2005
Trang 30có 16 ca sốt xuất huyết Nhằm ngăn ngừa bệnh sốt rét cũng như bệnh sốt xuất
huyết, xã đã phun thuốc diệt muỗi hai lần, tẩm mùng cho toàn xã được
1.275/1.854 hộ đạt: 68,77%
3.3.4 Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Hiệp Phước có trục giao thông chính đi từ trung tâm
thành phố vẻ xã với chiều dai 5 km, được trai nhựa Trong xã có hệ thống đườngđất đỏ thông các ấp, nhiều đường vào xóm đã được bêtông hoá
- Điện: số hộ có điện sinh hoạt là: 1.677 hộ chiếm 83,23% và số hộ không có
điện là 338 hộ chiếm 16,73%
- Giáo dục: địa bàn xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học và một trường
trung học cơ sở Học sinh cấp II phải di học ở xã Long Thới
Học sinh cấp I: 861 em
Học sinh cấp II: 954 em
Học sinh cấp III: 413 em
TH+CD+DH: 50 em.
- Y tế: Hiệp Phước có 1 trạm y tế với số cán bộ là: 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 2 y tá, 2
hộ sinh.
3.4 Chợ
Toàn xã có 2 chợ chủ yếu buôn bán các mặt hàng lương thực, thực phâm
và các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân
3.5 Nước
Nguồn nước sinh hoạt của xã là nước kênh, rạch, nước mưa, nước giếng
khoan, ngoài ra còn có nước máy do công ty cấp nước thành phố phục vụ nôngthôn được chở bằng xe bồn, Toàn xã chỉ có | trạm cấp nước tập trung
16
Trang 31CHƯƠNG 4
KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về nhóm hộ điều tra4.1.1 Qui mô hộ
- Bảng 7 Số Lượng và Tỷ Lệ Nam Nữ của Hộ
- Khoản mục Toàn bộ mẫu điều tra
a.Số tuyệt đối (người) 371+ Nam giới 193 + Nữ giới 178
b.Số tương đối (% tổng số người) 100,00
+ Nam giới 52,02 + Nữ giới 47,98
Nguôn tin: Kết quả điều tra
* Qua phỏng vấn trực tiếp 70 hộ dân tại xã cho thấy: tông số nhân khẩu là
371 người Trong đó nam giới 193 người chiếm 52,02%, nữ giới là 178 ngườichiếm 47,98% Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ là 4,04%, điều này cho thấy tỷ lệ nam và
nữ không chênh lệch nhiều giữa các hộ điều tra.
4.1.2 Kích cỡ nhân khẩu của hộ Bảng 8 Kích Cỡ Nhân Khẩu Trung Bình của Hộ
Số người trong hộ Sốhộ(hộ Sốngười(người Tỷ lệ hộ (%): Dưới 4 người 4 1 5,71
Từ 4 - 6 người 52 257 74,29
- Hơn 6 người 14 103 20,00
Tổng 70 371 100,00
Nguôn tin: Kết quả điều tra
[ BẠI HỌC NONG LAM TP.HCM
|
Í
Trang 32_ Từ bảng trên cho thấy đa số hộ dan của nhóm hộ điều tra ở xã có từ 4-6
nhân khẩu chiếm 74,29% trong tổng số hộ dân Từ đây có thể thấy quy mô hộ
dân của xã là những gia đình vừa và nhỏ.
4.1.3 Nhóm tuổi và trình độ học vấn
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì con người
trực tiếp sản xuất ra của cai vật chất cho xã hội Nhóm tuổi và trình độ học vấn
của người dân thể hiện chất lượng dân cư của vùng đó Điều này được thể hiệnqua bảng sau.
Bang 9 Phân Chia Độ Tuỗi Lao Động của Hộ
Nhóm tudi Số người (người) Tỷ lệ (%)
động dồi đào cho xã hội Cụ thể số người trong độ tuổi lao động chiếm một ty lệ
khá lớn 70,35%, đây là nhóm tuổi quan trọng nhất trong việc tạo ra của cải vật
chất cũng như thu nhập trong gia đình Ngoài ra số người dưới độ tuổi lao độngchiếm 25,61% đây là nguồn lao động dồi dào trong tương lai, còn lại là 4,04% làngười trên độ tuổi lao động
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến
việc quyết định nguồn nước sử dụng của gia đình Trình độ học vấn cao thể hiện
mức sông của dan cư tại đó, vì khi mức sống cao người dân có điều kiện cho con
em mình đi học Dé biết thêm chi tiết về trình độ học van của nhóm hộ điều tra taxem qua bảng sau.
18
Trang 33Nguồn tin: Kết quả điều tra
.Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra còn thấp Số người mù chữ vẫncòn chiếm 1,08%, số người có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ cao (40,16%), trình độ
cấp II có 101 người chiếm 27,22%, trình độ cấp cấp III là 80 người chiếm21,56% Trong khi đó chỉ có 17 người có trình độ TH+CD+DH chiếm 4,58%,điều này cho thấy trình độ dân trí của người dân nơi đây ngày càng được nâng
cao Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người
dân về việc bảo vệ tài nguyên môi trường đặc biệt là bảo vệ nguồn nước Ngoài
ra nó cũng còn ảnh hưởng đến việc sử dung nước sinh hoạt.
4.1.4 Lao động và các ngành nghề chính tại xã
Hiện nay số người hoạt động trong nông nghiệp tại xã vẫn còn nhiêu Cơcấu ngành nghề đang có sự thay đổi, lao động trong nông nghiệp đang chuyểndan sang công nghiệp, buôn bán, thương mại - dịch vụ
19
Trang 34Bang 11 Thông Tin về Các Ngành Nghề Chính
Khoản mục Số người (người) Tỷ lệ (%)
Trẻ em và người không đi làm 55 14,82 Lao động nông nghiệp 63 16,98
Nguôn tin: Kế quả điêu tra
Số người hoạt động trong nông nghiệp chiếm 16,98% trong tổng số hộđược điều tra, lao động nông nghiệp có chiều hướng giảm Lao động chưa hoạtđộng là những người còn đang di học chiếm một tỷ lệ cao 38,27%, chủ yêu là cấp
HI và trên cấp II, điều này cho thay xu hướng lao động trong tương lai sẽ có tay
nghé cao hơn hiện tại Cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi, số người làm thuê trong
công nghiệp có xu hướng tăng Lao động làm thuê là những người làm các ngành
nghề như:làm đất, thợ hồ, cày, bừa đây là những ngành nghề làm theo mùa vụ,
do đó dẫn đến thu nhập của họ không được ổn định lúc có, lúc không làm cho
cuộc của gia đình gặp nhiều khó khăn
4.1.5 Thu Nhập, Chỉ Tiêu Bình Quân Một Năm của Hộ
Do sự thay đổi cơ cầu kinh tế, từ nông nghiệp sang các loại hình khác nênnông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính mà còn có thu nhập từ cácnguồn khác cụ thể được thể hiện qua bảng sau
Trang 35Bảng 12 Thông Tin về Thu Nhập Bình Quân của Hộ/năm
Nguồn thu nhập Số tiền (1000đ) Tỷ lệ (%)
Nguồn tin: Kết quả điêu tra
Hiệp phước là địa phương có nền kinh tế nông nghiệp khá lâu đời, hiện
nay xã đã có sự thay đổi về cơ cấu sao cho phù hợp với tính chất của vùng nên
thu nhập từ nông nghiệp của các hộ điều tra ở xã chiếm tỷ trọng không cao chỉ có
15,17% so với tổng thu nhập của hộ Trong khi đó, thu nhập từ thủy sản bình
quân của hộ trong năm là 2.357.140 đồng chiếm 8,39%, từ buôn bán là 3.985.710đồng Số lao động trong các ngành khác (dịch vụ, làm hồ, công nhân, làm đất,
chạy xe v.v ) là cao nhất nên từ đó có thu nhập bình quân một năm của hộ là
17.502.280 đồng chiếm tỷ lệ 62,26% Tổng thu nhập bình quân của hộ/năm là28.110.140 đồng, từ đây ta tính được thu nhập bình quân một người/năm là
5.303.800 đồng
Qua số liệu trên xã Hiệp Phước đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, phát triển các ngành dịch vụ, buôn bán, công nghiệp không còn phụ
thuộc vào nông nghiệp và thuy sản.
Việc chi tiêu bình quân của hộ cũng phụ thuộc vào thu nhập bình quân của hộ, khi thu nhập cao sẽ chi tiêu nhiều hơn trong đó có chi tiêu cho nguồn nước sử dụng trong gia đình Các nguồn chi của hộ được thé hiện cụ thể như sau.
BÀI
Trang 36Bảng 13 Thông Tin về Chi Tiêu Bình Quân của Hộ/năm
Nguồn chi Số tiên (1000đ) Ty lệ (%)Học hành 3,529,86 17,32
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Trong tổng chỉ tiêu của gia đình thì chỉ cho lương thực, thực phẩm bình
quân là 12.372.640 đồng chiếm 60,70%, bình quân cho một ngày từ 20.000 đồng
đến 50.000 déng/ hộ tuỳ theo quy mô Trong đó chi cho nước là thấp nhất, bình
quân 571.430 đồng /hộ /năm chỉ chiếm 2,80% trong tổng chỉ tiêu Các chỉ phí
cho nguồn nước là các khoản chi như: tiền mua nước bình dé uống, tiền nước
mỗi tháng, tiền đổi nước giếng, tiền mua nước từ xe bồn Về chỉ phí điện cho
bơm nước thì không đáng kể và khó tách biệt trong chi phí điện sử dụng hàng
ngày Điều này có thể giải thích rằng ở xã không có hệ thống nước máy, chỉ có
nguồn nước máy được chở bằng xe bồn với nguồn nước này thì giá cao nên
người dân chỉ dùng dé uống, một số hộ thì dùng cho cả nau ăn còn các hoạt động khác thì sử dụng nước giếng khoan và nước sông.
Để biết chỉ tiết hơn về mức độ đồng đẳng và bat bình đẳng trong chỉ tiêucho nước giữa các nhóm hộ nghèo và giàu ta xem qua bảng sau.
Trang 37Bảng 14 Tỷ Lệ Chi Tiêu Nước Trên Tổng Thu Nhập cia Hộ Trong Năm
% Chi tiêu nước tích luỹ % Số hộ chỉ tiêu nước tích luỹ
7,36 20 19,15 40 36,66 60 61,34 §0 100,00 100
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Từ bảng trên ta có thể tính hệ số Gini là 0,31 và đường cong Lorenz như sau
Hình 1 Đường Cong phân phối Chi Tiêu Nước của Hộ
Nguồn tin: Kết qua điều tra
Bảng trên cho thấy, 20% số hộ điều tra có mức “chi tiêu nước/tông thunhập” thấp nhất, chỉ chi tiêu khoảng 7,36% tiền sử dụng nước/tổng thu nhập,20% số hộ điều tra có mức “chi tiêu nước/tổng thu nhập” cao nhất, thì chỉ tiêukhoảng (100 — 61,34 = 38,66%) tiền sử dụng nước/tổng thu nhập
Với hệ số Gini là 0,31 và đường cong Lorenz như trên ta có thể nhận thấy:
sự chỉ tiêu cho nước bình quân một năm của các nhóm hộ ở đây tương đối bình
đẳng vì đối với một số hộ có thu nhập cao và đo yêu cầu chất lượng nước cao thì
họ chi cho nước tương đối cao, nhất là việc mua nước bình để uống vì giá nướcbình ở đây trung bình 487.500 đồng/mỶ, điều này không có nghĩa là thu nhập
23
Trang 38càng cao thì chỉ tiêu cho nước cao Những hộ có thu nhập thấp cũng như những
hộ không tiếp cận được với nguồn nước thì chỉ tiêu cho nước thấp, một phan họ
sử dụng tiết kiệm do vận chuyển khó khăn và khi mùa mưa đến họ cũng sử dụng thêm nguồn nước mưa.
4.1.6 Nguồn nước sinh hoạt chính trong gia đình
Nguồn nước sử dung trong gia đình
Tuỳ vào điều kiện sinh sống của mình mà người dân địa phương sử dụng
các loại nguồn nước khác nhau tuỳ theo mụch đích sử dụng trong sinh hoạt.
Bảng 15 Các Nguồn Nước Hiện Tại Được Sử Dụng của Hộ
Khoản mục Các loại nguồn nước
Nuéc Nước Nước Nước Nước Nước Nước Nước
a Số tuyệt bình máy giếng giếng giếng mưa sông giếng Ti
doi (hộ) nhà tư công : công
nhân nghiệp nghiệp*
,
- Tim, giặt 0,00 12,86 2,86 22,86 34,29 0.00 17,14 10.00 100,00
- Dung cho 0,00 625 4,17 25,00 47,92 0.00 6,25 10,42 100,00 việc khác
Ì
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Ghi chú:(*) Nước giếng công nghiệp câu nhờ
24
Trang 39Qua điều tra, người dân tại xã hiện nay đang sử dụng các nguồn nước
dùng cho sinh hoạt là nước mưa, nước giếng, nước đổi xe bồn, nước bình, nước
sông Nhu cầu sử dụng nước hằng ngày của người dân vào các mục đích như ăn,uống, rửa chén, thức ăn, tắm giặt và dùng cho việc khác: lau nhà, tưới cây, chăn
nuôi Nước máy là loại nước được người dân sử dụng nhiều nhất để uống có 40
hộ, chiếm 57,14%, 19 hộ chiếm 27,14% sử dụng nước mưa để uống trực tiếp và
một hộ sử dụng nước mưa để nấu ăn, 3 hộ dùng nước giếng để uống Có 4 trường
hợp sử dụng kết hợp vừa nước mưa và nước máy dé uống, vì lượng nước mưa
không đủ dự trữ để uống khi mùa khô đến Tuy nhiên vẫn còn 12 hộ chiếm
17.14% sử dụng nước sông dé tắm, giặt và rửa chén, thức ăn Nguyên nhân người dân vẫn còn sử dụng nước sông trong sinh hoạt là do thu nhập thấp, trình độ nhậnthức chưa cao và một phần là do không có nguồn nước máy cung cấp hoặc là donguồn nước sông chưa ô nhiễm tới mức nghiêm trọng Ngoài ra có 8 hộ chiếm11,43% mua nước bình để uống Đây là những hộ có khả năng kinh tế và có yêu
cầu cao đối với nguồn nước dùng để uống
Nhân xét của người dân về giá nước
Nguồn nước sinh hoạt của người dan được cung cấp từ nhiều nguồn khác
nhau Tương ứng với mỗi một loại hình cung cấp thì có một mức giá.
Bảng 16 Mức Giá của Từng Loại Nước
Loại nước Giá (1000đ/m°)
Nước bình 487,50
Nước máy 18,11
Nước giếng nha 3,50
Nước giếng tư nhân 4,88
Nước giếng công nghiệp 2,50
Nước giếng công nghiệp* 16,00
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Giá nước giếng nhà được tính như sau: Tổng chỉ phí để có một giếng là
11.450.000 đồng Thời gian sử dụng bình quân là 15 năm, do đó số tiền khấu hao
hang năm là 763.333 đồng, số tiền này cộng với chi phí biến đổi hang năm (tiền
9 chì
Trang 40điện, tiền thay cát và các vật liệu đễ hư hỏng) Tông tiên này đem chia cho sô mét
khối nước sử dụng bình quân một năm sẽ có được giá nước
Bảng 17 Khái Toán Chi Phí Giếng Quy Mô Hộ Gia Đình
Loại chỉ phí Thành tiền (000đ)
Chi phí xây lắp 6.500
Chi phí trang bị bồn chứa 3.500
Chi phí trang bị máy bơm 350
Chi phí trang bị hệ thống ống dẫn 1.000
Chi phí khác 100
Tổng 11.450
Nguôn tin: Kết quả điêu tra
Chi phí để xây dựng một giếng nước quy mô hộ gia đình có giá trung bình
là 11.450.000 đồng Với những hộ khá có thể tự đầu tư cho mình một giếng nước
để phục vụ cho nhu cầu gia đình
Bang 18 Nhận Xét của Người Dân về Mire Giá Đối Với Nước Uống
Nhận xét mức giá Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Giá cao 25 49,02
Giá chấp nhận được 26 50,98
Tổng 51 100,00
Nguôn tin: Kết quả điêu tra
_ Trong số 51 hộ không dùng nước mưa để uống thì có 25 hộ chiếm 49,02%
cho rằng mức giá như vậy là cao, 100% hộ mua nước bình để uống đều nhận thấy
giá nước bình là cao Qua bảng trên ta thay có 26 hộ chiếm 50,98% cho rằng giá nước như vậy là chấp nhận được Nguyên nhân dẫn đến giá nước máy trung bình
18.110 đ/m” là do ở xã chưa có hệ thống nước máy về đến xã, người dân phải đổinước từ các hộ dân kinh doanh nước từ các xe bồn, qua các trung gian vậnchuyền
26