1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế giống lúa OM 1723 tại xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Giống Lúa OM 1723 Tại Xã Mỹ Phước, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Huỳnh Ngọc Thúy Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Quang Thông
Trường học Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 23,7 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khi sản xuất lúa với giếng OM 1723 nông dân vẫn còn gặp khó khăn về vốn đầu tư, và nguồn giống mới, do đó cần được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

THU VEEN |

| ———mr

——

pANH GIÁ HIỆU QUA KINH TE GIÓNG LUA OM 1723

TẠI XÃ MỸ PHƯỚC, HUYỆN HÒN ĐẤT

TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH PTNT&KN :

Giáo viên hướng dẫn ' Sinh viên thực hiện

TS LÊ QUANG THÔNG HUỲNH NGỌC THÚY ANH

Khoá 28

Thành Phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2006

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học bậc Cử nhân, khoa

Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn:

“ĐÁNH GIA HIEU QUA KINH TE GIONG LUA OM 1723 TẠI XÃ MỸ

PHUOC - HUYỆN HON PAT - TINH KIÊN GIANG” do Huỳnh Ngọc Thúy

Anh, sinh viên khoá 28, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo

vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV hướng dẫn

` TS.LÊ QUANG THÔNG

(Ky tên, ngay thang năm )

Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo

(Ký tên, ngày tháng năm ) (Ký tên, ngay thang năm )

Trang 3

LỜI CẢM TA

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cha me đã sinh thành và nuôi day con đến ngày hôm nay, cùng người thân trong gia đình đã cho con biết ý thức được bản thân và bổn phận của một người con, đối với con gia đình luôn luôn là điểm tựa cho con, giúp con vượt qua những

lúc khó khăn nhất

Ban Giám hiệu, các thầy cô giảng dạy của Khoa Kinh tế và các Khoa khác trong trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt

kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập

Đặc biệt là thầy Lê Quang Thông đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất

nhiều trong suốt thời gian thực tập và làm Luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Uỷ Ban Nhân Dân xã Mỹ Phước đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời

gian thực tập, cùng tất cả các hộ nông dan tại địa phương đã giúp đỡ tôi trong

việc thu thập số liệu

Ban lãnh đạo và các cô chú trong Trung tâm Khuyến Nông xã Mỹ Phước

đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài Chú Lưu,

chú Thiên, anh Nhất Anh đã giúp đỡ thật nhiều trong việc thu thập các số liệu và

thông tin đầy đủ dé thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi

trong suốt thời gian học tập và làm đề tài

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2006

Huỳnh Ngọc Thúy Anh

Trang 4

NOI DUNG TÓM TAT

Huỳnh Ngọc Thúy Anh, Khoa Kinh Tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Đánh giá hiệu quả kinh tế giống lúa OM

1723 tai xã Mỹ Phước, huyện Hon Dat, tinh Kiên Giang.

Dé tài tính hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 1723 trên cơ sở phân tích

Chi phí - Lợi nhuận của 60 hộ trồng lúa, chia ra 30 hộ trồng giống OM 1723 và

nhóm 30 hộ trồng các giống lúa khác.

Nội dung của đề tài gồm: (¡) phân tích hiệu quả đầu tư cho giống lúa OM

1723 và một số giống khác; (ii) xem xét khả năng áp dụng và phế biến giống OM 1723; (iii) đưa giải pháp tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Kết quả cho thấy sản xuất lúa giống OM 1723 đem lại lợi nhuận cao hơn

lúa thường ở cả hai vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân 2005, với điều kiện nông dan

tiếp cận được kỹ thuật mới Tuy nhiên, khi sản xuất lúa với giếng OM 1723 nông

dân vẫn còn gặp khó khăn về vốn đầu tư, và nguồn giống mới, do đó cần được sự

hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như từ trung

tâm giống huyện

Trang 5

Thuy Anh Huynh, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi

Minh City, July 2006 Evaluation the Economic Efficiency of Seed-Rice OM

1723 at_ My Phuoc commune, Hon Dat district, Kien Giang province.

The study focused on economic efficiency of rice production using OM

1723 variety, using the Cost-Benefit Analysis approach and data gathered from

60 paddy growers.

The study’s contents are as follows: i) analysis of investment efficiency on

rice production with OM 1723 variety and other varieties; (ii) evaluate possibility

to extend the rice production using OM 1723 variety; and (iii) suggest solution to

improve efficiency for rice farmers.

Result of study showed that rice production with OM 1723 variety could return a higher productivity and income to farmers in both S.A and W.S seasons,

given the condition that farmers could access to new technology However,

farmers still faced difficulties of capital and the seeds of new variety, hence, they

need more support and consideration from relevant organization such as the Bank

for Agriculture and Rural Development and the local extension center.

Trang 6

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bang

Danh mục các hình Danh mục phụ lục

CHUONG 1: ĐẶT VAN DE

` 1.1 Sự cần thiết của đề tài

1.2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

1.2.2 Ý nghĩa nghiên cứu

1.3 Nội dung nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.5 Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và tầm quan trọng của

nông hộ

2.1.2 Vai trò của kỹ thuật san xuất nông nghiệp ảnh hưởng

đến đời sống người dân

2.1.3 Hiện trang sản xuất và điều kiện để áp dụng kỹ thuật mới 2.1.4 Khái quát kỹ thuật canh tác và đặc tính cơ bản của một số

giống lúa tại địa phương

2.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả2.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu2.3 Chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Vi

Trang

x1

xiii XIV

mA mM WR Ó2 WYO WwW WH WH | =

12 12 12 12 12

Trang 7

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Điều kiện xã hội3.2.2 Điều kiện kinh tế

CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thời vụ sản xuất của xã Mỹ Phước

4.1.1 Vụ Đông Xuân 4.1.2 Vụ Hè Thu

4.2 Hiện trạng sản xuất lúa tại xã từ 2003-2005

4.2.1 Diện tich,NS, SL vụ DX từ năm 2003-2005 4.2.2 Diện tích, NS, SL vụ HT từ năm 2003-2005

4.3 Hoạt động khuyến nông tại xã

4.4 Thông tin chung về các hộ điều tra tại xã

4.5 Biến động giá lúa qua các năm 2003-2005

4.6 Hệ thống kênh phân phối lúa tại xã Mỹ Phước

4.7 Những khoản chỉ phí đầu tư phát sinh trong sản xuất

4.7.1 Chi phí làm đất, thủy lợi4.7.2 Chi phí về giống

4.7.3 Chi phí về công lao động4.7.4 Chi phí về phân bón4.7.5 Chi phí về thuốc bảo vệ thực vật

4.7.6 Chi phí thu hoạch

4.7.7 Các chi phí khác

4.8 Phân tích, đánh giá chi phí, KQ-HQ bình quân lha lúa

thường qua 2 vụ: Đông xuân và Hè thu

4.8.1 Chi phí bình quân 1ha lúa thường vụ HT 2005

Vil

14 14

14

14

15 16 16 20 24 24 24

25

25 25

26

27

28

32 33 35 35 35

36

37 37 38 38

39

Trang 8

4.8.2 KQ-HQ trên lha lúa thường vụ HT 2005.

4.8.3 Chi phí bình quân Iha lúa thường vụ DX 2005

4.8.4 KQ-HQ trên iha lúa thường vụ DX 2005

4.9 Phân tích, đánh giá chi phí, KQ-HQ bình quân tha lúa OM1723

qua 2 vụ: Đông xuân và Hè thu

4.9.1 Chi phí bình quân lha lúa OM 1723 vụ DX 2005

4.9.2 KQ-HQ trên lha lúa OM 1723 vụ DX 2005 4.9.3 Chi phí bình quân 1ha lúa OM 1723 vụ HT 2005

4.9.4 KQ-HQ trên 1ha lúa OM 1723 vụ HT 2005 4.10 So sánh KQ-HQ giữa 2 loại lúa

4.10.1 So sánh KQ-HQ bình quân trên 1ha lúa giữa 2 loại lúa

vụ DX 2005

4.10.2 So sánh KQ-HQ bình quân trên Lha lúa giữa 2 loại lúa

vụ HT 2005

4.10.3 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình

đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác4.10.4 Ưu, nhược điểm của từng loại lúa

4.11 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế

4.11.1 Tăng cường công tác khuyến nông

4.11.2 Tăng cường dau tư thủy lợi chống lũ lụt

4.11.3 Đầu tư bao tiêu khép kín

4.11.4 Giảm rủi ro khi đầu tư sản xuất CHUONG 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

48

50

51 53 54 54 55 55 56 57 37 58

58 59

Trang 9

Chi phi may moc.

Chi phi vat chat

Chi phí lao động.

Doanh thu.

Vu Đông Xuân.

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

Vụ Hè Thu.

Quan lý địch hại tổng hợp (Integrated Pest Management).Kết qua, hiệu quả

Loi nhuận.

Lợi nhuận trên chi phi.

Loi nhuận trên doanh thu.

Năng suất.

Ô Môn (thuộc tỉnh Cần Thơ)

Tổng chỉ phí

Thu nhập.

Thu nhập trên chi phí.

Thu nhập trên doanh thu.

Uỷ ban nhân dân

1X

Trang 10

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1 Diện Tích Dat Đai Xã Mỹ Phước Phân Theo Don

Vị Hành Chính

Bảng 2 Dân Số, Lao Động Xã Mỹ Phước Năm 2004, 2005

Bảng 3 Số Học Sinh Được Đến Trường Ở Các Cấp

Bảng 4 Số Trường, Lớp, Giáo Viên Và Học Sinh Từ Năm 2003-2005

Bang 5 Dan Gia Súc, Gia Cam Tại Xã Qua Các Năm

Bảng 6 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Vụ Đông Xuân

Của Xã Từ Năm 2003-2005

Bảng 7 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Vụ HT Của Xã

Năm 2003-2005

Bảng 8 Số Lần Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông Của Người Dân

Bảng 9 Nhóm Người Trong Các Hộ Điều Tra

Bảng 10 Diện Tích Đất Canh Tác Của Các Hộ Điều Tra

Bảng 11 Mức Sống Của Người Dân Trong Nhóm Hộ Điều Tra

Bảng 12 Biến Động Giá Lúa Qua Các Năm 2001-2005

Bảng 13 Chi Phí Lao Động Bình Quân 1 Ha Lúa Thường

Bảng 17 Chi Phí Bình Quân 1Ha Lúa Thường Vụ HT 2005

Bảng 18 KQ-HQ Bình Quân 1 Ha Lúa Thường Vụ HT 2005

Bảng 19 Chi Phí Bình Quân 1Ha Lúa Thường Vụ DX 2005

Bảng 20 KQ-HQ Binh Quân 1 Ha Lúa Thường Vu DX 2005

Bang 21 Chi Phí Binh Quân 1Ha Lúa OM 1723 Vu DX 2005

Bang 22 KQ-HQ Binh Quân 1 Ha Lúa OM 1723 Vu DX 2005

Trang

15

lỗ

17 19 21

36

37

38

38 39 40 41

42

43 45

Trang 11

Bảng 23 Chi Phí Bình Quân 1Ha Lúa OM 1723 Vụ HT 200S

Bảng 24 KQ-HQ Binh Quân 1 Ha Lúa OM 1723 Vụ HT 2005

Bang 25 So Sanh KQ-HQ Binh Quân 1Ha Lúa Vu DX 2005

Bang 26 So Sanh KQ-HQ Binh Quan 1Ha Lua Vu HT 2005

XI

46

47

48 50

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1 Cơ Cấu Giống Lúa Được Sản Xuất Toàn Xã Năm 2005 20Hình 2 Thị Hiếu Của Người Dân Trồng Lúa Trong Nhóm Hộ Điều Tra 31

Hình 3 Lý Do Thích Trồng Lúa OM 1723 Của Nông Hộ Điều Tra 31

Hình 4 Đồ Thị Biểu Hiện Sự Biến Động Giá Lúa Qua Các Năm

2001-2005 33

Hình 5 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Lúa Tại Xã Mỹ Phước 34

xi

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1 Phiếu Điều Tra Nông Hộ

Phụ Lục 2 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

XIH

Trang 14

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

ĐBSCL với tiềm năng đa dạng và phong phú, trọng điểm sản xuất lương

thực thực phẩm của cả nước Sản lượng lúa ĐBSCL hằng năm chiếm trên 50%tống sản lượng cả nước Hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam được sảnxuất từ các vùng trồng lúa ở ĐBSCL

Kiên Giang là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của vùng ĐBSCL với nhiềuthuận lợi trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng Công nghiệp hóa —Hiện đại hóa Diện tích sản xuất nông nghiệp lớn là trên 541.000ha, chiếm 86,3%tổng diện tích tự nhiên, trong đó nông nghiệp trên 422.000 ha Điều kiện này tạothuận lợi cho việc đầu tư, khai thác và bố trí sản xuất tập trung chuyên canh

nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản Việc sản xuất lương thực, chủ yếu là lúa,

bình quân hằng năm san lượng tăng 3,42% Năm 2004, sản lượng lúa đạt2.739.837 tấn, năm 2005 đạt 2,75 - 2,8 triệu tấn, không những Tỉnh cung cấp day

đủ lương thực cho người dân tại địa phương mà còn góp phần vào việc xuất khẩu

gao của cả nước.

Tỉnh Kiên Giang có 13 huyện, thị xã, trong đó huyện Hòn Đất là mộttrong những huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất Tổng diện tích nông nghiệpcủa huyên là 105.043 ha chiếm 24,89%, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp vàthủy sản, có GDP năm 2001 chiếm 7,1% GDP toàn tỉnh Ngoài trồng lúa, cây ăntrái cũng rất được phát triển Diện tích trồng đừa và khóm cũng chiếm điện tíchđáng ké trong tổng sản lượng toàn huyện Năm 2005, diện tích trồng dừa 174ha

chiếm 0,17% sản lượng đạt được là 845.000 trái/năm, diện tích trồng khóm là

713ha chiếm 0,67%, sản lượng đạt được là 5.178 tắn/năm, tăng hơn so với cùng

kỳ năm trước.

Trang 15

Huyện Hòn Đất có 11 xã, thị tran và xã Mỹ Phước là một xã vùng sâu,

vùng xa nhưng có điều kiện thuận lợi là hệ thống sông ngòi rất đa dạng và tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thuận lợi cho việc trao đổi mua bán giữa 2 tỉnh, đó là một trong những tiềm năng của xã Mỹ Phước Ngoài ra, còn một điều kiện thuận lợi nữa là đa số người dan ở đây sống bằng nghề nông và cây lúa được trồng chủ yếu trong các hộ gia đình chính vì vậy nông đân mong muốn có được một giống lúa có hiệu quả cao để góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của

người dân tại xã.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi tại địa bàn xã cũnglàm tăng nhu cầu về giống lúa mới có hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi trêntoàn xã Các cơ quan có liên quan đến việc phát triển nông nghiệp của xã cũng

nên dựa vào đó để xem xét và có cách đầu tư và quản lý phù hợp hơn dé thúc đây

sự phát triển nông nghiệp trên toàn xã nói riêng và toàn huyện nói chung

Để xem xét và đánh giá hiệu quả tình hình sản xuất thực tế của các hộnông dan sản xuất giống lúa OM 1723 ở đây Đồng thời, với sự chấp nhận củađịa phương và khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Thông, tôi thực hiện đề tài

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ KINH TẾ GIÓNG LÚA OM 1723 TẠI XÃ MỸPHƯỚC HUYỆN HON DAT, TINH KIÊN GIANG” nhằm so sánh hiệu quả

:kinh tế giữa các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt và giống đã được

làm lâu đời ở địa phương, đồng thời đưa ra ưu nhược điểm của từng loại giống dé

bà con có thể lựa chọn để đầu tư giống lúa thích hợp mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho gia đình Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên dé tài không thé

tránh những thiếu sót, rất mong các đơn vị và quý thầy cô góp ý dé dé tài được

hoàn thiện hơn nữa.

Trang 16

1.2 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.3 Nội dung nghiên cứu

Phân tích hiệu quá kinh tế của giống lúa OM 1723 và so sánh với giống

lúa bình thường trên nhóm hộ nghiên cứu.

Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến giống OM 1723 tại địa phương

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qua kinh tế cho người dan tại dia

1.5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 5 chương

1.5.1 Chương 1: Đặt Vấn Đề

Từ thực tế Xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đắt, tỉnh Kiên Giang, nhiều mô hìnhtrồng lúa được hình thành với việc đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất.Người dan ở đây cũng có xu hướng thay đổi từ giống lúa địa phương sang giốnglúa có năng suất cao và phẩm chất tốt Từ đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm đánhgiá hiệu quả kinh tế của giống lúa có năng suất cao được trồng tại địa phương

Trang 17

1.5.2 Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Trình bày những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Các phương pháp thực hiện đề tài

Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài

1.5.3 Chương 3: Tổng Quan

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội tại địa bàn nghiên cứu nhằmxác định những thuận lợi và khó khăn ở địa phương trong việc sản xuất giống lúa

OM 1723 có năng suất cao và phẩm chất tốt

1.5.4 Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận: gồm các nội dung

Phân tích thời vụ sản xuất lúa tại xã Mỹ Phước

Tìm hiểu hiện trạng sản xuất lúa tại xã từ năm 2003 đến năm 2005

Phân tích chỉ phí sản xuất giếng lúa thường và đánh giá kết quá - hiệu quảcủa giống lúa thường

Phân tích chỉ phí sản xuất giống lúa OM 1723 và đánh giá kết quả - hiệuquả của giống lúa OM 1723 tại địa phương

So sánh kết quả và hiệu quả giữa 2 giống lúa trên và nêu các ưu, nhượcđiểm của từng loại lúa

Nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dan tại xã

Mỹ Phước.

1.5.5 Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế hộ và tầm quan trọng của nông hộ

Khái niệm nông hô Hoạt động kinh tế chủ yếu của nước ta là nông nghiệp thì hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chính, hầu hết các nhà nghiên

cứu nông nghiệp nông thôn và xã hội học nông thôn quan tâm.

Định nghĩa xoay quanh hộ nông dan về cơ bản thống nhất rằng: “Hộ nông dân là don vị kinh té cơ sở và được xã hội thừa nhận ” sản xuất nông nghiệp

tại nông thôn.

Khái niêm kinh tế hộ Kinh tế hộ là mô hình kinh tế phổ biến và chiếm tỷ

trọng lớn trong sản xuất Nông - Lâm — Ngư nghiệp Nông thôn còn là thị trường

tiêu thụ sản phẩm quan trọng vì dân cư với tỷ trọng khá cao trên 70% so với tổng

dân số cả nước

Hơn nữa, hộ nông dân và xã hội nông thôn còn là nguồn cung cấp lao

động đồi dào để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần phát triển

nông thôn và phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Kinh tế hộ thường có quy mô sản xuất không lớn, tận dụng khá tốt điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lợi khác để phát triển sản xuất.

Trong canh tác đã năng động tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước vươn lên thích nghỉ với sản xuất nông nghiệp theo cơ

nước để tạo công ăn việc làm và có nhiều mô hình kinh tế hợp tác phù hợp để thu

hút các hộ nông dân tự nguyện tham gia.

Trang 19

Tầm quan trong của nông hô và kinh tế hô Chúng ta biết rằng, nghiên cứu kinh tế nông thôn là nghiên cứu mọi hoạt động sản xuất kinh tế diễn ra ở

nông thôn như: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và các địch vụ trong

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam chi ra rằng dé

phát triển nông thôn cần quan tâm trước tiên đến phát triển kính tế nông thôn màđặc biệt chú trọng đến kinh tế nông hộ

2.1.2 Vai trò của kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đối với đời sống người dân

Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố giống ảnh hướng lớn đến năng suất

của lúa tuy nhiên các yếu tố khác như hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác,phân bón, thời tiết đều ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đối với chất lượng thương

phẩm của gạo.

Các giống lúa địa phương thì hầu hết người dân không chú trọng đến kỹthuật canh tác mà chủ yếu chỉ sản xuất dựa trên kinh nghiệm của bản thân làchính Vì thế, hầu hết những hộ trồng giống lúa địa phương thường có năng suất

rất thấp và sản lượng không cao, từ đó cũng ảnh hưởng đến điều kiện sống của

người nông dân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam khi sự chuyên đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi đang

diễn ra rõ rệt làm cho nhu cầu chuyến đổi giống lúa mới càng cao Trồng giống

mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác hợp lý bảođảm chất lượng và hương vị của các giống lúa

Kỹ thuật san xuất, công nghệ sau thu hoạch là những biện pháp quan

trọng đề nâng cao chất lượng lúa gạo nói chung và đặc biệt là chất lượng xay xát

của gạo xuât khâu.

Trang 20

2.1.3 Hiện trang san xuất và điều kiện để áp dụng kỹ thuật mới

Năm 2005 là năm dat thang lợi trong sản xuất lương thực của xã Mỹ Phước Tổng diện tích gieo trồng của xã là 7.840ha/năm, năng suất bình quân là

6,53 tấn/ha, sản lượng đạt 51.195,20 tắn/năm

Với xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Mỹ Phước thì việc

áp dụng kỹ thuật mới để nâng cao năng suất và phẩm chất của lúa gạo cao hơn

nữa Tuy nhiên, vì xã mới được tách ra từ cuối năm 2002 nên công tác quản lý

cũng khó khăn, tuy nhiên xã Mỹ Phước có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng

những kỹ thuật mới.

Xã đang thực hiện chương trình nhân giống cấp có xác nhận của Trungtâm Khuyến Nông Kiên Giang đã triển khai được Sha tại ấp Phước Hảo

Ngoài ra, các nhân viên khuyến nông xã đã kết hợp với trạm Bảo vệ thực

vật, Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật cho nông dân được 6 lần với 195 người tham gia

Như vậy với các điều kiện thuận lợi như đã nêu thì việc phát triển sản xuất

nông nghiệp ở xã Mỹ Phước là điều hoàn toàn có thể Tuy nhiên, trình độ của

người dân vẫn còn thấp cho nên việc truyền đạt lại kỹ thuật cũng gặp khó khăn.

Đó là một trong những khó khăn vẫn còn tồn tại gây trở ngại cho việc phát triển

cho việc sản xuất lương thực của xã Mỹ Phước

2.1.4 Khái quát kỹ thuật canh tác, giới thiệu chung về giống lúa OM 1723 vàđặc tính cơ bản của một số giống khác đang canh tác tại xã Mỹ Phước

Khái quát kỹ thuật canh tác.

- Chọn giống: Đây là yếu tố quyết định đến năng suất và phẩm chất lúa, muốn sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, giống chọn phải đảm bảo yêu cầu:

Ngắn ngày, năng suất cao

Phẩm chất gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khâu

Kháng được các loại sâu bệnh chính như: rầy nâu, cháy lá, đốm van

Phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương

Độ thuần chuẩn cao, tỷ lệ nay mam >95%

Không lẫn hat lúa cỏ, hạt cỏ đại

Trang 21

- Thời vụ: nông dân thường canh tác 2 vu

- Vu Đông Xuân: Gieo sa vào giữa tháng 10 - 11 dương lịch Thu hoạch

vào cuối tháng 1-2 dương lịch (trước hoặc sau tết Nguyên Đán)

Vụ Hè Thu: Gieo sạ vào đầu tháng 5 - 6 đương lịch Thu hoạch vào cuối

tháng 8 - 9 dương lịch.

- Kỹ thuật canh tác: khâu canh tác có các bước co bản

Làm đất: cày, xới trước khi gieo sạ, tạo mặt bằng đồng ruộng tốt và hệ

thống mương rãnh để điều chỉnh mực nước, khống chế cỏ đại và giúp lúa đẻ

- nhánh tốt.

Nước: cung cấp đầy đủ cho ruộng lúa nhất là giai đoạn từ làm đòng đến

trỗ Tháo nước cạn trước khi thu hoạch từ 7 - 10 ngày

Mật độ sa: chỉ nên sa 120 kg giống/ha vừa đủ thưa dé lúa đẻ nhánh tốt

Ngâm ủ giống: nên ngâm 36 giờ và ủ 24 - 36 giờ trước khi gieo sạ

Gieo sạ: sạ kéo hàng và sạ vào buổi chiều mát

Bón phân: cần bón đủ Urê có thể bón theo công thức sau:

Lần 1 (7 - 10 ngày sau sạ) 50 kg Urê + 50 kg DAP/ha

Lần 2 (17 - 20 ngày sau sạ) 60 kg Urê + 50 kg DAP/ha

Lần 3 (40 - 45 ngày sau sa) 50 kg Uré + 50 kg Kali/ha

Phòng trừ có dại bằng các biện phápGiống sạch, không lẫn hạt cỏ dại

Phải làm đất kỹ, mặt ruộng phải làm phẳng sẽ giữ nước tốt

Làm bằng tay

Dùng thuốc hoá học

: = Phòng trừ sâu bệnh: Ap dung chương trình IPM để phòng trừ

; Dùng thuốc hoá học là biện pháp cuối cùng để phòng trừ khi các biện pháp

không hiệu quả.

- Qui trinh chung trong thu hoach

Cắt ——» Phơi mớ trên ruộng ———» bỏ + gom + vận chuyển ——>đập, làm sạch bằng tay hay máy

Trang 22

- Bảo quan lúa sau thu hoạch

Phơi trên nền đất với dụng cụ thô sơ như lưới phơi lúa hoặc phơi bằng nền

xi măng Phơi bằng sân nền như thế thì đảm bảo việc thoát nước nhưng khi có mưa thì phải ding cao su đậy kín Như vậy, việc phơi trên nền mất nhiều thời

gian, công sức lao động của nông dân và chất lượng gạo sẽ không còn phẩm chất

tốt nếu lúa bị mắc mưa

Nhưng phơi trên nền có ưu điểm: chỉ phí thấp, phụ thuộc nhiều vao thời

tiết vì không thể phơi lúc trời mưa, chỉ thích hợp với gia đình có diện tích canhtác ít và điều kiện bảo quản không thích hợp cho vụ Hè Thu, chỉ thích hợp cho vụ

Đông Xuân.

Thường thì người dân đi sấy thuê ở nhà máy hoặc một hộ nào khác, sấy sẽ đảm bảo chất lượng lúa khi gặp trời mưa đầm ở vụ Hè Thu Máy sấy thường chỉ thích hợp cho những người dân có diện tích canh tác nhiều vì chỉ phí đầu tư cũng khá cao, không thích hợp phát triển rộng rãi trên toàn vùng Cần có máy chi phi thấp hơn đẻ nông dân đảm bảo được chất lượng của lúa sau thu hoạch.

Giới thiệu chung về giống lúa OM 1723

- Nguồn gốc giống lúa OM 1723

Do Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long tại huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ,

lai tao, chon lọc từ tổ hợp lai OM 554 và IR 50401

Giống OM 1723 đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công

nhận cho phép áp đụng sản xuất rộng rãi từ tháng 9/1999

Nhưng đến năm 2001 giống mới được phổ biến tại xã Mỹ Phước và đến năm 2003 thì giếng OM 1723 mới đủ giống để cung ứng cho nông dan tại xã dé

trồng trên điện rộng

& Đặc tính cơ bán của giống OM 1723

Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây đạt được là §5 - 95cm

Kháng rầy nâu trung bình (điểm 5), đẻ nhánh trung bình, hơi kháng bệnh

cháy lá, cứng cây, thích nghỉ tốt ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn

Tỷ lệ hạt lép thấp, đưới 20%

Trang 23

Hạt chắc/bông: cao (từ 85-100 hạt/bông).

Trọng lượng 1.000 hạt: 28,20 — 29,50gr.

Phẩm chất hạt gạo tốt, hạt đài 8,04mm, chiều rộng 2,15mm, tỷ lệ D/R là3,7, hạt gạo trong bạc bụng ít (điểm 1)

Chất lượng xay xát tốt, tỷ lệ thu hồi gạo cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tiềm năng năng suất: giống lúa OM 1723 thuộc dạng hình thâm canh cao,

vụ Đông Xuân có thé đạt từ 7 - 9 tan/ha, vụ Hè Thu có thé đạt từ 6 — 7 tắn/ha.

Đặc tính của một số giống được trồng tại dia bàn xã Mỹ Phước

- Giống OM 1490

Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90cm

Kháng ray nâu, nhiễm bệnh cháy lá, cần chú ý theo dõi đồng ruộng và

phòng bệnh cháy lá.

Dé nhánh trung bình, chịu phèn khá, canh tác được cả 2 vụ.

Trọng lượng 1.000 hat: 25,50 — 26,50gr.

Phẩm chất gạo: hạt dài, độ bạc bụng ít, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Tiềm năng năng suất: 5 - 8 tan/ha

- Giống OM 2518

Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây: 80 - 85cm

Kháng rầy nâu trung bình, hơi kháng bệnh cháy lá

Dé nhánh khá, cứng cây, tỷ lệ hạt lép thấp, canh tác được cả 2 vụ

Trọng lượng 1.000 hat: 27,50 - 28,50gr.

Phẩm chất hạt gạo: dài hạt, độ bạc bụng khá nhiều

Tiềm năng năng suất: 6 - 8 tắn/ha

- Giống OM 2519

Thời gian sinh trưởng: 85 - 93 ngày.

Chiều cao cây: 80 - 85cm

Kháng rầy nâu trung bình, hơi kháng bệnh cháy lá

Dé nhánh khá, hơi yếu cây, chịu phèn khá, canh tác được cả 2 vụ

10

Trang 24

Trọng lượng 1.000 hạt: 26;00 - 27,00gr.

Phẩm chất hạt gạo: dài hạt, độ bạc bụng cao

Tiềm năng năng suất: 6 - 8 tắn/ha

i Giống OM 2513

Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90cm

Kháng ray nâu trung bình, kháng bệnh cháy lá

Đẻ nhánh trung bình, cứng cây, canh tác được cả 2 vụ.

Trọng lượng 1.000 hat: 25,50 - 26,50gr.

Phẩm chất hat gạo: hat hơi ngắn, độ bạc bung ít

Tiềm năng năng suất: 6 - 8 tan/ha

E Giống OM 2519

Thời gian sinh trưởng: 83 - 92 ngày.

Chiều cao cây: 81 - 92cm

Kháng ray nâu trung bình, kháng bệnh cháy lá

Đẻ nhánh trung bình, cứng cây, canh tác được cả 2 vụ.

Trọng lượng 1.000 hat: 24,50 - 25,50gr.

Phẩm chất hạt gạo: hạt hơi ngắn, tỷ lệ hạt lép thấp, độ bạc bụng nhiều.Tiềm năng năng suất: 5 - 7 tan/ha

- Giống OM 2514

Thời gian sinh trưởng: 80 - 94 ngày.

Chiều cao cây: 80 - 93cm

Kháng ray nâu trung bình, kháng bệnh cháy lá

Đẻ nhánh trung bình, cứng cây, chịu phèn khá, canh tác được cả 2 vụ Trọng lượng 1.000 hat: 23,50 - 25,00gr.

Phẩm chất hạt gạo: hạt ngắn, độ bạc bụng it.

Tiềm năng năng suất: 5 - 7 tấn/ha

11

Trang 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả

Thống kê, mô tả tình hình trồng lúa theo các giống đang trồng thực tế tại

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Trung tâm Khuyến nông xã Mỹ Phước,UBND xã Mỹ Phước, các tài liệu sách báo, trên các website .

Số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, cán bộkhuyến nông, phỏng vấn các hộ nông đân trực tiếp tham gia sản xuất bằng bảnghỏi dé biết các thông tin về sản xuất của nông hộ

2.3 Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế

Tổng chỉ phí: là tổng số tiền và công bỏ ra để đầu tư từ khâu đầu là làmđất đến khâu thu hoạch lúa.TC = chỉ phí vật chất + chỉ phí lao động

Doanh thu là kết quả của quá trình sản xuất trên một đơn vị điện tích

Doanh thu = sản lượng ‹ giá.

Lợi nhuận là phần thu được sau khi trừ hết tổng chi phí bỏ ra để đầu tư.Đây là chỉ tiêu phan ánh kết quả của quá trình sản xuất

Loi nhuận = doanh thu — TC.

12

Trang 26

Thu nhập = lợi nhuận + chỉ phí lao động nhà Đây là chỉ tiêu rất có ý nghĩa trong sản xuất nông hộ vì nó là phần lợi nhuận thu được + giá trị lao động nhà.

Nhóm chỉ tiêu hiệu qua gồm các tỷ suất lợi nhuận và daonh thu theo chi

phí đầu tư của nông dân

Tỷ suất LN/CP = LN/CP: cho ta biết một đồng vốn bỏ ra thu được baonhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất TN/CP = TN/CP: cho ta biết một đồng vốn bỏ ra thu về bao nhiêu

đông thu nhập.

Tỷ suất DT/CP = DT/CP: cho ta biết một đồng chỉ phí bỏ ra thí thu về bao

nhiêu đồng doanh thu

l5

Trang 27

CHƯƠNG 3

TONG QUAN VE XÃ MỸ PHƯỚC

3.1 Điều kiện tự nhiên tại xã Mỹ Phước

3.1.1 Vị trí địa lý

Mỹ Phước là xã nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên và năm vị tri giữa

huyện Hòn Đất có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất và phát triển nông nghiệp.

Đây cũng là điều kiện để xã phát triển giao thương và trao đổi nhiều hơn nữa với

các xã khác và các tỉnh lần cận.

Phía Bắc giáp xã Mỹ Hiệp Sơn

Phía Nam giáp xã Mỹ Lâm.

Phía Đông giáp xã Thông Tân Hiệp.

Phía Tây giáp xã Sóc Sơn.

3.1.2 Khí hậu, nguồn nước

Hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11,

lượng mưa nhiều nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 Nước sông vào những

tháng này cũng thường dâng rất cao gây ngập ủng ở một số diện tích vùng tring, thấp Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, khoảng tháng 3 đến tháng 8

nguồn nước sông hơi cạn và bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Mấy năm qua đến mùa mưa lũ người dân thường hay bị mat mùa nhưng nay với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương quản lý, chỉ đạo thi công nạo vét các công trình thủy lợi, dap đập ngăn mặn Ngoài ra, chính quyền còn vận động nhân dân làm đất, san lắp mặt bằng đồng ruộng, củng cố bờ bao để bơm tát gieo

Trang 28

3.1.3 Diện tích đất đai

Diện tích tự nhiên là 43,78 km’, dan số 6.775 người, mật độ dân số 154

người/kmỸ Sản xuất chủ yếu là hoạt động nông nghiệp

Bang 1 Diện Tích Đất Dai Xã Mỹ Phước Phân Theo Don Vị Hành Chính

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cau (%)

I Dat nông nghiệp 4.172 95,01

1 Đất trồng cây hàngnăm — - 3.980 90,92

- Đất ruộng lúa 3.920 89,60

- Dat trồng cây hang năm khác 60 1,32

2 Đất trồng cây lâu năm 179 4,09

3 Đất nuôi trồng thủy sản 13 0

Il Dat lâm nghiệp 0 0

HI Dat chuyên dùng 164 3,74

IV Đất ở 55 1,25

1 Đất ở đô thị 0 0

2 Đất ở nông thôn 55 1,25

V Dat chưa sử dụng 0 0Tống điện tích 4.391 100

Nguồn tin: Phòng Thống Kê Huyện Hon Dat

Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.391 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 4.172 ha, chiếm 95% diện tích tự nhiên gồm diện tích trồng lúa 3.920

ha (chiếm 94% diện tích đất nông nghiệp)

Diện tích đất còn lai là ding để trồng một số loại cây hàng năm khác Dat

chuyên dùng và đất ở chiếm rất ít trong diện tích tự nhiên

Như vậy, qua bảng trên ta thấy, lúa chính là cây chủ lực của xã.

15

Trang 29

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Điều kiện xã hội

Dân SỐ, lao đông

Bang 2 Dân Số, Lao Động Xã Mỹ Phước 2004, 2005

Il Ty lệ tăng dân số tự nhiên a 14,77 15,10

IV Tổng lao động người 3.739 3.817

1 Lao động đang làm việc nt 3.657 3.785

+ Lao động nông nghiệp nt 2.984 3.012

+ Lao động thương mại,dịch vu nt 594 665

+ Lao động ngành nghề nt 79 108

2 Lao động không có việc làm ổn định nt 82 32

Nguồn tin: UBND xã Mỹ Phước

16

Trang 30

Năm 2005 dan số toàn xã là 6.775 người, trong đó dân tộc kinh 6.505

người, chiếm 96% tống dân số, dân tộc hoa 123 người chiếm 1,81%, còn các dan tộc khác chi chiếm số ít trên tổng dân số toàn xã Mật độ dan số 154 người/kmỶ,

tỷ lệ dân số tự nhiên ở xã là 15,1 /oo,

Lao động xã hội năm 2005 là 3.817 người, trong đó số có việc làm là 3.785 người, chiếm 99%, số người không có việc làm ổn định là 32 người (chiếm

1%), giảm hơn so với năm 2004 là 50 người.

Qua bảng, ta thấy được số người không có việc làm cũng có chiều hướng

giảm rất nhiều do những chính sách tạo công ăn việc làm của chính quyền xã và

ý thức của người dân được nâng cao, đó là một chiều hướng tốt nhằm ổn định đời

sống của người dân tại đây

Trong những lao động đang làm việc thì số lao động nông nghiệp là 3.012người, chiếm 79,57% tổng số lao động đang làm việc Qua số liệu điều tra tacũng thấy được là sản xuất nông nghiệp thu hút lao động rất nhiều, tuy nhiên

trong những lúc nông nhàn thì lượng lao động này sẽ không có việc làm.

Vì thế, cần có những mô hình xen canh, lao động thời vụ của những

ngành nghề khác để đáp ứng nhu cầu việc làm của một lượng lớn lao động tại xã

Nguồn tin: UBND xã Mỹ Phước

Trong năm học 2004-2005 tổng số hoc sinh là 1.160 học sinh, trong đóhọc sinh cấp I là 776 học sinh, cấp II là 342 học sinh, mẫu giáo là 42 cháu Chấtlượng giáo dục ngày càng được nâng lên, kết quả trong năm học này đã tăng lên

đáng kể

VIÊN |

| THU VIÊN

17

Trang 31

Công tác Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở cũng rất sôi nổi, năm 2005 mở

2 lớp 6 với 33 học sinh đăng ký và xoá mù chữ được 43 học sinh Như vậy với

tình hình giáo dục như trên cũng phần nào thấy được ý thức của người dân đãnâng cao, họ cho con em mình đến trường kha day đủ, đó cũng là điều khả quan

đủ để hy vọng thế hệ sau sẽ phát triển hơn thế hệ trước

Tuy nhiên, cũng còn một số em không được đến trường do hoàn cảnh giađình khó khăn thuộc diện chính sách không được đến lớp, các cấp chính quyền

cần quan tâm nhiều hơn nữa dé đảm bảo trẻ en hoàn toàn được đến trường và tỷ

lệ mù chữ sẽ không còn tồn tại nữa

Cơ sở ha tầng

- Giao théng néng thén

UBND xã Mỹ Phước đã triển khai kế hoạch tu sửa và làm mới đường giaothông nông thôn Phước Hảo — Tràm Dưỡng - Đập Đá với tổng chiều dài11.850m, tổng khối lượng đất đá là 17.250 mỶ, với số vốn là 51.750.000đ hoàn

toàn do dân đóng góp.

Triển khai sửa chữa đường giao thông nông thôn bị hư hỏng sau lũ ở ba ấp

Phước Thạnh, Phước Tân và Phước Thái kết quả đã đào đắp được trên 2,3km

Xây dựng mới cầu kênh Tư Tỷ tại ấp Đập Đá với chiều dài là 33m, chiềungang 1,5m, tổng số tiền là 49.289.000đ do dan đóng góp

: Thủy lợi

Về thủy lợi nội đồng nạo vét được 4.895mỶ, cung cấp đủ lượng nước tướitiêu cho dan đảm bảo được việc sản xuất lương thực trên địa bản toàn xã Dapđập ngăn mặn, vận động nhân dân làm đất, củng cỗ bờ bao để bơm tát gieo sạsớm và đồng loạt

- Mang lưới điện, nước

Hiện tại mạng lưới điện quốc gia đã phủ trên toàn xã, số hộ sử dụng điện

là 98,24% Số hộ còn lại không sử dụng điện là do ở phân tan xa đường điện và

số mới tách ra chưa kịp vào đường dây điện đang chờ thủ tục vô điện

Xã có 4 trạm cấp nước, tổng số hộ dùng nước sạch là 840/1.354 hộ, chiếm

62%, chủ yếu ở khu đân cư mới Số hộ còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước ở

18

Trang 32

sông, rạch là chính, như vậy sẽ không dam bảo vệ sinh, xã đang hướng đến chỉ

tiêu năm 2007 sẽ sử dụng nước sạch dé đảm bảo an toàn

Nguồn tin: Phòng thống kê xã Mỹ Phước

Theo tình hình thực tế, số học sinh thì tăng lên nhiều mà số lượng trường

học không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải đi mượn trường học, mượn hội trường

xã để học sinh học, như thế không đủ tiêu chuẩn để các em học tập được Bêncạnh đó, vì không đủ trường học nên các em phải di học xa, như thế cũng ảnhhưởng đến tình trạng học tập của các em rất nhiều

Vì thế, đã có sự kết hợp chặt chế giữa nhà trường, chính quyền và các

đoàn thể từng bước xã hội hoá giáo duc Tiếp tục đây mạnh công tác xoá mù chữ,chống tái mù chữ và chuẩn bị tốt cho việc phổ cập trung học cơ sở, đồng thời

giảm tỷ lệ học sinh bỏ học còn đưới 3% mỗi năm

Xã đã tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế báo đảm chăm sóc sức

khoẻ tốt cho nhân dân, tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về vệ

sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa như: tiêu chảy, sốt xuất

huyết, thương hàn, nhất là cách phòng chống cúm gia cầm

Phát động và giáo dục thói quen ăn ở sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường,thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia Triển khai công tác bảo hiểm y tế, đặcbiệt chú ý đến bao hiểm y tế cho người nghèo

- Chính sách xã hội: Việc cấp phát chế độ chính sách cho gia đình

thương bình liệt sĩ, cấp phát tiền lương cho các đối tượng hưởng Bảo hiểm Xã

Hội đúng chế độ và kịp thời

19

Trang 33

Xây dựng căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ chính sách, xét đề nghị cấp trên xây dựng 06 căn nhà cho dân tộc thiểu số nghèo khó khăn về nhà ở Cất nhà tình

thương, nhà đại đoàn kết 08 căn cho hộ nghèo Xã đã thành lập được Ban Phòng

chống lụt bão và các tổ cứu hộ, cứu nạn ở các ấp.

3.2.2 Điều kiện kinh tế

Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2005 là 7.840

ha, năng suất bình quân 6,53 tan/ha, tong san lượng cả năm 51.195,20 tấn, tăng

4.070 tấn so với năm 2004 Trong đó:

Vụ Đông Xuân toàn xã gieo được 3.920ha, năng suất trung bình 6,72tin/ha, sản lượng đạt được là 26.342 tấn, tăng 2.044 tấn so với vụ Đông Xuân

năm 2003-2004.

Vụ Hè Thu, điện tích gieo trồng là 3.920 ha, năng suất bình quân 6,34

tan/ha, sản lượng dat 24.853 tan; tang 2.323 tấn so với năm 2004.

Hầu hết diện tích sản xuất trong năm được sử đụng các giống lúa ngắn

ngày, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao như các giống OM 2517,

OM 1490, ngoài ra còn có các giống lúa thơm OM 2536 và Jasmine§5

Hiện nay trong sản xuất lúa hàng hoá nông dân đã có sự quan tâm về chất lượng, người dân đã chủ động đưa những giống có chất lượng cao vào sản xuất

nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất khâu

Hình 1 Cơ Cấu Giống Lúa Được Sản Xuất Toàn Xã 2005

m OM 2513

“+ OM 1723 BOM 2517 f) OM 2514

é \rIII0IlJJ OM 1490

33% OM 2519

00M 2518 EIR 50404

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

20

Trang 34

Qua biểu đồ trên ta thấy, cơ cấu giống lúa được sản xuất năm 2005 trong

toàn xã có 75% giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 10% giống lúa thơm, các giống lúa này được các nhà khoa học khuyến cáo sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 15% giếng lúa lẫn tạp, kém chất lượng

vẫn còn được người đân gieo trồng

Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh, nông dân ấp Phước Hảo, Phước Thạnh, Tràm Dưỡng đã làm đất sau khi thu hoạch dé trồng

màu xen vụ đã gieo trồng 70,9 ha, tăng 50,9 ha so với năm 2004, năng suất bình

quân Đậu Nành 1,92 tan/ha, Mè 1,1 tân/ha, tạo thêm thu nhập cho nông dan lúc

II Dan gia cầm 11.062 4.631 4.850

Nguồn tin: UBND xã Mỹ Phước

Phương thức chủ yếu của các hộ nông dân ở đây là phân tán trong các hộgia đình Tình hình chăn nuôi của xã trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng rấtcao, nhất là đàn heo năm 2004 có 1.148 con nhưng đến năm 2005 là 2.700 con,

tăng 1.552 con.

Số lượng đàn trâu và đàn bò cũng tăng rất nhanh, tuy nhiên vì vốn đầu tư

nuôi chúng cũng khá cao nên nhu cầu vay vốn của người dan cững rất cao, những

hộ gia đình có thu nhập thấp không thể có khả năng chăn nuôi được.

Vì đại dịch cúm gia cầm năm 2003 nên số lượng gia cầm đã giảm rấtnhiều, năm 2003 là 11.062 con, đến năm 2004 là 4.631, như vậy số lượng đã

21

Trang 35

giảm 6.431 con Tình hình năm 2005, số lượng cũng không tăng đáng kể 461con Người dân cũng đã ý thức được dịch cúm gia cầm nên mọi người đều chích

thuốc ngừa và thực hiện đúng các qui định của Thú y Huyện.

Tổ chức khuyến nông Mạng lưới khuyến nông tại xã hoạt động tất tốt,các nhân viên khuyến nông tuy số lượng không nhiều nhưng vẫn nắm rõ tìnhhình của người dân rat rõ vì thế mối quan hệ của họ với người dan rat tốt Chính

vì thế, người dân được tiếp thu nhiều kỹ thuật mới, thông tỉn thị trường nên việc

ản xuất đạt được hiệu quả cao

Nhân xét chung.

- Những thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã Mỹ Phước, Phòng Nông Nghiệp

Huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển Nông — Lâm — Ngư nghiệp theo hướng tậptrung làm tốt công tác thủy lợi, khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích, đa dạng

hoá cây trồng vat nuôi, đây mạnh khoa học kỹ thuật, tập trung khai thác các tiềm

năng và thế mạnh của xã Mỹ Phước, tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiệncho phép, đời sống nhân dan từng bước được nâng lên rõ rệt

Bên cạnh đó, giá lúa cao khuyến khích nông dân an tâm đầu tư mở rộngsản xuất, ngành Nông Nghiệp còn chi đạo xây dựng nhiều mô hình đa canh, xencanh, áp đụng quy trình thâm canh tổng hợp để tăng năng suất, tăng thu nhập cho

nông dân.

Mạng lưới Khuyến Nông đã phối hợp nhịp nhàng cùng người dân tại xã,

từ đó phát huy tác dụng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong

quá trình sản xuất

Công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, nhà

đại đoàn kết và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt.Giao thông nông thôn có nhiều chuyến biến tích cực

Công tác chỉ đạo phòng chống dich cúm gia cầm, phòng chống lụt bãođược quan tâm chỉ đạo tốt hơn Tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững

và ôn định, tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

ae

Trang 36

“ Những khó khăn: Bên cạnh những thuận loi như trên thì xã vẫn còn hạn chế nhiều mặt như:

An ninh trật tự có lúc giải quyết chưa kịp, một số hộ không chấp hành việc

làm đường giao thông nông thôn.

Diện tích trồng màu không đạt kế hoạch đề ra

Giá cả hàng hoá tăng, xuất hiện nhiều bệnh lạ trên gia cầm gây khó khăn trong việc đầu tư sản xuất cũng như ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết không

thuận lợi, chương trình nhân giống hoá trong dan chưa mạnh, các mô hình làm ăn

có hiệu quả chưa được nhân rộng.

Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật tuy có tiến bộ nhưng chưa rộngkhắp nên chưa phát huy đúng mức với tiềm năng phát triển của địa phương Từ

đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, các mô hình kinh tế

có hiệu quả kinh tế còn quá ít so với tiềm năng cho phép

Còn một số hộ dân chưa phát huy tinh than tập thé để thành lập các tổ hợp

tác, tổ liên kết bảo vệ và phát triển sản xuất

Các mô hình hợp tác trong sản xuất còn chậm, thế mạnh trong tập thé

chưa được phat huy, từ đó chưa đủ điều kiện dé thực hiện việc Công nghiệp hoá

-Hiện đại hoá nông thôn.

T3

Trang 37

CHƯƠNG 4

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thời vụ sản xuất ở xã Mỹ Phước

4.1.1 Vụ Đông Xuân

Thời gian gieo trồng bắt đầu từ giữa tháng 10 - 11 đương lịch và thu hoạchvào tháng 1 - 2 dương lịch Vụ Đông Xuân có những điều kiện thuận lợi giúp cho

cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh vì thế vụ này luôn cho năng suất cao nhất

trong năm Các điều kiện giúp cho cây lúa phát triển tốt:

Sau khi cơn lũ đi qua thì đất được phù sa bồi đắp một lượng đinh dưỡng

rất lớn và nước lũ cũng cuốn trôi đi những phèn chua và nhiễm mặn của vụ trước,

cũng chính vì thế mà trong vụ này nông dân tốn rất ít lượng phân để bón cho lúa,

do đó cũng giảm bớt một phan chi phí cho người dan

Thời tiết thuận lợi trong quá trình canh tác Không mưa, bão, ban ngàynắng tốt, nhiệt độ trung bình 34 - 35°C, ban đêm trời se lạnh nhiệt độ trung bình

21 - 24°C Cũng chính vì điều kiện thời tiết thuận lợi như vậy nên cây lúa quang

hợp rất tốt cho năng suất và sản lượng lúa rất cao

Khi thu hoạch vào lúc trời nắng nên ít bị thất thoát và phơi lúa dé dang, ít

bị hư hỏng nên phẩm chất của gạo rất tốt, từ đó mà giá của lúa cũng khá cao

Vì các điều kiện thuận lợi như trên nên vào vụ Đông Xuân nông dân

thường đầu tư cao về vật tư nhằm đạt được năng suất cao nhất Nếu có điều kiện

gieo trồng sớm và thu hoạch trước hay vừa sau tết Nguyên Đán thì giá lúa sẽ caohơn 250 - 300 đ/kg Vì nếu để thu hoạch trễ hơn thì các tỉnh khác như ĐồngTháp, An Giang, Tiền Giang sẽ thu hoạch đồng loạt và như thế giá sẽ giảm đi

rât nhiêu.

24

Trang 38

4.1.2 Vụ Hè Thu

Thời gian gieo trồng thường váo dau tháng 5 - 6 và thu hoạch vào cuối

tháng 8 - 9 Ngược lại với điều kiện thuận lợi ở vụ Đông Xuân thì vụ này cónhững hạn chế hơn và nông dan phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc canh tác

Thường đầu vụ hay bị khô hạn nên rất dé bị có đại, vì thế phải tốn nhiềuchỉ phí cho việc bơm nước, công làm cỏ, thuốc trừ sâu, ngoài ra sức sinh trưởng

của cây lúa cũng bị ảnh hưởng rất nhiều

Vào cuối vụ thì mưa quá nhiều nên lúa không quang hợp tốt và khi thuhoạch cũng vào mùa mưa nên sẽ gây thất thoát nhiều, phơi khó cho nên năng suất

va phẩm chất gạo bị giảm rất nhiều và nông dan phải tốn chi phí cho việc sấy lúa

Thường trong vụ này nông dan chọn giống ngắn ngày, năng suất cao, mật

độ lúa thưa và chuẩn bị sẵn máy bơm để cung cấp đủ nước cho đầu vụ Cần bón

đủ Lân, cân đối giữa Dam va Kali Nếu mưa kéo dai vào lúc thu hoạch thì nôngdân nên sấy để bảo đảm chất lượng gạo và tránh tình trạng lên mộng gây thất

thoát sản lượng lúa.

4.2 Hiện trạng sản xuất lúa của xã từ năm 2003-2005

4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Dong Xuân cúa xã từ năm

Trang 39

Vì người dân ở đây chủ yếu là trồng độc canh cây lúa và năng suất cũng

khá cao nên người đân tận dụng tất cả quỹ đất mà họ có dé tập trung canh tác nên

điện tích hằng năm tăng lên

Người dan tại xã đã có ý thức học hỏi kinh nghiệm trồng lúa của những người khác và áp dụng kiến thức đã được tập huấn nên năng suất cải thiện đáng

Nguồn tin: Phòng Thống Kê UBND xã Mỹ Phước

Vì thời tiết không thuận lợi cho nên năng suất có giảm đáng kể so với vụ Đông Xuân Diện tích canh tác có giảm hơn so với vụ Đông Xuân vì có một số

hộ nghèo không có đủ điều kiện canh tác và do tâm lý sợ lỗ nên vào vụ này họ đi

làm thuê và sử dụng đất trồng màu chứ không trồng lúa Vì thế, sản lượng lúa có

giảm di đáng ké khoảng 1.500 tắn/năm

x Nhận xét chung

Người dân tại xã Mỹ Phước chủ yếu canh tác 2 vụ/năm cho nên những

năm gần đây theo xu hướng phát triển thâm canh, tổng hợp thì năng suất đã tăng

ở mức 6n định 5,5 — 8 tắn/ha

Về cơ cấu giống nông dân san xuất chủ yếu các giống phù hợp với điều

kiện địa phương và áp dung các biện pháp kỹ thuật canh tác Năm 2005 là năm

đạt thắng lợi lớn trong sản xuất lương thực của xã, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 7.840ha, năng suất bình quân 6,53tan/ha, tổng sản lượng cả năm là

51.195,20 tan, tăng 4.069,87 tan so với năm 2004

26

Trang 40

Ngoài ra, Phòng Nông-Lâm-Ngư nghiệp huyện kết hợp với Phòng Nông Nghiệp xã đã chỉ đạo về lịch thời vụ, cơ cấu giống, áp dụng quy trình kỹ thuật,

thâm canh có hiệu quả, quản lý dich hại tổng hợp nhằm giám giá thành sản xuất.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp còn cân đối nguồn giống sẵn có và đã khuyến cáo nhân dân sử dụng giống lúa có năng suất và đạt phẩm chất gạo tốt.

Vì thế, người đân được tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm sản xuất, năng

suất tăng cao đáng kể, đời sống của người din cũng đã cai thiện rất nhiều so với

mấy năm trước, tình trạng hộ nghèo cũng giảm đi đáng kể.

4.3 Hoạt động khuyến nông tại xã Mỹ Phước

Nông dan tại xã địa phương tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm khuyến nông xã tổ chức tại UBND xã Mỹ Phước, qua điều tra số lần tham gia

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Qua bảng điều tra, những hộ sản xuất giống lúa OM 1723 hau hết đều tham gia lớp tập huấn khuyến nông Chủ yếu là tham gia 3 - 5 lần/năm, chiếm 46,66%, có 4 hộ tham gia trên 5 lần chiếm 13,34%, chủ yếu những hộ này có hợp đồng với Trung tâm khuyến nông nên thường xuyên gặp gỡ, trao đôi.

Những hộ sản xuất lúa khác thì đa số không tham gia tập huấn chiếm đến 70,00%, chủ yếu họ sản xuất dựa trên kinh nghiệm của họ là chính Số lần tham

27

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN