năm 2002 — 20064.1.3 Tình hình hoạt động của Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Định 4.1.4 Tình hình hoạt động khuyến nông trên địa bàn Huyện Tây Sơn 4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIEU QUÁ HOAT ĐỘNG KHUYEN NÔNG
HUYỆN TÂY SƠN TINH BÌNH ĐỊNH
NGUYÊN HỎNG PHONG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
DE NHẬN VAN BANG CỬ NHÂNNGANH PHÁT TRIEN NÔNG THÔN & KHUYEN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả hoạt
> động khuyến nông huyện Tây Son tỉnh Bình Dinh” do Nguyễn Hồng Phong, sinh viên
khóa 29, ngành Phát triển Nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội
: Garg pling #hû Drang Th nhền
Ngày tháng năm Ngày? tháng Xnăm WO đjđ
Trang 3NỘI DUNG TÓM TAT
NUYEN HỎNG PHONG Tháng 7 năm 2007 “Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động
Khuyến Nông Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định”
NGUYEN HONG PHONG July 2007 “Evaluating the Result of Agriculture
Extension in Tay Son District, Binh Dinh Province”
Khóa luận tìm hiểu về hoạt động khuyến nông của huyện Tây Sơn Trong quá trình
thực hiện đề tài, tôi đã thu thập thông tin qua phỏng vấn nông hộ trước và sau khi tham
gia khuyến nông ở địa phương, thu thập dữ liệu thứ cấp về công tác khuyến nông từ
các ngành liên quan Đề tài thực hiện với những nội dung sau
— Thực trạng của khuyến nông của Huyện trong thời gian qua
— Đánh giá kết quả, hiệu quả của chương trình khuyến nông.
— Xác định nhu cầu của người nông dân về các chương trình khuyến nông.
— Những hạn chế và khó khăn trong việc hạn chế sự lan rộng mô hình
— Kết luận và đề xuất một số ý kiến trong nghiên cứu cụ thể về hoạt động khuyến
nông.
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắc viii
Danh mục các bảng 1X Danh mục các hình xi Danh mục phụ lục x1
2.1.2 Khí hậu thời tiết 52.1.3 Nguồn nước thủy văn 72.1.4 Địa hình thé nhưỡng 72:2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 9
2.2.1 Dân số và cơ cấu về dân số 9
2.2.2 Trình độ văn hóa 10
2.2.3 Trang thiết bị cơ sở hạ tầng 112.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp(CN — TTCN) 11
2.3.1 Cơ sở sản xuất CN - TTCN 12.3.2 Đánh giá chung về sản xuất CN — TTCN 11
2.3.3 Co sở thương mại buôn bán — dịch vụ 12
2.3.4 Y tế, sức khỏe 13
Trang 52.3.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên
CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp
3.2 Tầm quan trọng của công tác khuyến nông
3.2.2 Khái niệm về công tác khuyến nông3.2.2 Phương pháp khuyến nông được áp dụng ở Huyện Tây Sơn
3.3 Đánh giá công tác khuyến nông
3.3.1 Khái niệm
3.3.2 Ý nghĩa của công tác đánh giá
3.3.3 Mục dich của việc đánh gia 3.3.4 Các phương pháp đánh giá 3.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá
3.4 Những chỉ tiêu đánh giá
3.4.1 Những chỉ tiêu kết quả kinh tế
3.4.2 Những chỉ phí hiệu quả kinh tế3.4.3 Hiệu quả sử dụng một đồng chỉ phí
3.4.4 Hiệu quả sử dụng lao động
3.5 Mức độ đánh giá
3.5.1 Về mặt kinh tế
3.5.2 Về mặt xã hội ©
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.6.2 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG IV: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp trong những
23
23 23 24
24 24
25
23
25
Trang 6năm 2002 — 2006
4.1.3 Tình hình hoạt động của Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Định
4.1.4 Tình hình hoạt động khuyến nông trên địa bàn Huyện Tây Sơn
4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong những năm qua của Trạm
4.2.1 Khảo sát về tình hình điều tra nông hộ
4.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của Trạm về mặt xã hội
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của Trạm về mặt kinh tế
4.3.1 Chương trình lúa lai
4.3.2 Chương trình cải tạo đàn bò
4.4 Tìm hiểu nhu cầu của nông dân đối với chương trình khuyến nông
4.4.1 Đánh giá của nông dân đối với hoạt động khuyến nông
4.4.2 Đánh giá của nông dân về tiếp thu tiến bộ KHKT
4.4.3 Nhu cầu của nông đân về khuyến nông
4.4.4 Nguyên nhân nông đân không tham gia và thực hiện các
chương trình khuyến nông
4.4.5 Những hiệu quả mà khuyến nông mang lại
CHƯƠNG V: KET LUẬN VA DE NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
5.2.1 Đối với Trạm khuyến nông Huyện
5.2.2 Đối với trung tâm khuyến nông và UBND Huyện
5.2.3 Đối với sở NN & PTNT và UBND Tỉnh
Tài liệu tham khảo
34 37 42 42 48 53
53 56 58
39 59 63
63
65 65 65 66 67
Trang 7DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Uy Ban Nhân DânThông Tin Téng HopCông Nghiệp và Tiểu Thú Công Nghiệp
Don Vi Tính
Khoa Học Kỹ Thuật
Sản Luong
Gia Trị Sản Luong Hội Nông Dân
Cựu Chiến BinhChi Phí Sản Xuất
Hiệu Quả Lao Động Câu Lạc Bộ
Thanh Tién Chi Phi Vat Chat
viii
Trang 8DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bang 2.1 Hiện Trạng Sử Dung Dat ở Huyện Tây Sơn Từ Năm 2004 — 2005 >
Bang 2.2 Co Cấu Sử Dụng Dat Nông Nghiệp ở Huyện Tây Sơn Năm 2005 6
Bảng 2.3 Thành Phần Đất Của Huyện Tây Sơn 9
Bảng 2.4 Năng Suất Lao Động Bình Quân Ngành Nông Nghiệp 9Bảng 2.5 Biến Động Dân Số Trước Năm 2005 10
Bảng 2.6 Trình Độ Văn Hóa của Dân Cư Qua Các Năm 10
Bảng 4.1 Phân Bố Hộ Có Tham Gia Và Không Tham Gia Chương Trình Khuyến Nông35Bang 4.2 Độ Tuổi của Hộ Được Phong Vấn 35Bảng 4.3 Trinh Độ Học Vấn của Những Người Được Phỏng Van 36Bang 4.4 Số Nhân Kau của Các Hộ Điều Tra 36Bang 4.5 Đặc Điểm của Các Hộ Điều Tra 37Bang 4.6 Số lượng các lớp tập huấn từ năm 2002 — 2006 39Bảng 4.7 Số Lượng Các Buổi Tham Quan, Hội Thảo 41Bảng 4.8 Hoạt Động Thông Tin Quảng Bá và In ấn Tài Liệu 42Bảng 4.9 Kết Quả & Hiệu Quá Sản Xuất Giống Lúa Mới và Đối Chứng Trênlha 44Bảng 4.10 So Sánh Về Chi Phí 1 Ha Lúa Trước và Sau Khi Tham Gia Khuyến Nông củaNông Hộ 45
Bang 4.11 So Sanh Hiệu Qua Kinh Tế 1 Ha Lúa Trước và Sau Khi Tham Gia Khuyến
Nông của Nông Hộ 46
Bảng 4.12 So Sánh Chỉ Phí Trước và Sau Khi Tham Gia Khuyến Nông Trong Chương
Trình Cải Tạo Đàn Bò 50
Trang 9Bảng 4.13 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trước và Sau Khi Tham Gia Chương Trình
Khuyến Nông Trong Chương Trình Cải Tạo Đàn Bò Cuả Nông Hộ 51
Bang 4.14 Đánh Gia Công Tac Khuyến Nông ở Huyện Tay Sơn Được Nông Dân Phản
Ánh 54
Bảng 4.15 Đánh Giá Của Nông Dân Về Tiếp Thu Tiến Bộ KHKT và Nhân Viên
Khuyến Nông 56Bảng 4.16 Khả Năng Tiếp Xúc Thông Tin, Tiến Bộ Kỹ Thuật Qua Các Phương Tiện
Truyền Thông - h7
Bảng 4.17 Nhu Cầu Của Nông Dân Về Loại Hình Khuyến Nông 58
Bảng 4.18 Nguyên Nhân Nông Dân Không Tham Gia và Thực Hiện Các Chương Trình
Khuyến Nông 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Đồ thị 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Đất ở Huyện Tây Son Từ Năm 2004 — 2005
Đồ thị 2.2: Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2005
Sơ đồ 2.1: Mối Quan Hệ Giữa Đào Tạo — Nghiên Cứu Và Khuyến Nông
Sơ đồ 4.2: Bộ Máy Tổ Chức của Trạm Khuyến Nông Huyện Tây Sơn
Trang
16
33
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phỏng vẫn nông hộ
Phụ lục 2: Danh sách các hộ điều tra
xi
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta đã gia nhập WTO, đó là cơ hội va thách thức của cả nền kinh tế nói
chung va của ngành nông nghiệp nói riêng.
Đảng ta xác định phải đưa nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng nhanh, mạnh những tiến bộ
mới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi, làm cho quá
trình phát triển ngành nông nghiệp ngày càng ổn định nâng cao kỹ thuật chế biến sản
phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm nâng cao giá trị mặt hàng nông sản Bên cạnh
đó, tạo cho người nông dân ngày càng có nhiều cơ hội làm giàu, 4m no, hạnh phúc vagiảm đần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo niềm tin thật sự cho người sảnxuất nông nghiệp
Khuyến nông là cầu nỗi giữa nhà nước, nhà nghiên cứu và người dân trong lĩnhvực sản xuất, kinh doanh và chế biến Giúp người nông dân tiếp cận nhanh những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng những kỹ thuật vào nông nghiệp, nâng cao
nhận thức, xóa bỏ những phương thức tập quán sản xuất lạc hậu, tạo cơ hội, cách làmgiàu mới, én định và nâng cao mức sống người dân
Vì vậy, đánh giá quá trình hoạt động khuyến nông là một việc làm rất thiết thực
và cấp bách nhằm thấy rõ lợi ích và hạn chế của khuyến nông đã làm và đề xuất giải pháp để đạt mục tiêu khuyến nông trong tương lai.Để đạt được những mong muốn đó tôi tiến hành đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA HOAT ĐỘNG KHUYEN NÔNG
HUYỆN TÂY SƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH” Đề tài này thực hiện với kỳ vọng tìm ra
những thế mạnh và những yếu kém trong hoạt khuyến nông của trạm khuyến nông
Huyện
Trang 13Tây Sơn, để từ đó có những nhận xét, kiến nghị để giúp cho công tác khuyến
nông của huyện thực sự mang lại sự cần thiết cho người dân
Đề tài này thực hiện với sự đồng ý của Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học
Nông Lâm —TP Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của Trạm Khuyến Nông Huyện
Tây Sơn, sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Văn Năm
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những hoạt động khuyến nông của Trạm, những thuận lợi và khó khăn
trong công việc
Tìm hiểu những thay đổi người dân khi áp dụng những mô hình mà trạm đã
thực hiện
Khả năng lan rộng mô hình và những lý do mô hình không được lan rộng
Tìm hiểu những nhu cầu của người dân trong lĩnh vực sản xuất hằng ngày
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tôi đã chọn 2 chương trình trong số những chương trình hoạt động khuyếnnông của Trạm đã tiến hành cho ngừơi nông dân
Chương trình giống lúa lai Nhi Ưu 838
Chương trình cải tạo đàn bò
Cách tôi tiễn hành phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và mặt xã hội của từngchương trình Từ đó nhận thức đúng về hiệu quả hoạt động chung của Trạm
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Để tiến hành đề tài này tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn nông
hộ của 14 xã và thị tran của Huyện Tây Son, tỉnh Bình Định
Thời gian nghiên cứu của đề tài : Từ ngày 26-03-2007 đến ngày 23-06-20071.5 Bố cục của đề tài : gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung ngiên cứu
Phạm vi nghiên cúu
Chương 2: Tổng quan
Trang 14Bao gồm những khái niệm, những chỉ tiêu, những mức độ so sánh được sửdụng trong đề tài.
Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên khái quát về địa phương, nơi thực hiện đề tài, những điều kiện tự
nhiên, xã hội của huyện Tây Sơn
Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong sản xuất
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từ phân tích 2 chương trình: Chương trình lúa lai Nhi Ưu 838, chương trình cải
tạo đàn bò, nhằm phản ánh chính xác hiệu quả của từng chương trình về mặt xã hội,
kinh tế đã mang lại cho người dân Qua đó có cơ sở đề xuất nâng cao hiệu quả hoạtđộng khuyến nông của huyện Tây Sơn
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại của hoạt động khuyến nông từ
đó kết luận việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Trạm Trên cơ sở đó có những đềnghị cho hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Tây Sơn ngày càngmang lại hiệu quả thiết thực cho người dân
Trang 15CHƯƠNG 2
TONG QUAN
2.1 Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lí và diện tích đất đai
a) Vị trí địa lí
Tây Sơn nằm phía Tây tỉnh Bình Định, có tọa độ địa lý:
3°35? - 13°50’ vĩ độ Bắc109°15' - 10925 kinh độ Đông
Ranh giới của Huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát
Phía Nam giáp huyện Vân Canh
Phía Đông giáp huyện An Nhơn.
Phía Tây giáp huyện An Khê tinh Gia Lai.
b) Diện tích đất đai
Huyện Tây Sơn có tổng điện tích đất đai 30.840,74 ha, chiếm tỷ trọng 5,07% so với điện tích tự nhiên toàn Tỉnh, trong đó đất nông nghiệp là 12.068.15 ha chiếm
39 13% tông điện tích tự nhiên của Huyện So với năm 2004, diện tích năm 2005
giám 32,26 ha cho chuyển qua một số loại đất như sau:
Đất ở: 20,28 ha
Đất chuyên dùng: 11,98 ha
Trang 16Bảng 2.1: Hiện Trạng Sứ Dụng Đất 6 Huyện Tây Sơn Từ Năm 2004 — 2005
Năm 2004 Năm2005 Chênh lệch
(+A)Loai dat Dién Ty Dién Ty Diện Ty
tich trong tich trọng tích lệ
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
1.Dat néng nghiép 12.068,15 3913 12.035,89 39,03 ~-32,26 -0,26
2.Đất lâm nghiệp 5.131,29 1664 5.131,29 16,64 0 03.Đất chuyên ding 3.423,19 11,10 343517 11,14 11,98 0,35
4.Đất ở 689,78 2,24 710,06 2,30 20,28 2,94
5.Đất chưasử dụng 9.528,33 30090 952833 30,90 0 0
6.Tổng 30.840,74 100,00 30.840,74 100,00
Đồ thị 2.1:Hiện Trạng Sứ Dụng Dat
Nguôn tin: Điêu tra & TTTH
ở Huyện Tây Sơn Từ Nam 2004 - 2005
Trang 17Bảng 2.2:Cơ Cấu Sứ Dung Dat Nông Nghiệp ở Huyện Tây Sơn Năm 2005
Khoản mục Sốlượng Tilé(%)
Tông diện tích dat nông nghiệp 12068,15 100,00
1 Đất trồng cây hàng năm 9403,60 77,92
e Đấtruộng lúa, lúa màu '8426,99 89,61
e Dat trồng cây hàng năm khác 976,61 10,38
2 Đất trồng cây lâu năm 615,35 5,10
3 Dat vườn tạp 1973,56 16,35
4 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 75,64 0,63
Nguôn tin: Phòng địa chính huyện Tây Son
Đồ thị 2.2: Cơ Cấu Sử Dung Dat Nông Nghiệp Năm 2005
@ Đất trông cây hằng năm Đất trồng cây lâu năm DĐất vườn tạp
O bat nuôi trồng thuỷ sản
Đồ thị cho thấy đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 77,92% điện tíchđất trồng trọt Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản hầu như không đáng kế
2.1.2 Khí hậu thời tiết
Tây sơn là Huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa
khô va mùa nua
Mùa mưa từ tháng 9- 12 đương lịch, lượng mưa phân bố không đều: lượng mưagiảm dân từ phía Bắc đến phía Nam, gây ngập úng thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
và đời sống người dân
Mùa khô kéo dài từ tháng 1- 8 đương lịch Trong mùa này ít mưa và thiếu âmgây ra tình trạng khô hạn cục bộ, thời gian thiếu 4m từ tháng 3- 4 đương lịch, số ngày
khô nóng có thé từ 3550 ngày
Trang 18-Về gió, bão: Tây Sơn chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính:
Gió mùa - mùa Đông thịnh hành vào tháng 1, gió Mùa — mùa Hạ thịnh hành
vào tháng 7.
Bão thường tập trung chủ yếu vào 3 tháng gồm : tháng 9, tháng 10 và tháng1 I
và lớn nhất là tháng 10 dương lịch, chiếm trên 40% tổng số cơn bão đỗ bộ vào từ
tháng 6 đến tháng 12 Tuy nhiên, cũng có năm bão sớm vào tháng 5 hoặc tháng 6
hoặc bão muộn vào tháng 12 dương lịch.
Nhiệt độ, không khí: có nền nhiệt độ cao ít biến động Nhiệt đô trung bìnhtrong năm là 27,2°c, trung bình cao nhất là 35°c, trung bình thấp nhất là 20°c Biên độtrung bình ngày đêm là 5 — 8°c
Nhận xét chung:
Nhìn chung, Tây Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt độ và bức xạđồi dào, tương đối 6n định trong năm Lượng mưa khá phong phú, nhiệt độ và bức xạthuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới Tuy nhiên,hạn chế ở đây là chịu nhiều ánh hưởng của thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất, pháhủy và làm hư hỏng nhiều công trình cơ sở hạ tầng
2.1.3 Nguồn nước thủy văn
Nước mặt : Tây Sơn có tài nguyên nước mặt tương đối ít và phân bố khôngđều theo không gian và thời gian Mùa mưa lượng nước rat lớn gây ngập ung và lũquét, mùa khô cạn kiệt nhanh, hạn chế trong khai thác sử dụng cho sản xuất và sinhhoạt Huyện nằm trong thượng nguồn của hai con sông lớn là sông Đá Hàn và sôngKôn và có hệ thống các sông suối nhỏ Hệ thống sông suối của Huyên vào mùa khôthường cạn kiệt chỉ chiếm 14 -17 dong chảy cả năm Vì vậy, vụ hè cũng bị hạn chế
về nguồn nước từ các sông để phục vụ tưới cho san xuất nông nghiệp
Nước ngầm: hiện nay, nguồn nước ngầm của huyện tương đối, phục vụ chosinh hoạt là chính, trong khi sử dung cho nông nghiệp và công nghiệp chưa đáng kề2.1.4 Địa hình thé nhưỡng
a) Địa hình : Có 2 đạng địa hình chủ yếu
Dạng địa hình đồng bằng Trung du chủ yếu ở vùng trung tâm Huyện, có điệntích 10.649 ha, chiếm 34,53% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
Trang 19Dạng địa hình núi Trung du và núi thấp tập trung ở phía Tây và Tây Nam của
huyện, có điện tích 17.524 ha, chiếm 56,88%tông điện tích tự nhiên toàn huyện
Nhìn chưng địa hình của huyện phù hợp cho phát triển ngành nông nghiệp đadạng, đồng thời cũng thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế như: du lịch, công
nghiệp, lâm nghiệp
b) Thổ nhưỡng
Đắt của huyện được phân làm 6 nhóm bao gồm:
Nhóm đất cát: có diện tích 3.764 ha 12,28% trên tổng diện tích tự nhiên.Nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn, cát thô chiếm 90% Tỷ
lệ sét và limon trong đất thấp nên kết cấu rời rạc, độ liên kết kém, thoát nước tốt, khảnăng giữ nước và giữ phân kém Về tính chất hóa học, đất này có tính chất chua
phèn.
Nhóm đất phù sa: có diện tích 7.621, chiếm 24,87% trên tong diện tích tựnhiên Nhóm này có thành phần cơ giới nhẹ, có tỉ lệ hạt mịn 75 -80%, sét 5 — 10%
Về tính chất hóa học phản ứng của dat từ chua ít đến trung tinh, PH từ 4,5 — 6,1 Do
đó đất này được sử dung trồng nhiều loại cây Nhưng chủ yếu trồng cây lương thực
(lúa 2-3 vụ), cây ăn trải (xoài, mít ,cam, v.v), cây công nghiệp lâu năm.
Nhóm đất xám: có điện tích 16458 ha, chiếm 53,71% tổng điện tích tự nhiên.Nhóm dat phèn: có diện tích 891 ha, chiếm 2,91% tổng điện tích tự nhiên của
Huyện.
Nhóm dat mùa trơ sỏi đá: có diện tích 831 ha, chiếm 2,71% tổng diện tích tự
nhiên của Huyện.
Nhóm đất đỏ: có diện tích 1.075 ha, chiếm 3,51% tổng diện tích tự nhiên của
Huyện
Trang 20Bảng 2.3: Thành Phần Đất Của Huyện Tây Sơn
Tên Việt Nam Tên đất Diện tích(ha) Ty lệ(%)
FAO/UNESCODiện tích tự nhiên 30.640 100,00
6 Dat tro soi đá 831 2,72
Nguôn tin: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tây Son
2.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
2.2.1 Dân số và cơ cấu về dân số
Theo số liệu thống kê năm 2005 dân số toàn huyện là 201.316 người, trong đó
thành thị 30.651 người và nông thôn là 170.665 người Nam là 95.729 người, nữ 97.355 nguoi
Dân cu phân bố không đều theo từng xã
Mật đô trung bình: 691 người/kmỸ
Mật độ cao nhất 2.256 người/km (thị tran Phú Phong)
Mật độ dân số thấp nhất: 67người/km” (xã Vĩnh An)
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,62%, trong đó tí lệ sinh 2,1%, tỉ lệ mất 0,47%
Số người trong độ tuổi lao động 86.087 người chiếm 42,76% tổng dân số
Bảng 2.4: Năng Suất Lao Động Bình Quân Ngành Nông Nghiệp
Chí tiêu DVT 2003 2004 2005 So sánh
2004 2005/ 2005/
2003 2004 2003
1.Giá trị sản xuất Tr.đồng 271237 280650 275651 9413 -4.999 4.414
2.Lao động nông nghiệp Người 32.739 53.037 53.316 298 279 577
3.Năng suất lao động Tr.đồng/người 5,01 5,12 504 0,11 0,08 0/03
Nguôn : Phòng thông kê Huyện và TTTH
Trang 21Năm 2004 so với năm 2003, giá trị sản lượng tăng lên 9413 triệu đồng hay
3,5%, năng suất lao động bình quân toàn ngành nông nghiệp tăng 2,2% và tổng lao
động trong ngành nông nghiệp tăng 0,56%.
Năm 2005 so với năm 2004, giá trị sản lượng giảm 4.999 triệu đồng hay 1,78%
là do năng suất lao động bình quân toàn ngành nông nghiệp giảm 1,56% Mặc dù
tổng số lao động Toàn ngành nông nghiệp tăng nhưng không đáng kế 0,53% so với
năng suất giảm
Năm 2005 so với năm 2003, giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Tây Sơn tang
4.414 triệu đồng hay 1,63% là do tổng số lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên
14.820 10,14 10.179 6,65
Tinh trang khác
Nguôn tin: Phòng thông kê Huyện
Trang 22Toàn Huyện có tất cả 46 trường với 1.148 lớp, 1.1467 giáo viên và 43.657 học sinh Trong đó tiểu học có 31 trường với 672 lớp học, 726 giáo viên và 21.684 học sinh Trung học cơ sở có 11 trường với 409 lớp, 590 giáo viên và 17.399 học sinh.
Phé thông có 4 trường với 103 lớp, 151 giáo viên và 4974 học sinh.
Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao Tỷ trọng người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên có tốc độ tăng chậm hơn, ngược lại tỷ trọng
người có trình độ trung học cơ sở tăng nhanh, phù hợp với tốc độ tăng của nhóm tuôi.
2.2.3 Trang thiết bị cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: Trong huyện có quốc lộ 19 mới được nâng cấp mở rộng năm 2001, là trục giao thông chính của huyện Đây là quốc lộ nối với các tỉnh Tây:Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan
Hệ thống các đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa 80% từ năm
2003 đã giúp cho giao thông thuận lợi nhất là vào mùa mưa.
Năng lượng : được cung cấp từ lưới điện quốc gia Đến cuối năm 2002, toàn
bộ các thôn xã đều có điện
Hiện nay, lưới truyền tải điện của huyện hiện có:
- Đường day 500KV dài 3,9 km, thuộc loại mach đơn
- Đường dây 220KV dai 6,5 km, thuộc loại mạch đơn.
- Đường đây 110KV dai 11.3 km, thuộc loại mạch kép
Với mạng điện như trên có thể cung cấp cho toàn huyện để sinh hoạt và sảnxuất
2.3 Công nghiệp và tiéu thủ công nghiệp(CN - TTCN)
2.3.1 Cơ sở sin xuất CN ~ TTCN
Tính đến tháng 6/2005 toàn huyện có 1.025 cơ sở sản xuất CN — TTCN Xét
theo thành phần kinh tế gồm có: doanh nghiệp nhà nước có một đơn vị, ngoài quốc
doanh có 1.024 đơn vị, trong đó cá thể là 1.020 đơn vị
2.3.2 Đánh giá chung về sản xuất CN - TTCN
Nhìn chung, sản xuất CN — TTCN vẫn tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện Cơ cấu trong những năm tới của huyện là : Nông
nghiệp — Tiểu thủ công nghiệp — Du lịch
11
Trang 23Tuy tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhưng quá trình chuyên cơ cấu chậm,
ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao
Quy mô các cơ sở còn nhỏ, vốn đầu tư thấp (bình quân 8 — 45 triệu/ cơ sở, lớn
nhất 200triệu), công nghệ sản xuất lạc hậu, lao động có trình độ tay nghề thấp, làm
ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng sản phẩm Vai trò CN — TTCN trong sự tácđộng trở lại đối với các ngành nghề kinh tế quốc dân trên địa bàn Huyện còn hạn chế,
đặc biệt tác động vào ngành nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại
hóa (CNH - HĐH) nông nghiệp nông thôn.
2.3.3 Cơ sở thương mại buôn bán — dịch vu
a) Số lượng cơ sở
Toàn Huyện có 19 chợ lớn nhỏ, phân bố ở các xã Tất cả các xã đều có chợ,sinh hoạt của đời sống dựa trên chợ 2 chợ: chợ Phú Phong, chợ Phú An Chợ lớn nhất
là chợ Phú Phong |
Trong tổng số chợ, có 7 chợ thuộc dạng chợ đường, được hình thành một cách
tự phát và thường chỉ nhóm một buổi trong ngày
Khu bến xe Tây Sơn phục vụ hành khách trong huyện
Hoạt động kinh doanh thương nghiệp khách sạn, nhà hàng và dịch vụ:
Tính đến năm 2005, tổng số người hoạt động trong lĩnh vực này là 3.119 người,chiếm tỷ trọng 5.60% tổng số lao động toàn huyện
b) Theo thành phần kinh tế
Quốc doanh: không có lao động hoạt động trong thành phần kinh tế quốc.
doanh về kinh doanh thương nghiệp khách sạn và dịch vụ
Ngoài quốc doanh: có 3.119 người, chiếm tỷ trọng 100% tổng lao động toànngành, trong đó cá thể 2.975người chiếm tỷ trọng 95,4% lao động toàn ngành
động trong dich vụ này tăng lên Nhìn chung, kính doanh mang tinh tự phát, vai trò
của nhà nước còn lóng léo.
Trang 24Huyện rất có tiềm năng về phát triển du lich, các doanh nghiệp cũng như huyệnđang đầu tư tích cực và đây sẽ là thế mạnh của huyện trong tương lai.
2.3.4 Y tế, sức khỏe
Toàn Huyện có: 1 bệnh viện và 14 trạm y tế với đội ngũ cán bộ : 19 bác sĩ, 28 y
tả, 28 nữ hộ sinh, 2 dược tá, 3 dược sĩ.
Tóm lại, nhờ được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị máy móc khá hoàn chỉnh kết
hợp với đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề nên công tác chăm sóc sức khỏe trong huyệnkhá tốt
2.3.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên
a) Lợi thế
Nam ở vị trí có quốc lộ 19 đi qua nối với các tỉnh ở Tây Nguyên , Nam Lào vàĐông bắc Thái Lan thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội
Có nguồn lao động đồi đào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động trong Huyện
Cơ sở hạ tang phát triển tương đối khá như: giao thông, điện, bưu điện, y tế,giáo dục có thể đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội của huyện
Huyện có nhiều làng nghề truyền thống như: gốm, chế biến nem chả, đan lác,bánh trang,bun v.v góp phần giải quyết lao động, tạo ra sản phẩm tiêu dùng hàng
ngày cho đại bộ phận nhân dân.
Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Ham Hô, Bảo tàng Quang Trung,
Lăng Mai Xuân Thưởng
b) Khó khăn
Hàng năm thường bị bão lụt, hạn hán kéo dài tạo nên những bất lợi lớn trong
đời sống san xuất vật chất
Sản xuất nông nghiệp thường bap bênh, nhà nước chưa có chính sách trợ giá
thích đáng nên nông dân chưa yên tâm sản xuất Sản phẩm nông nghiệp còn xuấtkhẩu ở dạng thô, giá trị không cao, giá trị và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị
Sản xuất kinh doanh, dịch vụ thiếu định hướng, phần lớn hình thành tự phát,gặp nhiều khó khăn về vốn thị trường
Nhiều vùng đất đai bị thoái hóa, bạc màu do quá trình khai thác chưa hợp lý: độche phủ của thảm rừng ngày càng giảm Nếu không có biện pháp khôi phục sẽ gia
13
Trang 25tăng tình trạng rửa trôi, sói mòn làm hủy hoại môi trường dat Day là nguy cơ đe doađến sản xuất nông nghiệp.
Trang 26CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp
Việt Nam một đất nước với 80% dân số làm nông nghiệp, trong quá trình pháttriển kinh tế nhiều thế kỷ qua nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong việc cungcấp lương thực, thực phẩm cho người dân Không những thé hằng năm nông nghiệp
đã đóng góp cho ngành kinh tế của đất nước hàng tỉ đô la qua xuất khẩu gạo xếp thứ
2 thé giới
Trong tình hình hội nhập, mở cửa hợp tác, mở rộng thị trường thông thương
hàng hóa, trước những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, những ngành nghềkhác của đất nước còn non trẻ không đủ sức cạnh tranh, thì nông nghiệp góp phần tạonền tảng kinh tế nhằm vực dậy các ngành nghề khác lớn mạnh đủ sức cạnh tranh
Mặt khác với trình độ học thức không cao của nông thôn, nông nghiệp là một ngành
sản xuất phù hợp với người nông dân để phát triển kinh tế, giải quyết lực lượng lớn
lao động ở nông thôn, Giúp họ có thu nhập, phat triển và đi lên trên chính quê hương mình Góp phan giảm sự di dan ào ạt lên thành thị, các thành phố lớn và mắt ốn định
3.2 Tam quan trọng của công tác khuyến nông
Hoàn cảnh nông nghiệp mỗi nước mỗi khác, nên phương pháp giáo đục khuyến
nông cũng phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ở mỗi quốc gia Ở Châu Á đại đa
số nông dân là nghèo, học thức thấp nên cần giúp đỡ họ kỹ thuật sản xuất dé tăng
Trang 27năng suất cây trồng cũng như vật nuôi, mặt khác giáo đục nông dân nâng cao kiếnthức Do đó, khuyến nông là cầu nối, vừa là phương tiện 6n định, cơ sở của nền kinh
tế quốc gia
Muốn hoàn thiện một chính sách nông nghiệp hoặc thực hiện công tác tận dụngtài nguyên của một quốc gia, dù rằng việc nghiên cứu chiếm vị trí quan trọng, nhưngcông tác khuyến nông lại càng quan trọng hơn nữa
Các sản phẩm như: gạo, đường, thịt, cá déu do nông dân san xuất Nếu
khuyến nông tác động làm tăng lượng thóc thu hoạch trên một hecta, một lượng thịttrên một đơn vị vật nuôi, khi tổng hợp lại trong một quốc gia, đóng góp tăng nho
nhỏ này có giá trị vô kể Điều đó, cho thấy khuyến nông có tầm quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp và nông thôn và rõ ràng khuyến nông có mối quan hệ với giáo dục
và nghiên cứu khá chặt chẽ Nó được mô ta qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1:Mối Quan Hệ Giữa Dao Tạo — Nghiên Cứu và Khuyến Nông
Từ sơ đồ trên cho thay ba van dé: Khuyến nông, giáo dục và nghiên cứu hợpthành ba chân đỉnh, đặc trưng của sự bền vững và tính chất quan hệ đặc biệt không
thể thiếu trong ba vấn đề trên
Giáo dục có nhiệm vu dao tạo ra nhân tài, những người có tri thức, có chuyên
môn, dé thực thi công việc tạo ra sản phẩm cho xã hội
Cơ quan nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp
nhằm cải tiến kỹ thuật, tìm ra phương pháp mới, giống mới để đáp ứng nhu cầu nông
sản hàng hóa cho xã hội.
Trang 28Còn khuyến nông có nhiệm huấn luyện nhân tài đã được huấn luyện và dùng
các kết quả nghiên đã đạt được để giáo dục nông dân Vì thế vai trò của khuyến nông
là trung gian nhưng hết sức cần thiết được ví như nhịp cầu nối thông từ nghiên cứuđến nông dân trong quá trình chuyển tải thông tin, tiến bộ kỹ thuật mới, để nông
dân ứng dụng có hiệu quả.
Như vậy, khuyến nông có nhiệm quan trọng như là cầu nối giữa những nhànghiên cứu và nông dân Công tác khuyến nông hướng những dòng chảy tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong nghiên cứu để phục vụ nông hộ, để nông dân ứng dụng đạt kết quacao trong sản xuất, đời sống và sinh hoạt của họ Mặt khác cũng xuất phát từ như cầucủa nông dân mà quá trình nghiên cứu lại tiếp diễn tạo ra những thành tựu mới về
tiến bộ kỹ thuật Công việc đó chắc han có sự tiếp sức của khuyến nông Tuy nhiêncũng thừa nhận rằng một số ít nông dan có trí thức, kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp đã trực tiếp đến với cơ quan nghiên cứu mà không phải thông qua tổ chức
khuyến nông mà vẫn lĩnh hội được những kỹ thuật tiên tiến để áp dụng cho nông hộ
của ho.
3.2.1 Khái niệm về công tác khuyến nông
Khái niệm về công tác khuyến nông đã và đang tranh luận khá sôi nổi bởi các
chuyên gia nông nghiệp trên thế giới Nó được trình bày dưới nhiều góc độ khác
nhau của nhà chuyên môn, nhưng họ đều thống nhất về mục tiêu của khuyến nông
Chúng ta có thể hiểu khái niệm khuyến nông như sau:
Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất là kênh truyền tải tốt nhất
tiến bộ kỹ thuật đối với nông dân, đồng thời cũng là phương pháp hữu hiệu của nhà
nước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triểnnông thôn nhằm tăng thu nhập và cai thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân
Khái niệm trên được giải thích théo hai mức độ khác nhau về nghĩa hẹp và
nghĩa rộng của nó.
a) Theo nghĩa hẹp
Khuyến nông tức là dùng những cơ quan chuyên ngành nông nghiệp như:
Trường Đại Học Nông Nghiệp, Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp, các Trung Tâm thí
Nghiệm để nghiên cứu các kết quả đã được khẳng định hoặc đã được cải tiến, giới
thiệu, hướng dẫn những phương pháp canh tác thích hợp với nông dân, nhằm giúp họ
17
Trang 29có thé áp dung các thành tựu tiến bộ kỹ thuật mới tạo ra nhiều hoa lợi cho họ và cho
nhu cầu xã hội
Theo nghĩa hẹp, chúng ta hiểu khuyến nông chỉ nhằm phát triển nông thôn
thuần túy, với mục đích tăng sản lượng mà thôi
b) Theo nghĩa rộng
Ngoài mục đích tăng hoa lợi bằng cách áp dụng thành tựu kỹ thuật nông nghiệp
đã chuyên giao cho nông dân, khuyến nông còn quan tâm đào tạo, hướng dẫn tô chức nông dân, để họ thực sự có năng lực trong giải quyết những nhu cầu của chính cộng đồng nơi họ đang sống Bên cạnh đó khuyến nông còn quan tâm đến van dé cải thiện sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt cộng đồng và những đóng góp để hình thành và thực thi
chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Từ khái niệm trên, cho thấy khuyến nông là vấn đề mang tính giáo dục và là
giáo dục toàn diện trên nhiều lĩnh vực, không chỉ đơn thuần là hướng dẫn cho nông dân tăng gia sản xuất mà còn đào tạo cho được một đội ngũ nông dân giỏi, bao gồm
nắm vững về khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường , văn hóa, y tẾ, pháp luật, tổ chức
sinh hoạt đời sống để họ áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn nông thôn
3.2.2 Phương pháp khuyến nông được áp dụng ở Huyện Tây Sơn
Tùy theo mỗi nước, mỗi khu vực mà có phương pháp khuyến nông khác nhauvới mục tiêu xác thực phù hợp với địa phương, người dân và tình hình hiện có của
Trạm.
Phương pháp thăm viếng nơi canh tác và cư ngụ của nông dân
Tiếp xúc với nông dân tại cơ quan khuyến nông
Phương pháp huấn luyện nông dân thông qua các lớp tập huấn
Phương pháp trình điễn kết quả
Tham quan
Hội thảo
Toa đàm
Liên lạc với nông dân thông qua thư, điện thoại
Các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 303.3 Đánh giá công tác khuyến nông
3.3.1 Khái niệm ˆ
Đánh giá công tác, hoạt động, chương trình khuyến nông là quá trình thu thập
số liệu thông tin về các lĩnh vực tác động từ hoạt động khuyến nông nói chung nhằm
so sánh với những tiêu chuẩn cụ thể được xây dựng để có kết luận về kết quả, hiệu:quả của hoạt động khuyến nông trên địa bàn nghiên cứu
Như vậy tiến trình đánh giá hoạt động khuyến nông tri qua 3 giai đoạn cơ bản
bao gồm:
- Thu thập các chứng cứ có liên quan đến tác động công tác khuyến nôngmang lại một trong thời kỳ nhất định Do là những chỉ tiêu định lượng chứa đựng
những con số cụ thể và được lý giải có cơ sở khoa học, thực tế Đồng thời hàm chứa
những chỉ tiêu định tính được cảm nhận do thay đổi bỡi tác động khuyến nôngnhưng chưa định lượng cụ thé
- _ Xác định những chỉ tiêu làm tiêu chuẩn dé so sánh thành tựu đạt được củahoạt động khuyến nông theo từng khía cạnh cụ thể và toàn điện
- — Tiến hành so sánh những chỉ tiêu thực tế đạt được với chỉ tiêu, tiêu chuẩn
đã được chọn để có kết luận về nghiên cứu
3.3.2 Ý nghĩa của công tác đánh giá
- _ Nhằm kiểm tra hiệu quả công tác khuyến nông trên moi lĩnh vực kinh tế,văn hóa, xã hội.
- Đánh giá về công tác khuyến nông cũng là cũng là phương pháp riêng cóquan trọng dé xác định giá trị cụ thé của công tác khuyến nông đã thực hiện
- Đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập kế hoạch các chươngtrình, công tác khuyến nông tiếp theo
3.3.3 Mục đích của việc đánh giá
- _ Chỉ rõ kế hoạch tiến hành đúng đường lồi ra sao
- Chi rõ tiến trình thực hiện kế hoạch khuyến nông đã tiến hành thuận lợi
hay bị ngung trệ.
~ _ Chỉ rõ kết quả, hiệu quả của công tác khuyến nông
- _ Mục đích chứng minh giá trị của từng phương pháp khuyến nông
- _ Mục đích hoàn tất kế hoạch giáo dục khuyến nông
19
Trang 313.3.4 Các phương pháp đánh giá
Đánh giá hoạt động khuyến nông có tính đặc thù vừa thể hiện về kết quả định
lượng thông qua sự tăng trưởng vật chất của nông dân, cộng đồng, vừa thể hiện thái
độ thay đổi nhận thức, tỉnh thần của nông dân Vì thế phương pháp đánh giá khuyếnnông thường được mang tính hệ thống gồm
a) Dựa vào tiêu chuẩn giá tri
Đó là những kết quá, hiệu quả đạt được trong quá trình nông dân áp dụng, làmtheo và chính nông dân có phê bình, nhận xét về những giá trị đạt được do áp dụng
tiến bộ mới Những biến đổi của sự vật và hiện tượng khi áp dụng tiến bộ, phương pháp mới trong sản xuất, sinh hoạt của nông dân cho phép họ kết luận hoạt động khuyến nông nào có giá trị đối với họ Chính những cái quan trọng ảnh hưởng đến
cuộc sống của nông dân sẽ là căn cứ để xem xét giá trị của kế hoạch giáo dục khuyếnnông.
b) Dựa vào tiêu chuẩn thái độ
Có những hoạt động không thể đo lường bằng giá trị đạt được của nó, người ta
sẽ dựa vào thái độ của nông dân về sự vật hiện tượng mang đến của khuyến nông để
có nhận xét về nó Qua đó chúng ta có thể hiểu được các công tác, chương trình, dự
án khuyến nông nào được nông dân tán thành hay phản đối Xem xét thái độ, chủ yếudựa vào phản ứng của nông dân trong tùng hoạt động khuyến nông ở địa phương.Dựa vào tiêu chuẩn thái độ có những hạn chế do thành kiến cá nhân, cảm nhận vềnhững sự vật ở những khía cạnh thiếu chính xác hoặc không đầy đủ sẽ dan đến nhận
thức sai lầm và đánh giá thiếu trung thực, không phản ánh đúng thái độ của nông dân
c) Dựa vào trắc nghiệm
Dùng phương pháp trắc nghiệm của Gallup Poll có thể tạo cơ hội cho đại đa sốnông dân phát biểu, trình bày ý kiến của họ qua bảng câu hỏi trắc nghiệm với nhữngcâu trả lời gắn gọn có hoặc không hay bỏ trống (không có ý kiến) để nông dân dễ
dang đưa ra nhận xét của mình vẻ tiến bộ, phương pháp mới đã ứng dung hoặc sẽ
ứng dung Từ những câu hỏi phát ra và được nông dân trả lời, sẽ tập hợp lại để tổngkết những van đề , hoạt động khuyến nông nào nông dan quan tâm, cần thiết chocuộc sống của họ Tuy nhiên, trong phương pháp này cũng có những hạn chế nếu
bảng hỏi không xác thực tế sẽ không phản ánh đúng ý kiến đánh giá của nông dân về
Trang 32hoạt động diễn ra Vì thế chọn những người có kinh nghiệm, am hiểu về thực tế ở địa
phương thực hiện xây dựng bảng hỏi nhằm khắc phục những hạn chế trên.
đ) Dựa vào kinh nghiệm của nông dân
Theo phương pháp này, chúng ta có thể quy nạp mọi kinh nghiệm của nông dân
đối với những phương pháp hoàn hảo nào đó đã giúp họ thành công dé khảo sát thành
quả của ngành giữ dục khuyến nông Đây là phương pháp đi từ cụ thể đến tổng quát
van dé Trong hoạt động khuyến nông, dựa vào kinh nghiệm của nông dân nên chú ýhoàn cảnh cụ thể để quá trình tổng hợp có ý nghĩa và có thể nhân rộng Đánh giá
thành tựu mới theo phương pháp này cũng là phương pháp từ thực tế đến mở rộng
tiến bộ mới cho hoạt động khuyến nông
3.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá
Đó là những chỉ tiêu cần thiết được sử dụng phản ánh kết quả, hiệu quả đạtđược của hoạt động khuyến nông ở địa phương
Từ những tiêu chuẩn và chứng cứ sử dụng trong đánh giá, ta có thể liên hệ
những chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá công tác khuyến nông bao gồm các khía
cạnh sau
a) Những chỉ tiêu phản ánh các mức độ hoạt động chung của khuyến
nông
- _ Số tiến bộ mới được cung cấp cho nông dân
- _ Số lượng nông dan tham gia tập huắn các tiến bộ mới
- Số lượng nông dân tham gia áp dụng tiến bộ mới đạt kết qua.
- _ Số lượng nông dân tham gia cộng sự viên
- _ Số lượng tài liệu đã được in ấn và phát hành đến nông dan
b) Những chỉ tiêu thay đổi chung của nông thôn
- Déi sống vật chất, tinh thần của nông dân tăng lên do áp dụng tiến bộ mới
- _ Trình độ dân trí ở nông thôn được nâng cao bỡi giáo dục khuyến nông
— _ Lợi ích xã hội của nông thôn do tiến bộ mới được áp dụng như những thayđổi về cơ sở vật chất, phúc lợi cộng đồng nông thôn.v.v
~ _ Những thay đổi về thái độ của nông dân đối với hoạt động
c) Những chỉ tiêu phan anh về kết quả, hiệu quả của từng hoạt độngkhuyến nông ở từng địa phương
21
Trang 33- _ Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên do áp dụng tiến bộ mới.
- _ Diện tích canh tác theo phương pháp mới được tăng lên.
- — Tốc độ tăng về diện tích áp dụng tiến bộ mới trong kỳ.
- Chi phi tiết kiệm được áp dụng tiến bộ mới trong canh tác
- — Tình trạng suy dinh dưỡng, đau yếu thông thường giảm dần sau khi áp
dụng kiến thức mới trong gia chánh sinh hoạt
- _ Khả năng cạnh tranh trên thị trường của những sản phẩm do áp dụng tiến
bộ mới.
- Lợi nhuận cao hơn của kỹ thuật mới so với kỹ thuật cổ truyền của nông
dân.
- _ Giải quyết việc làm cho nhiều nông dân khi áp dụng tiến bộ mới.
- Cac tí số đo lường kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong áp dụng tiền
bộ mới so với cách làm truyền thống của nông dân
Mặt khác khi triển khai một dự án hay chương trình khuyến nông, chúng ta
phải đánh giá kết quả của nó ngoài những phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng
các chỉ tiêu tính toán trong thống kê như chỉ tiêu về kết quả, chỉ tiêu lợi nhuận trên
một đồng chỉ phí
3.4 Những chỉ tiêu đánh giá
3.4.1 Những chỉ tiêu kết quả kinh tế
Năng suất, sản lượng
Giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng:
GTTSL = Tổng san lượng * đơn giá sản phẩm
Chi phí sản xuất : là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoảng chi đầu tư vào trong quá trình sản suất kinh doanh, bao gồm chi phí vật chat, chi phí lao động,
thuế, công thức tính như sau:
CPSX = CPVC + CPLĐ + Thuế +Lãi vay
Lợi nhuận : là chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất đạt được, nó được tính bằng
giá trị tong sản lượng trừ đi chi phi sản xuất:
Lợi nhuận = GTTSL — CPSX.
Thu nhập : là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Thu nhập = GTTSL —- (CPVC + chi phí lao động thuê)
Trang 343.4.2 Những chi phí hiệu quả
Ty suất lợi nhuận trên chi phí
T _ (lợi nhuận/ một đơn vị diện tích)
Đánh giá chương trình khuyến nông ở diện rộng trong sản xuất nông nghiệp về
các khía cạnh định lượng, do lường như:
_—_ Tăng năng suất từ chương trình khuyến nông mang lại
- Tăng thu nhập từ chương trình khuyến nông so với khi không áp dụngkhoa học kỹ thuật từ chương trình khuyến nông
- Lợi nhuận thu được có cao hơn khi chưa áp dụng khuyến nông ? Từ cácyếu tô trên tác động đến kinh tế nông hộ nông thôn như thế nào ? Đời sống vật chất
của nông dân ra sao?
3.5.2 Về mặt xã hội
Hoạt động khuyến nông đã tác động như thế nào đến nhận thức của người nôngdân như: trình độ am hiểu, vận dụng nâng cao kiến thức, nếp sống lành mạnh Sáng
23
Trang 35tạo hơn tạo cho nông hộ nền tảng kiến thức để nhận thức về nhiệm vụ phát triển nông
thôn, phát triển con TIEƯỜI,
Tạo cho họ mong muốn tìm tòi học hỏi khoa học kỹ thuật và hợp tác với nhânviên khuyến nông Vận động mọi người thực hiện các dự án các chương trình của địaphương, cùng nhau làm giàu bằng chính sức lao động của mình
Am hiểu về pháp luật, nghĩa vụ của một công dân, để họ tự hoàn thiện bản thân,giải quyết việc làm nâng cao dan trí.
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Qua phỏng van 60 hộ trong 14 xã và thị tran trong Huyện, Trưởng trạm khuyếnnông, các khuyến nông viên cơ sở, hội nông dân
Trang 36CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp trong những năm
qua (2002 -2006)
4.1.1 Tình hình chung
San xuất nông nghiệp phát triển toàn điện, giá trị san xuất Nông — Lâm nghiệp
tăng bình quân 5 năm là 2,75% Trong đó nông nghiệp tăng 3.2%, lâm nghiệp tăng 9.6%.
Trong nội bộ ngành nông nghệp tốc đô tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn
nuôi tăng 6,0% Trong đó đàn bò tăng 7,7%, đàn trâu tăng 3,0%.
a) Trồng trọt
Cây lúa
Cây lúa phát triển khá ổn định, năng suat tăng nhờ đưa nhanh các giống lúa
thuần Trung Quốc có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất đại trà, dồng thời thực
hiện cấp Thóa giỗng lúa, cải tiến quá trình sản xuất và thâm canh cây lúa
Diện tích gieo trồng lúa năm 2006 đạt khoảng 18.000 ha so với năm 2002 giảm
8,79% và đạt 94,73% so với chỉ tiêu năm 2006.
Năng suất lúa năm 2006 đạt 50 tạ/ha so với năm 2002 tăng 5,7%, đạt 90,9%so
với chỉ tiêu năm 2006 (55 tạ/ha).
Sản lượng lúa thu hoạch năm 2006 đạt 90.000 tấn so với năm 2002 (93.510 tấn)
giảm 3,75%, đạt 86,12% so với chỉ tiêu năm 2006 (104.500 tấn).
Năm 2006 tỷ lệ sử dụng giống cấp I, kỹ thuật trên 90% so với năm 2002 tỷ lệ
sử dụng giống cấp I và giống kỹ thuật 70% diện tích, tăng 28,57%
Nguyên nhân đạt được:
Trang 37Xác định và triển khai thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, với cơ cấu giống phù
Năng suất năm 2006 là 180 ta/ha, so với năm 2001 là 87,6 tạ /ha, tăng 2 lần.Sản lượng năm 2006 là 6.300ha so với năm 2002 là 2.602 tăng 2,4 lần
Cây mía
Diện tích năm 2006 là 1.307 ha; năng suất đạt 500 ta/ha
Cây lạc
Trang 38Diện tích cây lạc không tăng nhưng nhờ áp dụng giống mới cao sản, khángbệnh chết iéu cùng với giá cả thị trường ổn định , sản xuất có hiệu quả nên cây lạcvẫn duy trì trên điện tích lớn, năng suất, sản lượng hàng năm tăng.
Diện tích lạc năm 2006 khoảng 550 ha so với năm 2002 là 578,1, giảm 4,86%, đạt 68,75% so với chỉ tiêu năm 2006 .
Sản lượng năm 2006 là 1.210 tấn so với năm 2002 là 924,9 tấn, tăng 1,3 lần
Cây đậu tương
Tuy diện tích không tăng nhưng ổn định trong khoảng 350 — 360ha, đạt 50% sovới chỉ tiêu năm 2006, nhưng tăng nhanh về năng suất Năm 2006 năng suất là 20tạ/ha so với năm 2002 là 12,9 tạ/ha tăng 1,5 lần, đạt chỉ tiêu đề ra
Sản lượng năm 2006 là 700 tấn so với năm 2002 là 464 tấn tăng 1,5 lần, đạt
50% so với chỉ tiêu năm 2006.
Rau dưa thực phẩm các loại
Năm 2006 có 2080 ha so với năm 2002 tăng 22,25%.
b) Chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò là 20.2000 con Trong đó :
Đàn bò năm 2002 là 19.000 con so với năm 2002 tăng 44,99%, đạt 105,6% so với so với chỉ tiêu năm 2006.
Trong đó: bò lai 6200 con, tỷ lệ bò lai có 50% máu ngoại trở lên chiếm 32,63%
tống đàn đạt chỉ tiêu dé ra, đàn bò sữa là 1200 con chiếm 6,3% tổng đàn
Đàn heo năm2006 là 66.500 con so với năm 2002 là tăng 0,85%, đạt 138,54%
so với chỉ tiêu năm 2006 |
Công tác phối tinh phục vụ lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo được tổ chức triểnkhai chặt chế và rộng khắp
Mô hình vỗ béo đàn bò được nhân dân hưởng ứng nhân rộng đạt hiệu quả kinh
té cao
Nhìn chung, chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt
là việc phát triển chăn nuôi bò lai hướng thịt Mặt khác, bò sữa là nghề nuôi mới, cầnnhiều vốn đầu tư, kỹ thuật thâm canh cao, người nông dân ít có khả năng tiếp cận nênphát triển chậm
c) Lâm nghiệp
37
Trang 39Công tác trồng rừng chủ yếu là dy án trồng rừng Việt — Nhật (Keo tai tượng)
phát triển mạnh mẽ phục vụ cho nhu cầu giấy, gỗ và dự án trồng rừng Việt — Đức
(Kfw6: rừng phòng hộ đầu nguồn) Năm 2006 diện tích trồng cây 400ha so với năm
2002 tăng gấp 4,2 lần Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nên năng'suất chất luợng rừng được cai thiện, tỷ lệ thành rừng cao
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy rừng được thực hiện nghiêm túc đã không dé
vụ vi phạm nào đáng tiếc xảy ra
d) Thúy lợi
Đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm như kiên cố hóa kênh mương, làm
mới và sửa chữa các trạm bơm với kinh phí 1,2 ty đồng, đáp ứng công tác chuyển đổi
cây trồng, tưới tiêu hợp lý cho cây lúa và các loại cây trồng khác, đảm bảo phục vụsan xuất và dan sinh
4.1.2 Đánh giá chung kết quả thực biện san xuất nông nghiệp năm 2002 — 2006
Trong 5 năm 2002 — 2006 nông nghiệp phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởngkhá, cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển đúng hướng: từng bước chuyển dan những
diện tích thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cạn mang lại hiệuquả kinh tế cao với vi mô điện tích lớn Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệuchuyên canh sản xuất hàng hóa gan với thị trường tiêu thụ Năng suất chất lượng câytrồng vật nuôi tăng khá, hình thành nhiều mô hình tiên tiến đạt giá trị kinh tế cao
Nguyên nhân đạt được:
Có sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của huyện Ủy, UBND huyện, sự phối hợpcủa các ngành, đoàn thể, UBND các xã, sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và bà con
nông dân.
Có sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành các chương trình hoạt động cụ thể thànhnhững chương trình trọng điểm với cơ chế chính sách phù hợp kịp thời, với cơ cầuđầu tư thích hợp đã khuyến khích nông dân đầu tư phát triển
Đối với các ngành các cấp đã bám sát mục tiêu dé ra tăng cường chỉ đạo sảnxuất, khắc phục khó khăn, xác định đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống, đưa nhanh cáctiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là công tác giống và khuyến nông Đầu tư
cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích tưới, vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ đã góp
phân thực hiện các chỉ tiêu đã đê ra.
Trang 40Trình độ tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông dân ngày
cảng được nâng cao; cùng với ý thức chấp hành tốt lịch thời vụ và cơ cấu giống cây
Nguyên nhân tồn tại:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, thiên tai thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
Công tác chỉ đạo điều hành sản xuất từng nơi, từng lúc còn thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể tuy có nhưng chưa được đồng bộ nên hiệu quảchưa cao
Chưa vận động được nông dân sử dụng giống lúa lai; một số mô hình cây trồng,
vật nuôi đạt hiệu quả còn chậm trong nhân ra diện rộng
Trình độ cán bộ cơ sở còn chưa dap ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao củanông nghiệp nông thôn.
Đất đai ở những vùng chuyển đổi sản xuất tập trung chuyên canh kém màu mỡ hạn chế đến việc đầu tư thâm canh cho năng suất cao.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng nhucầu sản xuất
4.1.3 Tình hình hoạt động của Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Định
Về tổ chức trung tâm khuyến nông tỉnh có 17 cán bộ, 11 trạm huyện (46 cán bộ đại học, 160 trung cấp) và 138 khuyến nông cấp xã Trong thời gian qua trung tâm
khuyến nông tỉnh tích cực xây dựng 228 điểm trình diễn kỹ thuật để thiết phục nông dân thực hiện chủ trương chuyển dịch mùa vụ, chuyên déi giống cây trồng vật nuôi Các mô hình chuyển 3 vụ lúa bấp bênh sang sản xuất 2 vụ lúa ăn chắc ở chân ruộng trũng An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát với các giếng trung dài ngày đạt năng suất 10 —
13 tấn/ha/năm Từ vụ Đông Xuân 1998 — 1999 đã chuyển được 5000 — 6000ha ở
chân đất này sang 2 vụ lúa/năm Các mô hình hai lúa một màu được thực hiện ở chân
29