KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Bang 25. So Sanh KQ-HQ Binh Quân 1Ha Lia giữa 2 Loại Lúa Vu DX2005
4.10.3 So sánh những thuận lợi và thách thức trong quá trình đầu tư và sản xuất giữa 2 loại lúa đang canh tác
Hiệu quả kinh tế.
Xem kết quả phân tích ở các bảng trên ta nhận thấy rằng: so với lúa thường thì lúa OM 1723 có hiệu quả cao hơn các giống lúa thường vì năng suất
cao hơn, sản lượng cũng cao hơn. Trọng lượng hạt nặng hạt cộng với giá lúa OM
1723 nhỉnh hơn các giống khác một ít nên doanh thu người nông dân thu về rất
cao.
Bên cạnh đó, khi thu hoạch giống lúa OM 1723 sẽ có nhiều điều kiện bán cho thương lái hơn. Vì khi thương lái mua thì các giống lúa xuất khâu như OM 1723 sẽ dễ bán hơn bởi nhu cầu xuất khẩu lúa đang tăng. Còn các giống khác được xay xát chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu nội địa, thương lái sẽ không thu được lợi nhuận nhiều nên các giống lúa thường không được ưu tiên mua như giống lúa OM 1723.
51
Vì thế, với các trở ngại như trên thì việc canh tác giống lúa OM 1723 giúp cho nông dân thu được lợi nhuận cao nên đời sống được cải thiện phần nào.
Chính vì thế nên việc phổ biến giống lúa OM 1723 trên điện rộng rất phù hợp với
tình hình tại xã Mỹ Phước hiện nay.
Rủi ro khi đầu tư.
Thực chất giữa 2 loại giống lúa thì rủi ro khi đầu tư là như nhau, không thể nào đoán trước được. Tuy nhiên khả năng kháng sâu, bệnh của giống OM
1723 cao hơn nên rủi ro khi đầu tư canh tác cũng giảm nhiều.
Giống lúa bình thường khác tại địa phương thì khả năng kháng sâu, bệnh không mạnh như giống lúa OM 1723 nên cũng ảnh hưởng một phan đến năng suất, làm cho năng suất đạt được sẽ không cao như giống lúa OM 1723.
Năng suất và sản lượng của giống OM 1723 cũng cao hơn giống lúa thường nên hiệu quả kinh tế thu được cũng cao giống lúa thường nên sau khi thu hoạch nông dân có lời và thu được lợi nhuận cao và thu nhập cũng cao hơn giống lúa thường nên rủi ro đầu tư thấp hơn khi họ đầu tư canh tác với giống lúa
thường.
Điều kiên đầu tư.
Do điều kiện đầu tư về chỉ phí, giống, công lao động .v..v...của giống OM 1723 đều cao hơn các giống thường tại địa phương nên đa số người dân khó khăn khi muốn đầu tư canh tác vào giếng lúa OM 1723.
Bên cạnh đó, tại xã Mỹ Phước còn tồn tại một số bộ phận nông dân còn gặp khó khăn trong cuộc sống. Muốn đầu tư canh tác giống lúa OM 1723 thì cần số vốn đầu tư cao nên họ không thể có điều kiện tiếp cận được giống lúa mới
này.
Vì thế, các cơ quan Khuyến nông cũng như các Ngân hàng Phát triển nông thôn & Khuyến nông, các cơ quan tín dụng cần có những chính sách hỗ trợ cho nông dan vay để họ có thể canh tác giống lúa OM 1723 có năng suất cao, góp phần cải thiện được cuộc sống gia đình họ nói riêng và góp phần thúc đây nền kinh tế nông nghiệp tại xã Mỹ Phước nói chung.
=2
Thị trường (tiêu thu.
Vị xã Mỹ Phước có nhiều hệ thống kênh rạch nên việc vận chuyên lúa, gạo trao đổi với các tỉnh lân cận cũng dé dang. Tuy nhiên, cũng có một số trường
hợp nông dân bị thương lái ép giá khi vào mùa vụ vì lúc đó lúa đại trà và thương
lái sẽ tuyển chọn lúa có chất lượng tốt, hình đáng đẹp như giống OM 1723 thì họ mua trước và giá cao, còn lúa hình dạng không đẹp và chất lượng không đạt như các giống lúa khác thì sẽ bị ép giá, đôi khi thương lái cũng không mua lúa nên người đân rất khó khăn.
Cho nên, nông dan xã Mỹ Phước cần có một hệ thống thu mua lúa được đầu tư qui mô, ổn định, đảm bảo đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất lương thực cung cấp cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu gạo ra nước ngoài.
Hỗ trợ của nhà nước.
Khi mua giống OM 1723 và cam kết sẽ canh tác đúng kỹ thuật của Trung tâm giống thì người dan sẽ được giảm 825d/kg lúa giống và sau khi thu hoạch thì Trung tâm sẽ thu mua lúa lại để nhân giống trên diện rộng.
Đối với giống lúa thường thì người dân phải tự đầu tư, nhà nước không có chính sách nào để hỗ trợ khi nông đân canh tác các giỗng lúa địa phương.
4.10.4 Ưu, nhược điểm của từng loại lúa.
Giống lúa OM 1723.
Giống lúa OM 1723có ưu điểm: năng suất cao, giá cao hơn các giống khác, nặng hạt, thích hợp cho nhu cầu xuất khẩu gạo. Đây là nguồn giống mới, độ thuần giống cao. Nếu trồng giống lúa OM 1723 thì được sự hỗ trợ của Trung tâm giống xã Mỹ Phước về giá giống và được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác.
Bên cạnh đó nông dan còn gặp các khó khăn trong khi đầu tư, sản xuất giống lúa OM 1723: do đây là một giống mới nên nguồn giống vẫn chưa đủ để cung ứng cho nhu cầu của nông dân. Kỹ thuật canh tác cũng không quá khó, nhưng đo đây là giống mới nên đễ nhiễm bệnh mà nông dân chưa có kinh nghiệm với giống mới nay nên phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc để phát hện sớm các trường hợp nhiễm bệnh. Việc tiêu thụ giống cũng không 6n định, ở các vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với thị trường cho nên nông dân tại đây thường hay bị
53
các thương lái ép giá nên họ rất cần được đảm bảo đầu ra như ký kết hợp đồng với các công ty, nhà máy xay xát, trung tâm giống. Ngoài ra, việc đầu tư cho việc sản xuất cũng tốn chi phí cao hơn các giống tại địa phương nên có một số bộ phận nhỏ nông đân không đủ điều kiện để gieo trồng giống lúa mới OM 1723.
Giống lúa địa phương.
Các giống lúa này có các ưu điểm sau: kỹ thuật canh tác đễ, được trồng lâu năm tại địa phương nên thích hợp với điều kiện tự nhiên tại đây. Nông dân không phải tốn chỉ phí mua giống mà họ sẽ lựa chọn giống vừa sản xuất vụ trước để gieo sạ cho vụ sau hoặc là họ sẽ trao đổi giống cho nhau để canh tác.
Ngoài các ưu điểm trên thì giống lúa tại địa phương có các nhược điểm:
giá lúa thấp và không ổn định, thường biến động theo thị trường. Phẩm chất gạo không được tốt, không đủ điều kiện xuất khẩu. Việc trồng lặp lại nhiều vụ gây thoái hoá giống dan đến giảm năng suất. Năng suất của các giống này có tăng nhưng không én định tại các vụ.
4.11 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
4.11.1 Tăng cường công tác khuyến nông.
Công tác khuyến nông thực sự đóng góp đáng kể cho sản xuất, nông dân có tiếp thu được kỹ thuật mới, tiến bộ cũng do các nhân viên khuyến nông truyền đạt. Tuy nhiên, khuyến nông viên không đủ số lượng để hướng dẫn được hết bà con nông đân nên cần thiết tăng cường lực lượng khuyến nông cho các vùng sâu, vùng xa, để họ có thé tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng tốt vào sản xuất.
Mạng lưới khuyến nông tại xã đã rộng khắp tuy nhiên việc cung cấp giống vẫn chưa được đầu tư, nguồn giống không đủ cung cấp cho nông dân. Cần phải có mô hình nhân giống dé chọn lựa những giống có phẩm chất tốt để phục vụ cho
nông dân.
Trung tâm Khuyến nông cần xây dựng nhiều mô hình đa canh, xen canh, áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp để tăng năng suất, tăng thu nhập cho người nông dan và bước đầu xây dựng các mô hình trình diễn trồng cây Đậu nành va Mé trên đất lúa đã có hiệu quả, khuyến khích bà con nông dân áp dụng các mô hình trình diễn này vào các vụ tiếp theo.
54
Xã Mỹ Phước đang thành lập Hội Nông Dân để mọi người cùng nhau tham gia, chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau tiến bộ hơn, với sự lãnh đạo của
Trung tâm khuyến nông xã Mỹ Phước.
Hội Nông dân có nhiệm vụ tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật canh tác lúa,
hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, áp dung qui trình thâm canh tổng hợp để hạ giá thành sản phẩm, triển khai các điểm nhân giống lúa chất lượng cao trên địa bàn và tổ chức hội thảo cho nông dân tham gia. Đó cũng là điều kiện thuận lợi giúp nông dân có thế tiễn bộ trong sản xuất vì tiếp thu được kỹ thuật mới khi
canh tác lúa.
Xã Mỹ Phước cần chuyên đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện trồng xen — nuôi xen, m6 hình đa canh tổng hợp trên cùng 1 đơn vị diện tích có hiệu quả cao. Bên cạnh đó phải nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá bang các giải
pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng qui hoạch vùng lúa cao sản, có giá
trị xuất khẩu.
4.11.2 Tăng cường đầu tư thủy lợi chống lũ lụt.
Tại xã Mỹ Phước đã có những hoạt động: nạo vét, đắp đập để chống lũ.
Công tác phòng chống lụt bão luôn được chính quyền xã rất coi trọng và đầu tư rất cao. Nhưng hướng phát triển thủy lợi theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, vốn do ngân sách Trung ương đầu tư và ngân sách của địa phương cho thủy lợi nội đồng.
UBND xã dự trù khoảng 25.622.000đ để thực hiện nạo vét các tuyến kênh bị cạn như kênh cấp 2 ấp Phước Thạnh, kênh 3 ấp Phước Hảo, kênh 5 ấp Phước Tân để phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ canh tác ở vùng sâu, vùng xa nên công tác thủy lợi không thể che chắn nên vẫn còn tình trạng lúa bị ngập úng gây mất mùa nên chính quyền cần quan tâm hơn đến các hộ ở vùng sâu,
vùng xa.
4.11.3 Đầu tư bao tiêu khép kín
Mạng lưới kênh rạch tại xã Mỹ Phước rất đa dạng nên những hộ vùng sâu, vùng xa khi bán lúa thường bị thương lái ép giá, vì họ phải tính công vận chuyển và và chỉ phí đi lại nên rất khó cho những gia đình đó.
35
tụ
Đồng thời, khi vào mùa vụ thì sản lượng lúa rất lớn mà thương lái không thể mua hết được nên có những hộ do không bảo quản tốt làm lúa giảm phẩm chất, giá giảm gây tổn thất cho người dan nên việc ổn định đầu ra cho lúa là một điều cấp thiết mà chính quyền cần quan tâm đến tại xã Mỹ Phước.
Việc bao tiêu khép kín như vậy sẽ có kết qua rất tốt nhưng điều kiện tiên quyết là hai bên: người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm phải ký kết hợp đồng, phải tuân thi thực hiện nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng. Nếu bên nào phá bỏ hợp đồng thì phải gánh chịu thiệt hại và đền bù theo các khoản đã được kê khai trong hợp đồng do hai bên đã ký.
Tuy nhiên cách này vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập nên các doanh nghiệp vẫn chưa đám phổ biến cách làm này mà phải thông qua lực lượng thương lái, như vậy các doanh nghiệp sẽ giảm lời hơn nhưng không phải gặp nhiều vấn đề rắc rối từ phía nông dân.
4.11.4 Giảm rúi ro khi đầu tư sản xuất.
Nông dân phải thực hiện kỹ khâu vệ sinh đồng ruộng như cày, trục, xới để giảm sự phát triển, lây lan của dịch hại như cỏ, dich bệnh của vụ trước. Ngoài ra, ` nông dân cần bón cân đối lượng phân vi lượng dé tăng sức dé kháng cho cây.
Việc xác định thời vụ gieo sạ cũng rất quan trọng, sao cho thích hợp với từng vụ và từng địa phương cụ thể. Vụ Đông Xuân, nông dân gieo sạ sớm sau khi lũ rút, nếu lũ rút nhanh nông dân sa sớm khoảng 15-20 ngày, bắt đầu từ tháng 10 và thu hoạch cuối tháng 12 thì lúa bán sẽ có giá hơn do lúc đó thị trường lúa khan hiểm.
Bên cạnh đó, nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh để sản xuất sản phẩm với xu hướng giảm chỉ phí sản xuất để tăng thu nhập bằng các biện pháp gieo sa hàng, iap dụng chương trình phòng trừ dich hại tông hợp, thu hoạch đúng lúc, bảo quan lúa với điều kiện tốt. Việc áp dụng đúng theo quy trình có thé tiết
kiệm chi phi cho nông dân khoảng 1-1,2 triệu/ha.
Như vậy, nông dân san xuất lúa mà giảm chi phí sản xuất là cách tốt nhất để bù đắp cho những hao hụt trong quá trình canh tác làm năng suất bị giảm.
56
là)
CHƯƠNG 5